KHẨU AK TA BÁ CHỦ THẾ GIỚI SONG SONG CỔ ĐẠI



Đó là chợ làng, làng này có mấy ngày mà mấy thằng lính của hắn học theo hắn kể làm BBQ bờ biển hay lên nóc, hiên các căn nhà làm tiệc nướng BBQ để nhậu.

Trong làng quán nhậu là có, mỗi quán có 5-7 bàn, mấy hôm nay đầy sắc lính, có người tìm đồng đội cũ đang đóng quân ở đây, thằng thì gặp bạn cũ, có thằng trong đội dân quân của làng được lính và thủy thủ của Bân rủ nhau đi nhậu, nhiều thằng có liên hệ buôn lậu với nhau.

Bân mấy hôm nay cũng ăn tiệc với các bô lão và chức sắc lãnh đạo làng, tiền lương hắn trả cho đội này rất cao, ngang với lương của 1 hiệu úy và thiên nhân tướng của nhà Tùy nên ít lo tham ô, chưa kể lúc này toàn người đang hừng hực khí thế xây làng,lập ấp rồi cứu quốc, nhiều người được hắn rèn luyện kĩ càng nên chưa hoặc ít xuất hiện tình trạng tham nhũng, có nhưng khá ít, chỉ râu ria.

Với mức sống cao thì họ cũng chả cần phải quan tâm làm gì nhiều mấy cái đấy vì nó còn không bằng lương thưởng của họ.

Bân tính trả lương thepo tháng như hiện đại, chế độ lương thưởng, phạt rõ rang nên họ cũng ko quan tâm lắm đén mấy cái râu ria kia, có thì có, ko có cũng không sao.

Tiền Bân trả cao vì đơn giản hắn giàu, cực kì giàu, tiền nhà Tùy thì hắn đúc được, chuyện này ko nhiều người biết nên ko sợ.

Tiền hắn giống hàng thật , mà phải nói là tiền thật có chất liệu gì thì tiền hắn có và đúng tỉ lệ, nên nói hắn làm tiền giả là sai mà chính xác hơn là hắn đúc tiền trộm mà thôi.
Mấy ngày này hắn cũng cho người và bản thân kiểm tra sổ sách, thu chi của làng, nhờ 1 tháng có đén 10 15 tàu nội bộ ghé thăm nên ngoài những cái được viện trợ thì dân chúng và làng cũng có nguồn thu băng việc bán đồ thú rừng cùng với các sản phẩm của làng sản xuất.

Bân đang tính thay vì các tàu của hắn đi lại trên biển thì có thể cho 3 căn cứ này làm căn cứ đóng tàu, neo đậu tàu của hắn với thủy thủ là người làng.

Số tàu sẽ được tăng theo thời gian để chẳng may khi có biến thì có thể sử dụng tàu đưa người dân ra biển trốn thoát, cần phải có đủ tàu để chở toàn bộ người dân vì số lượng người dân ngày càng đông.

Hắn muốn làm sao mà đủ ít nhất cả vài ngàn người dân ra biển cùng 1 lúc, vì từ giờ đến lúc nhà tùy sụp còn gần chục năm với bao biến số.

Chỉ cần ra được tàu, dùng máy truyền tin báo cho căn cứ trên rồi đi tầm 2-3 ngày là có thể đến được căn cứ để mọi người tiếp tục sống.

Điều cuối cùng hắn dã nói với các lãnh đạo làng và các bô lão, còn mấy điều trên hắn định khi nào về căn cứ chính thi báo cho mọi người góp ý kiến.

Ngoài ra thay vì mua tàu như hiện tại thì hắn tổ chức đóng tàu đi biển để đạo tạo ra được những người thợ lành nghề vì gỗ thời này ko thiếu.

Dân Lâm Ấp mất nước bị bắt làm nô lệ nhiều kẻ là thợ đóng tàu lành nghề, dùng họ để truyền kiến thức cho những người thợ của mình thì tốt hơn hẳn.

Chưa kể hắn đang có 1 đống thằng đang học lớp kĩ su với bài giảng hình học và thiết kế từ 1 thằng tay mơ với kinh nghiệm lắp ghép và đóng mô hình tàu mưới thú vui của hắn và đống video tham khảo đóng tàu kia.

