VIỆT HÙNG DIỄN NGHĨA


Cảm ơn bạn Koser Arima nhiều nhiều nhá!
(Ờ tại bạn comment nên tác auto coi là bạn không ngại công khai danh tính)
Quote hơi dài, nói trước để ai không thích thì tua cho nhanh
“Tất cả những thắng lợi đó không phải là công lao riêng của Đảng ta.

Đó là công lao chung của toàn thể đồng bào ta trong cả nước.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chớ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào.

Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lê nin…
Nhân dân thế giới đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh tích cực thì nhất định có khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới, thực hiện hòa bình lâu dài.

Cuộc đấu tranh quyết liệt của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân.

Chủ nghĩa xã hội cuối cùng nhất định sẽ toàn thắng khắp thế giới.
Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”
- Diễn văn khai mạc Đại hội đại đại biểu lần thứ III (5-9-1960) của Chủ tịch nước lúc bấy giờ,
Hồ Chí Minh
Nắng hạ vàng ấm áp đã phủ khắp phố phường và chim muông vạn vật thì tự nhiên sinh động như chúng hẵn nên có, nhưng trong giác quan của những người du khách ghé qua TS thì khung cảnh cả tòa thành dường như nhuốm màu ám lặng.
(P/s: Hy vọng là đến chap 24 thì không còn ai thắc mắc về sự khác nhau giữa TS Kinh Châu và TS Đà Nẵng nữa.

Muốn làm ‘rì pọt tơ’ thì hãy thể hiện là mình có học thức, tại vì có học thức mới làm cảnh sát được.

Điểm thi công an cao lắm đấy)
Ấy là bởi người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đây chỉ mới là buổi sáng ngày thứ hai sau lễ tang của Hoàng Dung mà thôi.

Ngày hôm qua, ‘lễ thủy táng’ theo di nguyện của Hoàng Dung được thực hiện trong sự tham dự chứng kiến của hàng ngàn hàng vạn người dân bản địa và bạn bè bốn phương trời, những người hoặc chịu ơn nàng sâu sắc, hoặc cùng nàng hợp tác vui vẻ hữu nghị, hoặc ngưỡng mộ tinh thần hiệp nghĩa nhân thiện của người đã khuất.
Mặc dù từng có chút lùm xùm không vui sau khi tiểu công tử Hoàng Hùng ‘ngất xỉu’ trong ‘lễ thủy táng’ nhưng mọi người vẫn nán lại chút thời giờ chứ không rời đi ngay.
Có người là vì chia sẽ, giúp đỡ gia thuộc trong lúc khó khăn bối rối.
Có người là vì muốn bàn thảo lại lợi ích hợp tác với nhà họ Hoàng.
Có người là vì giữ lễ giữ nghĩa, bảo đảm quan hệ hai bên.
Có lẽ cũng có người muốn dò thám chút tin tức gì đó, hoặc gây sự quấy phá.
Tỉnh lại một mình trong mái tranh đơn sơ giữa đồng không mông quạnh sau một phen mượn rượu để đi vào giấc ngủ, Ngô Hai cảm nhận cái nắng trưa hè oi ả phà vào mặt.

(P/s: trong truyện thôi chứ ngoài đời là có 90% xác xuất trúng gió chết, 10% còn lại bại liệt.

Nhân vật cả đời mới thử bia rượu 2 lần cho hay)
Lắc lắc đầu, dụi dụi mắt, nhìn xung quanh không thấy một ai, chỉ có một mái tranh đơn sơ cùng mớ chum lu rỗng đã chà rữa sạch sẽ nhưng hãy còn thoang thoảng mùi rượu ngon, Ngô Hai làu bàu:
“Bố khỉ bọn vô lương tâm!
Không biết chăm sóc đại ca gì cả”
Ngô Hai đâu biết được đám người năm quái còn lại đã bị Hoàng Hùng triệu tập từ sáng sớm, nhưng vì Ngô Hai xỉn quá đà nên đành để hắn nằm nghỉ lại đây, cũng cho người canh chừng đấy chứ.
Quả nhiên, giây lát liền có một gia nhân nhà họ Hoàng đi vào bưng theo giỏ tre đựng cơm canh nóng.
Nghe xong sự việc, Ngô Hai ăn vội ăn vàng rồi chạy đi như bay.
Đến khúc cua gần cửa Hoàng phủ thì gặp một đám hiệp sĩ võ lâm, nhìn loáng thoáng còn thấy Lý Năm trong đó, đứng tại trung tâm của đám người, dường như đang nói gì đó.
“Lão Lý!”
“Hửm?”
Lý Năm quay sang nhìn thấy quả đầu tóc rối cao nghều của Ngô Hai nhô ra từ phía sau đám người:
“Lão đại.

