HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÝ REWRITE

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 49: Nông và Thương

Hai ông chú đã bán xong hai cửa tiệm của họ cho người cần, lấy một ít vốn về quê, nhưng Kiệt chưa vội bố trí công việc cho họ, vì theo Kiệt họ chưa đủ trình độ cần thiết. Giống như những nhân viên bán hàng khác của hai họ Đào và Đỗ, họ cũng phải học kỹ thuật tìm hiểu thông tin khách hàng, chào hàng và hậu mãi… Nhưng đó chỉ là phần bề nổi, bề chìm hay nó đúng hơn là mục đích mà Kiệt thực sự nhắm tới, là việc chuẩn bị một hệ thống công- thương chuyên nghiệp: sản xuất chuyên nghiệp, vận tải chuyên nghiệp, tiếp thị chuyên nghiệp, thương mại chuyên nghiệp và hậu mãi chuyên nghiệp. Trong tất cả những yếu tố trên, may ra chỉ có sản xuất là tạm ổn, còn việc vận tải, tiếp thị, thương mại và hậu mãi vẫn đang hết sức rối loạn. Trước tiên, đó là do họ Hoàng đã nhiều đời yếu thế, phải dựa vào hai họ Đào và Đỗ, tuy rằng như vậy có thêm vốn và nhân lực nhanh hơn, song cũng làm quyền lực phân tán. Nếu như công việc đã nhiều thì không nói, nhưng nay việc chưa nhiều mà đã bị chồng chéo lên nhau, động tới đâu là khó ở đó.

- Vậy con định loại bỏ họ ra khỏi hệ thống rồi hả? Bao giờ con định ra tay?- Văn Nguyệt Nga nhíu mày

- Không, bây giờ loại họ ra thì hệ thống sụp ngay, còn như khi đã thành công thì càng không nên, vì như thế là vô nghĩa. Cái cần làm là phải để quyền lực được dân chủ mà tập trung.

- Vậy cũng đúng!- Bố Kiệt khá ba phải, nhưng tựu chung là vẫn tốt bụng

- Do tài sản đang được ba nhà đóng góp, nên quyền lực ba nhà ngang nhau, nhưng rõ ràng nếu cứ suốt ngày họp hành thì không thể nào làm việc hiệu quả, con nghĩ chúng ta phải làm họ chấp nhận một việc là: một bên đưa ra kế hoạch cấp chiến lược, ba bên cùng thảo luận và thông qua. Khi đó sẽ chọn nhân sự thực thi, mà con mong là họ mình đủ sức làm, ta sẽ đảm bảo họ được kiểm tra và giám sát, nhưng không được can thiệp giữa chừng. Như thế, kế hoạch được trơn tru nhất.

- Đó là lý do cháu cho hai chú mình đi học hả?- Chú Đinh hỏi- Thế chú thì sao?

- Chú lo sản xuất rồi còn gì. Cháu còn quá bé, mẹ cháu dù giỏi cũng là phận đàn bà, ra ngoài nhiều bất tiện, mà giờ cháu cũng sắp có nhiều thứ cần mẹ quản lý ở quê, nên các chú ấy là những ứng cử viên thích hợp: đàn ông, đang độ tuổi sung mãn trong vòng 5- 6 năm nữa, vẫn có thể học tập tiếp thu kiến thức mới…

- Thằng Kiệt làm thế là đúng rồi.- Ông nội tán thưởng- Hai thằng kia cũng từng ở chợ huyện, tuy chưa gọi là có tài nhưng cũng đã va vấp, nay được đào tạo là khá hơn.

Nghe những người có vai vế lớn hơn nói, mà được sự phân tích của Kiệt, hai ông chú không dám nói gì nữa, đành chuyên tâm học những gì Kiệt an bài: học chữ và học văn để tập viết báo cáo, học toán để làm tính toán sổ sách, học tiếp thị sản phẩm từ những người họ Đào họ Đỗ được đào tạo trước.

