TRỒNG TRỌT LÀM GIÀU TẠI DỊ GIỚI

45: Cầm Tay Chỉ Dạy


Không biết lý chính đã nói với dân làng như thế nào mà số người đến học phương pháp hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo cũng không ít.
Dư Chu tìm một chỗ trống yêu cầu mọi người xếp thành một vòng tròn, sau đó hắn mới gọi Trần Phong và Nhị cẩu tử tiến vào bên trong vòng tròn đó.
Nhị cẩu tử hưng phấn nói: "Tiểu Chu ca ca ngươi thật sự muốn dạy cho ta đầu tiên sao?"
"Không, ta chỉ cần hai người trợ thủ mà thôi." Dư Chu lắc đầu.
Trần Phong nghi hoặc hỏi: "Trợ thủ?"
Dư Chu gật đầu chỉ xuống mặt đất:
"Đúng thế, trợ thủ nằm trên mặt đất."
Có thôn dân đứng vây bốn xung quanh kịp thời nghe hiểu được mấy lời Dư Chu vừa nói liền cười lớn đùa giỡn nói:
"Trần Phong này, đây là vì thôn làng làm ra công hiến, đừng có bẽn lẽn ở đó nữa."
"Ngươi không bẽn lẽn ngươi tới làm đi." Trần Phong quay đầu qua trừng mắt nhìn người kia một cái lại do dự nhìn vào ánh mắt xác thực của Dư Chu cuối cùng vẫn ngoan ngoãn nằm xuống.
Người trước đó vừa trêu chọc anh ta thấy Trần Phong nằm xuống liền cười lớn nói:
"Còn không phải do tuổi tác ta đã cao rồi sao, mấy chuyện cống hiến cho thôn làng như thế này là cần đám thanh niên trẻ tuổi các ngươi ra mặt mới được."
Dư Chu thấy Trần Phong bĩu môi nằm đó, hắn sợ nếu người kia còn nói tiếp thì trong lòng Trần Phong sẽ cảm thấy không thoải mái liền mở lời cắt đứt cuộc thảo luận của mọi người,
"Đợi chút nữa sau khi ta làm động tác xong thì sẽ giảng giải một lượt những điều cần chú ý, hi vọng mọi người chú ý lắng nghe đừng để thiếu sót hoặc nhớ lầm."
Hắn vừa nói xong lời này thì thôn dân đứng ở bốn xung quanh quả nhiên đều lập tức im lặng, mọi người yên tĩnh đứng đợi Dư Chu làm mẫu.
Trước đây trong công ty Dư Chu có chuyên viên về đào tạo phương thức thực hiện hồi sức tim phổi cho nên hắn có thể tự tin làm đúng tất cả bước trong đó, giảng giải cũng đặc biệt chậm rãi và theo một trình tự rõ ràng, bước nào nên làm cái gì và làm ở mức độ như thế nào, cần chú ý những gì đều được hắn giảng giải một cách chi tiết.
Sau khi làm xong một loạt các động tác có vài người có trí nhớ tốt đã có thể nhớ được hết, liền hỏi tiếp:
"Vẫn còn một cái là miệng đối miệng thổi khí nữa mà?"
Lời nói của người này rõ ràng còn mang theo cảm giác xem náo nhiệt không sợ chuyện lớn, Dư Chu nhịn không được quay đầu qua liếc trắng mắt anh ta một cái:
"Dư Minh, một loạt động tác vừa nãy ngươi đã học xong chưa hả?"
"Học xong rồi mà." Dư Minh xắn ống tay áo đi lên phía trước nói,
"Không tin thì để ta làm một lần cho ngươi kiểm tra lại."

