Chiều ngày hôm đó, Vân một mình đến nghĩa trang, 2 năm trời cô không qua thăm, mong là mẹ không giận, Vân mang tâm trạng thấp thỏm lái xe vào bãi đất trống, vừa bước vào cổng nghĩa trang, Vân đã bị đám vong hồn làm cho giật mình, dù biết đến chỗ này thì phải đối mặt với nhiều "thứ", phải bất đắc dĩ lắm mới đi. Vân chạy vọt đến nơi mẹ an nghỉ, từ đầu đến cuối không cố gắng chạm mắt với những "thứ" đó.
"Mẹ ơi con đến thăm mẹ đây". Vất vả lắm mới tìm thấy nơi mẹ cô an nghỉ, Vân cầm trong tay một bó hoa ly trắng xinh đẹp, mấy nén hương, với con dao phát cỏ sắc bén, cô ngồi xổm nhìn bia mộ khắc tên, nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn bám lên đó. Không một lời đáp lại, Vân không để tâm lắm, giọng cô nghẹn lại, nhỏ nhẹ nói.
"Bao giờ mẹ mới đến gặp con, con đã chờ mẹ lâu lắm rồi".
Ngoài bia mộ ra, không có người mà cô muốn nhìn thấy. Từ sau ngày mẹ mất, cô hoàn toàn không nhìn thấy hồn mẹ đâu, đến nay đã gần 19 năm, có lẽ mẹ đã lựa chọn đi đầu thai rồi nhưng Vân không muốn tin mẹ thực sự rời bỏ cô.
"Mẹ đang quan sát con ở đâu đó đúng không? Nếu được thì đến gặp con nhá, Vân nhìn thấy mẹ đấy".
Vân cười nói một mình với bia mộ, người qua lại nhìn cô bằng đôi mắt thương cảm, mong cô sớm vượt qua nỗi đau mất người thân, ngồi buôn chuyện một lúc, cô xách xô rỗng đi lấy một ít nước về. Đằng xa đã có chỗ nghỉ chân cho người đến thăm, bọn họ đều là những người trung niên, có vẻ quen biết nhau. Vân mở vòi nước rồi đứng bên cạnh chờ đợi.
"Cháu gái đến thăm người nhà hả?".
Vân ngẩng đầu, một bác gái tốt bụng đang trò chuyện với cô, Vân nhìn xô nước một lát, sắp đầy rồi. Ít ra nên nói một hai câu cho qua chuyện cũng được, cô không muốn họ nghĩ mình không lễ phép người trung niên đa phần nhiều chuyện lắm.
"Dạ vâng".
"Là ông hay bà thế?". Vân tắt vòi nước, trước khi rời đi, cô mới đáp.
"Là mẹ ạ".
Nói xong đám các người họ ai cũng im lặng, rồi có người thấp giọng thì thầm với người bên cạnh, bọn họ đều lắc đầu thở dài, cô dám chắc rằng họ đang tỏ ra thương hại cô, thế mới nói người trung niên nhiều chuyện lắm. Vân xách xô nước quay lại, lấy một chiếc khăn mới ra, cẩn thận lau dọn bia mộ. Lúc lau qua tấm di ảnh của mẹ, Vân gượng cười.
"Giá như con được nhìn thấy mẹ. Nhưng không phải qua di ảnh".
Người phụ nữ trong ảnh cười đôn hậu, cái áo sơmi trắng mộc mạc, gương mặt đó na ná giống cô, không phải, mà là cô mang nét giống người đó.
Lau dọn xong, cô lấy dao phát cỏ ra gặt sạch đám cỏ dại mọc um tùm xung quanh, dù tay đã mỏi nhừ nhưng vẫn không dừng lại, như thể xua đi cảm giác áy náy trong lòng vậy, rút mấy nén nhang đã cháy hết trong lư hương, Vân châm mấy cây mới rồi cắm vào. Dọn dẹp sạch sẽ dụng cụ, cô đặt hoa ly bên cạnh cây nến.
