TƯỚNG CÔNG, CHÀNG CŨNG SỐNG LẠI SAO?

Edit by Tê Tê Team (Tà piàoliang (/ε\*))
 

Trong Thư Họa Viện kinh thành, chim hót líu lo, ve kêu râm ran.
 
Gió nhẹ đung đưa cành hoa Đông Uyển (vườn), rơi xuống trên áo choàng dài trắng của hơn mười nữ tử.
 
Các nàng nhỏ tuổi chừng thảo quả*, lớn tuổi chừng độ trổ hoa*, đều cầm bút nhỏ và bản tử (vở), chăm chú chép lại hình dáng hoa cỏ.
 
[*] thảo quả: chỉ thiếu nữ độ 13 tuổi hoặc còn trong trắng. 
Thời kỳ trổ hoa chỉ thiếu nữ độ 24 tuổi còn trẻ và xinh đẹp.
 
Trên người Nguyễn Thời Ý cũng mặc áo choàng lớn, tay cầm hộp đồ dùng bằng gỗ lim, gót sen hòa vào trong đó.
 
“Nguyễn cô nương,” một thiếu nữ mặt tròn chừng mười bảy mười tám tuổi chào hỏi trước, “Đã vài ngày không gặp, cứ tưởng cô không đến nữa!”
 
Nguyễn Thời Ý nhận ra đối phương là Hoàng Cẩn, con gái của triển quỹ phố thư họa, môi hồng cười yếu ớt: “Mấy ngày gần đây thân thể không khỏe, mượn cớ lười biếng.”
 

“Cô đó! Thiệt thòi lớn rồi! Hai ngày trước Nguyễn đại nhân giảng bài, mang đến Tứ Quân Tử đồ (đồ = bức tranh) của Nguyễn thái công, chúng ta lần lượt vào xem, mở mang tầm mắt!"
 
Ánh mắt Nguyễn Thời Ý tối xuống, "Là ta ít phúc, không có duyên chiêm ngưỡng."
 
“Cũng may,” Hoàng Cẩn trừng mắt nhìn nàng, giọng điệu thần bí, “Không đến nỗi bỏ qua toàn bộ chuyện tốt.”
 
Nguyễn Thời Ý đoán trước đối phương cố ý thừa nước đục thả câu, để nàng mở miệng hỏi dò, vì thế giả vờ ngu ngốc: “Hừm, cố gắng còn có cơ duyên.”
 
Nói xong, nàng lấy bút mực và sách nhỏ ra, bước tới bên đá Thái Hồ*, vẽ phác họa hoa cỏ.
 
[*] đá Thái Hồ: loại đá ở Thái Hồ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, thường dùng làm hòn non bộ.
 
Hoàng Cẩn thấy nàng không có chút hứng thú nào, khó tránh khỏi ủ rũ, không nhịn được đuổi theo: “Hôm trước có một tiên sinh tuổi trẻ giảng dạy hoa điểu mới tới Nam Uyển, kiêm cả họa, bút tinh mực diệu…”
 
Thư Họa Viện Kinh thành là nơi đào tạo họa sư cung đình, sau này muốn chiêu sinh người yêu thích thư họa, viết thư pháp, hội họa, khắc ấn, để đào tạo lý thuyết.
 
Vì không nhiều học viên nữ tập trung ở Đông Uyển nên không phân khoa học tập, còn học viên nam ba uyển Nam, Tây, Bắc, lại phân môn theo hoa điểu, sơn thủy và con người.
 
Ngoài dịp lễ hội có thắp nhang, cung ứng bình, đánh đàn, ngâm vịnh thơ văn, tụ tập lễ trà nhã nhạc, thì bình thường học viên tứ uyển ít có cơ hội giao lưu.
 
Bây giờ Nam Uyển có động tĩnh, tiểu cô nương Hoàng gia lại rõ như lòng bàn tay?
 

Nguyễn Thời Ý dí dỏm nói: “Hoàng cô nương dõi mắt tới Nam Uyển, chỉ sợ không phải xem họa nhỉ.”
 
