YÊU TẠI TUYỀN THÀNH



Vào sáng thứ Tư, Phùng Khiết gãi đầu ngại ngùng nhìn chòng chọc vào tôi và Quyên Tử, dùng chất giọng dịu dàng nhất để cầu xin chúng tôi đọc tác phẩm mới của cô ấy --- Đại Đạo A Phi: tại một chốn bồng lai tiên cảnh hẻo lánh đẹp không sao tả xiết trong một khu rừng rậm yến oanh ca hát, mặt gian mày giảo nhìn ngang liếc dọc, thấy hắn đứng như trời trồng cô đơn lẻ bóng, cô đơn hiu quạnh đến đáng thương.

Trong phút chốc, A Phi bất ngờ nhìn thấy một oán nữ giữa khung cảnh núi cao nước chảy, hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, cổ nhân thường nói: "Cơ hội không thể lỡ, lỡ rồi thì thôi vậy", vậy nên, hai người lập tức động phòng hoa chúc, mây mưa hợp hoan, sinh con nở cái.

Thế là, một bi kịch tình yêu đẹp đẽ bắt đầu từ lúc đó...
Tôi đang đọc với cảm hứng dâng trào, vừa định xem xem rốt cuộc đây là bi kịch tình yêu đẹp đẽ đến mức nào thì mẹ tôi gọi tới: "Dương Dương, trưa về nhà một chuyến đi, mẹ và ba đang nhớ con lắm."
Trước giờ mẹ tôi nếu không có việc gì sẽ không đời nào nhớ tôi, nhưng chỉ cần bà tự dưng nhớ, tôi biết chắc chắn sẽ có chuyện.
Chạy về nhà, ánh mắt của ba và mẹ đều đồng thời nhắm thẳng vào bụng tôi, khiến tôi cảm thấy toàn thân không thoải mái: "Ba mẹ, con đói, chúng ta ăn cơm đi."
"Được được được." Ba đứng dậy: "Mẹ vừa nấu xong, chỉ đợi con về ăn thôi, để ba bưng lên."
Ông bưng lên các món như thịt kho tàu các thứ lên, thật thơm nức mũi.
Mẹ gắp một miếng thịt vào bát của tôi: "Lâu rồi con chưa được ăn thịt kho tàu nhỉ? Chủ tịch Mao Trạch Đông thích ăn món này lắm, ông nói món này bổ não, mẹ nghĩ con nên ăn nhiều vào để não nó bổ!"
"Bổ cái gì chứ? Con có thiếu não đâu, cấu tạo não của con rất hoàn chỉnh nha."
"Cấu tạo não con hoàn chỉnh, nhưng mà bụng thì không." Mẹ lại gắp thêm miếng nữa bỏ vào bát tôi: "Ăn nhiều lên đi!"
Tôi nhét một miếng thịt vào miệng nhai ngấu nghiến, hơi hối hận vì lời bịa đặt quá trớn.
Ba tôi giương lên đôi mắt chờ mong, hỏi: "Dành chút thời gian đi bệnh viện xem thế nào chứ?"
Tôi ngẩng đầu đáp: "Vâng."
Ông thấy mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, lại hỏi: "Ba nghĩ gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đúng không?"
Tôi tách miếng bánh bao ra: "Vâng."