"Tạm biệt mẹ, mai con lại đến thăm mẹ nhé". Nói xong, Vân mỉm cười hiền lành, lững thững bước đi, bóng lưng nhỏ bé khuất dần sau khúc rẽ.
Tại sao lại không đến gặp con, mẹ ghét con sao mẹ?
An Chi đang ngồi trước thềm nhà sờ bụng Bánh Mì, từ xa đã thấy Vân bước vào, cô bé liền mừng rỡ chạy ra đón. Vân bế cô bé lên, đi tìm anh chị, anh Nam khệ nệ xách về một đống thứ cần thiết để làm diều giấy, chị Thư dải một tấm chiếu ra trước sân, Vân đặt An Chi xuống, cả bốn người ngồi vây quanh đống vật liệu.
Vì không đủ vật liệu nên cả ba quyết định làm ba con diều, anh Nam cẩn thận uốn nắn thanh tre, cắt giấy thành hình rồi tạo kiểu dáng cho con diều, rất nhanh đã hoàn thành xong đầu tiên, chị Thư và An Chi làm xong thứ hai, mặc dù không làm đẹp như của anh Nam nhưng ít ra vẫn gọi là ổn, Vân lại khác, cô ngồi trong góc tự kỷ.
"Thôi mà Vân, diều em làm...có cá tính lắm!".
Hai con diều còn lại đều mang dáng vẻ nên có của diều, cô đã làm sai ở bước nào? Để rồi chiếc cô làm có hình dạng như chim đột biến như thế kia, đừng nói là bay lên, nhìn thôi cũng thấy nó muốn gãy làm đôi rồi.
"Thôi để anh sửa cho".
Vân ngồi bên cạnh nhìn anh Nam sửa lại con diều của mình, anh cười ha hả vài tiếng rồi tháo hết con diều ra, giấy dù hơi nhăn nhưng đỡ hơn trước nhiều. Anh Nam thấy vui vẻ trong lòng, cũng có lúc họ cần anh đấy chứ nhưng chưa được bao lâu thì cảm giác lâng lâng chợt biến mất, anh khẽ lắc đầu quên đi. Những thứ này ai chả làm được, vì lý do gì mà phải thấy tự hào.
Nam dừng tay lại, nụ cười trên mặt tắt ngúm. Vân luôn quan sát biểu cảm của anh đương nhiên cũng chú ý đến sự thay đổi nhỏ đó.
Đợi đến chiều tối, cả bốn người cùng nối đuôi nhau đi ra đồng. Chị Thư đi trước dẫn đầu, chị biết một bãi cỏ hay được bọn trẻ đến chơi đá bóng, thả diều, dân ở đây cũng hay dắt trâu bò ra đấy nữa. Vân đi bên cạnh, bắt đầu ôn lại kỷ niệm xưa.
"Chị Thư có nhớ ngày trước anh Nam trêu hai chị em mình như nào không?".
"À, cái vụ Nam mà dụ chị em mình ra thả diều nhưng cuối cùng lại trọc điên đám bò kia làm hai chị em chạy thục mạng đúng không? Lúc đấy em chơi ác lắm đấy Nam".
"Haha, em đùa tí! Chả phải lúc đấy chị với Vân chả chạy về phía em, làm cả ba bị bò đuổi còn gì".
Chị Thư bật cười, đánh nhẹ lên cánh tay Nam, vui vẻ nói.
"Đáng đời, để lần sau bớt chơi dại". Vân nhún vai, cô bất đắc dĩ thở dài.
"Sau hôm đấy thì anh Nam bị đám trẻ trong xóm trêu, chửi chúng nó không lại, anh kêu em cầm bình tưới cây, anh trèo lên cây nhãn rồi phun chúng nó ướt nhẹp, còn chị Thư thì thả chó ra. Sau đó thì bị mắng vì để chó chạy mất".
Cả ba đều bật cười, An Chi không hiểu gì nhưng cũng cười theo, cô bé nghiêng đầu hỏi mấy thứ lặt vặt, chị Thư kể lại chuyện cũ, anh Nam thấy bất mãn, từ nãy tới giờ họ dìm anh hơi nhiều! Hai người này bắt tay với nhau hay gì?