Thằng chủ cũ người Mãn kém may mắn kia có rất nhiều mô hình nhỏ với các loại tàu gỗ trên thế giới của nhiều thời đại với độ chính xác từng chi tiết.

Người chơi phải lắp ghép cả vài giờ lẫn mấy ngày mới xong như 1 thú vui giết thời gian quan trọng vì hắn biết tầm quan trọng đường biển nên hắn có rất nhiều để đào tạo thợ thuyền cho hắn khi xuyên không.

Hôm nay ngày cuối cùng, mọi người lại chất muối lên tàu để chuẩn bị chuyến buôn bán tiếp theo cho Vương gia khi hắn dã nhận được thông tin từ các tàu của 2 đội tàu trước báo lại, mỗi đội tàu 1 căn cứ cho khỏi trùng lặp, nhưng các đội tàu vẫn đi lại qua căn cứ của nhau để lấy thêm hàng nhất là các mặt hàng sản xuất chậm như lưới, giỏ, cá và mực khô, muối.

Bân hiện tại đã mua được đất của máy vùng đồi Thanh Hóa để trồng mía cái mà người Hán thời này gọi là cây đường và củ cải đường, hắn tính ngoài sản xuất muối thì đường là khâu xuất khẩu tiếp theo.

Hắn sẽ bán cho Lâm Ấp, phù Nam, Sinla, Bách Tế, Cao, Câu Ly, không bán cho nhà Tùy nữa, để nhà Tùy phải xuất tiền cho các quốc gia khác, làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu tiền của nhà Tùy, nhất là khi bọn này đang tụt dốc vì chiến tranh Cao Câu ly và các đại công trình.

Cách sản xuất đường hắn biết, đường khối hay siro thì Ok, hăn làm còn tốt hơn hiện tại, Hắn cố gắng nâng cấp sản xuất đường khối sang đường phèn, rồi từ đường Phèn cố gắng trong thời gian tới sản xuất đường hạt hay còn là đường đen, đường nâu.

Kiến thức có, tài liệu tham khảo có, ví dụ trực quan thông qua video có, giờ hắn thiếu mỗi khâu nguyên liệu và thực hành, tích lũy kinh nghiệm và cải tiến nữa thôi.
Hắn về căn cứ chính rồi, ròng rã hơn 1 tháng trời bôn ba, hắn trưởng thành và rắn rỏi hơn nhiều, nhưng cũng mệt hơn nhiều.

Người trong căn cứ chạy ra đón hắn, những người vợ, người mẹ, người cha, người em chạy ra đón những người thân của mình trở về, không ai sứt mẻ gì.

Bân thấy nếu quá ỉ lại vào súng ống thì người lính thời vũ khí lạnh này có vẻ trưởng thành chậm và ko trưởng thành được do võ thuật cận chiến của họ ko tiến bộ vì súng lo hết rồi.

Không biết với nguồn súng thiếu thốn sau này, dù súng của hắn cả AK47 đến ak74, nhiều loại súng khác đủ và thừa cho cả toàn bộ dân Liên Bang xô viết dùng trong 1 cuộc chiến tranh như thế chiến 2 nữa.

Vì khi liên Bang Xô Viết tan rã,các nước Đông Âu đổi phe thì tay người Tàu chạy đến những nước này mua súng với giá rẻ, thậm chí hàng mới, số lượng cả chục triệu khẩu do những nước này giải trừ quân bị 1 loạt.

Chưa kể sau này súng đã qua sử dụng của các nước Bắc Phi và Trung Đông rất nhiều,thị trường buôn lậu súng ống của các tay trùm cho hắn, đến cả chiến tranh Gruzia, Ucraina hắn cũng có phần.

Tuy nhiên hắn ko có ý định cho lính dùng đại trà vì chưa sản xuất thay thế được, chỉ khi nào sản xuất được các loại súng cuối thế kỉ 19 và đạn dược thì hắn mới dám cho dùng đại trà, vì lúc này mới sản xuất được các bộ phận thay thế và đạn dược.

Chứ không dùng hỏng xong vứt trong chiến tranh hắn có thể thừa dùng do quân hắn xác định ít nhưng đối phương lấy được thì nhục, nó có thể khiến cho tiến trình lịch sử vũ khí mà đối phương có bị đẩy nhanh.