Ba nghi ngờ: "Con lại chiếu lệ với ba à?
"Vâng, dạ?"
Mẹ tôi khua chiêng: "Đừng có vâng dạ nữa, nếu đã đồng ý thì mau dành thời gian đi đi, mẹ với ba đi cùng con luôn."
Tôi nuốt nốt miếng cơm trong miệng: "Kết quả khám cũng đưa hết cho ba mẹ xem rồi còn gì? Đi bệnh viện làm gì nữa? Không cần thiết, không cần thiết."
"Sao có thể không cần thiết được?!" Mẹ đặt đũa xuống: "Mẹ với ba con suy nghĩ kỹ rồi, chuyện này không bình thường tí nào, mẹ đã kiểm tra thấy tổ tiên ba đời nhà ta đều khoẻ mạnh như thường, sao đến đời con lại đứt gánh giữa đường như thế?!"
Ba tôi cũng thở dài: "Đúng vậy, tuy rằng bà nội chỉ sinh ra được một mình ba, nhưng bà nội vẫn có khả năng sinh đẻ cơ mà, không thể nào đến lượt con lại bị kẹt được, ba nghĩ tốt nhất vẫn nên đi kiểm tra lại."
Tôi đỏ mặt thì thào: "Có thể thế hệ của bà nội đã bị kẹt rồi cũng nên, nói không chừng ba là do bà nội nhặt ngoài đường về, nói không chừng...!"
"Vớ vẩn!" Ba dùng đũa đập vào đầu tôi: "Con cái kiểu gì mà không biết người trên kẻ dưới như thế?! Càng nói càng xấc láo! Không nói năng nhiều nữa, bắt buộc phải đi bệnh viện kiểm tra cùng ba mẹ."
"Được rồi, được rồi, con đùa tí thôi mà." Tôi vội vàng gắp miếng thức ăn để nịnh nọt ba: "Chúng ta ăn cơm trước đi, ăn cơm ăn cơm."
Mẹ rất rõ ràng rành mạch mà nói "Mẹ ấy — mẹ đã thảo luận qua với cô Lưu, cô ấy cũng cho rằng tình hình của con rất bất hợp lý, sau đợt nữa cô ấy sẽ tới đây đi họp, lúc ấy mẹ dẫn con đi xem xem."
Tôi nghe xong thì sững sờ: "Mẹ, sao mẹ lại làm thế? Mẹ đã hứa với con là không nói với mẹ Tiểu Tân rồi mà! Sao mẹ có thể không giữ lời như vậy?"
Trông bà vẫn vô tư và hồn nhiên: "Mẹ già rồi, mồm mép không đóng chặt được như người trẻ, đang nói chuyện với cô ấy cứ thế mà buột miệng, làm sao mà trách mẹ được."
Bố đang làm ầm lên bên cạnh: "Không thể trách mẹ con được, nói với mẹ của Tiểu Tân cũng không phải chuyện xấu gì, cô ấy tiếp xúc ở bệnh viện nhiều, nên đối với những chuyện này cũng có nhiều hiểu biết, chỉ có lợi cho cái bệnh này của con thôi."
Tôi muốn khóc: "Con làm gì có bệnh."
Mẹ tôi trừng mắt: "Không sinh nở được không tính là bệnh à?!"
"Thôi thôi được rồi, vậy khi nào cô Lưu đến ạ?"
"Chưa biết nữa, không tháng này thì tháng sau."
"Sao nhanh thế ạ." Tôi nói: "Tuần sau con còn phải đi Mỹ."