"Hồi trước chị đạp xe chở Nam theo, do tay lái không vững nên cả hai lao đầu xuống ruộng, nhớ không Nam?". Anh Nam gật đầu, cuối cùng cũng được một lần bị hại.
"Chị nhớ có đợt Vân chơi trốn tìm, chả biết trốn kiểu gì mà chui đúng chỗ có tổ ong, may là chỉ bị đốt vào chân đấy".
"Cái tổ ong đấy to bằng lòng bàn tay! Ai biết nó ở đây chứ! Sao chị nhớ rõ thế! Mà toàn là chuyện xấu của bọn em!". Vân bất mãn lên tiếng.
"Hai em chơi gì không chơi, chỉ có chơi ngu là giỏi".
Chị Thư không nói, cô là người nhớ rõ nhất chuyện xấu của hai người, vì ngày xưa họ trêu cô nhiều nên giờ cô đem thù cũ ra kể, trong chỗ này chắc chị Thư là người có tiền sử trong sạch nhất, đâu như hai đứa giặc cỏ kia, suốt ngày chơi mấy trò vớ va vớ vẩn. Ngày đó đúng là rất vui, toàn những trò trẻ con mà dại dột.
"Chi cầm chắc vào nhé! Dì chuẩn bị chạy nè".
Vân cầm con diều rồi chạy lấy đà, An Chi không biết phải làm sao, cứ đứng như trời trồng, Vân kéo kéo sợi dây, con diều bắt đầu bay lên cao.
"Bay rồi! Dì ơi diều bay cao lắm!".
Vân và An Chi cười vui vẻ, nới dài dây cước khiến con diều bay lên cao. Chị Thư mang ánh nhìn dịu dàng quan sát hai người, thi thoảng có nhắc nhở họ đừng chạy xa quá, đám trẻ con thấy ba người lớn đang chơi thả diều mà hơi tò mò, cũng bắt đầu mò sang hỏi chơi cùng. Chị Thư và anh Nam nhường diều của mình cho đám trẻ con, chỉ đứng một góc trông coi An Chi và đứa trẻ to xác là Vân.
"Chi chạy từ từ thôi".
Con diều bay càng lúc càng cao, cơ mà hình như lại xuất hiện thêm một con nữa thì phải? Nhưng cô nhớ chỉ làm có 3 thôi mà. Vân nhìn con diều đỏ hoe đang bay trên bầu trời mà ngẩn người.
"Cô Ba ơi! Diều bay cao lắm!".
Tiếng nói thanh nhẹ của trẻ con vang bên tai. Vân quay đầu qua, không thể tin nổi vào mắt mình nữa. Hai bóng hình một lớn, một nhỏ, người mặc áo tứ thân đang lúng túng điều khiển dây diều, cô bé mặc áo vải bố thô sơ thì nhảy cẫng lên vì vui sướng, dù ở rất gần nhưng cô không thể thấy rõ mặt của họ. Vân xoay người muốn chạy qua bên đó, An Chi ôm trầm lấy cô, thích thú khoe con diều. Vân mỉm cười với cô bé, ngẩng đầu lên nhìn lại đã không thấy bóng dáng của họ đâu.
Nam khoanh tay nhìn hai người, anh chậm rãi hồi tưởng lại chuyện xưa. Cả ba đã từng đùa nghịch như này, nhưng càng trưởng thành thì khoảng cách giữa anh với họ càng xa, đặc biệt là với Vân.
Chị Thư là trưởng nữ, không dựa vào người nhà mà tự lập nghiệp, văn phòng kiến trúc của chị bây giờ hoạt động rất thuận lợi, con cái ngoan ngoãn, ngoại trừ hôn nhân không mấy hạnh phúc ra thì cuộc sống của chị không thiếu thốn gì cả. Ngày nhỏ anh hay bị đem ra so sánh với chị, từ học vấn cho tới cách ứng xử và công việc, chị ấy hơn anh về mọi mặt.
