TÍN ĐỒ NGÀY XUÂN

Phiên Ngoại

- Năm năm sau-

Bà muốn về núi Lạc Âm thăm thú.

Những năm nay họ chưa thực sự nghiêm túc quay về, chân của bà đi lại bất tiện, cũng không chịu được giày vò, tuổi lớn rồi, càng sợ lặn lội đường xa.

Vì thế chỉ có mỗi năm Kinh Trập về tảo mộ cho bố mẹ, thời gian còn lại cũng không thường xuyên, thậm chí ngoài bà Vạn ra cô đều cố gắng không làm kinh động đến người khác.

Từ khi bà rời khỏi núi Lạc Âm cho đến nay cũng đã hơn mười năm.

Thế nên Kinh Trập liên lạc trước với bên nhà bà Vạn trước, sau đó đặc biệt dành ra thời gian một tuần trong kỳ nghỉ hè để chuẩn bị quà cáp, dẫn bà về thăm hỏi họ hàng.

Lúc xuống máy bay, vẫn có người đến đón họ như trước kia, chỉ là lần này Lâm Kiêu lái xe, kêu tài xế quay về.

Một chiếc SUV, vốn dĩ Lâm Kiêu đề nghị đi xe RV bà ngồi sẽ thoải mái hơn chút, nhưng Kinh Trập lườm anh một cái, đường mới sửa được bao nhiêu năm, ở nơi hẹp như vậy mà gặp xe đi ngược chiều thì sẽ rất phiền phức.

Lâm Kiêu bĩu môi: “Ừm.”

Lúc anh nói câu này, trợ lý bên cạnh anh không kìm được bật cười.

Có lẽ không hiểu tại sao tổng giám đốc Lâm thường xuyên nhận thua trước vợ mình.

Kinh Trập ngồi bên cạnh ghế lái, bà với Nhất Mao ngồi ghế sau.

Nhất Mao chính là con gái của Kinh Trập và Lâm Kiêu, lý do gọi là Nhất Mao thì phải nói đến chú chó tên Nhị Mao trong nhà. Ban đầu Nhị Mao là chú chó đáng thương bị bỏ rơi, dì Hình Mạn muốn mang về, nhưng lại sợ bẩn, nên đã bỏ ra hai hào* để mua cái bao, bỏ chú chó vào trong đó và xách đến bệnh viện thú y kiểm tra, sau đó đặt tên là Nhị Mao, lúc đó bác sĩ nói tình trạng của nó không được tốt, đặt cái tên quê để dễ nuôi.

(*Hai hào (二毛): âm Hán việt là Nhị Mao, và vì câu chuyện liên quan đến hai hào nên lấy tên là Nhị Mao.)

Lúc nhỏ sức khỏe của Nhất Mao cũng không được tốt, ngày nào cũng chạy vào bệnh viện Nhi Đồng, có một lần trên đường đi gặp phải một bà cụ, ngăn Lâm Kiêu lại đòi ăn, vốn dĩ Lâm Kiêu không muốn để ý đến, nhưng khoảng thời gian đó Nhất Mao thường xuyên đau ốm, vì thế Lâm Kiêu cảm thấy mình nên làm nhiều việc tốt, nên anh đã dẫn bà cụ đó đi ăn cơm, lúc ăn cơm có nhắc đến việc lát nữa anh phải đến bệnh viện thăm con gái.

Bà cụ lấy ba đồng tiền từ trong người ra, rải ra trước mặt anh, sau đó bấm ngón tay tính, cuối cùng nói: “Chuyện mà cậu lo lắng sẽ không xảy ra, nhưng nhớ kĩ, sau khi đứa trẻ sinh ra không được dùng cái tên đầu tiên.”

Bà cụ nói xong còn hỏi Lâm Kiêu xin tiền, nói là quy ước ngành nghề, giả vờ có chuyện nghiêm trọng, nhưng để chứng minh mình không phải lừa đảo, bà ta chỉ nhận một hào.

Từ trước đến nay Lâm Kiêu không tin cái này, nhưng có lẽ quá lo lắng cho con gái, nên cuối cùng anh cũng tin, lúc đó vẫn chưa đặt tên khai sinh, cho nên họ đã đổi tên ở nhà.

Đặt vài cái tên rồi mà vẫn không hài lòng, cuối cùng nhớ đến câu chuyện của Nhị Mao, rồi lại nhớ đến Nhị Mao hoạt bát khỏe mạnh như bây giờ, vì thế họ quyết định đặt tên cho con gái là Nhất Mao.

Hi vọng Nhất Mao cũng có thể khỏe mạnh, hoạt bát như Nhị Mao.

Nhất Mao ngủ rồi, cũng không kịp ngắm nhìn phong cảnh núi non mà mình luôn nghĩ đến, không nhìn thấy cây cối đầy khắp núi đồi, trái cây đỏ tươi, cũng không nhìn thấy được động vật nhỏ chạy vụt qua.

Đến lúc Nhất Mao tỉnh lại thì họ đã đến nơi.

Lúc cô bé lim dim mở mắt ra, bố đang bế cô bé từ trên xe xuống, cô bé ôm chặt cổ của bố, nhẹ nhàng hỏi: “Chúng ta đến rồi sao bố?”

Bố nghiêm túc liếc nhìn cô bé một cái: “Không, con vẫn đang nằm mơ đấy”

Nhất Mao nghi hoặc liếc nhìn bố một cái, Lâm Kiêu nhún vai bật cười: “Ngốc thật, giống y như mẹ con.”

Nhất Mao cũng không nhẫn tâm phản bác lại anh.

Bố đưa cô bé cho mẹ, rồi đi chuyển đồ đạc vào.

Bà Vạn vẫn ở trong núi, bây giờ trong núi đã thuận tiện hơn trước, nhà cửa cũng được sửa chữa lại, trước cửa được lát con đường đá mới.

Khắp nơi đều được đổi mới toanh.

Tai Bà Vạn đã bị lãng nặng, nói chuyện rất lớn tiếng, bà ấy bước qua hai ngưỡng cửa, run rẩy chào bà rồi ôm chầm lấy bà trong khoảng sân rào đầy dây leo chằng chịt, bà ấy cười nói: “Cửu à, cuối cùng bà cũng về rồi!”

Bà cũng ôm chặt cánh tay bà Vạn, đã rất lâu rồi bà chưa nghe người khác gọi tên của mình, con người càng lớn tuổi thì sẽ càng không cảm nhận được sự tồn tại của bản thân. Bà mấp máy môi mấy lần, dường như mới tìm được giọng nói của mình, hắng giọng hét lên: “Về thăm bà đấy!”

Bà Vạn méo miệng, lộ ra vài phần giận hờn của trẻ con: “Bà mà còn không về, sợ là không còn gặp được nhau nữa đấy.”

Bà ấy chỉ vào vị trí cổ mình: “Đất lấp đến đây rồi.”

Bà nghe thấy thì bật cười ha ha, giống như nổi máu đua đòi lên vậy, bà cũng so so mũi của mình: “Tôi lấp đến đây rồi nè.”

Mấy năm gần đây bà thường xuyên nhắc đến vấn đề chết chóc, ban đầu Kinh Trập rất đau lòng, bà liền cười cô, nói rằng con người đến độ tuổi nhất định thì cũng không còn kiêng kị nữa, còn nói nếu là trước kia, đến độ tuổi này người ta đã đóng quan tài, may quần áo mới cho bà được rồi. Con người sống đến từng tuổi này, có thể dự định sớm cho hậu sự cũng là một chuyện tốt.

Kinh Trập vẫn không nghe vào được, cô hi vọng mãi mãi không có ngày đó.

Lúc này thấy hai bà cụ đang hỏi han nhau, cô bế Nhất Mao ra ngoài sân xem vịt con.

Bỗng nhiên cô có cuộc điện thoại, sau đó gọi Lâm Kiêu đến trông Nhất Mao một lát.