Chưa kể, chẳng may Bên Trung Quốc cũng có tahwngf nào đó Xuyên không thì nó phát hiện ra được lúc đấy nó dồn quân biển người đánh chiếm thì hắn không chống được do quá ít người biết sử dụng súng cũng như chiến thuật.

Lúc này số lượng đè bẹp chất lượng, lực lượng hắn ít lại căng mỏng nên không thể chống đỡ được,lúc dấy lại phát vũ khí cho dân loạn xì ngầu như Ucraina thì có mà loạn, chưa kể thằng xuyên kia nó thi hành chính sách diệt chủng người Việt thì nguy.
Bân cực sợ có thằng xuyên không thứ 2, nhất là dân Hán, Nhật bản hay hàn quốc xuyên không thì có thể thấy ngay trong các bộ anime, manga, linenovel, có thể phát triển mạnh nước mình hay hòa mình vào nó, hoặc những bộ drama với dàn harem.

Tuy nhiên người Trung quốc thì không, đã xuyên không thì thằng quái nào cũng lấn chiếm các nước xung quanh, chỉ có 1 vài bộ ngôn tình do con gái viết, còn lại là đàn ông viết thì ko làm vua thì làm chúa.

Bọn chúng khi xuyên không xâm lược các nước xung quanh hoặc tiêu diệt các dân tộc hiện tại đang bị bọn chúng đô hộ, đặc biệt đứng đầu là Nhật Bản, mông cổ sau đó chính là Việt Nam, còn Triều Tiên thì có thể chiếm hoặc không vì người Trung quốc ko coi họ là người gây họa.
Chưa kể hiện nay là thời đại vũ khí lạnh nên hắn cần cho lính của mình làm quen với vũ khí lạnh hoặc vũ khí tầm xa thuộc trường phái vũ khí lạnh để chống chiến thuật biển người do phụ tùng thay thế súng ống chưa thể sản xuất thay thế mà chỉ có hàng dự trữ, với đội quân Người Hán bây giờ.


Thế nên hắn có dự định xâu dựng 1 số đội quân sử dụng vũ khí hiện đại, còn lại đa phần vẫn dùng vũ khí lạnh.

Trong đội quân vũ khí lạnh này có trang bị thêm 1 số đại đội vũ khí nóng để chống lại sự cách biệt quá lớn về số lượng quân số.

Ngoài ra, hắn tính sử dụng những vũ khí mới thuộc thời trung cổ sau những năm 1000 của cả Phương Đông lẫn Phương Tây để bù cho cách biệt này.

Thuốc nổ đen thì hắn tính cho đại trà quân đội sử dụng vì dễ sản xuất, nguồn nguyên liệu sắn nhiều và thời này ít người biết tác dụng do chất lượng nguyên liệu và bảo quản cũng như việc sản xuất thue công nên chi phí cực đắt mà phải còn tùy điều kiện môi trường.

May mắn thời này đa phần người ta chỉ đánh vào ban ngày và trời không mưa, do điều kiện chiếu sáng và công nghệ, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp đánh nhau tập kích vào ban đêm và trời mưa.
Chưa kể với năng lực sản xuất và công nghệ hiện tại có nhiều máy móc sử dụng sức kéo và ngang với thời đại đầu cách mạng công nghiệp vào thế kỉ 16-17 vào thời gian nhà Tùy sụp khoảng 618, tàm 10 năm nữa, khi mà nhân viên của hắn hấp thụ được công nghệ.

Lúc này sản xuất vũ khí lạnh nhanh và rẻ hơn rát nhiều so với sản xuất vũ khí nóng với những loại vũ khí bắn chậm và có hiệu suất kém hơn vũ khí lạnh và cung tên.

Người dân cũng đa phần sử dụng vũ khí lạnh từ bé nhất là với người Việt nên việc đào tạo sẽ nhanh hơn và nhanh đưa vào chiến trường hơn.

Người Giao Châu vào thời điểm này chỉ có 95 vạn, nếu hắn thu hết được Giao châu và các châu phía nam chiếm của Lâm Ấp cùng với các căn cứ và dân không trong sổ thì hắn có khoảng hơn 100 vạn tức hơn 1 triệu người 1 chút.

Với từng này người, thời kì đầu phong kiến công nông nghiệp lạc hậu thì giỏi lắm nuôi được 6-7 vạn quân, trong đó có cả quân thân binh và chính quy, thêm 1 phần dân quân nữa.