Hoàng Cẩn nghe vậy đỏ tai, trề môi giải thích: “Đừng có không đứng đắn! Khi vị tiên sinh kia làm mẫu đã kinh động Tây Uyển và Bắc Uyển, Tô lão vì hắn mà bố trí giảng đường! Toàn bộ 79 học viên, ngoại trừ cô ra, còn lại nam nữ già trẻ đều ở đó! Tác phẩm mới này dài bốn thước, vẽ hoa cỏ chim muông tốt hơn cả tốt, phác thảo mà núi đá cây cối đã đủ thần thái! Cô bỏ qua nhiều lắm đấy!”
 
“Hừm, thật đáng tiếc.” Nguyễn Thời Ý cười, tiếp tục phác họa đường viền hoa cỏ.
 
Kế tục chính tổ phụ của mình, vong phu là tứ đại gia hàng đầu, hiện giờ đường đệ lại là họa sư ngự dụng hàng đầu, nàng há có thể dễ dàng bị tác phẩm hội họa tầm thường làm rung động?
 
Sở dĩ nhân lúc nhàn hạ tới viện thư họa học tập, một là thoát ly khỏi núi sổ sách một thời gian ngắn, hai là thám thính tung tích Vạn Sơn Tình Lam đồ, ba là kết bạn với nữ họa sư tài hoa xuất chúng.
 
Nàng nói dối xưng mình xuất thân nhà thương nhân, mọi người chỉ nghĩ nàng là cô nương dung mạo mỹ lệ, ôn hòa nội liễm được nâng niu như báu vật, kỹ năng không tầm thường, xử sự không kiêu không vội, đối xử với nàng khá thân mật.
 
Giờ Tỵ, Nguyễn Thời Ý vẽ xong bản phác thảo, đi đến phòng sửa lại.
 
Vì Từ Hách mất sớm, nàng không đụng vào màu vẽ, hiện nay tuy còn mắt thưởng thức nhưng kỹ năng thì lại bỏ bê nhiều năm.
 
Hiếm khi tĩnh lặng có lại ham muốn, nàng chăm chú đến cảnh giới quên đi thực tại.
 
Khi nữ tiên sinh quá tứ tuần đi tuần đường*, thấy họa tiết hoa sinh động dưới ngòi bút của nàng, khen tặng “Cô tú tự bạt, phương tâm giải ưu”**, lại nói về một tác phẩm của tân tăng trong viện, phong cách tương tự nàng, không ngại lấy làm gương vân vân.
 
(*) Tuần đường: Kiểm tra tình hình học tập
(**) Trổ hoa tự kiềm chế nỗi cô độc, tâm hồn thiếu nữ gỡ bỏ lo âu
 
Nguyễn Thời Ý vui vẻ đáp ứng, thấy màu vẽ chưa khô, vì thế thảnh thơi ra ngoài.
 
Khác với đình tạ mái cong, Đông Uyển cây hoa sum suê, kết cấu bên trong viện trang trọng, có lầu các trang nhã lưu giữ thư họa, tú lâu đặt họa cụ, đài hạc tổ chức hội họp.
 
Không ngạc nhiên chút nào, một nhóm học viên nữ đầy phấn khởi vây quanh tác phẩm mới của “tiên sinh Nam Uyển”, chuyên tâm xem xét bố cục, nét bút, thiết lập màu sắc, ý vị, trong lời nói đều biểu lộ kính phục và cảm thán.
 
Nguyễn Thời Ý thấy màu sắc bức họa này thanh nhã, phong thái mẫu đơn yêu kiều, cành lá rậm rạp, chim nhỏ tuyệt diệu, lối vẽ tỉ mỉ rõ ràng bộ phận ảnh hưởng bởi kỹ xảo của Nguyễn gia. Nhưng đá Thái Hồ lung linh thanh lịch, nét bút phẩy rêu mạnh mẽ lại là bút pháp một mình Từ Hách sáng tác, người thường rất khó mô phỏng theo.
 
Một linh cảm nhỏ khó nói nổi lên, khiến đầu quả tim nàng lại run lên.
 