Lúc Lâm Kiêu đi đến, tiện thể véo mặt Kinh Trập một cái, Kinh Trập lườm anh, anh khẽ cười, bế Nhất Mao ba tuổi lên vai, Nhất Mao ôm đầu của bố, có chút buồn rầu nói: “Bố ơi, mẹ bảo con trông chừng bố, bố sẽ không làm chuyện xấu, đúng không?”

Lâm Kiêu vịn chân của Nhất Mao, bước xuống cái dốc thoai thoải rồi đi ra ngoài: “Đương nhiên là không rồi, bố là kiểu người không đứng đắn đó sao?”

Họ vừa ra ngoài cửa thì gặp Vạn Khôn.

Năm đó thành tích của Vạn Khôn không được tốt, đi theo bố mẹ bắt đầu kinh doanh làm ăn, nhưng cũng may mắn kiếm được ít tiền, hôm nay nghe tin bà Thẩm về nên đặc biệt quay lại để gặp bà, kết quả lại thấy Lâm Kiêu đầu tiên.

Năm đó hai người còn ngủ chung một chiếc giường, mặc dù gây nhau rất khó chịu, hận không thể cho đối phương một trận, nhưng bây giờ nghĩ lại cũng có chút buồn cười.

Lâm Kiêu gật đầu chào đối phương, sau đó lắc lắc cái chân của Nhất Mao: “Chào chú Vạn đi con.”

Nhất Mao nắm chặt đầu tóc của bố, có chút ngại ngùng nói một câu: “Cháu chào chú Vạn.”

Nhất Mao buộc hai chỏm tóc nhỏ hai bên, chỏm tóc nhỏ được buộc bằng dây màu đỏ, trông mềm mại và dễ thương.

Vạn Khôn ngây người, bỗng nhiên cảm thấy mình đã nhìn thấy hình bóng lúc nhỏ của Kinh Trập, vì thế anh ta cười, đưa tay vỗ vỗ cánh tay của Nhất Mao, nói: “Giống y mẹ cháu lúc nhỏ.”

Tính cách giống, ngoại hình cũng giống.

Lâm Kiêu nhếch mày một cái.

Vạn Khôn bảo họ vào nhà, Lâm Kiêu lắc đầu nói: “Để hai bà nói chuyện một lát đi, tôi dẫn quỷ sứ này ra ngoài đi dạo một chút.”

Nhất Mao gật gật đầu rất phối hợp, từ nhỏ đến lớn cô bé chưa lên núi bao giờ, nhìn thấy gì cũng cảm thấy rất mới lạ.

Vạn Khôn cũng không gò ép, anh ta liếc nhìn thấy Kinh Trập đang gọi điện thoại ở bên, liền gật đầu rồi đi vào nhà.

Kinh Trập nghe điện thoại của Viện Thiết kế, bất tri bất giác đã nói chuyện được nửa tiếng đồng hồ, lúc cô quay đầu lại thì không biết Lâm Kiêu với Nhất Mao đã đi đâu mất rồi.

Nơi này trở nên rất xa lạ, ngay cả Kinh Trập lớn lên ở đây từ khi còn bé cũng sắp không nhận ra nữa rồi.

Nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể tìm thấy bóng dáng cũ xưa, những ngọn núi ở phía xa xa, những con suối gần đó, còn có cái cây mà sau này được treo bảng là cây cổ thụ năm trăm tuổi.

Trước và sau cửa vẫn trồng rau củ và cây ăn quả như trước.

Con ngỗng lớn vẫn bước đi một cách ngạo nghễ.

Kinh Trập đi dạo một vòng, cũng không tìm thấy hai người đâu, vì thế cô mới gọi điện thoại: “Người đâu hết rồi?”

Lâm Kiêu im lặng giây lát rồi nói: “Lát nữa sẽ về.”

Nói rồi, giọng Nhất Mao xen vào: “Mẹ ơi, cứu mạng.”

Kinh Trập: “……Bố con lại làm gì rồi?”

Nhất Mao có chút buồn bực, nói: “Bố huýt sáo với con ngỗng, sau đó con ngỗng……ưm.”

Có người bụm miệng cô bé lại, tức hồng hộc nói: “Sao con còn tố cáo thế!”

Không cần đoán Kinh Trập cũng biết đã xảy ra chuyện gì rồi.

Thật ra Lâm Kiêu nhớ đến trải nghiệm năm đó bị ngỗng đuổi chạy, cảm thấy vừa đáng thương mà cũng vừa buồn cười, qua lâu như vậy rồi, anh thấy ngỗng cũng thân thiện hơn, nên anh hữu nghị huýt sáo với nó.

Nhưng con ngỗng dường như không cảm kích, nó cúi đầu xuống, ép người, hơi dang rộng đôi cánh rồi lao thẳng về phía anh.

Lâm Kiêu muốn chửi cũng chửi không được, nghẹn lại trong cổ họng, sau đó anh bế Nhất Mao bỏ chạy.

Chủ của con ngỗng đó là một bà dì, dì đuổi theo con ngỗng, một tay tóm lấy đầu ngỗng. Dì ấy nhận ra Lâm Kiêu, biết là cháu rể của nhà bà Thẩm nên vô cùng nhiệt tình, cứ muốn hầm con ngỗng này cho họ ăn.

Lâm Kiêu mơ hồ nhớ lại con ngỗng năm đó, cuối cùng cũng bị anh ăn mất.

Lâm Kiêu với Nhất Mao đương nhiên đều ăn thịt gà, vịt, cá, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy con ngỗng đang sống sờ sờ đó mà bị trừng trị, hai người khua khua tay với vẻ mặt hoảng sợ.

Đặc biệt là Nhất Mao, cô bé mềm lòng lại lương thiện, hung hăng giật cánh tay của bố, nước mắt sắp trào ra.

Kết quả là dì ấy tặng con ngỗng cho họ. Bây giờ ông bố dắt tay con gái, con gái cầm dây mà dì cho để dắt cổ con ngỗng, con ngỗng lắc lư đi ở đằng sau, thậm chí còn đi lệch tuyến đường, ra bờ suối sau núi gặm cỏ.

Hai người đang bàn bạc làm thế nào mới có thể lặng lẽ bắt ngỗng về mà không làm kinh động đến bất kỳ người nào.

Lúc Kinh Trập tìm thấy Lâm Kiêu với Nhất Mao thì hai người đang ngồi trên tảng đá lớn ăn trái cây và kẹo mềm.

Chủ yếu là Lâm Kiêu ăn, Nhất Mao thì đút anh.

Kinh Trập lấy lại kẹo từ trong tay Nhất Mao, sau đó nhét vào trong túi của mình, rồi gõ một cái lên đầu Lâm Kiều: “Anh dắt ngỗng của người ta làm gì.”

Lâm Kiêu có chút oán hận ôm cánh tay của Kinh Trập: “Bà xã, anh với ngỗng có thù với nhau mà, vốn dĩ anh đã đi rồi, nhưng nó cứ muốn đi theo anh.”

Nhất Mao gật gật đầu: “Sau đó bà lấy dây cột lại, để con với bố dắt đi.”

Thật ra họ bắt ngỗng chưa bao giờ dắt dây cả, nhưng dì ấy có lẽ thấy hai người nhã nhặn quá nên muốn cho họ chơi một chút, ai ngờ ngay cả dắt mà hai người cũng dắt không được.

Kinh Trập ôm trán, đi lại tháo dây ra, sau đó học theo tiếng ngỗng kêu vài tiếng, rồi con ngỗng đi theo cô.

Lâm Kiêu vẫn cõng Nhất Mao, hai người thường xuyên quay đầu lại nhìn.

Lâm Kiêu: “Ồ.”

Nhất Mao: “Ồ.”

Họ cảm thấy Kinh Trập đúng là biết phép thuật.

Còn Kinh Trập đã quen với những hành động quái lạ của hai con người ở thành phố này rồi, mặt cô không có biểu cảm gì.

Về đến nhà bà Vạn, hai bà đã trò chuyện xong phần của mình, bèn quan tâm đến con cháu.

