*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Chuyển ngữ: Andrew PastelKhông giống như bên ngoài thông đạo, hành lang này xây bằng đất bùn sơ sài, có hai chạc cây khô được đẽo bằng đá, dấy lên một sự xơ xác tiêu điều và chết chóc.
Nhìn lên phía trên, phần mái hành lang được lợp bằng những viên gạch dài, với một lớp gạch nằm và một lớp đứng. Tường hành lang vẽ bích họa trải dài.
Hành lang đầu tiên hai bên đông tây vẽ đối xứng bốn nam bộc đang dắt báo, đầu đội khăn vấn, mặc áo màu vàng, mang giày bó, dắt báo bằng tay trái, trong đó có hai người mang đai lưng giắt công cụ thuần phục báo. Vách phía nam thì vẽ cung điện.
Phía đông hành lang thứ hai thì vẽ bốn nam bộc, trong đó có hai người đang thuần phục chim ưng.
Hành lang thứ ba vẽ đối xứng hai bên đông tây bảy nội thị
(quan trong triều), đầu đội mão, cầm thẻ bài, mặc áo viên lĩnh các màu tím, đỏ, vàng, xanh, chân mang giày bó, và hai tỳ nữ cầm quạt tròn, tóc vấn kiểu bán phiên, một người mặc áo ngắn màu đỏ, một người mặc váy dài màu đỏ, khoác khăn mỏng màu xanh nhạt.
Phía đông hành lang thứ sáu vẽ riêng biệt hai cung nữ đang nâng chậu than.
(*) Toàn cảnh các hành lang chia khu na ná thế này, chỗ này là hành lang thứ 3.Ngoài những bức vẽ có phong cách giống nhau, thì trên tường điêu ngắc đầy những ký tự, không gian treo rất nhiều xác chết khô, lạnh lẽo đến rợn người.
“Đệt, cái quỷ gì vậy trời, có bồi táng cũng đâu phải bồi táng kiểu như thế này……”
Cảnh tượng trước mắt thật đúng là làm người khác sởn cả gai ốc. Đã từng nhìn thấy rất nhiều các hầm bồi táng, nhưng Đàm Trình cũng chưa thấy kiểu cố ý phơi khô xác rồi treo lên như thế này, mà còn bôi sáp lên tránh cho thối rữa nữa….
Người xưa coi trọng hình thức khi chết đi còn hơn cả khi sống. Ở thời đại mà người ta tin vào luân hồi chuyển thế, thì phơi xác như thế thể hiện rằng không muốn những người này chết tử tế, không thể xuống mồ, không thể siêu sinh, xác cũng không thể thối rữa…
Phải hận thù đến mức nào mới có thể làm như vậy…
Nhìn Ngô Hải bên cạnh đang trợn mắt há hốc mồm, Đàm Trình hỏi: “Cậu nghĩ sao.”
“Còn nghĩ sao nữa…….” Ngô Hải thở dài một hơi, “Chỉ có thể nói là cái mộ này vượt quá sức tưởng tượng của tôi liên tục, nếu không tới đây, tôi cũng không thể…….”
Ngô Hải chưa nói hết câu nhưng Đàm Trình cũng hiểu, đúng là ngôi mộ này vượt quá sức tưởng tượng của bọn cậu, dù là những cái bẫy nguy hiểm tàn khốc qua ngàn năm vẫn hoạt động tốt, hay là kiến trúc kinh khủng và cách treo xác như thế này…..
Nhìn mấy xác khô đung đưa trước mặt, dù thấy qua rất nhiều dạng bồi táng nhưng Đàm Trình và Ngô Hải cũng phải ớn lạnh cảm người.
“Người ta luôn mang những thứ tốt đẹp quý giá chôn theo…. nhưng mà…Tại sao ở đây lại treo nhiều xác khô như thế? Nhìn từ góc độ nào cũng thấy không có gì tốt, kinh dị muốn chết. Dù chủ nhân ngôi mộ này có đam mê kỳ lạ thì cũng không đến mức khủng bố như thế này.”
“Ai biết đâu được.” Đàm Trình cười cười, “Có khi người xây lăng này bị tâm thần thì sao.”
Nói đến đây, Đàm Trình nhìn hành lang, nghĩ nghĩ nói: “Lát nữa chúng ta di chuyển giống như lúc ngoài thông đạo đi, mấy bức bích họa này không nên chạm vào.”
“Được, giờ tôi cũng chỉ biết nghe theo cậu thôi.” Nhìn bốn vách tường hành lang, Ngô Hải nói, “Bốn vách tường ghi chữ nhiều quá, đọc lâu lắm, mà đèn pin dùng lâu sợ sẽ hết pin đó, tôi nghĩ chúng ta cứ đến phòng mộ chính trước, còn văn tự này lấy máy chụp hình chụp về xem cũng không muộn…… nếu chúng ta có thể về.”
