GIANG NGUYÊN

– Không ký anh cũng là của em.

Phùng Sướng bắt lấy cánh tay Giang nguyên, còn nhớ rõ chuyện này. Cô nghiêng người, như là trêu đùa nói:

– Nói, anh là của em đi.

Giang Nguyên nói:

– Em là của anh.

Phùng Sướng phụng phịu:

– Không phải! Anh phải nói là “anh là của em” cơ.

– Biết rồi. – Giang nguyên siết lấy Phùng Sướng, không nhịn được hôn cô.

– Sướng Bảo. – Anh như có như không hôn xuống cổ cô, – Năm nay hai nhà bọn em lại đón tết cùng nhau à?

– Vâng ạ.

Giang Nguyên không nói gì, nhưng mà động tác còn nhẹ nhàng bất giác trở nên nôn nóng gấp gáp mãnh liệt, Phùng Sướng nắm chặt ga giường, rất nhanh liền không chịu nổi, cô muốn bảo anh chậm lại. Giang Nguyên nghe lời động tác chậm lại, nhưng ngay sau đó thế tấn công của anh càng nhanh hơn.

Anh cứ quấn lấy cô làm hết lần này đến lần khác, cho đến khi trời tờ mờ sáng mới chịu bỏ qua cho cô.

*

Mùa hè của năm thứ hai đại học, cũng là kỳ nghỉ hè thứ hai sau khi yêu nhau, Phùng Sướng nhất thời nảy lên ý muốn đi theo Giang Nguyên đi Lĩnh Khê chơi một tuần.

Lĩnh Khê là một thôn trang nhỏ có sông có núi có non có nước, phong cảnh vô cùng trữ tình lãng mạn.

Mùa hè là mùa hoa cỏ xanh tươi nhất, suối nước trong lành nhất của Lĩnh Khê. Giang Nguyên lái xe, chiếc xe chạy như bay qua dưới bóng râm của khu rừng rậm, dưới ánh nắng chói chang rực rỡ.

Ông ngoại Giang lúc trước đã gặp Phùng Sướng rồi, biết hai người sắp tới, ông cụ đã cho tu sửa lại viện tử.

Lúc hoàng hôn, ông hai Giang sống ngay sát vách cầm theo giỏ tre tới nhà.

– Hôm nay không đi đâu. – Ông ngoại Giang hớn hở nói, – Tiểu Nguyên sắp đến rồi.

– Thế thì tốt quá.

Ông hai Giang phấn khởi vỗ đùi, ông cụ ngồi xuống chiếc giường mát, – Thời tiết hôm nay đẹp, tôi chờ Tiểu Nguyên đến rồi đi cắt cỏ với tôi.

– Không được. Tiểu Nguyên dẫn bạn gái đến, không rảnh cho cá ăn với ông đâu. Nhân lúc mặt trời chưa xuống núi ông mau tự đi làm đi.

– Ờ, Tiểu Nguyên giỏi vậy à. Thế thì tôi càng không đi. Tôi phải ở lại để xem cháu dâu của tôi.

– Vậy thì ông cũng phải đổi bộ quần áo lịch sự đi chứ, nhìn ông xem lôi tha lôi thôi.

– Tôi cho cá năn không mặc như này thì mặc cái gì, hơn nữa tôi là nông dân, nào có giống ai kia là giáo sư đại học cơ đây, âu phục quần đen áo trắng, muốn lịch sự bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Tôi đây…

Hai người chế nhạo nhau đến hăng say, mà không chú ý chiếc xe đã lái đến bên ngoài viện.

Cho đến khi tiếng đóng cửa vang lên, ông ngoại Giang mới ngẩng đầu lên nhìn ra ngoài xem.

– Ông ngoại, ông hai.

Cách rào tre cao tới một mét, Giang Nguyên cười tươi rói chào hỏi hai người,

– Hai ông lại gây lộn nhau gì đó ạ?

– Ông ngoại cháu chê ông lôi thôi lếch thếch!

Ông hai tố cáo không chút kiêng nể.

Có người có lòng tốt thì trở thành xấu xa gian xảo, ông ngoại Giang cũng lười nhiều lời với ông ấy.

Phùng Sướng đã được ngủ một giấc trên đường, lúc này mới từ trên xe bước xuống.