Vạn Khôn đến tuổi này mà vẫn chưa kết hôn, nhưng đã đi coi mắt vài lần, gần đây đang tiếp xúc với một cô gái, bà Vạn nói: “Cô gái đó khá xinh đẹp, có lẽ cũng cao như Kinh Trập, da dẻ cũng trắng nõn, tính cách cũng tốt như Kinh Trập.”

Câu nào câu nấy cũng giống Kinh Trập, Lâm Kiêu xụ mặt, véo má con gái và nói: “Gọi bố đi.”

Nhất Mao hoài nghi liếc nhìn bố mình: “……Bố.”

Lâm Kiêu: “To chút nữa.”

Nhất Mao: “Bố!”

Lâm Kiêu nghiêng tai, ý bảo to tiếng chút nữa.

Nhất Mao thở dài, cuối cùng tóm cái tai của bố, hét thật to vào tai anh: “Bố!!”

Lâm Kiêu bị chấn động, đầu óc quay cuồng, Kinh Trập không kìm được mà đánh anh một cái: “Anh làm gì thế!”

Lâm Kiêu cười, xoa đầu Nhất Mao: “Con xem mẹ con kìa, ngày nào cũng ức hiếp bố.”

Nhất Mao: “……”

Cô bé cảm thấy bố mình rất trẻ con.

Bà Vạn liếc nhìn hai người, vừa nãy đã hỏi qua một lượt, nhưng lớn tuổi rồi, trí nhớ không còn tốt nữa, lúc này nhìn thấy cô bé thì bà ấy lại hỏi thêm một câu nữa: “Cô bé này bao nhiêu tuổi rồi?”

Bà nội cười nói: “Chưa đến bốn tuổi.”

Bà Vạn vẫy tay với Nhất Mao: “Nào, qua đây để bà cố ngoại xem thử.”

Nhất Mao trèo xuống khỏi người bố, sau đó đi đến chỗ bà Vạn, thấy mọi người nói chuyện với bà Vạn đều cất cao giọng, cô bé cũng hắng giọng gọi to: “Cháu chào bà cố ngoại.”

Làm cho mọi người đều bật cười.

Bà Vạn cũng cười ha ha, nói: “Giỏi giỏi, giống y như mẹ cháu lúc nhỏ!”

Nói xong, bà ấy quan sát tỉ mỉ rồi lại nói: “Mắt giống bố con bé.”

Bà nội nói: “Mặt mày thì giống Nghiêu Nghiêu, nhưng nhìn lại giống mẹ con bé.”

Vạn Khôn đang bóc hạt dẻ cho cô bé, nghe vậy cũng cười nói: “Giống ai cũng đều đẹp cả.”

Mấy người lại bật cười một lần nữa, Lâm Kiêu vân vê bàn tay của Kinh Trập, như thể anh đang tận hưởng cảm giác không thể tách rời khỏi Muội Muội vậy.

Anh nghiêng đầu, bóc một cây kẹo mềm rồi nhét vào trong miệng Kinh Trập, nhỏ tiếng nói: “Bà xã, em nói Nhất Mao……”

Kinh Trập mới nghe đã biết anh lại có ý định xấu gì rồi, cô ngắt lời anh: “Chọc khóc thì anh dỗ.”

Lâm Kiêu nhoẻn miệng cười: “Con bé khóc anh cũng khóc, ai mà không biết khóc.”

Kinh Trập: “……”

Truyện [Tín Đồ Ngày Xuân] được Làn Truyện edit và đăng tải duy nhất tại lantruyen.vn!



Lâm Kiêu cuộn ống quần đến tận đùi, dắt cô bé xuống sông mò cá. Vạn Khôn còn nói: “Lâm Kiêu trông con giỏi ghê ấy.”

Kinh Trập chỉ cười trừ.

Bà của cô khen ngợi: “Công việc của Muội Muội khá bận, Nghiêu Nghiêu trông chừng Nhất Mao từ nhỏ đó.”

Vạn Khôn càng ngạc nhiên hơn.

Nói chung là anh ta cảm thấy người như Lâm Kiêu chẳng đáng tin cậy, không giống kiểu người biết trông chừng con cái.

Không lâu sau, Vạn Khôn đi theo Kinh Trập đến khe suối tìm Lâm Kiêu thì thấy anh đang ngồi trên tảng đá ngầm nhai sơn trà.

Trên cổ tay phải của anh có thắt sợi dây phòng ngự, nối với eo của Nhất Mao.

Nhất Mao hết sức tập trung bắt cá, còn Lâm Kiêu thì tập trung ăn sơn trà.

Khe suối có rất nhiều tảng đá, đá tảng và đá ngầm tạo nên vùng nước tương đối nhẹ nhàng, sau đó cá lại sinh sống ở nơi này. Nhưng cho dù có rất nhiều cá thì đối với Nhất Mao cũng thật sự khó bắt. Cô bé cầm túi lưới nhỏ thật lâu mà chỉ tung lưới tóm được hai con cá nhỏ xíu, ban đầu cô bé còn hào hứng thích thú, nhưng bây giờ đã hơi thấm mệt. Cô bé chạy đến cạnh bố, ghé vào cánh tay: “Bố ơi, con không bắt được.”

Lâm Kiêu nhét một viên sơn trà cho bé, nét mặt vờ như ung dung. Lừa được Nhất Mao ăn, thấy khuôn mặt bé nhăn nhó vì quá chua, anh bật cười ha ha.

Cười xong, anh mới xoa đầu bé: “Chúng ta đổi nơi khác nhé, đi tới phía trước, mặt nước ở đấy rộng hơn.”

Sau đó Lâm Kiêu bế Nhất Mao, đi vài bước về phía nước chảy.

Kế tiếp anh lại ngồi xuống ăn sơn trà, Nhất Mao tiếp tục mò cá.

Tìm kiếm một lát, cuối cùng Nhất Mao cảm thấy sai sai, cô bé quay đầu nhíu mày hỏi Lâm Kiêu: “Bố ơi, sao bố không bắt ạ?”

Lâm Kiêu tỏ vẻ nghiêm túc: “Người lớn phải bắt cá to, bạn nhỏ thì bắt cá bé, nhưng hiện giờ nơi này không có cá to, vậy nên chỉ có con bắt được.”

Nhất Mao chớp mắt, cảm thấy sai sai ở đâu đó, nhưng lại cảm thấy cũng đúng. Cuối cùng cô bé gật đầu: “Dạ.”

Vạn Khôn quay qua hỏi Kinh Trập: “Anh ta đang…”

Hình như cũng không có vấn đề gì, chẳng qua cảm thấy không giống như trong tưởng tượng, chưa từng thấy ai trông con kiểu như vậy.

Có lẽ do Nhất Mao quá ngoan ngoãn nghe lời, trái lại khiến Lâm Kiêu có vẻ không đứng đắn.

Kinh Trập mỉm cười: “Không có gì đâu, anh ấy sợ lát nữa con bé không ngủ được nên để nó tiêu hao sức lực ấy mà!”

Thực chất là anh muốn ăn cá chiên nên lừa Nhất Mao đi bắt cá, trước giờ anh là người trẻ con vậy đấy, dùng đủ chiêu trò với Nhất Mao mà chẳng chịu nương tay.

Vạn Khôn chưa từng trông con nên cũng không nói được gì, cứ cảm thấy là lạ.

Nhất Mao vẫn luôn cảnh giác bố mình, luôn cảm thấy bố bày đủ trò để trêu mình. Nhưng khi cô bé xách thùng nhỏ về nhà, bố cũng chưa làm gì cả, bé cảm thấy có khả năng hôm nay mình hiểu lầm bố rồi.

Vì thế khi bố ôm cô bé, cô bé lại ghé vào mặt bố mà chụt một cái.

Con cá nhỏ được bà Vạn chiên xù, Nhất Mao ăn cơm tối xong thì cảm thấy mệt. Cô bé mở to cặp mắt buồn ngủ, ghé vào lòng mẹ, miệng vẫn đang nói: “Mẹ ơi con muốn ngủ với mẹ.”