Tỉnh rồi hả?
Quá tốt, tới giúp ta một chút …”
Sự việc là thế này, Hoàng Hùng cả đêm qua không ngủ nhưng không phải vì hóa trang cú đêm giả đáng thương mà là vì suy tính kế hoạch sắp tới.
Nếu đã cơ bản xác định thân thế bản thân, vậy thì bái tổ là điều tất nhiên, Hoàng Hùng cũng nôn nao lắm vì có khi đi nhận tổ quy tông lại có cơ hội gặp được cha mẹ cũng nên.
Nhưng có một vấn đề nổi cục chèn tại phía trước, chính là tình hình phương nam đang không an ổn, tư thế các đồng bào đã sẵn sàng khởi nghĩa.

(P/s: cho ai chưa biết thì có thể google khởi nghĩa Lương Long)
Hoàng Hùng đối với việc này lo lắng không thôi, bởi vì lịch sử mấy trăm năm nay đã chứng minh sự chênh lệch mạnh yếu của hai bên Hán và Việt.
Hôm nay tuy Hán mạt đã hiện xu thế hồi lâu nhưng lực lượng của Trung Nguyên vẫn còn vô cùng hùng mạnh.
Đặc biệt là Lưu Hoành càng hiện rõ dã tâm muốn tái hiện phong độ của Lưu Tú và Lưu Triệt hồi trước, hắn vô cùng mong mỏi có một kẻ địch quân sự đủ tầm để hắn dương uy hiển thánh.
Huống hồ là theo tính toán của Hoàng Hùng, các tộc du mục phương Bắc sẽ rất nhanh kỵ mã xuôi nam, xung đột của thế gia và đạo Thái Bình cũng sẽ rất nhanh bùng nổ trên diện rộng.
Trong tình hình này thì đồng bào ta nên nhẫn nhịn một chút chứ không nên lộ ra đầu gió bởi có câu ‘tên bắn chim đầu đàn’!
Lựa chọn tốt nhất là đợi cho các thế lực khác đem căn cơ của Hán triều đánh nát, hoặc chí ít là kiềm chân lực lượng chủ chốt của Trung Nguyên thì ta hẵn khởi nghĩa, như vậy mới có cơ hội đạt được thành công mong đợi.
Thế nhưng hắn cũng biết thân mình sống tại đất Hán hồi lâu, lại chỉ là một tiểu tử vắt mũi chưa sạch, sao có thể nói động được những đồng bào đã chịu sự kỳ thị, đàn áp, bóc lột của triều Hán hồi lâu.
Không bị làm thịt tế cờ nghĩa đã rất may!
Vậy nên hắn phải xây dựng lực lượng cho tiếng nói của mình, biến lời nói của tên nhóc con tạp chủng thành lời nói có trọng lượng đủ để các thủ lĩnh của trăm bộ tộc Việt cần phải cân nhắc.
Vừa mới rạng sáng cuối giờ Dần (5 giờ kém), Nhã tỷ tới kiểm tra hắn dậy chưa thì Hoàng Hùng liền nhân tiện nhờ Nhã tỷ đi gọi Hoàng Thừa Ngạn và sáu quái lại cùng bàn chuyện.
Hoàng Thừa Ngạn đang túc trực bên linh đường Hoàng Dung cùng với một số bạn bè thân hữu thì Nhã tỷ tới báo tin Hoàng Hùng vừa tĩnh dậy gào góc rất to, bla blô các kiểu.
Hoàng Thừa Ngạn thầm hô quái trong lòng nhưng gặp Nhã tỷ ra hiệu thì vẫn cẩn thận từ chối lời xin đi thăm hỏi trực tiếp của mọi người mà một mình đi theo Nhã tỷ gặp Hoàng Hùng, về phần công việc trong linh đường thì cắt cử cho em họ là Hoàng Tổ.
Hoàng Thừa Ngạn đến nơi thì cũng vừa đụng mặt năm quái, vốn được Nhã tỷ sai người đi gọi từ trước.
Nội dung của cuộc gặp gỡ chính là bàn cách để nhân cơ hội bạn bè minh hữu đều còn tụ hội ở đây, đem lực lượng của tất cả các thế lực đồng minh ngưng tụ lại thành một khối rắn chắc, mạnh mẽ, và có triển vọng.
Mục đích có 3:
Mặt ngoài là vì bình ổn những tổn thất để lại do sự ra đi đột ngột của Hoàng Dung, từ đó dập tắt nhưng lộn xộn rắc rối có thể xảy ra, ngăn cản các thế lực Trung Nguyên thừa cơ xâm lược.
Tầng nghĩa thứ hai mà các đồng minh tham dự được biết là vì để liên kết, cũng cố, phát huy sức mạnh phương nam, sẵn sàng cho những biến động đang và sắp xảy ra như là thiên tai, chiến loạn.
Và lý do cuối cùng thì chỉ lộ ra cho những người tham gia buổi họp sáng hôm đó và sau này là thêm nhân vật vắng mặt Ngô Hai: Xây dựng căn cơ cho chư tộc Việt khởi nghĩa thành công!
Căn cơ cho sự độc lập, tự do, hạnh phúc một cách bền vững chứ không phải một đóa hoa lửa chớm bùng lên dữ dội trong một sớm rồi chóng vánh tàn lụi khi bình minh hôm sau còn chưa tới!
Sau hơn hai canh giờ thương thảo (hơn 4 tiếng), các thành viên của cuộc họp rời đi mang theo nhiệm vụ của riêng phần mình, không có sự tiễn đưa của Hoàng Hùng, người chuẫn bị ‘giữ hiếu 3 năm’ theo lễ.
Khi Ngô Hai hớt hải chạy vào thành, hắn không biết là Hoàng Hùng đã rời khỏi thành, đến chỗ hôm qua diễn ra ‘lễ thủy táng’ của Hoàng Dung, mang theo búa, cưa, đục các thứ dụng cụ, tự mình chặt cây, kiếm cọ, dựng một nhà tranh theo đúng những mô tả về cách làm của các bậc chí hiếu trong kinh sách cổ.
Hoàng Dung dặn hắn diễn, hắn không diễn được vì cảm xúc gượng ép.
Nhưng bây giờ thì khác, hắn diễn vì mục tiêu dân quốc đồng bào, hắn có thể!
Đương nhiên, Hoàng Hùng cũng không phải thể loại mặt lạnh soái ca hoàn mỹ như những nhân vật bước ra từ tích cổ, bởi vì mục đích của hắn không chỉ là ‘biểu dương đức hiếu của mình’, mà còn là ‘quy tụ nhân tâm’ và ‘đánh lạc hướng’.