Trước những hành động bất thần của họ Hoàng, hai nhà Đào, Đỗ cảm thấy có điều bất an. Họ ngay lập tức tìm cách dò la tin tức, thậm chí còn bảo lũ trẻ nhà họ tìm cách dò hỏi. Nhưng chả mất bao lâu, Kiệt đã tổ chức họp ba dòng họ để tuyên bố ý định của mình. Ý tưởng mà Kiệt đưa ra khiến hai dòng họ kia cũng ngạc nhiên, bối rối, xong sau một hồi tính toán, họ đồng ý. Đơn giản vì điều kiện Kiệt đưa ra chỉ có lợi không có hại, một mặt họ vẫn có quyền quyết định ở kế hoạch lớn và quyền kiểm tra giám sát ở kế hoạch nhỏ. Nếu đã ngu ngốc không nhận ra vấn đề ở kế hoạch lớn và tìm không ra lỗi ở kế hoạch nhỏ, thì thua là đúng. Trái lại, nếu kế hoạch lớn của bất kỳ ai muốn được thông qua họ cũng phải được chấm mút cái gì đó. Trăm lợi một tí hại, không phải không được. Được sự đồng thuận trên, Kiệt trực tiếp đề nghị một bản kế hoạch trong năm sau: Hợp Tác Xã Nông Nghiệp.

- Cháu thấy dân làng ta hiện nay vẫn canh tác trên những mảnh ruộng nhỏ lẻ, thậm chí là dù có là nhà ông bá hộ thì ruộng vẫn cứ ở cách xa nhau, việc dùng máy móc rất khó khăn, vậy sao ra không tập trung ruộng lại, phá những lối ngăn ở giữa đi, tạo thành một mảnh ruộng lớn thì sẽ tiện cho việc dùng máy móc chăm sóc cho chúng. Đơn giản như máy bơm nước, thay vì dẫn vòng vèo qua ruộng nhau, thì đi thẳng tới mảnh ruộng lớn, chảy chỗ nào cũng được hết.

- Nhà ta mà có tiền mua hết ruộng ở làng thì đã làm rồi, không phải đợi chú mày nhắc!- Bá hộ Đào cười

- Dù ông anh có muốn, cũng không ai chịu đâu! – Đỗ Bá Xuyên cười khà khà- Ruộng đất là nguồn lợi ổn định, đâu dễ mà bán đi.

- Ý cháu không phải là các ông mua ruộng, mà là làng ta hợp tác với nhau một cách tự nguyện, các mảnh ruộng cạnh nhau, thuận tiện nhất sẽ hợp lại, do đó sẽ cùng tận dụng sức trâu bò để làm đất, dùng máy bơm nước để ải, làm cỏ chỉ tới khi đã gieo mạ xuống, ta mới bắt đầu phân chia ra.

- Vậy thì khác gì khi trước, lẽ nào tận dụng bọn ta sao?- Bá hộ Đào phản ứng. Trâu bò nhiều nhất làng chỉ có họ Đào họ Đỗ, cho mượn trâu bò kéo cày thế rồi lại chia lại cho bọn kia thì lỗ à.

- Không phải chia nguyên lại, mà là chia thành các khoảng bằng nhau, sau đó bốc thăm để chọn phần đất mình sẽ chăm cây lúa.

- Thế là thế nào? Ta vẫn chả hiểu gì cả?

- Ví dụ thế này nhé, ông có mười mẫu, ba người xung quanh mỗi người một mẫu đúng không, thì lập mảnh ruộng lớn, ta đo mảnh ruộng lớn đó, chia sẵn ra thành những phần bằng nhau, sau khi công tác làm đất các thứ thì chung hết, đến khi gieo mạ xong, thì ta bắt đầu tiến hành chia các phần kia ra cho mọi người canh tác. Để công bằng, thì bốc thăm, chọn ngẫu nhiên những phần trong khu ruộng lớn đó.

- Vậy là chia đều đất ư?

- Không, chia theo tỷ lệ nhân lực và khả năng lao động. Càng nhiều nhân lực được phân càng nhiều ruộng. Thậm chí người nào thừa nhân lực mà không có ruộng thì có thể đàm phán thuê. Sau khi phân rồi thì ai lo phần ruộng được phân của người ấy, cái khác ở đây là do đã làm đất tốt, đồng thời có đủ nhân lực làm những công việc nặng nề phía trước, nên lúa cũng sẽ tốt hơn là cái chắc. Giống như là khi cháu làm cái bánh xe nước, cả làng hợp sức nên đã làm xong rất nhanh, nhà cháu giờ có một cái nguồn năng lượng cực lớn để làm nhiều máy móc, nhất là máy xát gạo.

- Nếu nhiều người làm như vậy, chẳng may sự phân chia không đều thì sao?

- Thì ta còn đến phần khoán sản phẩm mà. Sản phẩm thu hoạch được tính theo tỷ lệ phần đất đóng góp trên phần đất canh tác, nếu bằng thì họ chỉ phải đóng góp công, nhưng nếu thiếu thì phải bù bằng sản phẩm, tương tự thu tô ấy mà. Còn nếu thừa thì không phải đóng góp sản phẩm mà còn được bù một phần từ khoản phải bù của những ai hưởng hơn.