Bởi vì cô bé cảm thấy bố sẽ lại lén thả cô bé lên chiếc giường nhỏ.

Kinh Trập là người mẹ giữ lời, những gì mà cô đồng ý cô đều làm được. Nhất Mao nhìn mẹ mãi không dứt, thấy mẹ gật đầu rồi mới yên tâm nhắm mắt ngủ.

Đáng tiếc nơi đây vốn không có giường nhỏ, đương nhiên mẹ cũng không yên tâm để cô bé ngủ một mình.

Buổi tối Kinh Trập ngủ với Nhất Mao, Lâm Kiêu thì ngủ một mình trên giường gấp.

Ngày hôm sau Nhất Mao chui ra từ chăn của mẹ, cô bé lại cảm thấy mình trách oan bố rồi.

Cô bé muốn ra ngoài tìm bố, kết quả vừa ra cửa đã vấp ngã. Lúc nằm sấp dưới đất, Nhất Mao vốn không khóc, nhưng khi ngẩng đầu, thấy bố mình vừa vào sân đã há hốc mồm “ô kìa”, sau đó ngồi xổm xuống: “Ngoan, ngã rụng răng cửa rồi, sau này con nói chuyện gió sẽ chui vào miệng đấy.”

Đâu có, Nhất Mao cũng không cảm thấy đau đớn lắm.

Nhưng cuối cùng vẫn bị bố làm cho tức phát khóc.

Cô bé bò dậy khỏi mặt đất, muốn nhào đầu vào lòng bố, nhưng ngay sau đó bị Lâm Kiêu vươn một ngón tay cản lại cái trán, tỏ vẻ ghét bỏ: “Con còn chưa phủi bụi đất trên người mà đã muốn cọ vào người bố rồi.”

Từ trước đến nay Nhất Mao là người có tính tình rất tốt, nhưng đôi khi cũng xù lông. Cô bé thở phì phò, phủi mạnh bụi đất trên người mình, vừa phủi vừa tỏ vẻ hung dữ: “Bố xấu xa lắm, bố hư ơi là hư!”

Lâm Kiêu vừa cười vừa mang cô bé đến giếng nước rửa mặt, khi rửa mặt cho con gái, trái lại anh rất dịu dàng chu đáo, sau khi rửa xong còn ôm cô bé vào phòng lau cho thơm tho.

Cuối cùng Nhất Mao không giận nữa, cô bé không nhịn được ôm cổ bố, nói là muốn đi ngắm vịt con.

Lâm Kiêu véo mũi cô bé: “Được, bố đưa bé ngốc đi ngắm vịt con.”

Nhất Mao mím môi: “Bố mới ngốc.”

Lâm Kiêu: “Con ngốc.”

Hơi thở của Nhất Mao dồn dập hẳn lên: “Bố ngốc cơ!”

Lâm Kiêu nghiêng đầu cười ha ha, anh vẫn không chịu nhường: “Nhất Mao ngốc mà.”

Nhất Mao vừa mới nuốt nước mắt, suýt nữa lại trào ra. Cô bé hừ hừ ghé vào cổ bố, thở phì phì tức giận, suốt buổi không nghĩ ra câu nào để áp chế lời bố nên buồn bực nhăn mày.

Bà Vạn và Kinh Trập đang trò chuyện. Trông hai bố con như thế, bà ấy không nhịn được mà hỏi: “Không cần nhúng tay à?”

Người khác thường sợ con nít quấy, Lâm Kiêu lại giống như sợ con mình không quấy.

Kinh Trập mỉm cười: “Không cần đâu, hai người họ thường như vậy đấy.”

Lâm Kiêu thích bắt nạt Nhất Mao. Mỗi lần như thế, Nhất Mao đều tức đến giậm chân, nhưng quay đầu lại vẫn muốn đi tìm bố.

Đánh trận nào thua trận đó, càng thua càng đánh.

Bà Vạn lắc đầu cười khẽ: “Lâm Kiêu cứ như trẻ con ấy.”

Kinh Trập gật đầu, thừa nhận sâu sắc.

Thế nhưng Nhất Mao vẫn rất thích bố mình, không nhìn thấy bố thì cô bé sẽ nhắc hoài, lúc tức lên lại không thèm để ý, nhưng mỗi khi đến giờ bố tan làm, Nhất Mao đều ghé vào cửa sổ mà nhìn xuống dưới lầu, vừa thấy bố là hai mắt cô bé sáng lên, sau đó đứng ở ngoài cửa đợi bố về ôm.

Cô bé thích chơi đồ chơi với bố, tuy thường xuyên bị Lâm Kiêu quấy phá, lần nào cô bé cũng nói lần sau không bao giờ chơi với bố nữa, nhưng lần sau vẫn không nhịn được mà đi tìm bố.

Cô bé thích nói chuyện với bố, mỗi lần đều có thể lải nhải thật lâu.

Nhất Mao là đứa trẻ ngoan ngoãn, rất được người lớn yêu mến, đối với ai cũng thân thiết. Bé thích bố mẹ, thích ông nội bà nội, thích bà cố ngoại.

Nhưng Kinh Trập luôn cảm thấy con gái thân với Lâm Kiêu nhất.

Hẳn là vì cho dù Lâm Kiêu luôn bắt nạt cô bé, nhưng anh cũng là người chơi đùa với cô bé và quan tâm cô bé nhiều nhất.

Nhất Mao biết nói rất sớm, vừa mở miệng thì câu đầu tiên đã gọi mẹ. Lâm Kiêu dụ cô bé gọi bố, nhưng sau khi cô bé học được cách gọi mẹ thì lại học gọi bà nội, học xong lại gọi ông nội, sau đó cô bé gọi tên ở nhà của mẹ là Muội Muội, cuối cùng mới học cách gọi bố.

Có một dạo, Lâm Kiêu cảm thấy Nhất Mao cố ý. Lần nọ, nửa đêm anh ngủ không được nên ghé vào đầu giường của Nhất Mao, bảo cô bé gọi mình là bố.

Nhất Mao hé đôi mắt lim dim, ngáp một phát rõ to với anh, sau đó xoay người chỉ chừa lại cho anh bóng lưng. Anh bèn lay cô bé dậy, thì thầm: “Không được ngủ, bây giờ mà con ngủ lát nữa lại quấy cho xem.”

Kinh Trập ngủ không sâu, bị con cái hành mấy lần nên rất khó ngủ. Vì thế Lâm Kiêu vô cùng đau lòng, lần nào có tiếng động anh đều thức dậy trước.

Dường như Nhất Mao hiểu lời anh nói, cô bé giơ tay lên không trung để bắt lấy anh.

Lâm Kiêu nhét ngón tay vào bàn tay nhỏ của con gái, cô bé nắm chặt và kêu ê a ê a với bố, không biết đang nói cái gì, anh cứ lần lượt đáp lại cô bé, hai người không hiểu nhau mà trò chuyện vô cùng vui sướng.

Kinh Trập làm ở Viện Thiết Kế, thường xuyên bận rộn nên Nhất Mao đều nhờ dì trông, bố mẹ có thời gian rảnh thì trông. Cô và Lâm Kiêu thật sự rất ít trông con, cuối tuần tự trông con thì phần lớn cũng nhờ Lâm Kiêu.

Anh rất thích trẻ con, tinh thần và thể lực hàng ngày sung sức hơn Nhất Mao nhiều, có đôi khi hành Nhất Mao đến mức con bé không buồn cử động.

Lần nọ Lâm Kiêu đưa cô bé ra ngoài chơi, công ty có việc gấp, anh đưa Nhất Mao qua đấy. Kinh Trập đi đón con, kết quả kẹt xe trên đường nên không đi được, đi đường vòng trì hoãn không ít thời gian, lúc cô đến nơi thì thấy Nhất Mao đang ngồi trong thùng rác. Thùng rác ở dưới bàn làm việc, cô bé chui vào đó xé giấy.