Mặc dù anh là trưởng nam, người sẽ kế thừa sản nghiệp của gia đình nhưng anh lúc nào cũng bị ông Trịnh phê bình và trách mắng, bởi vì anh không thể giỏi bằng một nửa chị Thư, dù cố tới mấy anh cũng không thể bằng chị ấy. Vì lúc nào cũng ở đằng sau hào quang của Thư, anh đánh mất tự tin của bản thân, làm cái gì cũng thấy thất bại, trong lòng anh nảy sinh cảm giác chán ghét. Rồi quan hệ của hai người dần xa cách chỉ vì lòng đố kị của anh.
Khi Vân được sinh ra, ông Trịnh ghét em ấy đến mức muốn em chết quách đi. Nam nhận ra mình chưa phải là tồi tệ nhất, mặc dù anh không còn bị đem ra để so sánh nữa, nhưng toàn bộ sự ghét bỏ và miệt thị của ông Trịnh đều đổ dồn lên người Vân. Thật ích kỉ làm sao khi anh lại thấy nhẹ nhõm về điều đó.
Rồi mọi chuyện dần trở nên thái quá, Nam cảm thấy tội lỗi vô cùng, bởi vì bản thân thấy vô cùng vui sướng khi có người chịu khổ thay mình, chỉ vì sống trong sự nuôi dạy nghiêm khắc từ bố anh hoàn toàn quên rằng bản thân đã từng chịu đựng nó ra sao nhưng Vân càng lớn càng bộc lộ tài năng của mình.
Vân thậm chí còn giỏi hơn chị Thư, cấp ba học trường chuyên, điểm thủ khoa chuyên Anh. Theo học 2 đại học ở London và tốt nghiệp bằng danh dự, làm nghệ sĩ giao hưởng chưa lâu liền nhận được giải thưởng, sau đó tự lập nghiệp và mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mặc dù anh có đầu tư giúp đỡ phần nào nhưng đa phần đều là do Vân gây dựng vốn từ bên ngoài anh chỉ có thể giúp một tay với tư cách là người nhà.
Bây giờ trên anh lại có thêm một người nữa, đó là đứa em gái út. Mặc dù anh là đứa con trai duy nhất trong nhà, nhưng lại không bằng một góc của hai người. Đứng giữa hai con người tài giỏi, anh thấy bản thân mình thật tầm thường, công việc là do được thừa hưởng, học tập không quá kém nhưng không hề có thành tích nào nổi bật. Nam lao đầu vào làm việc chỉ để chứng tỏ thực lực của bản thân nhưng hôm nay Vân đã cho anh thấy công sức của anh không bằng một mình em ấy.
Tại sao lại đối xử bất công như vậy? Chẳng nhẽ anh chỉ là một đứa bất tài, không có tích sự gì?
"Nam! Anh Nam! Anh có đang chú ý không đấy?".
Vân có hơi lo lắng nhìn Nam. Cô thấy anh hành xử kỳ lạ từ nãy đến giờ rồi, gọi cũng không trả lời, anh Nam giật mình, anh cười gượng gạo với hai người rồi lảng tránh vấn đề, đến khi trời nhá nhem tối cả bọn mới quay về. Trên đường đi, Nam tránh mặt hai người, một mình anh bỏ về trước.
Sau khi ăn cơm tối xong, Nam bị gọi vào gian nhà chính, cùng nói chuyện riêng với ông Trịnh. Chị Thư và cô đi rửa bát, trong lúc đó cô hỏi chị vài chuyện.
"Chị Thư này, anh Nam...gần đây cư xử hơi lạ đúng không?". Chị Thư dừng tay, cô hơi ủ rũ gật đầu.
"Ban đầu là chị nghĩ thằng Nam nó như vậy là vì chị em mình là con gái. Có vài thứ mà đàn ông sẽ không chia sẻ cho phụ nữ và phụ nữ cũng vậy. Nhưng lâu dần chị lại nghĩ khác, Nam có thể là đang né tránh chị em mình".