Bá hộ Đào nghe thế thì thấy hay hay, đất ông nhiều, phải thuê nhiều gia đinh, nay có bọn nó làm hộ, không tốn công thuê, cuối vụ được thuế, thế thì còn gì bằng. Dù rằng không quá nhiều, thì vẫn sẽ thoải mái.

- Vậy còn nông cụ, máy móc hay trâu bò đi thuê tính thế nào?- Đỗ Bá Xuyên hỏi

- Hoặc tính tiền thuê, hoặc đóng góp chung. Nếu tính tiền thuê thì những ai không có chịu nợ, cuối vụ trả. Nếu đóng góp thì người góp được ưu đãi. Cái này ta cần họp toàn làng để thống nhất tỉ lệ lợi nhuận.

- Nếu có kẻ cố tình lười biếng khi làm đất chung, rồi thì may mắn nhận phần đất được làm tốt thì liệu có quá bất công?

- Cái này theo cháu thì phạt thẳng tay, thậm chí tước quyền của hắn ta nếu lỗi nặng hoặc là ta tính công trừ vào thu hoạch sau vụ! Nhưng chỉ nhận báo lỗi trước khi phân đất, bất cứ ai giám sát những người làm cùng mình, thấy họ lười biếng hoặc nhắc nhở, hoặc báo cáo để đi tới thống nhất hình thức phạt.

- Vậy ai đứng lên nhận nhiệm vụ thẩm tra.

- Một ban thanh tra gồm ba họ chúng ta và 4 người đại biểu của làng, do dân làng bầu.

- Cũng được!

- Nếu đúng như cháu nói, HTXNN sẽ làm cho chúng ta tăng được năng suất lúa gạo, thì hiện tượng thừa mừa sẽ diễn ra phải không?

- Vâng, đó cũng là vấn đề thứ hai cháu muốn nói tới. Liên hợp 4 làng: Hồng Bàng, Thụi, Triêm và Nhâm lại, tạo thành một hệ thống để vươn tay vào thị trường huyện Thanh Sơn.

Huyện Sơn Hải nằm ở mạn đông nam Châu Nam Bình, bênh cạnh nó là huyện Thanh Sơn, một huyện lớn, nhưng thưa dân do rừng núi bạt ngàn. Ví dụ như làng Hồng Bàng nằm cuối huyện Sơn Hải, nếu đi vượt qua mấy ngọn núi bao quanh làng ở phía tây thì sẽ sang luôn huyện Thanh Sơn, tuy nhiên sang thì sang, chứ có gặp được người dân huyện Thanh Sơn không thì không chắc, vì ở đó toàn đồi núi hiểm trở, rừng thiên nước độc. Chỉ riêng cái tên Thanh Sơn là đủ hiểu nơi đây có núi có rừng cây rồi. Tất nhiên, đường đi giữa hai huyện vẫn có, nhưng nó nằm trên tận phía bắc cơ. Từ Hồng Bàng đi lên ba làng Thụi, Triêm và Nhâm thì có thể vào huyện thị Sơn Hải, song nếu không vào mà đi tiếp lên phía bắc, trước khi gặp mấy làng ở phía bắc như Truân, Tiếp, Lực, Vận, Nghi và Xuân thì sẽ tới lối rẽ vào huyện thị Thanh Sơn. Sở dĩ phải đi lên qua huyện thị mới lập ngã rẽ là vì không như phía nam tương đối nghèo, đất đai cằn cỗi hoặc giao thông khó khăn, chỉ có mỗi cảng ở huyện thị Sơn Hải là tốt, 6 ngôi làng phía bắc có đất đai rất màu mỡ, nên thường xuyên có gạo dư để buôn bán với huyện Thanh Sơn. Sáu ngôi làng này cũng là nơi sinh ra những nhà giàu có ở huyện Sơn Hải, tất cả các Thổ Bảo học trong trường huyện đều ở đây mà ra, còn đám ở các làng miền nam gần như không tới trường huyện học, vì hầu như đều nghèo quá. Tới tận khi họ Hoàng cử Hoàng Anh Minh đi học thì mới có một thằng nhóc đến từ phía nam đầu tiên đi học ở trường huyện vậy.

