Mình thấy trên Tấn Giang có bài cảm nghĩ phân tích về một số chi tiết trong truyện, chủ post muốn chứng minh là Bắc Nam dụng tâm đến mức nào. Mình không dịch hết, tại vì một số chi tiết hơi rắc rối và hơi chém quá, mình đọc quáng cả mắt, nên mình sẽ chỉ lượm lặt một vài chi tiết gần gũi dễ hiểu nhất, mình chỉ đọc và thuật lại theo cách hành văn của mình thôi, không theo thứ tự nào hết, đọc chơi cho vui thôi nhe chị em.
- Về tiêu đề, “Toái ngọc đầu châu” (ngọc vỡ chuyển vào châu) có thể liên hệ với sự việc lò hương bằng ngọc bị vỡ, Đinh Hán Bạch tìm đồ đệ của sư phụ Lương, sau đó phát hiện đó là Trân Châu. Có thể suy ra là, lò hương ngọc bị vỡ chuyển vào Trân Châu, chữ “đầu” là này có nghĩa là tìm đến, gửi gắm. Tiêu đề này cũng có thể liên hệ với sự kiện Đinh Hán Bạch mua một cái bình ngọc bên trong có viên trân châu, sau khi đập vỡ bình ngọc, viên trân châu tặng lại cho Kỷ Thận Ngữ.
- Hán bạch ngọc bắt nguồn từ Bắc Kinh, nơi Đinh Hán Bạch sinh trưởng chính là Bắc Kinh, nhưng trân châu (ngọc trai) lại xuất phát từ Hải Nam, không phải Dương Châu. Bách Khoa của Baidu có nói, hiện nay giới chạm khắc ngọc chia làm hai phái, bắc phái và nam phái. Bắc phái lấy Bắc Kinh làm đại biểu, đặc điểm là hào phóng, cởi mở, khí thế. Nam phái lấy Dương Châu làm đại biểu, đặc điểm là tinh tế tỉ mỉ. Hai đặc điểm này hoàn toàn giống với tính cách của Hán Bạch và Thận Ngữ.
- Trân châu được sinh ra trong cơ thể của động vật thân mềm; còn hán bạch ngọc được sinh ra trong nham thạch, là thành phần chủ yếu của vỏ động vật thân mềm. Trân châu ở bên trong động vật thân mềm, hán bạch ngọc ở bên ngoài động vật thân mềm, vậy chẳng phải là hán bạch ngọc che chở cho trân châu sao?
- Đinh Hán Bạch luôn nói mình muốn làm người xuất chúng, hán bạch ngọc cũng chỉ dùng cho đế vương.
- Đinh Hán Bạch bình thường nói năng chua ngoa, đả thương tâm hồn mọi người, có thể nói là thương tâm tổn phế. Nhưng không sao, đã có trân châu nghiền nát thành bột có khả năng an thần, bình can tiềm dương, kéo dài tuổi thọ. Có thể gọi là lấy nhu thắng cương.
- Lúc lò hương ra đời, Hán Bạch có nhắc đến trấn bảo của tiệm là Tùng Hạc Duyên Niên, Hạc trong Lương Hạc Thừa, Duyên trong Đinh Duyên Thọ.
- Đinh Nhĩ Hòa 丁尔和, có thể chỉ Nhĩ Hòa Ngọc 尔和玉 (Nhĩ và Ngọc), hai chữ “Nhĩ” và chữ “Ngọc” kết hợp sẽ thành chữ Tỉ 玺. Tất cả mọi người đều biết, chỉ có con dấu của hoàng đế mới được gọi là “tỉ”. Cho nên tên của Đinh Nhĩ Hòa cũng đã ám chỉ dã tâm muốn thượng vị, khiêu chiến với cái ghế con cả của Đinh Hán Bạch. Đinh Khả Dũ 丁可愈, “Khả” là có thể”, “Dũ” là chữa bệnh. Ý chỉ, Đinh Khả Dũ vẫn còn cứu được, tuy rằng học không giỏi, nhưng bản tâm không xấu, có thể đi trên con đường chính đạo. Vận mệnh của hai anh em nhà này, từ đầu đã được ám chỉ.
Ngoài ra còn một số phần nói về tính cách của Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ hợp nhau như thế nào, mà dài dòng quá, không có gì tiêu biểu nên thôi.