Vân nhìn về gian nhà chính, anh Nam cư xử lạ đã từ lâu rồi, hồi còn ở viện cũng không thấy anh vào thăm nhiều nhưng càng để ý cô lại càng cảm thấy anh đang giữ khoảng cách với mình và chị Thư.
"Để lát nữa em đi tìm anh ấy nói chuyện".
"Nam làm vậy là có lý do hết đấy". Vân quay đầu nhìn chị Thư, im lặng không đáp.
"Từ nhỏ, Nam đã hay bị đem ra so sánh với chị, dù không kể ra nhưng chị biết em ấy cảm thấy tủi thân. Đám con trai ai chả thế, lúc nào mà chả có sĩ diện, về sau lại đến em, thiên phú của em ngày một rõ rang hơn khi em bắt đầu kinh doanh, Nam càng bị đem ra so sánh, bố chỉ đang dồn sự đố kị của bản thân lên Nam thôi, em không cần thấy có lỗi đâu.".
Vân cúi đầu nhìn chậu bát, tại sao lại thấy đố kị với cô trong khi cô mới là người thiệt thòi nhất. Sao họ không hiểu đó là công sức của cô, vì nó mà cô phải lôi sức khỏe và tinh thần của mình ra để đánh đổi, Vân cắn môi, cô cảm thấy tức giận vì nỗ lực của cô lại bị coi là thiên phú.
Anh Nam rời khỏi gian nhà chính, anh đi đến gần cô, mỉm cười nói với Vân.
"Anh em mình nói chuyện một tí được không?".
Vân gật đầu, cô đặt Bánh Mì xuống thềm, cùng anh đi dạo quanh sân vườn. Anh Nam cư xử rất lạ, trên đường cũng chả nói gì, Vân có bắt chuyện với anh nhưng chỉ đổi lại vài câu trả lời hời hợt. Bỗng anh tìm một chỗ để ngồi rồi chỉ tay vào khoảng trống bên cạnh, ý bảo cô ngồi xuống.
Vân ngồi bên cạnh, ngẩng đầu lên nhìn bầu trời đêm không sao cũng không trăng, màn đêm tĩnh lặng như mặt hồ vậy, sự im lặng kéo dài đến ngạt thở, lúc này anh Nam mới chủ động nói chuyện.
"Bệnh đã khá hơn chưa?".
"Cũng đỡ hơn nhiều rồi". anh gật đầu song bầu không khí lại rơi vào thế khó xử.
"Anh muốn nói gì với em à?".
Nam vẫn im lặng, cô cũng không có ý định ép buộc, chỉ ngẩng đầu nhìn trời rồi chờ Nam nói chuyện, đợi một lúc lâu, anh mới rút trong người một cây kim, đặt vào tay cô rồi nói.
"Bố muốn anh lấy được máu của em. Bảo là hình nhân thế mạng gì đó, nghe ghê chết đi được!". Vân nhìn cây kim, cũng hơi bất ngờ khi anh lại nói thật cho cô biết, cô tựa cằm lên đầu gối, khe khẽ hỏi.
"Bà già đó xúi dại đúng không?".
"Ừ, là bà ta". Vân cười mỉa mai, cô đưa cây kim cho anh rồi nói.
"Tại sao sự sống còn của em lại phụ thuộc vào bà ta nhỉ?".
"Phải đấy, giá như anh cũng nói được câu đó. Nhưng có chịu nghe ai đâu". Anh Nam nằm ngửa ra đằng sau, Vân vẫn ngồi nhìn vào khoảng không, cô lơ đãng hỏi.
"Tại sao ông ta lại nhờ anh?".
"Vì anh là con trai trưởng". Nam nói với giọng mệt mỏi, Vân cười hai tiếng rồi quay đầu lại nhìn anh, dịu dàng nói.
"Vì anh cũng không hẳn muốn em sống, đúng không?".