"Được đấy." Dư Chu không phản đối, phương pháp sửa lỗi trong lúc học tập đúng là có thể khiến người ta nắm bắt phương pháp một cách chính xác nhất, chỉ là trước khi Dư Minh thao tác thì hắn cũng không quên nhắc nhở cậu ta,
"Lúc ngươi ấn động tác cần phải nhẹ nhàng một chút, đây chỉ là đang làm mẫu thôi."
"Yên tâm đi, ta biết rồi." Dư Minh nói.
Vậy nên Trần Phong lại lần nữa bị bắt ép làm công cụ hình người.
Sự tự tin của Dư Minh xác thức là đều có nguyên do cả, một loạt các động tác sau khi được lặp lại một lần thì chỉ có hai chi tiết nhỏ là Dư Chu cần phải sửa lại cho cậu ta ra thì những động tác khác đều không có vấn đề gì.
Làm xong cậu ta hất cằm đắc ý nói,
"Ta đã nói là ta học được rồi mà."
Dư Chu gật đầu, "Đúng là đều biết hết rồi."
Dư Minh: "Vậy còn cái tiếp theo kia thì sao?"
Khóe miệng Dư Chu kéo lên thành nụ cười nói,
"Nếu như ngươi đã ưu tú như thế thì không bằng ngươi với Trần Phong làm mẫu cho động tác tiếp theo đi, ta sẽ đứng ở bên cạnh chỉ dẫn cho ngươi làm như thế nào."
Dư Minh:!!!
Sau khi cơn sốc qua đi anh ta mới bật thốt lên:
"Ta mới không cần phải miệng đối miệng thổi khí với tên tiểu tử thối Trần Phong kia đâu!"
Trần Phong cũng ngồi bật dậy nói,
"Nói như thể ta nguyện ý bị ngươi thổi không bằng ấy."
Giọng nói của đám người trẻ tuổi bốn xung quanh gào thét vang lên,
"Đều là nam nhân cả õng ẹo cái gì chứ."
Nhưng bởi vì bối cảnh của thời đại nên phần nhiều mọi người đều cảm thấy như vậy đúng là không thỏa đáng cho lắm liền hỏi ý Dư Chu:
"Có thể học những thứ khác, trong lúc làm mẫu cũng không cần thổi khí nữa."
Dư Chu suy nghĩ một lúc liền gật đầu đồng ý, chỉ làm nhấn mạnh thêm vài lần những chi tiết và những chỗ cần lưu ý.
Sau khi mọi người đều đã học được rồi liền vừa thảo luận vừa rời đi.

Trần Phong cũng từ dưới nền đất lật người đứng dậy gọi Dư Chu cũng đang định rời đi lại:
"Hôm nay ta đúng là phải trả giá quá nhiều rồi, cần phải được bồi thường tổn thất thì mới bù đắp được những hi sinh của ta nhá."
Dư Chu lộ ra nụ cười đã hiểu nói,
"Muốn bồi thường cái gì?"
"Tối hôm qua không phải ngươi nhặt được chút ốc đồng bên trong sông hả?" Trần Phong hì hì cười nói,
"Đợi lúc xào xong thì nhớ chia một phần cho ta đi."
Dư Chu: "Hôm qua không nhặt được bao nhiêu, nếu ngươi muốn ăn thì mau đi nhặt nhiều một chút về đây, đến lúc đó ta cùng làm một thể."
"Không thành vấn đề." Trần Phong lập tức đồng ý rồi mới vội vàng lôi kéo Nhị cẩu tử chạy về phía sông.
Dư Chu lắc đầu hết nói nổi, đa số người dân trong làng đều không ăn ốc đồng là bởi vì mùi vị của nó rất tanh, mà hắn lại chưa từng làm món này bao giờ nên không biết Trần Phong lấy đâu ra tự tin với trù nghệ của hắn cơ chứ, có điều hắn cũng không muốn đi hỏi nữa bởi vì Cẩm Xuyên còn đang cầm sọt cây thủy sinh đứng ở bên cạnh đợi hắn kìa.
Chiều tối hôm qua bởi vì bận rộn cứu giúp Sơn oa bị đuối nước nên không kịp đi vớt cây thủy sinh, hôm nay hắn bắt buộc phải vớt đủ số cây thủy sinh cần thả vào trong ao mang về mới được.
Sau khi hai người đi đến bên cạnh bờ sông thì Cẩm Xuyên có chút nghi hoặc nói:
"Phương pháp cứu người huynh dạy mọi người vừa nãy..."
Dư Chu không đợi cậu nói xong liền đón lời nói:
"Đệ muốn học không?"
Cẩm Xuyên nghiêm túc gật đầu nói: "Muốn."
"Vậy đợi chút nữa về nhà ta sẽ dạy lại cho đệ, cầm tay chỉ dạy từng bước một." Dư Chu nheo mắt mờ ám nói,
"Tuyệt đối không để dạy thiếu bất cứ một động tác nào hết."
Cẩm Xuyên:...
Cậu nhớ tới động tác bị lược bỏ trong lúc làm mẫu thì tay chân liền ngượng nghịu không biết nên di chuyển như thế nào.
Buổi tối ngày hôm đó Dư Chu thật sự nói được làm được, đúng là cầm tay chỉ dạy Cẩm Xuyên cách thực hiện từng động tác một của phương pháp hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo.
Số ốc đồng Trần Phong ngày nhớ đêm mong cũng được ngâm nước thêm ba ngày thì Dư Chu mới mang đi làm một thể.

Tổng cộng bọn họ tích được hai thùng óc đồng lớn, nếu đều làm thành món ốc xào thì chắc chắn bọn họ sẽ không ăn hết được nhiều như vậy.