Với các gia tộc lắm tiền nhiều của thì có thêm quân tư nhân và nuôi thêm vài vạn quân nữa là hết, góp hết tất cả lại tầm 10 vạn quân.là cực hạn.

Muốn nhiều thêm cũng được thôi nhưng lúc này chất lượng binh lính sẽ xuống dốc không phanh,với nhiều năm loạn lạc.

Bây giờ mà tăng quân lên 20 vạn thôi thì có khi dân phu toàn phụ nữ không có ai sản xuất, chắc lại có 1 đống làng toàn đàn bà và trẻ con không 1 mống đàn ông, 1 ông hiếm hoi chắc chết sớm vì phục vụ cả làng.

Lúc đó nước ta phải giống nước Triệu thời chiến quốc khi mang quân chống đại quân Tần xâm lược phải huy động cả trẻ em 13-14 tuổi vào quân đội.

Nếu mà thua thì bị đồ sát hết, dàn bà nước mình bị đám lính hán chơi rồi đẻ ra 1 loạt con lai không còn người Việt thuần chủng, nhưng nếu may thì đám lĩnh Nam toàn người Việt nên ko mất gốc về AND mây, nhưng tiếng nói thì chưa chắc.

Đến thế lực hung hậu thâm căn cố đế, gia tài nứt vách như Phùng Áng mà lúc định cao hắn chỉ có 5 vạn quân thường trực điều động, cộng thêm lính thủ các thành thì có khi giỏi 10 vạn mà dân số Lĩnh Nam nhiều hơn Giao Châu gáp mấy lần.
Cho nên bài toán nhân sự, bài toán lãnh thổ đến bây giờ Bân và bộ chỉ huy của hắn cực kì đau đầu, lúc nào cũng phải tính toán khởi nghĩa bao nhiêu, chiếm bao nhiêu đất, dân số bao nhiêu để quản lí được, để tuyển quân được.


Dân số theo mình đông không, có nhiều không, có ổn định tình hình được không, có chiếm được lĩnh Nam không hay chỉ Giao Châu thôi, bao năm mới có thể đánh lên Lĩnh Nam.

Đât mà Nhà Tùy chiếm của Lâm Ấp thì lúc nhà Tùy sụp thì bọn chúng chắc chắn sẽ mang quân chiếm lại.

Lúc này ta giữ bao nhiêu hay giữ hết, chịu mất để ổn định tình hình vùng đất cũ thì để mất bao nhiêu là vừa đủ để vừa quản lí tốt lãnh thổ có thời gian tích sức chống người Hán đánh tới, sau đó xây dựng lại đất nước rồi đánh chiếm lại.

1 loạt câu hỏi mà Bân và bộ chỉ huy có các bô lão căn cứ chính và những người thuộc căn cứ nạn dân bị cướp đau đầu lên kế hoạch cho từng tình hình, từng vấn đề có thể xảy ra ngày tổng khởi nghĩa và sau đó.

Tất cả để lên 1 tầm nhìn xa xôi, chiến lược dài hơi định khung, sau khi hoàn thành xong thì mới bắt đầu bổ sung bằng việc tình hình tới đâu tính tới đó với các mục tiêu ngắn hạn.
May mắn cho Bân là công việc các căn cứ đi vào quỹ đạo, việc ít, việc dạy học hay các lĩnh vực khác đã vào thời điểm mọi người tự nghiên cứu, hắn chỉ tham gia vào kiến thức mới và số chỗ quan trọng còn lại nhân viên tự làm, tự quyết định nên hắn có thời gian họp bàn những việc lớn lao kia.

Hắn cũng sắp xếp việc để hắn có thời gian nghỉ ngơi, tập bắn súng, vui chơi các môn thể thao như cầu long, bóng bàn, bóng chuyền và xem anime, dù chỉ vài tiếng 1 ngày.

Tuy nhiên hắn vẫn ngủ đủ 8 tiếng, lúc nào mệt làm phát 10 tiếng ngủ, bớt giờ chơi lại là Ok, 1 tháng hắn cho hắn và mọi người nghỉ 3 ngày vào cuối tuần do thời này tính 10 ngày 1 tuần, vì vậy mà tim và não, nội tạng hắn không quá tải mà bị suy nhược chết sớm.