Cô đi theo Giang Nguyên vào sân, học theo anh chào hỏi từng người một.

– Tiểu Sướng. – Ông ngoại Giang quan tâm hỏi, – Nom cháu uể oải thế kia, có phải đi đường mệt lắm không?

– Vâng ạ, – Phùng Sướng nghiêm trang nói, – Từ sáng cháu vẫn luôn bận, lên xe rồi mới được nghỉ ngơi một chút.

Giang Nguyên sờ sờ mũi.

Anh cho rằng đã một tuần không được gặp nhau rồi, cho nên mới lăn lộn lâu hơn một chút, ai mà biết khi sắp đi, Phùng Sướng lại đề nghị cùng đi.

Ông hai vẫn chắp tay ra sau, vẫn luôn mỉm cười nhìn Phùng Sướng, trong phạm vài trăm dăm ông chưa từng thấy cô gái nào xinh đẹp như cô, quả thật là quá xứng đôi với cháu trai của mình. Điều này làm ông ấy hơi hối hận vì chuyện mình đã không đổi sang mặc bộ quần áo sạch sẽ hơn. Ăn mặc thế này, ông ấy cảm thấy chẳng có mặt mũi nói chuyện.

– Hay là đi lên tầng nghỉ ngơi tiếp đi? Phòng trên tầng….Ồ, trước đó không biết cháu sẽ đi cùng Tiểu Nguyên đến cho nên mới chỉ dọn dẹp một phòng thôi.

Ông ngoại Giang lấy điện thoại ra,

– Để ông gọi Tiểu Ngô tới một chuyến.

– Không cần đâu ạ. Cháu với Giang Nguyên ngủ chung một phòng ạ.

Ông ngoại Giang và ông hai đều đồng thời sửng sốt, Giang Nguyên tai như phát ngứa, anh cầm sọt cỏ khô dưới mặt đất lên:

– Ông hai, hôm nay ông có đi chăm cá không ạ?

- …Còn chưa đi.

– Thế đi ông ơi, cháu đi với ông ạ, đợi trời tối thì không thấy rõ nữa.

– Ờ được.

– Cho cá ăn, ở đâu ạ? – Phùng Sướng xưa nay vẫn luôn có sự tò mò nhiệt tình với sự mới mẻ, cô hào hứng đi đến bên Giang Nguyên.

Buổi tối, mấy ông cháu ngồi trên chiếu lạnh giường tre ở giữa sân.

Ánh trăng sáng treo lơ lửng trên không, gió đêm quyện với hương hoa thoảng qua, ba hai con đom đóm chập chờn trong bụi cây tối.

Ông hai phe phẩy quạt hương bồ, khi nói đến cá của mình, ông hào hứng nói không hết chuyện.

Từ cá chép ông kể về nguồn gốc của bốn loại cá chính, nói chúng ta phân chia tầng nước sinh sống, mồi chúng thích ăn….và cách nấu chúng sao cho ngon nhất.

Có con mèo nhỏ màu cam chắc cũng nghe hiểu, cứ phe phẩy cái đuôi về phía giường tre, ông hai vẫy tay rất lâu, nó mới chậm rãi lắc mình đi tới.

– Tiểu Hoàng, Tiểu Hoàng. – Ông hai sờ sờ đầu con mèo, có chút không hài lòng với dáng vẻ biếng nhác của nó, – Sao mày béo vậy, nếu mày cứ ăn nhiều như thế sẽ chẳng đi lại được đâu đấy.

Ông ngoại Giang nói:

– Thế thì ông cho nó ăn ít thôi.

– Là tôi cho nó ăn nhiều á? – Ông hai dựng mày lên, – Chả phải là ông già rồi trí nhớ kém, cho nó ăn rồi lại quên lại cho nó ăn tiếp, nên nó mới mập thế này đó à? Ông xem trước khi ông tới nó có mập không? Căn bản không mập!

Bà hai giảng hòa:

– Hai ông già lẩm cẩm nghe tôi nói một câu công bằng này, mập là lỗi của Tiểu Hoàng, nó tinh ranh lắm, thường xuyên đến chỗ ông hai ăn cơm, nó không mập mới lạ đấy.