Vậy nên Dư Chu liền chia một thùng rưỡi số ốc trong hai thùng ra rồi bắc bếp cùng với nồi ra bên ngoài sân luộc chín, sau đó lại để Cảm Xuyên với Tiểu Quyên ngồi ngoáy hết số thịt ốc bên trong ra, như vậy có thể dùng để xào với rau ăn hoặc là nếu ăn không hết cũng có thể mang đi phơi khô để đến hết năm cũng không lo bị hỏng.
Nửa thùng ốc còn lại thì Dư Châu đem đi rửa sạch rồi dùng dao gõ vỡ đuôi vỏ ốc, sau khi mang đi xát rửa thêm vài lần mới bắt đầu bắc bếp xào.
Sau nhiều tháng thu thập thì hiện giờ bên trong nhà Dư Chu đã không còn thiếu những gia vị thường được dùng trong nấu ăn hàng ngày nữa, mấy thứ như gừng tươi, lá nguyệt quế, đại hồi hương, vỏ quế, hoa tiêu đều có cả, lại thêm nửa bát ớt ngâm do Trần thẩm cung cấp nữa thì đã đủ số gia vị có thể áp chế toàn bộ vị tanh của ốc đồng rồi.
Lúc Dư Chu xào ốc thì Trần Phong đứng ở bên cạnh vừa thêm củi lửa vừa vươn dài cổ nhìn vào bên trong nồi.

Ngay cả cô nhóc Tiểu Quyên cũng thỉnh thoảng lại buông công việc moi ruột ốc trong tay xuống chạy tới bên ngoài cửa phòng nhìn xem hai người đã làm xong chưa.

Dư Chu thấy vậy liền phân phó tiểu cô nương:
"Tiểu Quyên đi ra mảnh vườn trước sân hái giúp ta một nắm ngọn tía tô mang vào đây, chút nữa dùng để cho vào trong nồi ốc."
Vừa nghe hắn nói là dùng để cho vào trong nồi ốc thì Tiểu Quyên liền vui vẻ nhảy nhót đi ra vườn hái rau.
Buổi tối cả nhà Trần gia qua nhà Dư Chu ăn cơm tối, Dư Chu với Cẩm Xuyên làm một đ ĩa ốc xào với một đ ĩa cá hấp thật lớn, lại xào thêm một vài món rau xanh.
Thức ăn sau khi làm xong được bày tại trong sân, thời điểm mặt trời xuống núi thì nhiệt độ bên ngoài cũng đã giảm thấp, từng cơn gió nhè nhẹ thổi qua, mấy người ngồi vây xung quanh chiếc bàn vừa ăn vừa vui vẻ nói cười.

Bên trong sân vườn nhà Dư Chu trồng vài bụi cỏ ngứa nên mọi người cũng không cần lo lắng sẽ bị muỗi đốt.
Trần thẩm và Trần đại nương ăn xong đầu tiên, Trần thúc vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu nên tốc độ chậm nhất, Dư Chu, Cẩm Xuyên cùng với hai huynh muội nhà Trần gia sau khi ăn xong lại mỗi người cầm một cây tăm trúc ra ngồi moi ruột ốc đồng ăn tiếp.
Trần thẩm thấy mọi người đều vui tươi hớn hở liền lắc đầu nói:
"Cũng chỉ có hai người các ngươi là nỡ dùng cả đống dầu với gia vị để xào một đ ĩa ốc đồng lớn như thế."
"Đó cũng là vì nó ăn ngon mà!" Dư Chu hớp một ngụm nước ốc nói.
Trần Phong nghe hắn nói vậy cũng gật đầu theo,
"Đúng là ăn ngon, nương à, lần sau ta lại đi nhặt chút ốc dồng mang về cho ngươi xào lên ăn nhé!"
Trần thẩm do dự thật lâu cũng không nói lời đồng ý.
Ngược lại sau khi Trần đại nương quét mắt nhìn đám người ăn tới ngon lành bên đó liền gật đầu nói:
"Ta thấy cũng được đấy, mặc dù có hơi tốn gia vị một chút nhưng nếu một năm chỉ ăn một hai lần thì cũng không tính là gì."
Sau khi mọi người đều đã ăn no uống đủ thì Dư Chu đi qua mảnh vườn cạnh sân ngắt mấy quả dưa chuột đem tới bên cạnh giếng nước múc nước rửa sạch sẽ, sau đó mới mang vào bẻ cho mỗi người một khúc cầm ăn.


Có thể nói là tương đối thoải mái.
Ngày tháng có trôi qua thực thoải mái thì Dư Chu vẫn không quên chuyện phải làm thơ tại hội Đăng cao.
Bắt đầu từ ngày Văn tiên sinh yêu cầu hắn chuẩn bị cho thật tốt thì cứ cách vài ngày hắn lại viết một bài thơ có liên quan đến hội Đăng cao mang qua cho tiên sinh nhận xét.

