Chương 7: Nước mất nhà tan không tự biết
Rượu quá ba tuần đồ ăn quá ngũ vị, Nam Cung Nhượng đột nhiên hỏi: "Lục ái khanh lập được công lao như vậy, trẫm nên thưởng ngươi cái gì đây?" Nói xong, hắn híp đôi mắt ngà ngà say, nhìn xung quanh một vòng, lại nói: "Chư vị ái khanh cũng nói xem, trẫm nên thưởng thái uý cái gì mới tốt?"
Đại điện náo nhiệt thoáng chốc an tĩnh lại, phần lớn võ tướng lộ vẻ vui mừng, mà quan văn hơi có ánh mắt lại cúi đầu giả say, không dám mở miệng.
"Bệ hạ hồng ân thần cảm động đến rơi nước mắt, trung quân vì nước chính là bổn phận của bề tôi, thần không dám cầu thưởng."
"Sao Lục ái khanh lại nói vậy? Ái khanh lập được kỳ công như thế, nếu trẫm không bày tỏ gì, chẳng phải sẽ khiến cho sĩ tử khắp thiên hạ thất vọng buồn lòng sao?" Thấy Lục Quyền không nói, Nam Cung Nhượng vuốt chòm râu suy tư một lát: "Không bằng phong ái khanh làm Vệ Quốc Công có được không?"
Lục Quyền đứng dậy, đi vòng qua bàn rồi quỳ trên đại điện: "Thần sợ hãi, cả gan khấu thỉnh bệ hạ thu hồi mệnh lệnh đã ban ra."
Tuy thái uý và quốc công đều là nhất phẩm, nhưng thái úy là chức quan không thể kế tập mà quốc công thì có thể truyền thừa cho đời sau, thoạt nhìn Nam Cung Nhượng phong thưởng không có gì không ổn.
Nhưng vô luận là Nam Cung Nhượng đang ngồi ngay ngắn sau ngự án, hay vẫn là Lục Quyền quỳ gối dưới đài đều biết rõ huyền cơ trong đó, hai người đều minh bạch đây là thăm dò.
Nếu như Lục Quyền hào phóng tạ ơn thì mọi người đều hoan hỉ, nhưng nếu quỳ tạ không chịu như hiện tại, đó lại là một nước cờ hiểm.
Nam Cung Nhượng có dụng ý khác, phong tước chỉ là bước đầu trong việc thu lại binh quyền. Lục Quyền ở trong lòng biết rõ ràng nhưng lại không muốn chắp tay nhường ra, bầu không khí cung yến vui vẻ cũng dần trở nên quỷ dị.
Nhưng vào lúc này, bên cửa hông có một nội thị đi vào, hắn chậm rãi đi đến trước ngự án, quỳ rạp trên mặt đất: "Khởi tấu bệ hạ, nô tài có chuyện quan trọng bẩm báo."
Nam Cung Nhượng thu hồi ánh mắt, ý bảo Tứ Cửu đi xuống hỏi một chút.
Nội thị nói gì đó bên tai Tứ Cửu, người sau trở lại bên cạnh Nam Cung Nhượng rồi thuật lại: "Khởi tấu bệ hạ, hôm nay công chúa điện hạ đã hết sốt, làm ầm ĩ muốn gặp bệ hạ, bà vú không lay chuyển được nên đang cùng điện hạ chờ ở ngoài đại điện."
"Mau lệnh bà vú ôm công chúa vào đây!"
"Vâng."
Tứ Cửu lĩnh mệnh rời đi, bởi vì tiểu nhạc đệm này Nam Cung Nhượng vẫy tay tỏ vẻ không sao: "Ái khanh đứng lên đi, chuyện phong thưởng ngày khác lại nghị luận."
"Tạ bệ hạ."
Bốn gã nội thị hợp lực mở cửa điện ra, bà vú ôm một bé gái phấn điêu ngọc trác từ cửa chính đại điện đi vào.
Nữ hài nhìn qua cũng chỉ mới bốn năm tuổi, bởi vì sốt mới khỏi nên có chút uể oải. Mái tóc lưa thưa của đứa nhỏ được cột thành hai cái búi tóc, dùng một cái vòng vàng nạm đá quý cố định, mặc cung trang váy dài có thêu bách hoa làm từ gấm Tứ Xuyên, khoác một cái áo choàng nhỏ màu đỏ tươi.
Các quan lại cùng hô to: "Tham kiến công chúa điện hạ."
Nam Cung Nhượng vui vẻ ra mặt, tự mình đi xuống ngự án, nhận lấy nữ nhi từ trong tay bà vú: "Con ta đã khỏe rồi sao?"