Nàng đang muốn hỏi thăm Hoàng Cẩn dáng vẻ của vị tiên sinh này, để xác minh suy nghĩ trong lòng, đúng lúc nghe thấy tiếng bước chân vang lên gần khúc quanh.
 
Năm người chia ra ba trước hai sau, lững thững mà đi, dẫn đầu là một lão giả râu tóc đã bạc hết, tay áo nhẹ bay.
 
Các cô nương lập tức duy trì yên lặng, gật đầu hỏi thăm: “Chào Tô lão tiên sinh.”
 
Nguyễn Thời Ý dễ dàng thấy thanh niên ở phía sau, người như trúc trong sương, khuôn mặt nho nhã tuấn dật, giơ tay nhấc chân phong thần tuấn lãng.

 
Không thể không thừa nhận, mặc dù sánh vai cùng mấy vị tiên tư vẻ ngoài xuất chúng vượt trội của viện thư họa, người kia cũng không thua nửa phần phong hoa*.
 
[*] hào hoa phong nhã, phong thái tài hoa.
 
Hắn đi qua họa đường, vẻ mặt nhàn nhạt, mắt nhìn thẳng, hoàn toàn không quan tâm đám học viên nữ kia, càng không phát giác sự tồn tại của nàng.
 
Nguyễn Thời Ý lặng lẽ cong cong môi.
 
Cái vòng thư họa Kinh Thành chỉ lớn ngần ấy, sớm muộn có thể đụng mặt.
 
Tuyệt đối không ngờ, quẹo qua là thấy, dễ như ăn bánh.
 
Hai ngày liên tiếp, thời gian Nguyễn Thời Ý ở Thư Họa Viện bất tri bất giác trở nên dài ra.
 
Nàng vốn tin chắc, dù chính là Từ Hách hay huyết thống của hắn, nàng đều có thể bình tĩnh tiếp nhận hiện thực.
 
Sống đến cái tuổi này, ắt sẽ thản nhiên.
 
Mà trên thực tế, không nhẹ như mây gió giống trong tưởng tượng của nàng.
 
Cùng với tranh vẽ, đường nét phác họa, màu khoáng vật, vô số ký ức lãng quên kéo đến cuồn cuộn, nhắc nhở nàng, giống như Hồng Lãng Nhiên nói ―― hắn từng trăm phương ngàn kế tiếp cận nàng, trở thành học trò Nguyễn gia.
 
Dù Từ Hách kém xa dáng vẻ thập phần hoàn mỹ nàng khoe trước mặt con cháu, nhưng không thể phủ nhận, lúc trước yêu nàng, che chở trái tim của nàng, chính xác trăm phần trăm.
 
Khi ở bên hắn, nàng không ngại vứt bỏ thói quen hào hiệp thoải mái, bình tĩnh dùng bút pháp tỉ mỉ miêu tả hoa, chim, cá, sâu hắn không am hiểu.
 
Một đống tác phẩm hội họa này, đến nay Nguyễn Thời Ý chưa công bố ra công chúng, là vì người đời sau không biết được, “Tham Vi tiên sinh” Sơn Thủy nổi tiếng, cũng từng vì lấy lòng thê tử, dùng thủy mặc, thiển giáng, thanh lục, kim bích xảo mật phác họa bức tranh lụa nhỏ, ba phần chín nhiễm*, thậm chí mô phỏng lại cả tác phẩm của thợ thủ công lầu gác.
 
[*] tên một loại kỹ thuật vẽ tranh
 
Trong lòng có một tia ấm áp nổi lên, ủ thành nỗi lo mới, khiến nàng do dự chưa quyết.
 
Dưới tình huống không thể tiết lộ bí mật bản thân, làm sao nàng thăm dò thân phận và mục đích của đối phương được?
 
May mà, đúng lúc Hoàng Cẩn đã tìm hiểu tất cả.
 
―― Người này họ Từ, nhân sĩ đã kết hôn, vợ con cách xa ở quê, hiện nay đang ở cùng cháu nhỏ tại Thư Họa Viện.

 
Có người nói, trong lúc vô tình Tô lão khai quật được hắn, một lòng giới thiệu tuấn kiệt gia nhập Hàn Lâm họa viện.
 