Nam lấy tay che mặt, cố gắng không để mình rơi nước mắt, anh cắn chặt môi dưới ngăn tiếng nấc nghẹn ngào trào ra khỏi cổ họng, em nói đúng nhưng anh mệt mỏi lắm rồi. Những gì anh muốn đơn giản là có người công nhận sự nỗ lực của anh, đó là đòi hòi quá quắt sao? Anh quá chán cái cảm giác mỗi khi họ nhìn anh với ánh mắt thất vọng, chán cảm giác họ luôn tìm cách nhấn chìm anh rồi nâng hai người kia lên. Tại sao cả ba người đều không thể đứng chung một chỗ chứ? So sánh có phải là thước đo trong cuộc sống không?
"Xin lỗi, tại anh ích kỷ, nhưng anh không muốn em chết đâu Vân, anh chỉ là...chỉ là". Câu cuối Nam không dám nói ra, anh cảm thấy mình không có tư cách nói câu đó với Vân, tại sao anh lại muốn Vân không được sống yên ổn chứ, phải chăng anh đã quên mất Vân mãi mới thoát khỏi quá khứ bất hạnh kia sao.
"Em biết, cuộc sống người trưởng thành vất vả lắm, hết công việc rồi lại đến chuyện trong nhà, lo sao hết". Vân ngửa người ra sau, nằm bên cạnh anh Nam, cô biết anh không phải là người xấu, chỉ là có quá nhiều gánh nặng đặt lên vai anh.
"24 năm về trước, anh là người đã cứu mạng em".
Ngày cô được sinh ra đã bất hạnh hơn những đứa trẻ cùng trang lứa là do ông Trịnh vì một lời tiên tri của một thầy bà đồng quái gở nào mà đã nhẫn tâm ra tay chôn sống đứa bé mới chào đời, mẹ của đứa bé nằm bất tỉnh trên giường viện, không hề biết con mình đang cận kề cái chết. Nam đi theo bên ông nên biết mọi chuyện. Trong khoảnh khắc đứa bé đó nằm gọn trong quan tài và chôn vùi mãi mãi dưới lòng đất. Anh Nam ngày còn 7 tuổi liền dũng cảm nhảy xuống hố sâu hơn hai mét, vì vậy nên anh bị trật cổ chân, Nam bật nắp quan tài để ôm đứa bé ra, gào khàn cổ cầu xin ông cho đứa bé một con đường sống.
"Hay là anh cứ làm theo lời bố đi, cùng lắm thì em chỉ chịu khổ một thời gian thôi còn anh thì khó sống vớ bố lắm, anh yên tâm...em sẽ không kêu ca một lời". Nam ngồi dậy, lần đầu tiên trong đời anh phải quỳ gối van xin trước một ai đó anh cúi thấp đầu xuống nền đất, nghẹn ngào nói.
"Xin...lỗi, anh không có ý muốn em chết...là anh...là anh có lỗi với em". Vân nhẹ nhàng xoa đầu anh, không trách móc gì, chỉ cười khẽ, dịu dàng an ủi anh.
"Không phải lỗi của anh, người ép anh làm vậy là bố và bà già đó, anh không có lỗi". Nam lấy tay lau nước mắt, Vân kéo cả người anh ngồi dậy, mỉm cười nói.
"Hãy như lúc đầu nhé". Nam cười gượng gạo, chậm rãi đáp lại.
"Như lúc đầu".
Hai người ngồi nói chuyện một lát, Nam ném cây kim xuống hồ, mặc dù anh vẫn nói xin lỗi nhưng đã không còn giữ thái độ xa cách nữa, Vân vẫy tay chào tạm biệt Nam, đợi chỉ còn một mình cô, Vân ngừng cười, cô lấy tay chống cằm, khẽ nhăn mày.
Bà già đó hình như quên mất vị trí của mình rồi, có nên giúp bà ta nhớ lại không?
Ông Trịnh là loại tham sống sợ chết, nhưng cô sẽ không gϊếŧ ông như lời bà ta nói, bởi làm vậy sẽ biến lời tiên tri thành sự thật. Vậy nên cô để ông ta sống, nhưng trong sợ hãi.
Vân cười vài tiếng, ngâm nga giai điệu đồng dao London brigde is falling down".