Tiểu nữ hài cũng không sợ người lạ, nàng đầu tiên là ngọt ngào kêu một tiếng "phụ hoàng" rồi mở to đôi mắt ngập nước, bắt đầu nhìn xung quanh.
Các vị hoàng tử ngồi ở dưới nhìn thấy một màn này, thần sắc đều khác nhau. Nam Cung Nhượng ôm Nam Cung Tĩnh Nữ trở lại, ngồi ổn định sau ngự án, tự mình chấp đũa gắp đồ ăn cho Nam Cung Tĩnh Nữ, bao nhiêu sủng ái cùng tình yêu đều bộc lộ ra ngoài.
Nếu không tính cái thai trong bụng Lệ phi thì Nam Cung Nhượng có tổng cộng năm nhi tử và ba nữ nhi, nhưng chỉ có một mình Nam Cung Tĩnh Nữ thuần túy là con vợ cả.
Nam Cung Nhượng cùng phu nhân đầu tiên Mã thị là thanh mai trúc mã, phu thê thâm tình. Đáng tiếc, Mã thị thân thể vẫn luôn không tốt, thành thân hơn hai mươi năm mà chỉ sinh hạ một nữ. Trước đêm Nam Cung Nhượng đăng cơ, Mã thị vì bệnh mà hoăng thệ, từ nay về sau Nam Cung Nhượng càng thêm yêu thương đích nữ duy nhất này.
Bởi vì Nam Cung Nhượng vẫn chưa từng lập Thái Tử, nên hắn đơn giản sửa lại Đông Cung trước kia, sau đó ban cho Nam Cung Tĩnh Nữ.
Nam Cung Tĩnh Nữ vặn vẹo trong lồng ngực phụ thân, thế nhưng xoay người sang chỗ khác nắm lấy râu của Nam Cung Nhượng, người sau không những không bực mà ngược lại thoải mái cười to, hắn lấy cái tay nhỏ đô đô thịt của nữ nhi ra, từ ái nói: "Bướng bỉnh."
Nam Cung Nhượng lại sai người bày ra cái bàn nhỏ, để bà vú hầu hạ công chúa nhập tòa. Sau khi trêu chọc nữ nhi, tâm tình của Nam Cung Nhượng rất tốt: "Hiếm thấy Lục ái khanh kể công không kiêu ngạo, trẫm sẽ thưởng ngươi thứ khác. Đinh thị tiến lên nghe phong!"
"Thiếp thân tại."
"Trẫm phong ngươi làm nhất phẩm cáo mệnh phu nhân!"
"Tạ bệ hạ!"
"Hai vị chất nhi đã mười lăm rồi sao?"
Lục Quyền đứng dậy trả lời: "Hồi bệ hạ, khuyển tử vừa mới tròn mười ba."
"A, vậy qua hai năm nữa lại nói."
Trung thư Xá nhân Hình Kinh Phú đứng dậy tấu: "Bệ hạ, thần có một chuyện muốn khởi tấu."
"Giảng."
"Từ khi đăng cơ đến nay, bệ hạ luôn chăm lo việc nước, hiện giờ lại mở rộng cho Vị Quốc ta nửa bên ranh giới, quả thật là vị quân vương có một không hai. Thần cả gan khẩn cầu bệ hạ sửa chữa niên hiệu để chúc mừng, lại mở ân khoa quảng nạp sĩ tử khắp thiên hạ vào triều."
Một chúng quan văn phụ họa, nói: "Thần đồng ý."
"Chuẩn tấu!"
Lễ bộ cùng nhau thương nghị ra ba cái niên hiệu trình lên cho thiên tử, cuối cùng Nam Cung Nhượng chọn "Cảnh Gia" làm tên gọi tân niên.
Năm đầu Cảnh Gia, đế khâm mệnh thái uý Lục Quyền chỉ huy lên phía bắc, bình định man di bắc Kính, nhất thống tứ hải.
Cùng năm, mở ân khoa, miễn thuế, quảng nạp sĩ tử khắp thiên hạ, được vạn dân ca tụng.
---
A Cổ Lạp hừ nhẹ một tiếng rồi chậm rãi mở mắt ra, nhìn màn che hỗn độn trên đỉnh đầu, một hồi lâu nàng mới đột nhiên ngồi dậy. Lồng ngực của nàng vô cùng đau đớn, khiến cho nàng bắt đầu ho khan.
Nàng cúi đầu đánh giá: Trên người nàng đã thay một bộ y phục sạch sẽ, cũng không biết là dùng bằng chất liệu gì mà lại rất mềm mại, xung quanh thì được bày biện hoàn toàn khác với những lều lớn ở thảo nguyên.