Ba tôi tò mò: "Con đi Mỹ làm gì?"
"Con sang tìm Tiểu Tân." Tôi chuyển tầm mắt: "Cậu ấy nói có nghe ngóng được một bệnh viện tốt, định đến đó khám lại."
Vừa nghe xong, những nếp nhăn trên mặt mẹ bỗng phẳng lại: "Thật sao? Thế thì con mau đi đi."
"Mẹ vội gì, tận cuối tuần sau con mới đi."
Ba bất lình thình nói: "Chiều nay có tiết dạy không?"
"Không ạ? Sao vậy ba?"
"Hê hê, ba con đây, có một cậu học sinh từ Hàng Châu mới trở về." Mẹ tôi thẳng thắn: "Muốn làm quen với con."
Tôi vừa nghe đã hiểu: "Hai người muốn con đi xem mắt thì cứ nói là đi xem mắt, cứ vòng vèo mệt lắm."
Ba tôi đắc ý: "Con gái nhà ta thật thông minh, chiều nay con cứ đi xem thế nào, cậu chàng đó tốt lắm."
Tôi chẳng thèm: "Đang yên đang lành cần gì đi xem mắt ạ? Hơn nữa con không thể sinh con, không thể hại đời người đó, con không đi đâu."
"Người người bình đẳng, ai cũng có quyền theo đuổi tự do, hạnh phúc và niềm vui, không thể chỉ vì vô sinh mà buồn tủi một đời! Hơn nữa, chỉ dựa vào vài chữ người ta viết mà đã đoạn định bản thân thì thật quá cẩu thả, cậu chàng kia, mẹ nghĩ vẫn nên làm quen thì hơn."
Ba phụ hoạ: "Đúng, đúng, chủ yếu là cậu đó nhà có tận ba anh em, nên cậu ta vốn cũng không thích trẻ con, ba nghĩ như thế quá hợp con đấy."
"Ba mẹ thôi đi, đây là làm sao vậy?" Tôi nghĩ liệu mình chịu đi gặp người có hai anh em này, không biết liệu ba mẹ có cam tâm tình nguyện bỏ qua hay không, thế là tôi cắn răng cắn lợi gật đầu: "Thôi được, gặp thì gặp vậy."
Mẹ tôi rạng rỡ như một viên kim cương dưới ánh mặt trời: "Chiều nay con rảnh rỗi nhớ dành ra chút thời gian, người ta sẽ gọi điện cho con, người ta hẹn gặp ở đâu thì nhớ phải đi đấy."
"Dạ, vâng."
Ba tôi dặn dò: "Nói chuyện lịch sự vào, đừng hơi tí là chọc giận người ta."
Tôi gật đầu: "Dạ, vâng."
Mẹ tôi dặn dò: "Nhất định phải giả vờ dịu dàng hiền thục, đừng đánh giá bừa bố mẹ nhà người ta."

Tôi gật đầu: "Dạ, vâng."
Ba tôi dặn dò: "Phải biết giữ mặt mũi cho đàn ông, đừng giành trả tiền ăn."
Tôi gật đầu: "Dạ, vâng."
Mẹ tôi dặn dò: "Nhớ phải kiên trì đến cuối, đừng lấy cớ chuồn đi trước."
Tôi gật đầu: "Dạ, vâng."
Ba tôi dặn dò: "Người ta làm nghề nghiên cứu, khó tránh việc trong câu nói chứa nhiều từ ngữ chuyên nghành, nếu nghe không hiểu cũng nên tỏ ra hiểu."
Tôi gật đầu: "Dạ, vâng."
Mẹ tôi dặn dò: "Cậu ấy tên Chân Quỳnh, con phải nhớ rõ cái tên này đấy."
Tôi gật đầu: "Dạ, dạ, vâng."
Hiếm khi ba mẹ thấy tôi ngoan như vậy, cuối cùng họ cũng hài lòng.

Chân Quỳnh? Phụ huynh người này thật biết đặt tên, Chân Quỳnh*...!thật nghèo...
*Chân Quỳnh (tiếng Trung: 甄琼) đồng âm với "thật nghèo" (tiếng Trung: 真穷).
Xem mắt ư? Đúng là chuyện cười, Tuy nhiên, vì lợi ích sức khỏe của hai trưởng lão, vì để phụ huynh ít mọc thêm tóc bạc, việc giả bộ lươn lẹo đi ngó xem hiện trường thế nào cũng ổn.

Tôi gọi cho Tiểu Tân báo với nàng rằng tôi sẽ sớm có một buổi xem mắt, tôi muốn nàng tin tưởng vào buổi xem mắt quỷ tha ma bắt này của tôi.

Tiểu Tân rất biết giữ thể diện cho tôi, nàng nói rằng nàng luôn luôn tin tưởng tôi, nói tôi cứ yên tâm mạnh dạn đi đi.
Lại đến quán cà phê nơi Hàn Đông bị mụ điên tạt cà phê vào mặt, khi tôi tới nơi, người phục vụ dẫn tôi tới ngồi trước mặt Chân Quỳnh.
Tôi đánh mắt thăm dò Chân Quỳnh một lượt, hắn cao khoảng 1m75, có khuôn mặt chữ điền với đôi mắt nhỏ, hắn đeo kính gọng đen và có mắt một mí.