(P/s: Đánh lạc hướng là sao thì chương sau biết)
Hắn không cho gia nhân người thân tới giúp đỡ nhưng chỉ cần là bằng hữu của Hoàng Dung tới giúp thì hắn lại kính cẩn nhận ơn.
Về phần Hoàng Thừa Ngạn, ông có ghé qua linh đường thì gặp Hoàng Uyển đã thay ca cho Hoàng Tổ, thế là ông đem một bộ phận ngoài rìa của kế hoạch nói cho Hoàng Uyển.
Sau đó Hoàng Thừa Ngạn lại cho người gọi ‘số khổ’ Hoàng Tổ ra canh linh đường để mình có thể đi gặp mặt các đại phú thương có quan hệ hợp tác với nhà họ Hoàng.
Về phần Hoàng Uyển thì theo lời cậy nhờ của Hoàng Thừa Ngạn, đã đi gặp gỡ đại diện các thế gia phương nam mời họ 5 ngày sau tham dự bữa trưa ở rừng đào trong sơn trang bên ngoài thành của Hoàng Thừa Ngạn để nhà họ Hoàng có thể bày tỏ lòng cảm ơn.
Ngoại trừ các thương hội và thế gia phương nam,
Thì giang hồ nhân sĩ và các học giả trí thức cũng được mời tới ‘thưởng đào’, nhưng việc mời họ thì không phải do Hoàng gia mà do bốn quái đi làm vì trong chốn võ lâm thì danh hiệu ‘Giang Nam Lục Quái’, trợ thủ đắc lực của Hoàng Dung đại tỷ, dùng tốt hơn nhiều thân phận của người nhà họ Hoàng.
Vì sao chỉ có bốn quái,
Vì khi kế hoạch bàn xong thì Ngô Hai hãy còn đang bất tĩnh giữa đồng mà Nguyễn Bảy thì phải ngồi thuyền cực tốc lên Tương Dương đón Thái Ung, cốt là để mượn danh Thái Ung tới quy tụ bầy trí thức học giả.
Sau khi Hoàng Hùng và sáu quái theo Hoàng Thừa Ngạn về nhà thì Thái Ung cũng chẵng ghé Lạc Dương mà vẫn đang trên đường gấp tới thăm hỏi học trò, nhưng ngặt vì tuổi già văn nhược đã lâu nên không thể cưỡi ngựa lao nhanh, chỉ có thể lúc thì cưỡi chậm lúc thì ngồi xe.
Suốt thời gian mấy ngày đó, không biết là ai quạt than thổi lửa mà các thể loại lời đồn nổi lên bốn phía, lan tràn khắp các tầng lớp nhân dân trong ngoài thành TS.
Nào là kinh tế nhà họ Hoàng không có Hoàng Dung thì sẽ sớm suy sụp, các thương hội phương Bắc sẽ liên hợp lại gồm thâu di sản của Hoàng Dung sau đó xâm lấn phương Nam.
Nào là không có Hoàng Dung liên hệ trong triều thì Hoàng Uyển sớm muộn sẽ rơi đài, các thế gia Trung Nguyên sẽ tăng mạnh chèn ép các gia tộc phương Nam.
Nào là nhà họ Hoàng ốc không mang nổi mình ốc, các hoạt động thiện nghĩa của Hoàng Dung trong dân gian và võ lâm sẽ bị đình trệ vô thời hạn.