Kinh Trập nhăn mày quá chừng.

Trợ lý vội vàng giải thích: “Thùng rác này là đồ mới, rất sạch sẽ. Bé luôn muốn nghịch bút của sếp Tiểu Lâm nhưng sếp không bé chơi, thế là bé quấy. Sếp đành một xấp giấy tờ bỏ đi để cho bé xé, nhưng bé xé vung vãi khắp nơi, sếp mắng bé mấy câu…”

Lâm Kiêu không đành lòng nhìn con gái khổ sở, cuối cùng anh vẫy tay với trợ lý, hỏi anh ta có món đồ chơi nào không. Trợ lý chạy đi đâu để tìm đồ chơi đây, thế nên cậu ta xin phép: “Hay là bây giờ tôi đi mua luôn ạ?”

Lâm Kiêu cân nhắc một lát rồi nói: “Đến phòng hậu cần lấy thùng rác mới qua đây.”

Sau đó Lâm Kiêu để Nhất Mao vào trong thùng rác, mỉm cười đưa tay ra hiệu mời cô bé: “Xé kiểu gì cũng được, con tự chôn mình bố cũng kệ luôn.”

Kinh Trập dở khóc dở cười.

Lâm Kiêu rất hiếm khi bế con đàng hoàng, không vác thì chỉ nắm tay, thậm chí để con gái vào túi bảo vệ môi trường rồi xách đi.

Làm kiểu nào tiện lợi thì sẽ làm, người khác cẩn thận trông chừng cô bé còn đòi quấy; trái lại Lâm Kiêu hành hạ quá sức, cô bé lại rất vui.

Ngày mưa mà anh còn đưa Nhất Mao đi chơi giẫm lên vũng nước, sau đó Kinh Trập tức giận bảo hai người tự giặt quần áo. Hai bố con ngồi xổm giặt quần áo chà giày mà cũng nghịch cho được, lấy nước giặt đồ thổi bong bóng xà phòng, sau đó chọc thủng bong bóng của đối phương. Nhất Mao chọc bong bóng mà sốt ruột, vừa trượt chân đã ngã chổng mông. Lâm Kiêu cười lớn đến mức dưới lầu còn nghe thấy, khiến cho Nhất Mao tức phát khóc, vừa khóc vừa dùng nắm đấm đánh anh.

Nhất Mao cứ đến nhà bà là thích chơi với Đóa Đóa và Nhị Mao.

Chơi rồi lại ngủ, Lâm Kiêu cũng không ôm cô bé lên giường, anh lấy chăn đắp chung cho Nhất Mao và mấy con chó.

Khi ra ngoài mua đồ, nặng thì anh xách, nhưng chắc chắn phải cho con gái xách thứ gì đó, nói là cho cô bé có chuyện để làm, bé sẽ không quấy nữa.

Nhất Mao gần như không quấy, trái lại hàng ngày Lâm Kiêu chọc cho cô bé xù lông.

Hai người ở nhà thường xuyên gà bay chó sủa.

Ban đầu Kinh Trập còn có ý định quan tâm, cuối cùng dứt khoát mặc kệ hai người.

Bởi vì những chuyện mà Nhất Mao có khả năng làm được, Lâm Kiêu đều ném cho con gái làm, điều đó dẫn tới Nhất Mao vừa mới lớn đã cực kỳ tự giác mặc quần áo ăn cơm, thậm chí giúp bố mẹ thu dọn bàn ăn, sắp xếp lại quần áo.

Nửa đêm thức dậy, cô bé còn giúp bố mẹ đắp lại chăn.

Thấy đồ rơi thì nhớ phải nhặt lên, nhìn thấy bố để dép lê lung tung, cô bé còn nhắc nhở bố.

Nhất Mao ghét bỏ Lâm Kiêu không như thế này không như thế kia, thậm chí buổi sáng phải thắt cà vạt cho bố. Cô bé với không tới, lại còn đứng trên ghế bảo bố khom lưng cúi đầu.

Lần nào Lâm Kiêu cũng phải cởi ra thắt lại, nhưng mỗi lần anh đều kiên nhẫn cúi đầu cho Nhất Mao chơi đùa.

Qua mùa hè này, Nhất Mao phải đến trường mẫu giáo, mấy ngày trước Kinh Trập đã đưa bé đến tham quan trường học.

Cô bé rất thích nơi đó, nhưng đột nhiên lại buồn bã nói với Kinh Trập: “Mẹ ơi, con đến trường mẫu giáo, có phải sẽ không còn ai chơi với bố không? Bố sẽ cô đơn lắm.”

Kinh Trập há miệng, cuối cùng không đành lòng phá hỏng lòng tốt của con gái: “Vậy khi tan học con trò chuyện với bố nhiều vào nhé.”

Nhất Mao liên tục gật đầu.

Kinh Trập phải ký giấy xác nhận với trường mẫu giáo.

Lúc ký tên, giáo viên vừa nói chuyện với cô, vừa hỏi Nhất Mao: “Bạn nhỏ ơi, cháu tên là gì?”

Nhất Mao nghiêng đầu tự hỏi một lát, sau đó ngẩng đầu cầu cứu mẹ.

Hiếm khi có người gọi tên của cô bé, thậm chí cô bé cũng không nhớ rõ. Kinh Trập không trả lời ngay, cô mong đợi cô bé sẽ nhớ ra. Nhất Mao suy nghĩ một lát, sau đó nói: “Buổi sáng tốt lành ạ.”

Giáo viên chuyển lớp ở nhà trẻ nhìn Kinh Trập như cầu cứu.

Kinh Trập mỉm cười, nhìn giáo viên mà cảm thấy có lỗi, cô trả lời: “Lâm Dĩ Ninh.”

Truyện [Tín Đồ Ngày Xuân] được Làn Truyện edit và đăng tải duy nhất tại lantruyen.vn!



Kinh Trập mơ một giấc mơ, mơ thấy bố mẹ mình. Mẹ ngồi trên ghế dài trong sân, bà ấy đang đọc sách, không biết từ lúc nào đã ngủ quên, bố từ bên ngoài trở về, mang theo mùi hương của mùa xuân và sương sớm.

Kinh Trập vẫn là một cục bột nho nhỏ, ngang ngang tuổi với Nhất Mao, ngồi xổm xem con kiến chuyển nhà, lúc bố đi đến trước mặt cô thì cô mới nhận ra, ngẩng đầu lên, nhìn từ ống quần của bố nhìn lên trên.

Bố rất cao, dáng người đĩnh bạt, mặt mày cũng kiên nghị nghiêm túc.

Kinh Trập chớp chớp mắt, nhẹ giọng gọi: “Bố.”

Bố bế cô lên cao, ông ấy chỉ cần dùng một tay là có thể nâng cô lên, Kinh Trập cảm thấy cánh tay của bố mạnh mẽ đáng tin cậy như núi lớn vậy, cô cười rộ lên, nhỏ giọng nói: “Mẹ đã ngủ rồi.”

Bố gật đầu, ôm cô vào trong nhà, sau đó mới buông cô xuống, vỗ vỗ đầu cô: “Tự mình đi chơi nhé.”

Bố rút quyển sách từ trong lòng mẹ ra, nhẹ nhàng gác ở một bên, sau đó khom lưng bế mẹ lên.

Mẹ vừa tỉnh lại, nửa là vui mừng nửa là kinh ngạc: “Sao anh đột nhiên lại về rồi?”

Bố nói chuyện luôn luôn ngắn gọn: “Nhớ em.”

Bọn họ cùng nhau vào phòng ngủ, rất lâu cũng chưa đi ra ngoài. Kinh Trập nghĩ có lẽ là bọn họ ngủ rồi.

Cô đi qua gõ cửa cũng không có ai để ý tới cô, bà vẫy tay kêu cô đi qua đấy, cô có chút buồn bực ngồi ở dưới mái hiên.