Không có chuyện như mấy nhân vật xuyên không bên Trung và Nhật toàn ngồi chơi, việc làm giao hết người dưới, theo cái kiểu tay chỉ giang sơn gối đầu lên đùi mĩ nhân thảnh thơi.

Hắn đi con đường khác nên phải tự lực cánh sinh, thời điểm này là thời điểm đứt gãy lịch sử nước Việt nên hăn chỉ thông qua thông tin hiện tại mà tìm người về hỗ trợ, ko có kiểu biết trước kẻ nào tài giỏi, trung thành mà dùng.
Các căn cứ của hắn hiện nay đã mở rộng các vùng Hoa lư với các thắng cảnh nổi tiếng thời hiện đại như Bái đính, Tràng An, Tam Cốc-Bích Động.

Ngoài căn cứ tự thành lập thì đã chiếm quyền kiểm soát 1 căn cứ mà hắn mơ cũng nghĩ đó là căn cứ Dạ trạch,Đầm Dạ Trạch thuộc xã Dạ Trạch huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Đầm Dạ Trạch là một đầm lầy tự nhiên, ngày xưa có diện tích rộng lớn, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt đều là bùn lầy.

Đầm có nhiều tên gọi khác nhau như Nhất Dạ Trạch (cái đầm hình thành sau một đêm), Mạn Trù Châu (bãi Giăng Màn), Màn Trò, Màn Trù, Tự Nhiên Châu (bãi Tự Nhiên).

Theo sách Lĩnh Nam chích quái, sự hình thành đầm Dạ Trạch gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung và Chử Đồng Tử.

Dấu tích của truyền thuyết còn được ghi nhận với đền Hóa, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Đây là nơi Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục lập căn cứ chống quân Lương.

Đây còn là căn cứ của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật của khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược của vua Hàm Nghi.

Chính vì địa thế quan trọng này mà hắn bắt buộc phải có Dạ Trạch làm nơi ém quân để khống chế đồng bằng Sông Hồng.
Nơi này sau khi đại quân rút, nhiều người là dân phu hay gia đình binh sĩ tử trận, thương tật ở lại lập làng vì nó đã được cải tạo xong, có ruộng thẳng cánh cò mà trồng trọt rồi.

Bân đến đây vào 1 năm trước để tìm hiểu và thu phục, con cháu những người anh hung đấy vẫn còn đây, sinh sống khá thoải mái, không sợ đói ăn do nguồn thủy sản và cánh đồng màu mỡ cung cấp cho họ.


Khi Bân đến thì may mắn các bô lão trong làng đa phần là người của Dạ Trạch Vương năm đó, dù nhiều người chết nhưng nhiều người còn sống ở cái tuổi xưa nay hiếm thời cổ đại.

Nhiều bô lão là thế hệ sau của những người lính đó nhưng họ vẫn biết quân của Dạ trạch vương do quần áo lính và quan phục của cha ông để lại, cũng như lúc đại quân rút thì họ vào khoảng 10-14 tuổi, vẫn nhận thức, vẫn nhớ rõ biểu tượng đấy.
Nay Bân đi đến đầm Dạ Trạch, chủ yếu tìm lại xem ai còn ở đây và những người xưa còn trung thành với hậu duệ họ Triệu không.

May mắn là những người xưa cũ hoặc những người còn bé thơi đấy vẫn nhớ và trung thành với hậu duệ nhà họ Triệu, bởi vì liên lạc giữa Triệu Quang Phục và đám người này chưa hề đứt đoạn cho đến khi Vương triều của ông sụp đổ.

Chưa kể dân sống ở đầm Dạ Trạch chưa bao giờ phải nộp thuế và hưởng nhiều ưu đãi, cho đến khi Lí Phật Tử lật đổ, thế nên dân vùng này vẫn luôn trung thành với Nhà Triệu.

Họ cần người lãnh đạo là họ đứng lên là hội quân vào con đường kháng chiến trường kì này, vì truyền thống đánh giặc giữ nước của họ luôn truyền xuống cho thế hệ sau, bằng chứng là con chau vùng này toàn người thượng võ, tập luyện chưa bao giờ ngừng, họ chỉ cần đưa vũ khí là thành lính luôn.

Chỉ cần huấn luyện đội hình đội ngũ trậ đánh lớn hoặc kỉ luật riêng biệt mất 1 tháng là thành lính chính quy , Bân nhận xét đây là nguồn mộ lính và sĩ quan tốt nhất, vì dân số ở đây có cả vạn người, người có thể đi lính thì cả vài ngàn.
Sau khi chứng minh thận phạn của mình với các bô lão trong làng thông qua vét bớt, vì trong đây có 1 người già nhất là thân binh chuyên bảo vệ Triệu Việt Vương biết hình dạng đặc biệt vết bớt thì họ mới quỳ xuống dập đầu trung thành với Bân.

Bân cũng tức tốc truyền tin về cho căn cứ đưa người và muối, Bác sĩ, thuốc men, nhân viên kĩ thuật về nông nghiệp và chăn nuôi đến đây, tất cả kết hợp với thầy lang trong làng khám chữa bệnh cho toàn bộ người dân, dạy họ các kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

Bân đặt 1 trạm thông tin và 1 cơ sở tình báo ở đây, đống vũ khí lạnh bị thải loại lần trước Bân thay toàn bộ vũ khí nóng của mình cho căn cứ thì bây giờ nó được đưa về cho căn cứ Dạ Trạch.

Đám người ở Dạ trạch khi thấy đống vũ khí này thì cảm xúc và khung cảnh y hệt như đám người ở căn cứ chính lúc hắn mới đến cung cấp vũ khí.

Đám người của hắn thấy cảnh này mặc dù không phải quân cục 2 mà quân đội thường thì lại cười khẩy như đám cục 2 lúc trước đám người ít biết việc đời vì họ chuyển sang súng cả rồi.
Dân làng thế thôi mà đống bệnh vặt, lại có 1 lũ hú hét vì ỉa ra toàn giun, sán, nhân viên vệ sinh cũng tới yêu cầu mọi người làm lại quy cách vệ sinh, dọn dẹp xung quanh làng, ăn chín uống sôi, phun thuốc khử khuẩn và thuốc diệt muỗi.

Làng này cũng được Bân tặng cho 50 con trâu và 100 con bò cuối cùng của hắn, vì trâu bò của hắn phát hết căn cứ rồi, dân làng nhận Trâu, nhận bò mà vừng rơi nước mắt, mấy bô lão cũng mắt ướt hết cả vì có bao giờ họ có nhiều trâu bò thế này dâu, mà lại toàn hàng tốt nhất.

Bân vẫn chính sách các làng cũ mà dã vào về vấn đề trâu bò.

Người dân vâng vâng dạ dạ và họ chuyển sang nghe lời các bác sĩ thú y và chuyên gia nông nghiệp để chăm sóc đám trâu này, họ cưng nựng, vuốt ve những sinh vật này như con để của họ vậy, mỗi nhà có 1 chiếc vòng cổ lục lạc bằng bương có viết tên người chủ treo vào cổ trâu rồi vui vẻ dắt trâu bò về.
Sau khi thu phúc được làng và có nhiều hỗ trợ cũng bàn bạc với các bô lão về chính sách của hắn, hắn cũng cho các giáo viên đến đây dạy chữ vỡ lòng cho người dân tại đây.

Nhiều người là thợ mộc , rèn, cũng đã được huy động đến đây để bắt đầu qus trình đảm bảo cuộc sống tự cung tự cấp và xây dựng căn cứ.

Bân cũng muốn biến nó thành căn cứ nghiên cứu khoa học tiếp theo, vì vậy khá nhiều thanh niên ở đây được tuyển chọn vào cục 2 và quân chính quy sử dụng vũ khí nóng để bảo vệ căn cứ nghiên cứu, nhất là nghiên cứu tàu bè, vì phía tây Dạ Trạch có giáp sông Hồng.

Trong hơn 1 năm qua thì nơi đây đã được Bân điều nhiều nhóm người có tư chất sau khi học chữ nghĩa, cộng trừ nhân chia thì cho về các trường đào tạo ở căn cứ chính tiếp tục học cao hơn và chuẩn bị để đào tạo chuyên sâu nhiều ngành nghề, trong đó có sĩ quan quân đội.

Dạ trạch còn 6-10 năm nữa để phát triển nên hắn không lo .


Bình luận

Truyện đang đọc