Biết người kia tên là “Dịch”, Nguyễn Thời Ý buồn vui lẫn lộn trong nháy mắt.
 
―― Từ Hách tên tự “Chi”.
 
Nếu là con cháu, chắc chắn sẽ tránh gia húy*, sẽ không dùng tên tự của tổ tiên làm tên.
 
[*] tên húy hoặc là điều kiêng kỵ trong nhà
 
Biến mất 35 năm không tăm hơi, hơn 12000 ngày đêm… Ở thời điểm nàng bất lực đau khổ nhất, hắn không có để ủng hộ cổ vũ nàng, nhưng sau khi nàng già nua, ‘buông tay cõi trần’, lại che dấu thân phận trở về?
 
Hắn vốn là Từ Hách sao? Là vị hôn phu của nàng, cha của con nàng ư?
 
Nếu hắn không chủ động tới tìm người Từ gia, nàng cần gì mạo hiểm bại lộ?
 
Yêu phai nhạt, hận cũng phai nhạt, hay đây chính là mong muốn của họ ―― kính phá sai phân*, như người dưng nước lã.
 
[*] Kính phá sai phân: Gương vỡ, ẩn dụ cho vợ chồng ly thân và ly dị.
 
Trái lại, ‘Từ Thái phu nhân’ đã chết, người sống chính là ‘Nguyễn tiểu cô nương’.
 
Qua hơn nửa mùa hè, khí trời ngày càng dễ chịu hơn.
 
Buổi chiều ngày hôm đó, Nguyễn Thời Ý dọn diệp đồ riêng, định về Lan Viên sớm xử lý sự vụ Từ gia, không ngờ nữ tiên sinh vội vàng đi vào, cao giọng tuyên bố: “Xin mời chư vị mang tác phẩm mới tới, đến Tê Hạc đài tập hợp! Tô lão tiên sinh tự mình bình phẩm!”
 
Bên trong họa thất nhất thời đầy tiếng hoan hô nhảy nhót.
 
Tô lão đức cao vọng trọng, có thể được lão nhân gia người chỉ điểm một, hai là việc học tử trẻ tuổi tha thiết mơ ước.
 
Nguyễn Thời Ý vẫn chưa hoàn thành tác phẩm, nữ tiên sinh lại khăng khăng yêu cầu, nàng mặt dày, tay cầm Huyên Hoa đồ, chậm rì rì đi theo cuối hàng ngũ.
 
Chờ đi tới bên trong viện, mới biết nam nữ học viên bốn uyển cơ bản đến đông đủ rồi.
 
Càng nguy hiểm hơn chính là, vị nam tử ôn nhã mặc đạo bào thủy sắc (xanh nước biển nhạt) ngồi ở bên cạnh Tô lão, không phải đường đệ của nàng thì ai!
 
Người gần như chỉ mùng một và mười lăm mới đến viện thư họa giảng bài, tại sao bỗng nhiên lại chạy tới khảo sát bài tập?
 
Nguyễn Tư Ngạn nhỏ hơn Nguyễn Thời Ý bốn tuổi, bảo dưỡng rất tốt, khuôn mặt như ngọc, ôn hòa hoà hợp, khóe mắt đuôi lông mày đầy hơi thở thi thư, không lộ ra ngoài.
 
Quen biết nhiều năm, Nguyễn Thời Ý hiểu rõ tâm tư hắn cẩn thận, hỏa nhãn kim tinh, quan sát nhạy cảm, đã gặp qua là không quên được, tuyệt đối không như Hồng Lãng Nhiên và Tiêu Đồng qua loa dễ lừa được.
 
Nếu như nàng vẫn cúi đầu lẫn trong đám người thì thôi, nếu những học viên khác tự cầm tác phẩm hội họa lên đài, xin hắn bình phẩm một – một thì sao?
 
Bất luận tướng mạo, thân thể, cử chỉ, ăn nói hoặc bút pháp, ắt sẽ làm hắn sinh nghi!

 
Nàng cũng không thể bị hắn chất vấn ngay trước mặt hơn trăm người!
 