Hắn ta trông khá hơn Lý Vịnh một chút - người trông rất giống con trai của Karl Marx.

Hắn để kiểu tóc 7:3 điển hình của cuộc Cách mạng Đại văn hoá, nhưng rất may tóc hắn không bết dính dầu, nếu không sẽ rất giống vũ công ở Thượng Hải những năm 1930.

Vừa nhìn thấy hắn, tôi đã nghĩ ngay đến bốn chữ - "sản xuất tại Trung Quốc", bởi gương mặt của người này quá đỗi đại trà, hiển nhiên không cùng đẳng cấp so với khuôn mặt của Lão K và Hàn Đông.

Tôi rất bực, tại sao ba mẹ tôi lại nóng lòng muốn nhượng lại tôi? Chỉ vì hắn có hai huynh đệ, không cần nóng vội kéo dài thêm hương hoả cho gia đình sao? Chẳng lẽ tôi đã thực sự trở thành hàng tồn kho rồi sao?
Tôi dùng ánh mắt xinh đẹp và trong sáng nhất để đợi hắn mở miệng, có lẽ hắn cảm thấy hơi nóng, mặt mũi trở nên đỏ au, vừa nhìn thấy tôi đã vội vàng cúi gằm mặt: "Cô Quan, xin chào."
"Đừng, đừng, đừng, haha", tôi vội ngăn hắn lại: "Thật ngại quá, anh đừng gọi tôi là cô Quan được không, từ cô là một từ khá nhạy cảm trong xã hội hiện đại đấy, tôi chịu không được".
"Ồ ồ", Chân Quỳnh có chút lo lắng: "Tôi xin lỗi, rất xin lỗi cô Quan."
Tên hâm này lại gọi tôi là cô, làm tôi bắt đầu thấy khó chịu, nhưng lại nhớ đến lời dặn dò của ba mẹ, tôi ép ngọn lửa giận xuống, cố gắng nặn ra một nụ cười: "Anh căng thẳng làm tôi cũng căng thẳng, chúng ta hãy cứ trò chuyện bình thường thôi."
Có vẻ như Chân Quỳnh đã thả lỏng hơn: "Được, được, tôi...!thật ra tôi đã biết cô từ lâu."
"Thật sao? Sao anh lại biết tôi?"
"Hì hì, bố cô trùng hợp là giáo viên dạy tôi khi tôi học thạc sĩ, nên đã nghe danh em từ trước."
"Ồ", tôi nhớ đến dáng vẻ khi uống cà phê của Tiểu Tân, cũng học theo nàng, trước tiên dùng thìa nhỏ khuấy cà phê một cách nho nhã, sau đó đưa lên miệng nhấp một ngụm: "Thật ngại quá, đến hôm nay tôi mới được dịp biết anh."
Chân Quỳnh ngây ra một lúc, nhưng rất nhanh đã khôi phục trạng thái ban đầu: "Ha ha, không sao, không sao, tôi bình thường lắm, không được mấy ai chú ý đến đâu."
Tôi hơi khó chịu với kiểu nói chuyện này, nhưng cũng phải thuận theo: "Tôi cũng rất bình thường, nên xin đừng khách sáo, mà nhân tiện, anh đang rất bận công việc phải không? "
"Không bận không bận." Chân Quỳnh hấp tấp nói: "Công việc của tôi không bận lắm đâu, mà cũng không phải, cũng có lúc bận lúc rảnh."
"À, ra là thế, thế anh nói về công việc của anh đi, em rất ngưỡng mộ nghề nghiên cứu của anh."
"Thật sao? Thật ra tôi cũng rất ngưỡng mộ nghề làm nghệ thuật, công việc của tôi ấy à, không giống với của cô lắm...".


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi