KHÚC CA BIỆT LY NƠI TRẦN THẾ

Tân hoàng lên ngôi, thiên hạ thái bình.



Về sau, hậu thế gọi thời kỳ chính quyền hỗn loạn này là ‘Tĩnh hầu loạn cương’, các sử gia đã ghi chép lại rất nhiều thoại bản, có thoại bản gần với sự thật, cũng có thoại bản được tô vẽ thêm.

Nhưng, có một câu chuyện, chỉ có một người biết.

Sử sách không hề ghi chép lại.

Tô Ngu Hề, mười bảy tuổi, chỉ thích một người, người này họ Tô, tên Úc.

Trước khi chết, nàng cũng không tiết lộ chuyện này. Bởi lẽ, thay vì hai người đau khổ thì một người đau khổ, không phải sẽ tốt hơn sao? Nàng yêu Tô Úc như vậy, làm sao cam lòng để cho hắn sầu thương vì cái chết của nàng… làm sao được chứ?

Cho nên, hôm đó nàng an tâm nhắm mắt lại, trước mắt là sự thanh tĩnh, nàng thấy ánh nắng ban mai sau cơn mưa tằm tã, nàng bước đi trên thềm đá phủ rêu xanh, ngắm nhìn rừng xanh thăm thẳm.

Ở đó, nàng nhìn thấy một nam nhân với bộ áo trắng, thanh nhã, đạm mạc như tranh vẽ.

Cai hạ ca











Dịch thơ: Cai Hạ ca

Lực bạt sơn hề khí cái thế,

Thì bất lợi hề chuy bất thệ.

Chuy bất thệ hề khả nại hà,

Ngu hề Ngu hề nại nhược hà?

Sức dời núi, khí trùm trời,

Ô Truy chùn bước bởi thời không may!

Ngựa sao chùn bước thế này?

Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?

Bài ca này được chép trong ‘Sử ký’ phần ‘Hạng Vũ bản kỷ’ và ‘Hán thư’ phần ‘Hạng Tịch truyện’, sau được ‘Nhạc phủ thi tập’ xếp vào Cầm khúc ca từ, với tên ‘Lực bạt sơn tháo’ 力拔山操. Bài này cùng với ‘Đại phong ca’ 大風歌 của Lưu Bang 劉邦 được coi là hai bài thơ sớm nhất đời Hán làm theo lối Sở từ.

Tháng 12 năm 202 tr.CN, Hạng Vũ đóng binh ở Cai Hạ, binh ít lương hết, bị quân Lưu Bang vây mấy lớp. Một đêm, Hạng Vũ nghe bốn mặt quân Hán hát một khúc ca nước Sở, cảm thấy thế lớn đã mất, uống rượu trong trướng, cảm khái hát khúc ca bi thiết này. Đây chính là bài thơ duy nhất còn lại của Hạng Vũ.

Đặt tên cho tiểu công chúa là Ngu Hề, ban đầu chắc cũng chẳng thương yêu gì.

Bình luận

Truyện đang đọc