Mà thỉnh thoảng tiên sinh cũng đưa ra đề mục để kiểm tra lại hắn.
Kì thực văn nhân tụ hội trong những ngày lễ tiết cố định như thế này thì đề mục làm thơ nếu không phải viết tình thì cũng chỉ có thể là viết cảnh, Dư Chu còn chuẩn bị trước tận ba tháng mà không ôn trúng được đề mục nào thì chỉ có thể nói là vận đen hỏi thăm tới tận nhà mà thôi.
Thậm chí hắn còn từng có suy nghĩ nếu như thật sự không được nữa thì cứ kiếm đại một bài hắn từng học thuộc trước kia để dùng,
Có điều suy nghĩ này vừa hiện lên trong đầu liền bị hắn đè ép trở về, thứ nhất là bởi vì trình độ của hắn chỉ có vậy, nếu để tiên sinh thấy được bài thơ đó thì ông khẳng định có thể hiểu rõ nó không phải do hắn làm ra.

Thứ hai là dù cho không có ai nhìn ra được thì đó cũng là đi ăn cắp về dùng, tự bản thân hắn không cách nào chấp nhận được chuyện này.

Chớp mắt đã đến tháng tám, trải qua hai tháng dòng luyện tập thì Dư Chu đã thử tập viết hết một lượt tất cả những đề mục có khả năng sẽ được đề ra.
Ngày hôm nay sau khi hắn đem bài thơ mình đã viết đưa qua cho Văn tiên sinh xem qua một lượt, Văn tiên sinh gật đầu nói:
"Tốt lắm, bài thơ này nếu được dùng trong hội Đăng cao thì dù cho không thể lấy được danh đầu nhưng cũng không đến nỗi trở thành trò cười cho người khác."
Dư Chu mới học làm thơ khoảng vài tháng gần đây mà có thể đạt được tới trình độ hiện tại thì hắn đã cảm thấy cực kì thoả mãn rồi, nghĩ tới hiện tại còn cách hội Đăng cao khoảng gần một tháng nữa liền nói:
"Thưa tiên sinh, mấy ngày gần đây thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, ta muốn đi tới núi Thanh Nham trước một chuyến."
Văn tiên sinh nhìn chằm chằm Dư Chu một lúc sau mới gật đầu đồng ý,
"Có thể, ngày mai cho ngươi nghỉ ngơi một ngày, không cần tới chỗ ta học tập."
Sau khi về đến nhà hắn liền vui vẻ nói lại tin tức này cho Cẩm Xuyên nghe,
"Ngày mai hai chúng ta cùng nhau đi tới núi Thanh Nham nhé!"
Cẩm Xuyên biết ít lâu nữa Dư Chu sẽ phải đi tới ngọn núi Thanh Nham này tham gia hội Đăng cao, cậu nghĩ tới cái gì đó nhưng không quá xác định hỏi:
"Huynh là muốn?"
"Thăm thú cảnh trời thu, thuận tiện dò xét địa hình trước.".

46: Chắc Không Phải Đến Dò Xét Địa Hình Như Họ Chứ


Cẩm Xuyên nghe nói muốn đi núi Thanh Nham dò xét địa hình thì biểu cảm trở nên tương đối thận trọng, sáng sớm ngày hôm sau cậu liền thức giấc chuẩn bị đồ đạc cần dùng cho cả hai người họ.

Đầu tiên là y phục, trước đó hai người đều chưa đi lên núi Thanh Nham lần nào, mặc dù có thể đoán được một ngọn núi mà được mấy thư sinh đọc sách lựa chọn thành nơi tổ chức hội Đăng cao thì chắc chắn sẽ không quá khó leo, nhưng hai người vẫn đổi một thân y phục thường ngày thành loại y phục ngắn tay thường dùng để đi làm đồng.

Mái tóc cũng được dùng một chiếc khăn tay bao bọc lại, dáng vẻ giống hệt với mấy thôn dân thường ngày hay đi lên núi làm việc.

Bữa sáng từ nồi cháo ăn kèm rau muối với trứng chiên cũng được cố ý đổi thành nấu cơm, trừ mấy món ăn vẫn thường làm thì còn xào thêm món thịt khô xào rau dùng để làm cơm nắm.

Núi Thanh nham nhìn có vẻ không cao lắm nhưng bởi vì Dư Chu và Cẩm Xuyên đi tới đây là để dò xét địa hình nên có thật nhiều cảnh vật xung quanh đều cần phải được tỉ mỉ ngắm nhìn, cho nên Dư Chu liền đưa ra chủ ý mang theo ít đồ ăn để bọn họ có thể ăn trưa ở trên núi.