Huyện Thanh Sơn, như đã nói, nằm ở một vùng rộng lớn nhưng hoang vu, chỉ có núi và rừng. Nguồn khoáng sản ở đây gồm lâm sản và khai khoáng, chứ nông nghiệp khó khăn nhiều do đất đồi núi khó để trồng trọt, ruộng bậc thang thiếu nước do không thể bơm nước lên cao. Nguồn khoáng sản lớn đang khai thác là mỏ sắt, một tài nguyên quan trọng, kéo theo một lượng lớn thợ khai mỏ tới làm việc. Vì thế, nơi đây có một lực lượng quân sự hùng mạnh canh gác. Cùng mỏ sắt, lâm sản ở đây, chủ yếu là những loại gỗ chắc khỏe dùng làm thanh chống mỏ trong khi khai mỏ hoặc vận chuyển ra huyện thị Sơn Hải để đưa lên tàu buôn gỗ ở cảng Thuận.

Những thông tin bổ ích này được mẹ của Kiệt mang về từ những chuyến buôn bán xa nhà ngày trước của bà. Khi gia đình còn nhiều khó khăn, nhất là từ khi mới sinh Anh Minh, để đảm bảo cuộc sống ổn định, Văn Nguyệt Nga đã phải đi buôn hàng qua mấy huyện lân cận mới kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống ở nhà chồng mới. Những chuyến đi khó khăn đó khiến bà ấy thu thập được một lượng thông tin nhiều, nhưng lúc đó vẫn chưa phát huy được tác dụng gì lớn, ngoại trừ làm truyện kể cho Kiệt và Minh nghe trước khi đi ngủ. Hiện giờ, mọi chuyện đã khác. Sau hàng loạt phát minh của Hoàng Anh Kiệt, sản lượng lúa gạo đã tăng mạnh, người dân đã đủ ăn. Kiệt vẫn còn hệ thống V-A-C chưa tung ra, phương pháp này rồi đây sẽ còn giúp tăng năng suất thêm nữa. Thậm chí nếu mà HTXNN thành công tốt đẹp, sản lượng sẽ còn bội thu, khi đó kiếm nguồn tiêu thụ lượng thóc gạo này sẽ là vấn đề phải chú tâm tới.

- Vậy là ta sẽ có một thị trường có nhu cầu rất lớn về máy móc nông nghiệp và lương thực, đúng không?- Bá hộ Đào luôn chú ý tới ruộng đất và nông nghiệp, đúng là một địa chủ.

- Đúng thế, nhưng dù gì thì nơi đó cũng xa xôi cách trở, đường đi từ chỗ ta lên chỗ họ không chỉ xa, vòng vèo mà còn rất xấu, đi như vậy cực kỳ hại xe nếu tải nặng. Trong khi nếu tải nhẹ thì quá lãng phí lương thực cho ngựa.- Đỗ Bá Xuyên thì đi buôn bán nhiều, nên nắm rõ những khó khăn sắp phải đối mặt

- Vậy nên cháu nghĩ ta sẽ thiết lập các trạm trung chuyển ở các ngôi làng, lên dần tới tận 6 làng phía bắc, rồi vào tận huyện Thanh Sơn.

- Hiện tại thì những cửa hàng của ta ở 9 làng trong huyện đều đã rất tốt, có thể tận dụng nó không!

- Chúng chưa được tận dụng hết khả năng, và vẫn có thể phát triển hơn nữa. Nơi đó không nên chỉ là bãi tập kết hàng, mà còn phải thành một nơi ta chế biến hàng hóa nữa. Nhất là với 6 làng phía bắc, ta phải cẩn trọng một chút.

- Có vấn đề gì ư?

- Họ xuất khẩu lương thực cho huyện Thanh Sơn, nếu ta cũng xuất thì ta với họ thành cạnh tranh, họ đã đi trước ta nhiều bước, chuẩn bị không đủ lại vấn đề lớn đó.

- Đúng thật, nguồn khách hàng xa lạ với ta trong khi lại thân với họ, họ có ưu thế đó.

- Uy tín những người đó có cũng nhiều, gì thì gì chứ tự nhiên một ông lạ mặt tới bán hàng là cũng không yên tâm.

- Ngoài ra giá cả mà ta có cũng không phải giá cạnh tranh, nguồn bán cũng chưa chắc đã nhiều như 6 làng kia, vì nền nông nghiệp tiên tiến của ta mới bước đầu phát triển. Cho nên cháu muốn ta phải có những sách lược mới mẻ một tí?

- Cháu muốn làm gì đây?