Đàm Trình cũng đồng ý, đúng là đèn một chốc nữa sẽ cạn pin, mộ này ở đâu cũng có bẫy, trong bóng tối không cẩn thận chạm vào thứ gì thì nguy hiểm cực kỳ.
“Máy chụp hình cậu có flash không?”
Thấy Ngô Hải gật đầu, Đàm Trình tiếp tục nói: “Chờ lát nữa tôi dò đường đi, cậu thì chụp ảnh nhé.”
“OK.”
“Vậy cậu cẩn thận một chút.”
Phân công xong, Đàm Trình ngồi xuống đất, để đèn pin qua một bên bắt đầu đo lường.
Nhưng cậu còn chưa kịp đo gì, Ngô Hải đang chụp ảnh đã quay sang Đàm Trình gọi:
“Đàm Trình cậu lại đây xem chữ này nè!”
“Sao thế?” Đứng lên, Đàm Trình hỏi: “Có phát hiện gì à?”
“Đây, chữ trên đây này,” Ngô Hải nói, cầm đèn pin chiếu vào một chỗ trên vách tường.
“Đức thiên năm mười bốn, Dương Trang Văn Linh Lệ Hoàng đế, sát toàn tộc Bắc Hồ Man để tế Ninh tướng quân….” Đàm Trình nương theo ánh sáng nhìn những chữ khắc rất rõ ràng, thấp giọng đọc thành tiếng.…
Ninh tướng quân…… Đàm Trình biết vị tướng quân này. Trên những binh khí ở kho binh khí bồi táng khai quật được ở Đại Mộ thôn Ninh Hóa, có khắc tên vị tướng này. Lúc ấy cậu đọc không rõ chữ còn đem vào đại mộ hỏi Túc Cảnh Mặc.
Ninh tướng quân ở đây với họ “Ninh’ được khắc trên binh khí bên đại mộ của Túc Cảnh Mặc e là cùng một người…
Đàm Trình nhíu chặt mày, Túc Cảnh Mặc nói lúc sinh thời triều đại không có tướng quân nào họ Ninh, nhưng nếu suy ra, Ninh tướng quân chỉ có thể là con trai thứ ba nhà họ Ninh đi theo Ngũ đệ Túc Cảnh Nghiên của y.Theo như lời Túc Cảnh Mặc nói, thì người này cũng không có gì đặc biệt, Nhưng sau khi Túc Cảnh Mặc chết hắn lại lên làm Đại tướng quân, được khắc tên lên binh khí?
Đức Thiên là Niên Hiệu khi Túc Cảnh Nghiên làm hoàng đế, vậy Dương Trang Văn Linh Lệ có lẽ là Thụy Hiệu của hắn. Thụy Hiệu là tên của Hoàng đế khi chết,
(đặt theo đánh giá của người sống về cách Hoàng đế đó trị vì khi sinh thời), những chữ trong Thụy Hiệu được phân thành nhiều loại:
Thượng thụy, là những chữ khen ngợi, ví dụ như chữ “Văn” ca ngợi hoàng đế có tài năng hoặc phẩm hạnh tốt, chăm chỉ học tập; “Khang” ca ngợi hoàng đế trị vì quốc thái dân an; “Bình” nghĩa là lo được cho thiên hạ thái bình.
Hạ thụy, là những chữ phê bình, “Dương” nghĩa là chỉ ham mê tửu sắc, “Lệ” là hung ác, giết người vô tội vạ, làm chậm sự phát triển của đất nước, “Hoang” là lười biếng việc triều chính, mặc kệ thù trong giặc ngoài; “U” là bao che, bạc nhược; “Linh” là giấu giếm loạn lạc, vờ như không xảy ra.
(tui ko biết dịch chữ U ra làm sao nhưng nó na ná như việc nhà Nguyễn cắt đất cho Pháp vậy)Ác Thụy còn nặng nề hơn Hạ Thụy, Chu Lệ Vương là một kẻ hôn quân. Khi sự kiện ‘Quôc dân bạo động’ nổ ra, lật đổ ngai vàng, hắn chạy trốn tới đất Trệ, cũng chết ở đó, “Lệ” là ác thụy đời sau ban cho hắn.
Vậy có thể hiểu Thụy Hiệu của Túc Cảnh Nghiên là: “Dương”: ham mê tửu sắc, “Lệ”: Giết chóc vô tội vạ, “Linh”: Có bạo loạn nhưng không ngăn; “Văn”, tài năng, uyên bác, chăm học hỏi. Dương Trang Văn Linh Lệ, trong thụy hào đa số toàn là hạ thụy, vị Hoàng đế này có vẻ như là một hoàng đế xấu.