Ban đầu hắn còn muốn mang theo chút nguyên vật liệu lên núi dã ngoại, có điều khoảng thời gian gần đây không có trận mưa nào dẫn đến cây cối trên núi cực kì khô hạn, hắn sợ tự mình dã ngoại xong không cẩn thân tạo thành hỏa hoạn nên mới buông tha cho ý định đó.

Dư Chu dùng lá rau bọc những nắm cơm nắm lại rồi thêm nước đầy mấy ống trúc mới đặt tất cả vào trong sọt đeo, ngẫm nghĩ một lúc hắn lại đem con dao chặt củi cùng với dây thừng cũng mang theo luôn.

Cẩm Xuyên khó hiểu nói, "Huynh mang theo dây thừng để làm cái gì chứ?"

Mang theo dao chặt củi cậu có thể hiểu được là muốn chặt bớt những bụi cây hoặc cánh cây chắn đường, thậm chí là dùng để tăng cao sự dũng cảm cũng được, thế nhưng cậu thật sự không biết dây thừng có tác dụng gì.

"Lúc ta lấy dao chặt củi thì thuận tay cầm đi theo ấy mà," Xác thực là Dư Chu cũng không suy nghĩ tới tác dụng cụ thể của nó, nhưng lúc vừa nhìn thấy liền có cảm giác chắc là sẽ cần dùng tới,

"Dù sao thì cũng không nặng là bao."

Cẩm Xuyên bật cười, "Vậy thì mang theo luôn đi."

Lúc hai người rời khỏi liền khóa cổng nhà lại, sau đó đi qua nhờ Trần đại nương ở cách vách để ý nhà cửa hộ rồi mới rời đi.

Dư Chu và Cẩm Xuyên tốn khoảng thời gian một nén nhan để đi tới được chân núi Thanh Nham, sau đó lại mất một lúc mới tìm được con đường đi lên núi mà Văn tiên sinh chỉ điểm.

Lối vào đường núi là một vùng đất trống bằng phẳng, ở giữa khoảng đất bằng phẳng đó có một tấm bia đá viết ba chữ Núi Thanh Nham.

Trong đầu Dư Chu lóe lên suy nghĩ nào đó liền nghiêm túc đi vòng xung quanh khu vực đất bằng phẳng hai vòng, tận lực nhớ kĩ cảnh sắc bốn xung quanh, tiếp đó lại hỏi Cẩm Xuyên:

"Nếu như để đệ lựa chọn một thứ ở nơi này để làm thơ thì đệ sẽ lựa chọn cái gì."

"Bạch quả." Cẩm Xuyên không chút nghĩ ngợi chỉ thẳng vào hai gốc cây bạch quả cao chót vót bên cạnh tấm bia đá.

"Ta cũng vậy." Dư Chu mỉm cười nói.

Lúc này những chiếc lá trên hai gốc cây bạch quả lớn hơn vòng tay của một người đang được nhuộm lên một tầng vàng nhạt trông cực kì cuốn hút người nhìn.

Đợi đến đầu tháng chính thì có lẽ đám lá này đều đã biến thành sắc vàng óng ánh hết rồi, thậm chí bên trên mặt đất cũng sẽ được lá cây phủ lên một lớp thảm màu vàng kim rực rỡ, đến lúc đó một đám thư sinh đi tới nơi đây thấy được cảnh tượng này, e rằng muốn không dừng lại sáng tác một bài thơ cũng khó.

Sau đó hai người lại đi tiếp lên trên, cả đoạn đường sau đó chỉ cần Dư Chu nhìn thấy thứ gì mới mẻ hoặc nổi bật thì đều sẽ nhớ thật kĩ, đồng thời hỏi ý kiến cùng cách lý giải của Cẩm Xuyên đối với chúng.

Cảnh sắc núi Thanh Nham đúng là đẹp hơn nhiều so với ngọn núi phía sau nhà mà đám Dư Chu vẫn thường đi chặt củi.

Bên trong núi không chỉ có dòng suối trong vắt chảy dài mà còn có thác nước từ trên đỉnh núi đổ xuống, bên cạnh thác nước dựng một cái đình nghỉ mát, từ bên trong đình nghỉ mát có thể nhìn ngắm được cảnh sắc phía xa.

Dư Chu và Cẩm Xuyên dừng lại bên đình nghỉ mát một lúc lâu mới nhìn sắc trời một cái,

"Chúng ta đi tới đỉnh núi trước thôi, đợi đến giữa trưa lại quay về đây nghỉ ngơi và ăn uống."

