TIÊU DIÊU VƯƠNG BỔN KỶ

Tuy rằng trận đấu đã xong, nhưng tất cả mọi người đều không ai rời đi, bởi kế tiếp chính là vì Phượng Hoàng lâu đề thi tác họa [1]. Phượng Hoàng lâu có một truyền thuyết, chính là có một người từng tại lâu này biến thành phượng hoàng bay đi, sau hậu thế hắn đến đây khai đ**m, bất quá có vài điểm phức tạp, vì thế trở thành truyền kỳ.

Ta chọn một tờ giấy lớn bằng nửa mộc bản, chỉ phường có rất nhiều loại mộc bản bồi giấy rất tốt, thường cấp cho ta dùng, hôm nay bởi vì tỷ thí nên tuân theo yêu cầu định trước, lúc này ta đã chuẩn bị họa.

Vẫn là khuôn phép cũ, dùng bút lông sói đầu cực nhỏ, nhàn nhạt phác nên hình thái, sau đó pha mực đậm hơn một chút vẽ sự vật chính của bức họa. Lần này, ta chọn chính là góc độ từ trên không của Cẩm Giang, phía trước Phượng Hoàng lâu. Phượng Hoàng lâu hơi lệch về bên phải, cạnh trà quán, kỳ xá, tiểu quán, giang thượng kiều, liễu thụ trước bờ sông cùng kết tử thụ, quất thụ [2] ta đều vẽ. Bất quá, chỉ vừa nhìn đã biết Phượng Hoàng lâu là chủ thể. Bên trái bức họa ta vẽ một con phượng hoàng rất đẹp, đang giương cánh bay về phương xa, lông đuôi dài đung đưa thật sự rất đặc sắc.

Sau đó, ta tinh tế bắt đầu phác thảo một buổi trời chiều, thiên không minh ám, mây tầng tầng, hình ảnh phản chiếu cùng làn sóng trên sông khiến người người cảm giác mặt nước đang phản xạ ba quang. Tự thân mọi vật đều như có âm ảnh, xa xa trong mông lung cả một tòa đại sơn. Sau khi bức tranh hoàn thành, ta thối lui nhìn nhìn, hiệu quả rất tuyệt, khí thế phát huy tốt, nhất là có được loại cảm giác cùng phượng hoàng bay lượn trên chín tầng trời cao. Góc độ giữa không trung nhìn xuống quả tuyệt vời!

Kế tiếp, ta phía trên khoảng trắng nơi bức họa, dùng lực viết xuống một bài thơ của Thôi Hiệu, bài << Hoàng Hạc lâu >> cải biên thành << Phượng Hoàng lâu >> thi văn như sau:

Tích nhân dĩ thành phượng hoàng khứ, thử đích dư không Phượng Hoàng lâu.

Phượng hoàng nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tái không du du.

Tình xuyên lịch lịch Cẩm Giang thụ, phương thảo thê thê quất thụ châu.

Nhật mộ hương giang hà xử thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. [3]

Viết xong, trong đại sảnh lộ vẻ tán thưởng, có người nói ta văn thải bất phàm, có người bảo ta kinh tài tuyệt diễm, thậm chí kẻ còn cho ta tinh túc giáng trần. Phượng Hoàng lâu Tần lão bản khen không dứt miệng, cười đến độ miệng mồm không khép lại, ta chỉ có chút luyến tiếc khi đưa hắn bức tranh.

Ba ngày kế tiếp, ta cùng Mạnh Hiên, Tiêu Viên còn có bọn văn nhân Nam Tuyền Nguyệt du sơn ngoạn thủy. Dần dần, ta phát hiện người Lịch Châu cũng không hẳn thối nát, ít nhất có bọn họ là chính thống tài tử phẩm đức vĩ đại, mặc dù cũng có điểm cậy tài khinh người. Nam hài tử ở cùng một chỗ thật sảng khoái, qua vài bữa cơm, uống vài chén rượu, tình cảm liền tốt lắm. Ta thực sự đối bọn họ có điểm áy náy, tự phạt mình một vò rượu, kết quả khiến cho tửu lượng của ta so với văn thải còn muốn thanh danh lan xa.

Ngày thứ tư, bọn Nam Tuyền Nguyệt phải về Lịch Châu tham gia khoa thi hương. Ta, Mạnh Hiên cùng Tiên Viên tiễn đến cửa thành Cẩm Châu. Nam Tuyền Nguyệt chắp tay, quay đầu cười nói: “Phương huynh, Mạnh huynh, Tiêu huynh, chúng ta từ biệt, sau này còn gặp lại!”

“Sau này còn gặp lại, ta thật cao hứng có bằng hữu như ngươi!” Ta chắp tay nói.

“Chúng ta cũng vậy! Sau này gặp lại!” Mạnh Hiên cùng Tiêu Viên càng ngày càng ăn ý.

Nhìn thấy bọn họ rời đi, ta sâu trầm thở dài một hơi: “Thật là thiên hạ đều có những buổi tiệc chia ly!”

“Bọn họ cũng không tệ lắm! Nhớ lúc đầu, ta còn xem bọn họ không vừa mắt!” Mạnh Hiên cũng thở dài.

“Ta ngay từ đầu cũng vậy, ta còn nghĩ người phương Nam đều là những kẻ một bụng nghĩ xấu chỉ biết tính kế người!” Tiên Viên cười cười.

“Người chỉ khi sống cùng nhau mới có thể hiểu rõ, có một câu nói “Họa long họa hổ nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”. Chuyện này kỳ thực là ta sai, ta ngay từ đầu đối người Lịch Châu có thành kiến. Hiện tại ngẫm lại, nơi nào cũng có người tốt, kẻ xấu, không thể quơ đũa cả nắm.” Ta cảm khái, “Mặc kệ thế nào, có thể kết giao bằng hữu cũng không tồi!”



[1] Đề thi tác họa: làm thơ vẽ tranh

[2] Kết tử thụ, quất thụ: cây cam, cây quất

[3]

Tích nhân dĩ thành phượng hoàng khứ, thử đích dư không Phượng Hoàng lâu.

Phượng hoàng nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tái không du du.

Tình xuyên lịch lịch Cẩm Giang thụ, phương thảo thê thê quất thụ châu.

Nhật mộ hương giang hà xử thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi phượng bay đi, nơi đây chỉ còn Phượng Hoàng lâu.

Phượng hoàng đã bay không trở lại, mây trắng ngàn năm vẫn phiêu du.

Trời quang chiếu rõ cây Cẩm Giang, cỏ thơm xanh um bãi quất thụ.

Trời chiều tự hỏi nhà nơi đâu? Trên sông khói tỏa khiến người sầu.

Dịch thơ:

Phượng hoàng ai cưỡi đi đâu? Mà đây Phượng Hoàng riêng lầu còn trơ.

Phượng hoàng đi mất từ xưa. Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Cẩm Giang sông tạnh cây bày. Bãi xa quất thụ xanh dầy cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(<< Phượng Hoàng lâu >> Từ bản dịch Tản Đà)



[*] Hoàng Hạc lâu

Thơ:

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ, thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương giang hà xử thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi, nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.

Hạc vàng một khi bay đi sẽ không trở lại, mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu.

Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cỏ Hán Dương. Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.

Trời về chiều tự hỏi quê nhà nơi đâu? Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến lòng người buồn!

Dịch thơ:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ.

Hạc vàng đi mất từ xưa. Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày. Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Bản dịch Tản Đà)

Bình luận

Truyện đang đọc