Ký ức cuối cùng của A Cổ Lạp dừng lại ở tiếng thở nặng nề của Lưu Hỏa, nàng chăm chú ôm lấy cổ Lưu Hỏa, giãy giụa trôi nổi trong dòng nước sông chảy xiết, cảm thụ được Lưu Hỏa tuyệt vọng hệt như chính nàng.
"Lưu Hỏa!" A Cổ Lạp không màng choáng váng, nàng một tay che lại ngực đang quặn đau mà để chân trần chạy ra ngoài. Nàng trông thấy trong viện có một thiếu niên trạc tuổi mình, người kia thì đang ngồi xổm quạt quạt trước cái lò làm bằng bùn.
Thiếu niên nghe thấy âm thanh nên ngẩng đầu nhìn đến A Cổ Lạp, hắn buông quạt hương bồ trong tay, nhanh chóng đi tới: "Ngươi đã tỉnh rồi?" Lại nhìn thấy A Cổ Lạp để chân trần, hắn lập tức cau mày bắt lấy cánh tay nàng rồi đi vào trong phòng, vừa oán giận vừa nói: "Chủ nhân nhà ta dùng mấy vị dược liệu quý báu mới giữ được mạng của ngươi, sao ngươi lại đi chân trần chạy loạn?"
A Cổ Lạp nghe thiếu niên nói tiếng Vị Quốc lưu loát thì hơi căng chặt thân thể, nàng vừa muốn tránh thoát nhưng thiếu niên lại ngừng nói, nghiêng đầu tò mò nhìn nàng: "Ngươi có thể nghe hiểu lời ta nói sao?"
A Cổ Lạp trầm mặc một lát, cứng đờ đáp lại bằng tiếng Vị Quốc: "Ngựa của ta đâu?"
Thiếu niên cảm thấy ngạc nhiên: "Ngươi hiểu tiếng phổ thông?"
"Ngựa của ta đâu?"
Thiếu niên cố chấp đẩy A Cổ Lạp về giường, lại đắp chăn cho nàng: "Nửa tháng trước chủ nhân nhà ta từ bên ngoài ôm ngươi về, khi đó vẫn chưa thấy có ngựa đi theo. Ngươi chờ một chút, ta đi thông báo chủ nhân nhà ta." Không đợi A Cổ Lạp lại mở miệng, thiếu niên đã vội vàng chạy ra ngoài.
A Cổ Lạp tiếp tục ho khan vài tiếng, nàng đè lại ngực không ngừng phát đau, nhìn chằm chằm chỗ phồng lên trên chăn rồi ngây ngẩn. Toàn bộ dũng sĩ bảo vệ nàng đều đã bị gϊếŧ, không biết Tiểu Điệp có đào tẩu được hay không, còn có phụ hãn và mẫu thân...
Cửa lại một lần nữa bị mở ra, một "người kỳ lạ" mặc TSm huyền sắc dẫn đầu bước vào, trên mặt nàng ta mang nửa khối mặt nạ màu đen, mà thiếu niên lúc nãy đi theo sau người đeo mặt nạ.
A Cổ Lạp cảm nhận được nguy hiểm, nàng theo thói quen sờ lấy dao găm bên hông nhưng lại không chạm đến gì cả. Người đeo mặt nạ đem hết thảy thu vào đáy mắt, bất động thanh sắc ngồi xuống mép giường: "Nghe Đinh Dậu nói ngươi hiểu tiếng phổ thông, có đúng như vậy không?" Giọng nói người này giống như một cơn gió nhiều năm chưa từng kéo động, khàn khàn khiến người nghe cảm thấy sợ hãi.
A Cổ Lạp siết chặt nắm tay: Người phương nam đều là kẻ thù! Nhưng nghĩ lại, mẫu thân của nàng cũng là người phương nam, huống hồ người này còn cứu mình, vì thế nàng lại buông thỏng nắm tay, gật gật đầu.
"Vươn tay ra."
Người đeo mặt nạ bắt mạch cho A Cổ Lạp, nói mấy vị dược liệu và liều lượng, Đinh Dậu liền lĩnh mệnh ra ngoài.
A Cổ Lạp thấy dường như đối phương cũng không có ác ý, vội vàng hỏi: "Ngựa của ta đâu?"
Người đeo mặt nạ khẽ thở dài: "Ngươi ở trên sông mất đi ý thức, tất cả đều nhờ vào lòng trung thành của con ngựa chở ngươi, không biết ngươi trôi nổi bao lâu mới gắng gượng lên bờ, khi ta phát hiện ngươi thì nó đã mất sức mà chết."
A Cổ Lạp còn đang cố hết sức tiêu hóa tiếng phổ thông, người đeo mặt nạ lại than nhẹ một tiếng, hơi có chút cảm khái: "Con ngựa còn trung nghĩa như thế, thật sự là vượt qua vô số người bán chủ cầu vinh trên đời này."