Một khi ở bên ngoài lộ sơ hở, sự an nguy từ trên xuống dưới của Từ gia, cuộc sống gia đình tạm ổn của nàng… Phải chịu uy hiếp trầm trọng.
 
Đối mặt khó khăn, biện pháp duy nhất của nàng là ―― trốn. 
 
Lối vào bên trong viện có thị vệ đóng giữ, nàng ngang nhiên đi từ cửa lớn vòng về Đông Uyển quá dễ thấy; xung quanh ít cây cối, không giấu được người; tụ nhã các bảo quản lượng lớn sách, tập tranh, bản viết tay trân quý, ngày thường cửa lớn khóa chặt, không vào được…
 
Đôi mắt sáng của Nguyễn Thời Ý chuyển động, nhắm vào Hiệt Tú lâu bên cạnh.
 
Nếu bị người đi ngang qua bắt gặp, có thể nói là đến nhận đồ.
 
Thừa dịp mọi người trông mong tôn giả lên tiếng, nàng chậm rãi men theo chân tường hướng về Đông Nam giác.
 
Nhưng gần nửa canh giờ trôi qua, Tô lão và Nguyễn Tư Ngạn bình phẩm xong, đột nhiên sắp xếp một bài tập ―― tuyển chọn khoáng thạch, thời gian mười ngày, nghiên cứu chế tạo ‘thạch sắc’ khác nhau.
 
Nguyễn Thời Ý nghe xong bối rối.
 
Mắt thấy Nguyễn Tư Ngạn tự mình dẫn dắt học viên, quy mô lớn đến gần Hiệt Tú lâu chứa đồ, nàng đến bước đường cùng, chỉ có thể mạo hiểm chui vào, rón ra rón rén lên lầu hai.
 
Tránh khỏi phòng riêng chứa đá khoáng vật, nàng mò mẫm đi vào phòng tạp vật, chỉ chờ bọn họ chọn chu sa, giả thạch, thanh thạch, lục thạch*, cây bối mẫu rồi rời đi.
 
[*] lần lượt là đá/bột màu đỏ, nâu, xanh nước biển, xanh lá
 
Miễn cưỡng thích ứng với tia sáng tối tăm, thấy rõ bốn phía đặt cối đá, chày đá, nàng thầm than không ổn ―― bước thứ nhất để chế tạo màu khoáng vật là phải đập vỡ khoáng thạch rồi nghiền nát!
 
Không ngoài dự đoán, mọi người lựa chọn tỉ mỉ xong tảng đá cần thiết để mài mực, tiện tay đẩy cửa phòng chứa đồ ra!
 
Thời khắc này, Nguyễn Thời Ý thật lòng vui mừng mình quyết định nhanh, phản ứng nhạy bén, động tác nhanh nhẹn, ở thế ngàn cân treo sợi tóc phát hiện góc tường chứa đồ linh tinh sau giá gỗ, còn có một khe hở có thể núp mình.
 
Nàng không để ý tới tro bụi bẩn thỉu, cẩn thận xê dịch, cuối cùng tranh thủ trước khi Nguyễn Tư Ngạn vào nhà, cầm bức họa chui vào giữa giá gỗ và vách tường. 
 
Mãi đến khi đám người phiền nhiễu kia từng người cầm công cụ nghiền mực đi khỏi, nàng mới thoáng thở phào nhẹ nhõm. 
 
Đường đệ đảm nhiệm phụ trách Thư Họa Viện hành tung bất định, sư phụ uyển bên cạnh đáng nghi giống vong phu thời trẻ, tháng ngày sau này nàng ở Thư Họa Viện làm sao để trà trộn đây?
 
Suy nghĩ tới đây, Nguyễn Thời Ý chợt cảm thấy mồ hôi chảy ròng ròng.
 
Đang định đưa tay lau đi giọt mồ hôi, không ngờ vừa hơi giơ tay, lập tức chạm phải thứ gì đó.
 
…Ừm.
 
Nàng cầm lấy theo bản năng.
 
Rắn chắc, ấm áp, khớp xương rõ ràng, xúc cảm lâu rồi không thấy… Là tay của một nam nhân!


Bình luận

Truyện đang đọc