Rồi còn có một số người châm ngòi tầng lớp của mình liên hợp lại, nhất định phải tới dự bữa tiệc trưa ở rừng đào mấy ngày sau để hỏi rõ trắng đen xem nhà họ Hoàng muốn ứng biến thế nào.
Bất kể những lời đồn ấy thiên hoa loạn trụy đến đâu, xuất phát từ đâu và vì mục đích gì, thì có một điều chắc chắn là chúng đã làm cho tất cả mọi người, dù ít dù nhiều, phải lo lắng.
Và nhờ đó, gián tiếp đảm bảo sự đông đủ, thậm chí dư thừa quân số cho bữa tiệc trưa, bước đầu tiên trong kế hoạch của Hoàng Hùng mở đầu thuận lợi.
Sáng sớm ngày thứ năm, Cố Ung đứng tại bến đò từ sớm để tiếp đón thầy theo lời dặn dò của sư huynh Hoàng Hùng.
Vừa mới cập bến TS, dù liên tục phải nôn thốc nôn tháo vì không quen sóng cả của trường giang nhưng Thái Ung lại chỉ ngồi bệt xuống đất thở hỗn hễn trong chốc lát rồi gạt đi lời mời vào Hoàng phủ nghỉ ngơi của Cố Ung mà bắt học trò dẫn ngay đến chỗ sư huynh của hắn.
Không ai biết ba thầy trò nói nhỏ bàn thầm chuyện gì trong túp lều tranh trơ trọi giữa tiếng sóng và tiếng gió sông.
Chỉ biết là khi Thái Ung và Cố Ung được xe ngựa của nhà họ Hoàng đón đến rừng đào vào lúc gần trưa thì cả hai thầy trò đều mang theo tâm trạng của Ngô Hai mấy ngày trước khi mới nghe kế hoạch từ miệng của Lý Năm.
Loại cảm giác rằng bản thân mình vốn có tài cao nhưng vì một lý do bất khả kháng mà không được tham gia thương thảo kế hoạch lớn, chỉ được biết sau rồi chấp hành theo phận sự, nhưng ngẫm đi ngẫm lại vẫn không tìm ra chỗ nào khiếm khuyết để tô vẽ bổ sung hòng chứng minh sự tồn tại.
Đặc biệt là Cố Ung, hắn đơ cả mặt nhưng trong ruột thì lộn tùng xèo khi nghe Hoàng Hùng đưa ra lý do là ‘vì ngươi không biết diễn’.
Đúng vậy!
Nhờ việc Cố Ung không hề biết trước kế hoạch nên hắn tham gia rất tích cực vào việc chống trả lời đồn mấy ngày nay nhờ đó mà khiến lời đồn càng thổi càng to, càng gây hoang mang lo sợ, càng đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thử nghĩ một chút, trong khi những lời đồn xấu nổ ra bốn phía công kích uy tín của nhà họ Hoàng thì chính chủ im lặng, còn một tiểu tử không mấy liên quan là Cố Ung lại tích cực ngoác mồm cãi hộ.
Hiệu ứng lời đồn phải gọi là tăng theo cấp số nhân!
Tháng 5 âm lịch đào đã lụi tàn, xác hoa trên đất sớm đã hòa cùng bụi trần, hóa thành bùn nhão, quả non trên cây vừa mới thoát nụ, hãy còn xanh xao.
Đất trời tự có quy luật luân chuyển.