- Đầu tiên là tìm thêm thông tin, cháu hi vọng chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông tin về nơi ta sắp buôn hàng tới, huyện Thanh Sơn và đối thủ chính của ta sắp tới- 6 làng phía bắc. Việc này, cháu nghĩ ta có thể dùng việc buôn bán dạo dầu dừa để làm bình phong.

- Cái này để ta lo!- Đỗ Bá Xuyên gật gù

- Thế việc thứ hai!

- Cháu nghĩ ta nên đoàn kết 4 làng phía nam, gồm ta, Thụi, Triêm và Nhâm. Ba làng này sẽ là nơi cung cấp rất nhiều thứ ta còn đang thiếu hụt. Mà dù không giúp được gì ngay, thì chỉ riêng việc đi được qua làng họ thôi cũng là một việc cực tốt.

- Ba làng còn lại có thể giúp được việc gì cơ chứ?

- Làng Thụi là nguồn cung lớn về dầu ăn từ trái dừa.

- Bọn ta cũng nghe qua, cháu cũng kiếm được một khoản khá đó chứ!

- Vâng, đi trước người ta một bước lợi như vậy đó.

- Thế thì bọn ta cũng muốn gia nhập vụ dầu dừa, được chứ!

- Thoải mái thôi ạ! Cháu sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu cách làm để mọi người nắm rõ quy trình. Nhưng cháu nói trước, vì nhà cháu có sẵn cái bánh xe nước, cháu dùng máy xay và nghiền cùi dừa là tận dụng lực từ nó, nếu các bác thích thì tới thuê nhà cháu làm hộ, còn không có thể nghiên cứu hay làm cái khác cũng được.

- Ta nhớ cháu nói là cho dùng miễn phí!

- Với cái máy xát gạo thôi!

- Thằng cháu thật tinh ranh!

- Hai làng còn lại thì sao?

- Với làng Triêm, cháu thấy họ có hai nguồn tài nguyên là cá và gạo. Nhờ nước hồ nhiều, cá họ lớn, gạo họ cũng lắm, nhưng cá họ là cá tự nhiên, lại khó vận chuyển đi bán được nên không đóng góp nhiều vào thu nhập, còn với lúa gạo thì do việc xay xát ở chỗ họ rất khó khăn khi mà nguồn nước chỗ họ ít lưu động, bánh xe nước muốn chạy cũng rất khó. Vì thế cháu đề nghị ta liên lạc với họ, thu mua một phần lúa, trả bằng thóc gạo thậm chí là phần rơm đã tách nếu họ cần mà ta đã làm được xong bằng máy móc, chỉ thu chênh lệch nho nhỏ. Với cá của họ, một mặt ta dạy họ cách nuôi cá như cháu đang làm, thu tiền hướng dẫn và tiền thức ăn, một mặt bao tiêu sản phẩm của họ.

- Thức ăn cho cá mà cũng phải mua, cháu đùa bọn ta hả?

- Tin cháu đi! Chẳng sớm thì muộn họ cũng phải mua thôi! Chẳng mấy nữa ông sẽ thấy cá ở ao của cháu lớn thế nào khi ăn giun!

- Thế nhưng mà cá ở chỗ họ là cá nước ngọt, làm cá khô thì uổng, làm cá tươi thì làm thế nào được?

- Ta thấy cháu có mang được cá tươi sống từ tận làng Triêm về, có bí quyết hả?

- Có bí quyết, nhưng hao tổn lớn lắm. Cho nên cháu nghĩ là không dùng ngay được, ít nhất phải đợi khi nào có ai dám bỏ tiền ra sửa đường đi lại đã.

- Ai mà ngu thế chứ! Nhưng mà cháu định làm cá gì để bán.

- Làm cá khô, cá muối chua trong ống tre hoặc cá thính ạ! Lát cháu mang sang biếu các ông ăn thử xem, cũng được lắm ạ.

Món cá khô thì không phải nói, nhưng cá muối ống tre ( tìm cá suối muối chua ở HOA BAN FOOD nhé) và cá thính ( cá thính Phú Thọ) thì là những món tuyệt phẩm. Đem cá chặt nhỏ, ướp với muối, cho thêm thính gạo để cá “ chín”, món này cần vài tháng để làm nhưng không bị khô mặn như cá khô, rất bắt khách. Kiệt ăn thử rồi, rất ngon. Ngoài ra, món này còn tận dụng hai nguyên liệu rất sẵn của làng Hồng Bàng- muối từ nước biển và thính gạo- do nông nghiệp được cải tiến thường xuyên được mùa nên có dư gạo làm thính. Với cá thính thì ngoài nướng ra, có thể rán với dầu dừa, ăn rất ngon. Cón cá muối chua trong ống tre để ăn kèm rau sống càng tuyệt hảo. Mà ăn những món này lại hay tốn rượu, nếu có dịp làm quán nhậu thì tuyệt hảo. Đây quả là cách tận dụng đủ mọi thứ.