Trời mưa, nước mưa tí tách vang lên, ếch xanh bắt đầu kêu to, thế giới trở nên ầm ĩ, trong ầm ĩ lại lộ ra một chút tĩnh lặng, Kinh Trập nhàm chán ngồi chống cằm lật xem sách của mẹ.

Là một cuốn tiểu thuyết của tác giả người Hà Lan, tên của cuốn sách có bốn chữ thì có hai chữ Kinh Trập không đọc được, nhưng cô vẫn đọc ngon lành được cả quyển, giống như cứ như vậy thì có thể nhanh chóng trưởng thành, có thể nhận biết rất nhiều chữ và biết nhiều tri thức giống như mẹ.

Bà nấu đậu phộng cho cô ăn.

Nước muối nấu đậu phộng, còn có cả xác, vừa mới vớt từ trong nước ra, đựng đầy trong một cái sọt nhỏ, Kinh Trập cẩn thận đặt sách qua một bên, sau đó lót một cái khăn lông ở đầu gối, đặt sọt ở trên đùi, tay nhỏ chậm chạp lột xác đậu phộng rồi lấy nhân ra, đút cho mình một hột, một hột đặt vào chén sứ màu trắng, một hột đặt vào chiếc ly có bụng tròn, một hột đặt vào bình gốm màu trắng, sau đó cứ lặp lại tuần hoàn như thế.

Ở trong chén là phần cho mẹ, trong ly cho bố, trong bình là phần của bà.

Nếu bọn họ ăn cùng mình thì càng tốt.

Kinh Trập có chút nhàm chán, chẳng mấy chốc cô đã lột xong đậu phụ.

Bà lại nấu canh quả táo cho cô.

Canh táo thả thêm vụn đậu phộng, nhân hạch đào còn có đường phèn.

Quả táo đã nấu lên hơi chua chua, được vị ngọt của đường phèn trung hòa.

Kinh Trập cảm thấy không ngon lắm, nhưng cô vẫn uống hết.

Lúc bà lại muốn làm bánh hạt dẻ cho cô thì cuối cùng bố và mẹ cũng dậy, cô lập tức nhảy dựng lên, chạy xuyên qua sân, nước mưa dính đầy trên mặt và trên đầu. Cô xòe tay che trên đỉnh đầu, chạy rất nhanh, dưới chân có rất nhiều bọt nước bị bắn lên.

Bởi vì quán tính mà cô đụng phải đùi của mẹ, mẹ khom lưng đỡ cô, cười cô giống như con trâu nhỏ. Bố bế cô lên, ông ấy rất ít khi cười, trên mặt luôn là vẻ nghiêm túc, nhưng đáng kinh ngạc là Kinh Trập không hề sợ ông ấy.

Kinh Trập ôm lấy cổ của bố, nhếch miệng cười rộ lên.

Nước mưa tí tách tí tách rơi xuống, tiếng ếch kêu chạy dài không dứt.

Chân trời có màu xám xịt, âm trầm như là sắp chạng vạng.

Đài radio ở cách vách vang lên, bởi vì trời mưa nên tín hiệu không tốt lắm, phát ra tiếng xẹt xẹt xẹt chói tai.

Kinh Trập nhớ đậu phộng đã lột xong cho bố mẹ, ngón tay chỉ vào bên kia bảo họ đi cùng chính mình.

Đường đi qua sân chỉ cần nửa phút nhưng bọn họ vẫn luôn đi, đi như thế nào cũng không thấy cuối.

Kinh Trập đi rồi cứ đi, đi thật lâu rồi quay đầu nhìn lại, phát hiện bên mình không có một bóng người nào, chỉ có bản thân mà thôi.

Đột nhiên sự buồn bã bao trùm lấy cô, tựa như mẹ từng nói, đồ mà con đã chuẩn bị xong có thể vĩnh viễn không thể tặng đi được.

Người mà con yêu sâu đậm có lẽ cũng sẽ không thể cùng con đi đến cuối con đường.

Cuộc sống không phải là một bộ phim điện ảnh, rất nhiều tình tiết đều sẽ không có kế tiếp, thậm chí là không có kết cục.

Kinh Trập tỉnh dậy từ trong mộng, ôm chăn ngồi tựa vào đầu giường, ngơ ngẩn rất lâu, không rõ là vì sao mình lại mơ một giấc mơ như vậy.

Cảnh tượng trong mộng bình đạm đến nhạt nhẽo, đại khái là một ngày nào đó trong trí nhớ mà cô đã vô tình quên đi, cũng không có gì khắc sâu cả, chỉ là một cảnh tượng hết sức bình thường.

Có lẽ bởi vì trở về núi Lạc Âm nên mới tức cảnh sinh tình.

Hoặc có lẽ bởi vì bên ngoài trời đang mưa.

Kinh Trập đắp lại chăn cho Nhất Mao, sau đó xuống giường.

Giường xếp mà Lâm Kiêu nằm ở bên chân của cô, cô vừa động đậy một chút là anh lập tức tỉnh lại, duỗi tay nắm lấy chân cô, nhẹ giọng hỏi: “Không ngủ được à?”

Kinh Trập khẽ gật đầu, giơ tay chỉ chỉ bên ngoài, ý bảo là: Em ra bên ngoài hít thở không khí.

Lâm Kiêu khẽ “ừm” một tiếng, chờ Kinh Trập đi ra ngoài thì cũng khoác áo khoác đi ra theo.

Kinh Trập ngồi trên chiếc ghế gỗ dưới mái hiên, không có ghế thừa, Lâm Kiêu bèn bế cô lên rồi ngồi lên chiếc ghế đó, sau đó đặt cô ngồi lên đùi mình.

Kinh Trập có chút thẹn thùng, tay để ở trên ngực anh, cụp mi xuống nói: “Tí nữa sẽ có người đi tiểu đêm đấy.”

Bị người ta thấy được thì không tốt.

Lâm Kiêu khẽ cười, da mặt con gái bao giờ cũng mỏng manh, đến bây giờ rồi mà cô còn sợ bị người thân nhìn thấy hai người bọn họ thân mật.

Nhưng anh luôn thích bắt nạt cô, nhìn cô mặt đỏ tai hồng, tim đập như nổi trống, làm như thế để xác định là cô yêu anh.

Vợ chồng hợp pháp, chuyện này là chuyện bình thường, có người thấy được cũng không ai nói gì cả.

Nhưng Lâm Kiêu vẫn để ý đến cảm xúc của cô, nhẹ giọng nói: “Vậy chúng ta vào trong xe nhé?”

Xe dừng ở trên bãi đất trống.

Kinh Trập do dự một lát, sau đó gật đầu.

Cô không ngủ được, muốn nói chuyện với Lâm Kiêu một lát nhưng hiển nhiên ở trong nhà người khác cũng không quá thích hợp.

Lâm Kiêu trở về phòng một chuyến, đắp lại chăn cho Nhất Mao đàng hoàng, đặt điện thoại ở bên gối của cô bé, sau đó cầm chìa khóa xe cùng ô che mưa ra ngoài.

Kinh Trập cho rằng chỉ ngồi trong này nói chuyện một lát, không nghĩ tới Lâm Kiêu trực tiếp ngồi vào ghế điều khiển, khởi động xe.

Kinh Trập bám vào trên lưng của ghế điều khiển, nhẹ giọng hỏi: “Anh làm gì thế?”

Lâm Kiêu ngậm một viên kẹo vị chanh để nâng cao tinh thần, sau đó nghiêng đầu trả lời: “Mang em đi gặp bố mẹ.”

“Sao mà anh lại…” Biết.

Cuối cùng Kinh Trập cũng không hỏi hết câu, đôi khi cô cảm thấy mình và Lâm Kiêu có một loại tâm linh tương thông kỳ diệu.

Cô chỉ có chút lo lắng mà dặn dò: “Trời mưa, anh lái chậm chậm một chút.”

Lâm Kiêu làm dấu “OK”: “Yên tâm, anh cũng không muốn chết trẻ vì tình yêu đâu.”

Kinh Trập có chút oán trách mà “này” một tiếng, ý bảo anh đừng nói những câu không may mắn đó nữa.