Hoa lá héo úa rơi xuống hòa vào mùn đất sẽ thành chốn ngụ cư cho côn trùng vi vật, góp phần tạo ra nguồn dinh dưỡng mới cho cây.
Cây kia tuy khẳng khiu trơ trọi nhưng tới mùa lại trổ lá, khai hoa gọi bầy ong bướm, chim thú tới thăm, làm sinh động núi rừng.
Quả kia đến ngày chín mọng tất sẽ trở thành thứ quà quê thôn dã mà bao kẻ khôn ngoan bận bịu khó có dịp được hưởng khi còn tươi.
Trong rừng đào trên núi, hàng trăm chiếc bàn được bày ra theo bố cục phong thủy mà nếu không phải là người trong nghề thì khó lòng mà nhận ra được.
Vào trưa đầu Ngọ (11 giờ hơn) đã có chừng hai phần ba số bàn được ngồi kín.
Tuy không có trẻ nít ồn ào quậy phá nhưng nghe tiếng bàn tán xôn xao thì xem chừng bầu không khí nơi đây cũng chẵng mấy yên tĩnh.
Đại diện của Xuyên Thục Nghiêm gia lên tiếng thăm dò:
“Mã huynh, nhà họ Mã có dự tính gì chưa?”
“Nhà chúng ta còn chưa kịp phản ứng”
Đại diện của Kinh Tương Mã gia ‘thật thà’ đáp rồi hướng đám người cùng bàn hỏi: “Các vị thì sao?”
“Haizz! Cũng vậy” Đám người cùng chung ý tưởng
Ngồi bàn bên cạnh, một trung niên có bộ mặt phúc hậu lên tiếng u sầu:
“Mấy vị lão ca còn tốt, gia đại nghiệp đại, trong nhà có đất đai.
Mi gia chúng ta hoàn hoàn dựa vào kinh thương, mấy năm nay một mực đi theo Hoàng phu nhân kiếm ăn.
Bây giờ thật là như chồng trứng sắp đổ nha!”
Đại diện của Kinh Tương Sái gia hỏi vặn lại:
“Sao ta nghe nói Mi gia các ngươi có một thiên tài thường nghiệp được Hoàng phu nhân khen đáo để mà?”
Thì ra ấy là đại diện của Từ Châu Mi gia:
“Haizz! Thiên tài thì thế nào?
Trúc nhi cũng chỉ hơn Hoàng công Tử có 3 tuổi mà thôi.
Hắn ngoại trừ từng đi theo Hoàng phu nhân học chút sổ sách thì làm gì có bao nhiêu uy dự trên thương trường”
Khu vực dành cho thế gia và thương hộ cứ thế vang lên những lời than ngắn thở dài, bàn ra, bàn vào mà không có kết quả gì tích cực.
Ở những bàn khác, không giống với hôm ‘thủy táng’ Hoàng Dung, đám người giang hồ võ lâm chẵng còn lòng đâu mà cương mắng thái độ của những thế gia, cự thương nọ, bởi vì chính họ cũng đang lo lắng bất an trong lòng, nhiều người đã muốn lộn cái bàn.
“Haizz! Các vị đều biết sự thể rồi.