Cẩm Xuyên khẽ "Vâng" một tiếng đồng ý, bên cạnh đình nghỉ mát chính là thác nước, mà bên trong thác nước lại có từng đợt bọt nước phun trào lấy đi phần nhiệt lượng lớn từ trong không khí, buổi trưa nghỉ ngơi ở nơi này chắc sẽ rất thoải mái.

Từ chỗ đình nghỉ mát đi lên tới đỉnh núi cần đi thêm một vòng lớn, càng đi lên cao thì cây cối hai bên đường cũng càng rậm rạp, phong cảnh cũng không đẹp bằng chỗ đình nghỉ mát trước đó.

Phong cảnh không có gì hấp dẫn người đi đường cho nên ánh mắt của Dư Chu bắt đầu mất kiểm soát không ngừng quét về phía rừng cây bên cạnh, thử tìm kiếm những loại cây quả dại có thể ăn.

Kết quả còn thật sự để cho hắn tìm được một loại.

Tại khu vực cách đường núi không xa có một cây hồng trĩu quả vàng óng.

Sau khi Dư Chu nhìn thấy lập tức hưng phấn kéo lấy cánh tay Cẩm Xuyên,

"Ta nhìn thấy một cây hồng, đợi chút nữa hai chúng ta xuống núi thì có thể hái một ít đem về."


Cẩm Xuyên nhìn theo hướng ngón tay Dư Chu chỉ liền thấy được bên trên cây hồng không cao lắm kia treo lủng lẳng những quả hồng to gần bằng quả trứng gà.

Mặc dù quả hồng không to nhưng được cái là mọc dày đặc trên cây, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy cả một mảng vàng óng cực kì thích mắt.

Cẩm Xuyên nhìn cây hồng xong liền thu hồi ánh mắt nhìn vị phu quân đang phấn khích không thôi nhà mình, cuối cùng cậu cũng đã hiểu tại sao hắn cứ nhất quyết cõng cả một chiếc sọt lớn như vậy đi làm gì rồi.

Cảnh sắc trên đoạn đường này khá bình thường, lên đến đỉnh núi thì phong cảnh mới xem là được hơn một chút.

Đỉnh núi Thanh Nham được chia làm hai phần, một bên là đỉnh núi thực sự với những tảng đá to lớn, một vài bài thơ được khắc trên đá, giữa các khe đá và bên mép của vách đá có môt vài cây tùng mọc rải rác phất phơ trong gió.

Khoảng đất của bên còn lại thì trũng hẳn xuống dưới hình thành một vùng đầm nước lạnh lẽo mà xanh ngắt, thác nước dưới kia có lẽ chính là nước từ cái đầm nước này chảy xuống.

Dư Chu âm thầm nhớ kĩ cảnh sắc nơi đây, sau đó lại cùng Cẩm Xuyên thảo luận về suy nghĩ của mỗi người rồi mới lau mồ hôi trên trán nói:

"Không sai biệt lắm, chúng ta đi về thôi."

Tiếp đó hai người đi tới chỗ rừng cây hái quả hồng, Dư Chu hái đầy ắp cả sọt thì mới chịu dừng lại, hai người còn ngoài ý muốn phát hiện thêm được mấy quả dưa quả tháng tám.

Lúc này cũng đã tới giờ ngọ, ông mặt trời lắc lư treo trên đỉnh đầu, dù cho hai người đang ở bên trong rừng có cây cối rậm rạp che kín thì cũng bởi vì không thoáng gió mà bị hun cho nóng hầm hập.

Sọt đeo mang theo cũng đã được chất đầy nên Dư Chu nói:

"Chúng ta đi tới đình nghỉ mát ăn chút đồ ăn thôi, ăn xong lại ngồi đó nghỉ ngơi một lát đợi trời mát mẻ một chút rồi hẵng đi về."

Đường xuống núi vốn đã đi rất nhanh lại còn không có thứ gì để quan sát nữa cho nên chỉ mất tầm hai khắc thì hai người họ đã đi tới được bên trong đình nghỉ mát.

Chỉ là vừa mới bước chân vào bên trong đình, Dư Chu còn chưa kịp đặt sọt đồ trên lưng xuống liền nghe thấy tiếng nói từ phía con đường xuống núi truyền tới:

"Thiếu gia à, phía trước mặt có một cái đình nghỉ mát, ngài cố gắng kiên trì thêm chút nữa, chúng ta đi tới nơi đó nghỉ ngơi."

Động tác trên tay Dư Chu hơi dừng lại, lại trao đổi ánh mắt với Cẩm Xuyên một cái, bên trong ánh mắt hai người chứa đầy sự khó hiểu.