Lâm Kiêu cười rộ lên.

Xe dừng ở cuối đường xi măng, hướng lên trên chính là thềm đá dốc đứng, nếu không quen đi đường núi thì sợ là rất khó khắc phục chướng ngại tâm lý, vì thế Kinh Trập dặn dò anh: “Anh ở đây chờ em đi, em tự đi lên cũng được.”

Lâm Kiêu nắm lấy tay cô, bĩu môi nói: “Sao vậy? Anh coi em là bà xã mà em lại coi anh là tài xế hả?”

Kinh Trập thở dài, nắm lấy tay anh, lẩm bẩm nói: “Cũng không biết năm đó là ai đòi trèo lên bậc thang rồi ôm chân em không cho em đi nữa.”

Lúc đó là đi chùa miếu khi còn nghỉ hè.

Lâm Kiêu nhịn không được bật cười, kéo Kinh Trập lại bên người, hai người sóng vai nhau đi lên trên.

“Em không cảm nhận được sao? Anh chỉ là thích em thôi.”

Bởi vì thích cho nên muốn tiến vào trong đôi mắt của em, trong lòng, trong đầu óc, muốn bất cứ thời khắc nào em cũng nhìn thấy anh và nhớ anh.

Truyện [Tín Đồ Ngày Xuân] được Làn Truyện edit và đăng tải duy nhất tại lantruyen.vn!

Trời hết mưa, mây đen lập tức tan đi.

Hơi nước ẩm ướt còn treo trên mỗi mảnh lá cây, bị sắc đêm phản xạ ra ánh sáng trắng lạnh lẽo.

Kinh Trập hái một bó cúc non từ ven đường, đặt ở trước bia mộ. Cô ngồi xổm xuống, mắt nhìn người trên ảnh chụp, giơ tay lau khô vết bẩn.

Đã lâu lắm rồi, ảnh chụp đều đã mơ hồ không thấy rõ lắm, Kinh Trập cũng sắp quên mẹ mình trông như thế nào.

Ngay cả trong mơ thì khuôn mặt của mẹ cũng rất mơ hồ.

Lúc sắp đi xuống núi, Kinh Trập ôm lấy Lâm Kiêu, giọng nói có chút buồn bã: “Em cũng rất thích anh.”

Nghe được cô nói thích là một chuyện rất khó, cô không phải là người thích thể hiện, cô sẽ dồn nén tình yêu của mình xuống rất nhiều chi tiết, nhưng riêng việc nói thành lời thì cô rất hiếm khi nói ra.

Anh cũng biết là cô thích anh, nhưng vẫn thích chính tai mình nghe được.

Vì thế anh cười cười: “Thật không? Thích chừng nào?”

Kinh Trập rất ít khi để ý tới việc anh được một tấc lại tiến một thước, nhưng lần này cô lại nói rất nghiêm túc: “Thật ra lúc em có thai Nhất Mao ấy, cảm xúc không ổn định, có đoạn thời gian em thường hay nghi thần nghi quỷ…”

Đại khái là do biến đổi hormone trong cơ thể làm cho cảm xúc dao động kịch liệt, mà cô lại là người không hay biểu đạt cảm xúc cho nên rất áp lực.

Vì muốn dành thời gian ở bên cô mà khoảng thời gian ấy anh hay tăng ca thêm giờ để xử lý chuyện của công ty, muốn nghỉ dài hạn một thời gian, nghỉ cho đến lúc cô sinh sản xong.

Nhưng bởi vì không xác định có thể dành được hay không, nên anh không nói cho cô biết, sợ cô không vui, chỉ nói đợt này anh tăng ca để tăng thời gian nghỉ đông.

Có vài ngày anh đều ở lại công ty, Kinh Trập thường thường mất ngủ, bởi vì nguyên nhân sức khỏe nên cô đã nghỉ sinh, mỗi ngày ở nhà ăn không ngồi rồi, khả năng là quá nhàm chán cho nên dễ dàng nghĩ đông nghĩ tây. Khoảng thời gian đó, mỗi ngày cô đều nghĩ là anh yêu người khác, trong đầu như đang diễn ra một bộ phim truyền hình, tâm tình của cô cũng phập phồng theo cốt truyện, thậm chí nghĩ đến tình tiết máu chó như một ngày mình đỡ bụng to ra cửa đi dạo, bắt gặp được anh đang đi với tình nhân.

Mỗi khi nhìn thấy trường hợp tương tự trên mạng, cô đều có chút kinh hãi.

Cuối cùng cô cũng không thể nhịn được nữa mà đi đến công ty tìm anh, lúc đi thì lấy cớ đưa cơm trưa cho anh.

Trợ lý Tiểu Tống của anh đã sớm xuống nghênh đón, dẫn cô từ bãi đỗ xe một đường lên tận tầng 19. Cô đi qua khu vực làm việc, lúc đẩy cửa văn phòng của anh ra, anh mới ngẩng đầu lên từ trong đống văn kiện, vẻ mặt vốn dĩ đang có vẻ nghiêm túc và ổn trọng của “giám đốc Tiểu Lâm”, nhìn thấy cô thì đột nhiên sụp đổ. Chờ khi Tiểu Tống rất có ánh mắt mà lui ra ngoài, đóng cửa lại thì anh lập tức nhảy dựng lên, cầm lấy cổ tay cô, ôm lấy eo của cô, chóp mãi sát tới cọ lên mặt cô, buồn bực nói: “Mỗi ngày đều có một đống công việc linh tinh, anh sắp không thể vượt qua chuỗi ngày tháng này nữa rồi. Sao em lại chạy lung tung thế này? Anh đã bảo em ở nhà nghỉ ngơi rồi mà. Em lại đưa cơm cái gì hả? Không thể bảo dì giúp việc đưa đến sao? Không có thì anh tùy tiện ăn một chút là được, nếu không may em vấp ngã hay đụng phải chỗ nào thì còn không bằng anh đi ăn vỏ cây cho rồi.”

Anh nói luyên thuyên mãi, Kinh Trập cũng không chen mồm vào được, lúc ấy bụng của cô cũng không tính là quá to, cũng không phải rất cồng kềnh, nhưng anh lại làm như kiểu cô là búp bê sứ dễ vỡ.

Cô không muốn giải thích nhiều, bèn kéo cánh tay của anh, nhẹ giọng nói: “Chỉ là em nhớ anh thôi.”

Cô nhìn thấy đôi mắt anh dần dần sáng rực, khóe môi còn cố gắng không để cong lên, nhưng vẻ mặt rõ ràng sung sướng hơn rất nhiều. Cuối cùng không nhịn được nữa cô cũng bật cười, những nghi ngờ trước đó nháy mắt đều tiêu tán.

Anh nhích lại gần hôn lên má cô, còn có đôi mắt, sau đó cười lớn: “Em lặp lại lần nữa đi.”

Kinh Trập che miệng anh lại: “Anh đừng có mà được một tấc lại muốn tiến một thước.”

Cơm đưa cho Lâm Kiêu nhưng ngược lại Lâm Kiêu lại đút cho cô ăn, anh đưa cô về nhà, cắt trái cây cho cô, bật một đĩa nhạc rồi sau đó lại vội vã chạy về công ty.

Ngày đó chiếu phim gì Kinh Trập cũng không nhớ rõ, chỉ nhớ rõ là mình xem được một nửa lại dựa vào ghế ngủ gật, lúc Lâm Kiêu trở về ôm cô lên giường ngủ.

Lúc cô nằm xuống thì lập tức tỉnh giấc, mở to mắt hỏi buổi tối anh có đi nữa không. Anh xoa xoa giữa mày, sắc mặt mệt mỏi nhưng vẫn cười cười: “Không đi, khoảng thời gian này anh sẽ không đi nữa, ở nhà với em.”

Anh nói là bởi vì thấy trạng thái của cô không tốt lắm, lo lắng cho cô.

Kinh Trập kéo cổ áo của anh xuống, kéo đến khoảng cách gần nhất, sau đó hơi ngẩng đầu hôn lên môi anh.