Ông hai kêu lên:

– Thế thì cũng là tại ông ta, rõ ràng là biết tôi đã cho tiểu Hoàng ăn rồi, thế mà ông ta vẫn cho nó ăn tiếp. Chính ông ta muốn nịnh nọt mua chuộc tiểu Hoàng.

Ông ngoại Giang:

– Ai kêu ông keo kiệt? Tiểu Hoàng ăn không no mới tìm đến tôi, tôi lại chẳng nỡ lòng nào thấy nó đói, cứ bỏ mặc nó chắc?

– Bỏ mặc cái gì? Ông bớt nói mấy câu vô nghĩa đi…

Hai người lại vì việc nhỏ như con thỏ lại tranh cãi nhau một trận.

Giang Nguyên cùng Phùng Sướng ngồi nghe cười không ngừng được.

Đặc biệt Phùng Sướng cảm thấy rất lạ lẫm, cô nhìn ba người già cả nhưng lại cãi nhau như trẻ con, thì thầm nói chuyện với Giang Nguyên:

– Trưởng bối nhà anh đáng yêu ghê.

Giang Nguyên tỏ vẻ bất lực:

– Trước kia cãi nhau còn không ấu trĩ như vậy đâu.

Còn chưa đến 9 giờ mà đêm ở Lĩnh Khê đã cực kỳ yên tĩnh.

Vợ chồng ông hai đã về nhà từ sớm, ông ngoại Giang cũng đã đi nghỉ ngơi ở phòng tầng một.

Phòng của Giang Nguyên ở gần hậu viện, có môt ban công hình cung rộng lớn.

Giang Nguyên ôm lấy Phùng Sướng, chậm rãi kể về tình hình trong nhà của mình.

Căn nhà ở Lĩnh Khê này là sản nghiệp của ông nội Giang Nguyên, lần đó ông ngoại Giang xảy ra chuyện bị thương ngoài ý muốn mà bất đắc dĩ ở lại đây mấy ngày.

Ở rồi, ông ngoại Giang lại thích phong cảnh non xanh nước biếc nơi này, lại thêm rất hợp tính với ông nội Giang, hai bên lại thành thông gia, thế là mỗi năm ông đều tới Lĩnh Khê ở một thời gian.

Về sau ông nội Giang bị ốm qua đời, ông ngoại Giang mấy năm liền không tới. Về sau nữa, ông ngoại Giang về hưu, nghĩ tới nghĩ lui, vẫn trở về Lĩnh Khê mà mình từng yêu thích.

Bà Hạ Linh cũng không có ý kiến gì với mong muốn an dưỡng lúc về hưu của bố mình, bà tìm một đoàn đội để cải tạo hoàn toàn ngôi nhà, bên ngooài vẫn duy trì kiến trúc cổ xưa, bên trong nhà thì đổi toàn bộ sang loại hình nhà thông minh, rất an toàn, rất tiện dụng với thích hợp cho người già.

Dù sao người cũng được mời chào đến, bà Hạ Linh tiện thể sửa sang lại cả căn nhà của ông hai Giang ở sát vách.

Ông hai Giang là một ông già nói nhiều và thú vị, lúc ông nội Giang Nguyên còn sống sức khỏe vẫn luôn không tốt, ông hai Giang khi rảnh rỗi thường qua lại bầu bạn chăm sóc. Về sau khi ông nội Giang Nguyên đi rồi, ông lại tiếp tục trêu chọc ông ngoại Giang. Nhưng mà ông ngoại Giang không trầm tính kiệm lời như ông nội Giang, thường xuyên vì những chuyện lớn chuyện nhỏ mà gây gổ với ông ấy. Hai người cứ như hai kẻ dở hơi, mỗi lần cãi nhau um tỏi lên toàn bộ sân đều ồn ào náo nhiệt.

– Mẹ an nghĩ rất chu đáo. – Phùng Sướng như có suy tư.

– Ừ.

Bà Hạ Linh khảo sát xong còn mời thím Ngô tới chăm sóc ông ngoại Giang một ngày ba bữa cơm, ngày lễ tết thì dọn dẹp nhà cửa, phải nói là rất cẩn thận tỉ mỉ.

Bà vẫn luôn luôn như vậy, chuyện muốn làm làm rất tốt, chỉ có một chuyện duy nhất không để tâm tới cũng chỉ có chồng mình Giang Trung Dũng.

Hết chương 34

Bình luận

Truyện đang đọc