Gần bốn xung quanh núi Thanh Nham đều là các ngôi làng bình thường, hắn chưa từng nghe nói có nhà nào mua được người hầu cả, huống hồ bây giờ đang là giữa trưa, ngoại trừ những người đến dò xét địa hình giống như hắn hoặc là thợ săn trong thôn ra thì Dư Chu không nghĩ tới còn có người nào khác sẽ chạy lên trên ngọn núi này.

Hắn chậm rãi đặt sọt đeo trên lưng xuống một góc nhỏ trong đình nghỉ mát, tiếp đó cùng Cẩm Xuyên chọn lấy một chỗ vừa gần với thác nước lại vừa tiện ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài núi ngồi xuống.

Phần cơm nắm với nước bên trong ống trúc vẫn được để bên trong sọt đeo như cũ, hai người cũng không hề có ý định lấy ra.

Đợi thêm một hồi, Dư Chu chỉ nghe thấy cái người gọi thiếu gia trước đó là vẫn không ngừng nói chuyện, còn một người khác lại không hề phát ra bất cứ âm thanh nào.

Nếu không phải khoảng cách khá gần, gần đến nỗi có thể nghe được tiếng thở hổn hển thì hắn còn cho rằng người kia đang tự nói chuyện một mình nữa chứ.

Cuối cùng thì tiếng nói chuyện cũng đã tới bên dưới đình nghỉ mát, mà lúc này Dư Chu cũng nhìn thấy được hai cái đầu xù đang dần hiện ra trước mắt.

Khi hai người kia đi đến bên ngoài đình nghỉ mát thì nhìn thấy bên trong đình nghỉ mát đã có người lên hơi sửng sốt một lúc.

Có điều người ăn mặc theo phong cách thư sinh kia có vẻ đã thực sự rất mệt mỏi, sau khi hướng về phía Dư Chu và Cẩm Xuyên gật đầu xem như lời chào hỏi liền được người ăn mặc như thư đồng phía sau đỡ lấy ngồi xuống bên còn lại của đình nghỉ mát.

Dư Chu thoáng liếc nhìn thư sinh phía đối diện một cái, trong lòng cảm thấy có chút kì quái.

Cũng không phải bởi vì người này tới leo núi Thanh Nham vào giữa trưa nắng, dù sao nhìn cách ăn mặc của người này cũng đoán được đây là một thư sinh, hắn có thể nghĩ tới chuyện đến dò xét địa hình trước hội Đăng cao thì tất nhiên là người khác cũng có thể nghĩ tới.

Thứ hắn cảm thấy kì quái lại là dáng vẻ của thư sinh kia.

Rõ ràng là đã mệt tới không chịu nổi thế nhưng trên trán lại không có giọt mồ hôi nào, sắc mặt cũng khác hẳn với thư đồng có sắc mặt hồng hào bên cạnh, sắc mặt của thư sinh này lại tái nhợt tới không thấy được một tia huyết sắc, ngay cả đôi môi cũng trắng bệch như vậy.

Hai người vừa ngồi xuống thì thư đồng kia liền vội vàng lấy ống trúc từ bên trong sọt treo ra, mở nắp đưa đến trước mặt thư sinh kia,

"Thiếu gia ngài uống ngụm nước trước đã."

Dư Chu cau mày, thấy thư sinh đưa ống trúc lên đến bên môi chuẩn bị uống nước liền không nhịn được nói,

"Chờ chút đã."


Động tác uống nước của thư sinh kia ngừng lại nhìn về phía Dư Chu, hơi thở đứt quãng nói:

"Vị huynh đài này có chuyện gì sao?". ngôn tình tổng tài

Dư Chu sờ sờ mũi, "Ta thấy sức khỏe của ngươi không được tốt lắm lại vừa mới phơi nắng xong nên tốt nhất là đừng vội uống nước ngay kẻo bị cảm nắng."

Thư đồng nghe vậy lại vội vàng lấy ống trúc trong tay thư sinh đi,

"Vậy thì thiếu gia vẫn nên đợi thêm chút nữa rồi hẵng uống."

Thư sinh ngây ngốc một hồi, vẻ mặt có chút mất mát, tiếp đó mới chắp tay nói với Dư Chu:

"Đa tạ huynh đài đã nhắc nhở."

Dư Chu xua xua tay tỏ ý không cần khách sáo.

Sau đó bên trong đình nghỉ mát trở lên cực kì yên tĩnh trong một lúc lâu, bốn người ngồi đây đều không nói chuyện, chỉ có tiếng nước đổ ầm ầm từ thác nước gần đó vang vọng khắp chốn.