Kinh Trập móc lấy cổ anh, lòng bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve vùng da sau tai, lấy đó để giảm bớt cảm xúc nôn nóng.

Cuối cùng Lâm Kiêu thở hổn hển đi vào phòng tắm, anh như cố ý muốn chọc giận cô, mở cửa phòng tắm để cô xem mình ‘tự giải phóng’.

Kinh Trập đâu thèm xem, nhưng nhắm mắt lại thì tai vẫn nghe được, cuối cùng bản thân cũng không nhịn được cười cười, hỏi anh có ổn không.

Anh vẫn còn buồn bực, lúc ngủ nhất định quay lưng về phía cô, nhưng lúc sắp ngủ lại nhịn không được quay lại ôm lấy cô.

Lâm Kiêu còn nhớ rất rõ, nhưng anh thật sự không biết Kinh Trập từng có loại suy nghĩ như vậy, thế là đã nhiều năm trôi qua rồi nhưng vẫn nhịn không được bực bội: “Anh chỉ thiếu nước đào tim ra cho em xem nữa thôi.”

Kinh Trập che lại miệng anh: “Em biết rồi.”

Giọng nói của Lâm Kiêu ồm ồm trong tay cô: “Em biết cái rắm í.”

Kinh Trập nhăn mày nhìn anh: “Anh đừng nói nữa.”

Lâm Kiêu chớp chớp mắt, khí thế ngay lập tức yếu xuống: “Oh.”

Lúc này Kinh Trập mới tiếp tục nói: “Trước kia em luôn cho rằng cuộc đời rất dài, lúc ở bên nhau thì phải yêu nhau, đối xử với nhau cho tốt, nếu anh đi rồi thì em cũng sẽ chúc phúc cho anh. Nhưng thật ra em không hề hào phóng chút nào. Khi đó mỗi thời mỗi khắc em đều suy nghĩ, nếu anh đi rồi thì em sẽ đánh gãy chân của anh, em sẽ hung hăng mắng anh và đánh anh, em không muốn chúc phúc cho anh, em muốn mỗi ngày anh đều không vui bởi vì em rất không vui.”

Mặt mày của Lâm Kiêu tràn đầu ý cười: “Ôi giời, đanh đá như vậy cơ à.”

Kinh Trập cúi đầu, mũi chân đá mũi chân của anh, nhẹ giọng hỏi: “Anh có thể yêu em mãi mãi không?”

Hứa hẹn không có ý nghĩa gì, cả đời là vô căn cứ, em biết lòng người dễ đổi thay, cũng biết thế sự vô thường.

Nhưng em vẫn khát vọng cùng anh đi hết cuộc đời này, cho đến khi đầu bạc răng long.

Lâm Kiêu sửng sốt một lát, bỗng nhiên cười: “Em hôn anh một cái đi rồi anh nói cho em nghe.”

Kinh Trập thoát ra từ trong mớ cảm xúc, bỗng nhiên thấy mình thật sự đang làm ra vẻ, vì thế bĩu môi, xoay người: “Anh thích nói hay không thì tùy.”

Cô ngẩng đầu, ngắm những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời.

Không biết có phải mẹ cũng đang ngắm sao không, có lẽ bố cũng đang ở bên cạnh mẹ.

Lâm Kiêu ôm lấy cô từ phía sau, nghiêng đầu hôn lên vành tai của cô: “Anh sẽ yêu em, mãi mãi.”

Thềm đá uốn lượn chênh vênh, đi xuống còn khó hơn nhiều so với lúc đi lên, bọn học bước từng bước một đi xuống dưới, lúc ngồi lên trên xe, hai người đều thở phào nhẹ nhõm.

Tinh thần căng chặt cuối cùng cũng thả lỏng, cơn buồn ngủ lập tức ập đến.

Kinh Trập còn chưa kịp mệt mỏi, vừa chống mắt lên đã thấy khuôn mặt Lâm Kiêu nhích lại gần. Anh ngửi ngửi cổ của cô giống như chó con vậy, sau đó nhe răng khẽ cắn cằm cô, hôn một tấc lại một tấc hướng lên trên, cuối cùng ngừng lại trên miệng cô, nhưng không động đậy, bàn tay to lướt qua mép quần áo rồi vỗ nhẹ vào eo cô, hỏi: “Có muốn qua đây ngồi không?”

Kinh Trập nghiêng mắt nhìn, cẩn thận bò qua đó.

Anh cười một tiếng: “Đây là em chủ động đấy nhé.”

Kinh Trập bịt miệng anh lại: “Anh thật là phiền.”

Mỗi lần như vậy cô đều thấy thẹn thùng, đều do anh cố ý kích thích cô.

Lâm Kiêu cười đến mức lồng ngực phập phồng: “Da mặt em mỏng quá đi. Em thả lỏng chút nào. Anh đâu phải người khác, hai ta cũng đâu có làm chuyện gì không đứng đắn.”

Anh cố ý lung lay cô.

Kinh Trập im lặng một lát, thấy anh tự cởi nút buộc ra, cầm tay cô đặt lên người anh, cô nhẹ giọng hỏi một câu: “Sao anh không nói là anh không biết xấu hổ ấy.”

Lâm Kiêu không coi đó là điều gì xấu hổ cả, đúng lý hợp tình nói: “Anh yêu bà xã của anh mà còn thấy xấu hổ ư? Anh có điên đâu.”

Kinh Trập: “….”

Thùng xe chật hẹp, chỗ ngồi càng hẹp đến nỗi miễn cưỡng lắm mới có thể chứa được hai người, anh điều chỉnh lưng ghế ra sau một chút, để cô có thể tựa vào người anh, sau đó dường như cố ý mà giả bộ thở hổn hển: “Bà chủ, không cần thương tiếc anh đâu.”

Kinh Trập vừa tức giận vừa buồn cười cắn anh một cái.

….

Kính cửa sổ xe bị che bởi một tầng sương mù, sau khi Kinh Trập chùi đi thì nhìn thấy chân trời đã phiếm chút màu trắng bụng cá, cô nói: “Trời đã sáng rồi.”

Lâm Kiêu đã được thỏa mãn, lười biếng “ừm” một tiếng, đầu ngón tay vuốt ve eo cô: “Em lái xe đi.”

Kinh Trập nghi hoặc ngoảnh đầu lại nhìn anh: “Hửm?”

Lâm Kiêu nghiêng đầu thở dài: “Chân bị chuột rút rồi, Muội Muội.”

Kinh Trập: “Hả?”

Cô vẫn đang ở trên người anh, nghe vậy lập tức bò xuống, cách chỗ ngồi cúi người nhìn anh: “Vậy sao anh không nói gì?”

Lâm Kiêu liếc mắt đánh giá cô từ trên xuống dưới, vỗ nhẹ lồng ngực của mình: “Anh muốn vui sướng, không muốn sống.”

Kinh Trập: “….”

Lúc trở về thì Nhất Mao vừa mới tỉnh, cố mở to hai con mắt nhập nhèm, u oán nhìn Lâm Kiêu: “Bố, bố với mẹ mới đi đâu về vậy?”

Kinh Trập sờ đầu của con gái, Lâm Kiêu lại thẳng thừng đẩy Nhất Mao trở lại giường, đắp chăn lên, nhéo nhéo cái mũi của cô bé: “Chuyện của người lớn con nít đừng có xen miệng vào.”

Nhất Mao “hừ” một tiếng: “Bố xấu lắm.”

Lâm Kiêu: “Nhất Mao xấu lắm.”

Hai học sinh tiểu học đấu võ mồm năm phút, Kinh Trập dựa vào giường ngủ thiếp đi.

Lúc cô ngủ trên miệng còn ngậm ý cười.

Mơ hồ cảm nhận được Nhất Mao đắp chăn cho cô, Lâm Kiêu bỏ tay cô vào trong chăn.

—-Hoàn Toàn Văn—-

Bình luận

Truyện đang đọc