- Còn làng Nhâm thì sao?

- Trước mắt, cháu nghĩ ta nên dùng nó làm xưởng mộc, nguồn gỗ của nó dồi dào và tốt. Thứ hai, nó chính là chỗ để ta dựng thêm một cái bánh xe nước nữa, và dùng nó làm chỗ để tuốt lúa và xát gạo từ làng Triêm.

- Khoan đã, tại sao lại tuốt gạo từ làng Triêm mà không phải từ chỗ ta?

- Đồ ngốc, tôi hỏi ông, gạo từ chỗ ta muốn vận tải tới tận chỗ bán gạo gần hay là từ làng Nhâm gần hơn? Lương thực bên ta thừa đem bán cho làng Nhâm, rồi lấy lùa gặt ở làng Nhâm đưa tới làng Triêm, xong rồi ông tuốt thóc, xát gạo ở Triêm xong, thì vận gạo đi. Việc này tuy công đoạn nhiều lên, xong tổn thất giảm. Tạo nên một tuyến đường vận tải liên tiếp nhau, hạn chế được hao hụt do đường dài, tận dụng được nhân lực địa phương nữa chứ. Bây giờ ông định bắt ai trong làng vận gạo đi xa liên tục như thế?

- Được rồi, tôi nghĩ không có chu toàn!

- Vậy hai cụ chấp nhận bản kế hoạch này chứ!

- Bản kế hoạch rất chi tiết, bọn ta tất nhiên tán thành cả hai tay. Cứ thế này bọn ta nghĩ không lâu nữa làng Hồng Bàng sẽ trở thành một ngôi làng giàu có.

- Không chỉ làng Hồng Bàng, mà là cả 4 làng phía nam của huyện ta.

- Nghe bảo anh trai cháu đang học trên trường huyện, có phải định kiếm cho anh trai mình thêm đồng minh không!- Đỗ Bá Xuyên cười cười. Ông

- Ông có phản đối không!

- Không, không hề, nếu mà mấy làng phía nam chúng ta nhờ kế hoạch của cháu mà có người được đi học, thì bọn ta mừng còn không kịp nữa là.

Sau khi ba họ thống nhất, kế hoạch Hợp Tác Xã Nông Nghiệp (HTXNN) được thông báo đi cho toàn thể dân làng Hồng Bàng. Dù phải tới vụ chiêm năm sau mới làm thử, nhưng việc này đã khiến dân làng rất xôn xao. Họ bàn tán thiệt hơn việc này, và Hoàng Anh Kiệt cũng nhanh chóng phổ biến lại đề cương xây dựng HTXNN cho tất cả những đứa theo học: mô hình xây dựng, quản lý, phân phối sản phẩm thu hoạch,… để chúng thành những tuyên truyền viên cho cả làng. Từ phân tích, tuyên truyền, vận động mọi người trong làng, rồi thì kêu gọi mọi người tham gia họp bàn về vấn đề này, bọn nhóc làm việc hăng hái, chả mấy mà dân làng đã nắm bắt được hết các vấn đề quan trọng của HTXNN. Nhờ vậy, các buổi họp làng diễn ra sau đó không còn những câu hỏi như: HTXNN là gì hay đi vào đó được lợi gì,… mà là những vấn đề thiết thực hơn: cần gì để gia nhập HTXNN, phân phối sản phẩm ra sao, tiền thuê nông cụ, máy móc và trâu bò tính thế nào,…

Còn về vấn đề thứ hai mà Kiệt bàn tới, thì do kế hoạch liên hợp 4 ngôi làng rất phức tạp, liên quan đến nhiều lợi ích các bên, nên để triển khai, Kiệt cần sự ủng hộ từ hai họ Đào và Đỗ, dựa cái uy của họ để tìm kiếm tới cơ hội giao tiếp với những nhà giàu có trong 3 làng kia, đồng thời cũng phải cho những người kia thấy được cái lợi của việc liên minh, nên Kiệt quyết định từ từ đã.

Bình luận

Truyện đang đọc