Đến khi bụng Dư Chu vang lên từng tiếng ùng ục thì hắn liền chẳng buồn quan tâm người đối diện có đồ ăn hay không nữa, đầu tiên là lấy ống trúc từ bên trong sọt đeo ra cho Cẩm Xuyên uống một chút nước trước, sau đó lại lấy cơm nắm làm xong từ buổi sáng bày ra.

Thầm nghĩ hai người ngồi ăn ở đây mà người đối diện có nhìn qua thì hắn cũng không quan tâm cho lắm, thế nhưng có lẽ Cẩm Xuyên sẽ cẩm thấy không được tự nhiên.

Vậy nên hắn liền chọn ra hai quả dưa tháng tám đưa tới chỗ thư sinh ở đối diện nói:

"Tạm thời ngươi không nên uống nước, nhưng có thể ăn chút đồ khác để giải khát, đây là do ta mới hái từ trên núi xuống đấy."

Hắn tính toán loại quả dưa tháng tám này lúc ăn muốn bỏ hạt đúng là có chút phiền phức, đợi hai người đối diện có thể ăn xong được một quả dưa thì có lẽ hắn và Cẩm Xuyên cũng đã ăn cơm nắm xong rồi.

Sau khi thư sinh nhận lấy liền vội vàng nói lời cảm tạ:

"Hạ mỗ cảm tạ ý tốt của vị huynh đài, còn không biết huynh đài xưng hô như thế nào."

"Dư Chu," Dư Chu tùy ý nói, "Còn ngươi?"

"Tại hạ Hạ Vân Kỳ." Hạ Vân Kỳ nói xong lại hành lễ của thư sinh với Dư Chu.

Dư Chu cũng đáp lại một lễ, trong lòng lại nghĩ cái tên cùng với dung mạo của người này có chút không giống nhau.

Hạ Vân Kỳ thấy vậy liền vui mừng nói,

"Thì ra Dư huynh cũng là người đọc sách."

Dư Chu gật đầu coi như lời chứng nhận, tiếp đó liền ngồi trở lại bên phía đình nghỉ mát chỗ mình bắt đầu ăn cơm nắm.

Thư đồng của Hạ Vân Kỳ cũng đem đồ ăn mang theo bày ra, mấy thứ bọn họ mang tới còn phong phú hơn so với đống đồ của Dư Chu một chút, ngoại trừ thức ăn chính như bánh bao, thịt và bánh ra thì còn mang theo cả hoa quả nữa.

Chỉ là Hạ Vân Kỳ liếc mắt nhìn một cái liền xoay mặt nhìn đi chỗ khác, có vẻ như không thấy thèm ăn cho lắm.

Đến khi thư đồng cầm mấy quả đào ra thì cậu ta mới vươn tay nhận lấy hai quả, thế nhưng lại không tự mình ăn mà đưa qua chỗ Dư Chu nói:

"Dư huynh cũng nếm thử quả đào mà chúng ta mang tới đi, đây là quả do cây đào trong viện tử nhà ta kết trái nên ngọt hơn so với quả đào ở nơi khác một chút."

Hai quả đào lớn gần bằng một nắm tay, lớp lông nhung trên bề mặt đã được rửa sạch từ lâu, gần như có thể nhìn thấy thịt quả bên trong thông qua lớp vỏ mỏng bên ngoài, nhìn có vẻ thơm ngon giòn ngọt.

Dư Chu do dự một chút mới nói lời cảm tạ và nhận lấy.

Sau đó mỗi người đều tự tập trung ăn phần của mình, hai bên cũng không nói chuyện thêm nữa, bên trong đình nghỉ mát chỉ có tiếng thì thầm khẽ khẽ của Dư Chu và Cẩm Xuyên, cùng với tiếng thư đồng khuyên bảo Hạ Vân Kỳ ăn nhiều thêm một chút.

Sau khi Dư Chu và Cẩm Xuyên ăn xong phần cơm nắm của mình thì mỗi người lại ăn thêm một trái đào Hạ Vân Kỳ đưa cho. Trái đào giống như những gì Hạ Vân Kỳ đã nói, ngọt hơn so với trên thị trấn bán rất nhiều.

Đợi bọn họ ăn xong thì Hạ Vân Kỳ cũng dừng động tác ăn uống của mình lại, một mình ngồi bên mép ngoài của đình nghỉ mát ngây ngốc nhìn những ngọn núi bên ngoài.

Dư Chu và Cẩm Xuyên thì thầm với nhau một lúc, hai người đều cảm thấy có vẻ như cái người tên Hạ Vân Kỳ này đến đây không phải là vì muốn dò xét địa hình trước giống như hai người họ, vậy nên mới đi lên phía trước hỏi:

"Tại sao Hạ huynh lại đến núi Thanh Nham vào lúc này?"

Bình luận

Truyện đang đọc