Ở đây có khắc thụy hào, vậy chẳng lẽ….Chẳng lẽ đây chính là mộ của Túc Cảnh Nghiên?
Nhưng tại sao hắn ta lại đặt mộ ở đây, phần mộ này vốn là của Túc Cảnh Mặc, tại sao hắn lại sửa lại chỗ này để làm lăng mộ của hắn?
Vế sau ‘sát toàn tộc Bắc Hồ Man tế Ninh tướng quân’ là thế nào? Nghĩ là sau khi Ninh tướng quân chết, hoàng đế đã giết sạch tộc Bắc Hồ Man để trả thù cho tướng quân?
Nghĩ đến đây, Đàm Trình lắc lắc đầu, lại tiếp tục nhìn tiếp.
Nhưng những văn tự khác tất cả đều kể về Ninh tướng quân……
“Ninh Khanh, tự Ngô Phi, Ninh Phá tam tử, là lương tướng Đại Tự……. Đức thiên năm thứ hai, từ bát phẩm hạ ngự nhục phó úy, đức thiên năm thứ bảy, từ lục phẩm thăng lên làm Phó úy chấn uy, đức thiên năm thứ mười, được phong làm Chính Ngũ Phẩm Ninh tướng quân…… Mùa đông Đức thiên năm thứ mười hai, bái vi Chính Ngũ Phẩm Ninh tướng quân cầm quân ra Thượng Cốc đánh lui Bắc Hồ Man, chết trận, bị Hồ Man Vương thứu thực chi
(đem xác cho kền kền ăn)……”
(Đại khái mấy này chỉ là chức vụ, cụ thể thì tùy triều đại mà ĐT là giả lập nên tui thua =]], nhưng đại khái là từ thấp -> vừa -> ‘hơi hơi to’) “Mộ này, không phải mộ hoàng đế sao? Cách xây dựng đúng là lăng tẩm hoàng đế,nhưng tại sao văn tự chỉ nói về Ninh Khanh vậy?”
Đàm Trình cũng thắc mắc như thế, nhíu chặt mày nói: “Đúng là theo cấu tạo xây dựng thì đây là mộ hoàng đế, nhưng nếu chỉ nhìn đơn thuần nội dung trên tường, thì nộ này hẳn là của Ninh Khanh Ninh tướng quân.”
“Sao vậy được nhỉ, mộ tướng quân sao lại được xây như mộ hoàng đế, chưa kể lúc chết tướng quân này cũng chỉ là chức Chính Ngũ Phẩm thôi, không có tư cách ở trong ngôi mộ có quy mô thế này.”
“Đúng vậy, cậu xem trên tường còn viết là ‘chết trận, hồ Man Vương thứu thực chi’, chắc chắn là Ninh Khanh chết trận sa trường, sau đó bị Hồ Man Vương đem xác cho kền kền ăn, nên sao còn có thể chôn cất ở đây?” Đàm Trình khẽ thở dài một hơi, “Nhưng mà Hoàng đế này vì tướng quân chết trận mà thôn tính cả bắc Hồ Man…… ……”
“Chắc là vì chính trị thôi….. Cậu cũng biết hoàng tộc thời đó hay chơi chính trị mà, chết một hay bao nhiêu người cũng chỉ là một cái cớ.”
Gật gật đầu, Đàm Trình nói: “Thôi tạm thời đừng động vào, mộ này thật sự an táng ai phải vào trong mới biết được……” Nói tới đây, trong đầu Đàm Trình chợt thoảng qua một ý nghĩ, có khi nào ngôi mộ này….chôn đến hai người?
—
éc éc huhu Ninh tướng côngggg à nhầm Ninh tướng quânnnnnnn *cry a river* ༎ຶ⌑༎ຶ) —Giờ mình mới research ra là tác giả tả lăng mộ này nguyên bản từ lăng của Lý Trọng Nhuận (cháu Võ Tắc Thiên). Cả đoạn hành lang có mấy binh lính mấy chương trước, và ngôi mộ xây đổ dốc xuống nữa, hoàn toàn dựa theo Lăng Lý Trọng Nhuận luôn. (nên đừng hỏi sao mình lại tìm được ảnh y chang như miêu tả mấy bức bích họa…..)Mà bà này viết tiểu thuyết buồn cười ghê, cái đoạn thụy hiệu cũng giống như đoạn trên baidu, viết đam mỹ mà như sinh viên làm luận án copy trên Wikipedia bỏ vào bài ý =]]]]] —btw, Ninh tướng quân là Ninh Khanh Thị chứ ko phải Ninh Khanh không, mà do chữ “Thị’ cũng có nghĩa là ‘là” nên QT đã ko biết chữ đó cũng là tên, but tui đọc convert bộ này 2 3 lần đã quen tên Ninh Khanh rồi nên cho tui xin giữ lại tên này