Thật lâu sau, A Cổ Lạp mở to con ngươi màu hổ phách, không muốn tiếp thu, nàng nỉ non nói: "Lưu Hỏa đã chết sao?"
Người đeo mặt nạ gật đầu, A Cổ Lạp hít vào một hơi khí lạnh, nàng gắt gao cắn vào quai hàm, nắm chặt cái chăn dưới thân, dồn dập thở hổn hển vài tiếng. Tuy rằng có thể nuốt lại nước mắt vào trong, nhưng nàng lại không ngừng ho khan.
Người đeo mặt nạ vừa giúp A Cổ Lạp ấn hai huyệt vị "Đại Uyên" và "Hợp Cốc", vừa kiên nhẫn dặn dò: "Tuy ngươi đã tỉnh nhưng chứng viêm bên trong vẫn chưa hoàn toàn trị hết, cần tĩnh dưỡng chút thời gian mới có thể đi lại."
A Cổ Lạp chỉ cảm thấy hai lỗ tai vù vù, đầu váng mắt hoa, ngực quặn đau không thôi. Từ lồng ngực đến yết hầu thiêu đốt một đoàn hỏa làm nàng thống khổ không chịu nổi, thậm chí cũng không biết người đeo mặt nạ đi ra ngoài từ khi nào.
Bên trong phòng chỉ còn lại một mình nàng, sự kiên cường cũng theo đó mà sụp đổ, nàng kéo chăn phủ lên đỉnh đầu, yên lặng rơi nước mắt.
Nàng nhớ lại từng kỷ niệm với Lưu Hỏa, lại lo lắng Tiểu Điệp cùng song thân, trái tim dường như bị xé nát.
Đinh Dậu bưng thuốc trở về, gọi A Cổ Lạp vài tiếng cũng không thấy nàng đáp lại. Hắn xốc chăn lên, chén thuốc liền rơi xuống phát ra tiếng vang, còn hắn thì cuống quít chạy ra ngoài.
Trước đó A Cổ Lạp sặc quá nhiều nước sông, may mà gặp người đeo mặt nạ không tiếc linh dược tận tâm thi cứu mới giữ được mạng sống, nhưng chứng nhiệt trong cơ thể vẫn chưa giải, có thể muốn mạng nàng bất cứ lúc nào!
Tin Lưu Hỏa đã chết và nỗi lo cho người nhà khiến cả tâm trí và thể xác A Cổ Lạp đều mệt mỏi, lại lần nữa lâm vào hôn mê.
A Cổ Lạp ở trên giường nghỉ ngơi hơn nửa năm thì thân thể mới dần dần khôi phục, bên ngoài lại một lần nữa đến mùa tuyết rơi.
Tuy thân thể của nàng không có gì đáng ngại nhưng lại dần dần gầy ốm uể oải, Đinh Dậu cầm một bó thẻ tre đi đến trước cửa phòng, cẩn thận phủi đi lớp tuyết trên người mới đẩy cửa tiến vào.
Hắn nhìn thấy A Cổ Lạp uể oải dựa vào đầu giường, người kia nghe được tiếng vang thì ngẩng đầu nhìn thoáng qua, sau đó lại lần nữa ngây ngẩn.
Đinh Dậu than nhẹ một tiếng và ngồi vào mép giường, nhìn A Cổ Lạp thất thần chán nản như vậy thì trào ra lòng thương hại. Hơn nửa năm nay, tuy A Cổ Lạp không chịu nói, nhưng hắn cũng hiểu được một chút về thân thế của đối phương. Dường như chủ nhân cũng đã biết được tường tận, nhưng lại dặn dò hắn không được nhắc đến nửa câu.
Nữ hài trước mắt đã không còn nhà, muội muội và người nhà nàng tâm tâm niệm niệm có lẽ cũng đã gặp nạn.
"Chủ nhân nói nàng sẽ tự mình giải thích Tam Bách Thiên [1] cho ngươi. Từ hôm nay trở đi, ta sẽ dạy cho ngươi đọc Hiếu Kinh [2]."
[1] Tam Bách Thiên gồm Tam Tự Kinh, Bách Gia Tính, Thiên Tự Văn, là ba bộ sách vỡ lòng có ảnh hưởng lớn và được lưu hành rộng rãi.
[2] Hiếu Kinh là một luận thuyết kinh điển đưa ra lời khuyên về . Từ đó thiết lập nên đạo Hiếu, là một đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình.
"Đinh Dậu."
"Hả?"
"Ta muốn về nhà."
Đinh Dậu nhìn cặp mắt màu hổ phách xinh đẹp trống rỗng kia, há miệng thở dốc lại không biết nên nói cái gì.