Cảm thấy thế nào?” Một lão giang hồ than ngắn thở dài.
“Chỉ là lời đồn thôi.

Giang huynh chớ lo quá!” Một vị nam trung niên ồm ồm nói.
“Ta xem huyền.

Giang hồ xưa nay không lửa sao có khói” Một lão phụ chống quãi trượng lắc đầu ưu tư
“Cùng lắm thì chúng ta hẵn là liên hợp lại bang trợ nhà họ Hoàng a” Thanh niên mặt trắng đứng sau lưng lão giang hồ họ Giang xốc nổi nhảy vào
Lão giang hồ họ Giang chỉ thẳng mặt hắn chữi, bảo câm miệng.
“Nhóc con biết cái mốc xì!
Liên hợp? Ai thủ lãnh?
Bang trợ? Bang trợ bằng cách nào?”
Một thiếu nữ bàn bên thấy cảnh này liền nhảy ra chủ trì công đạo:
“Giang bá bá.
Sư huynh chỉ là muốn góp ý mà thôi.
Ngài cần gì phải nổi nóng như vậy?”
“Hừ! Nữ lưu hạng…”
Lão họ Giang nói còn chưa hết câu thì đạo cô bàn bên đã đập bàn đứng phắt dậy:
“Họ Giang! Nữ lưu thì thế nào?
Ngươi đi du lịch Trung Nguyên mấy năm thì quên mất truyền thống phương nam rồi hả?”
“Ây …”
Mọi người còn chưa kịp khuyên can thì ngay lúc này có tiếng huyên náo vang động từ hướng cửa vào rừng đào.
Chỉ thấy một thằng nhóc chừng mười tuổi dẫn theo một ông lão văn nhã hơn bốn mươi tuổi đi vào khu đãi tiệc, phía sau đi theo là cả trăm vị học sĩ an tĩnh nghiêm túc, kỷ luật rõ ràng.
Đám thế gia phản ứng trước tiên, đứng lên chào hỏi:
“Xin hỏi! Ngài có phải là Bá Dương công?”
Thái Ung không gật đầu cũng không lắc đầu mà chắp tay kiểu ‘giang hồ phương nam’ hướng tất cả mọi người tự giới thiệu mình:
“Lão phu chính là thầy của công tử Hoàng Hùng, con trai của Hoàng Dung nữ sĩ.

Tên là Thái Ung.
Hôm nay đến đây theo lời mời của Hoàng Tử Diễm, ông ‘ngoại’ của học trò ta”
Tất cả mọi người ở đây, bất kể xuất thân từ tầng lớp nào hay đại diện cho thế lực nào, khi nghe lời giới thiệu của Thái Ung thì chỉ cần có chút đầu óc cũng đã hiểu rằng mục đích mà Thái Ung tới đây hôm nay chính là để trợ trận cho nhà họ Hoàng.
Ngay lúc này Hoàng Uyển cũng đi ra từ trong đình viện sơn trang:
“Thái huynh đã lâu không gặp.
Gia sự có điều phiền nhiễu, không thể đích thân đón tiếp.
Xin Thái huynh thông cảm”
Thái Ung cười đáp:
“Hoàng đệ đó a.
Ngươi chớ lo nghĩ chuyện này.
Là ta đến chậm, nên trách cũng là trách ta.
Làm sao tin tức tới quá đột nhiên, thân già này không theo kịp Hùng nhi, chỉ có thể lê lết từ từ.
Có điều bây giờ ta đã ở đây, có thể hỗ trợ việc gì cứ nói đừng ngại.
Chúng ta vốn là người một nhà!”
Hoàng Uyển cúi đầy cảm ơn rồi tuyên bố bữa trưa đã chuẫn bị xong, mời mọi người vào chỗ chuẫn bị nhập tiệc, có chuyện gì thì đợi ăn xong rồi nói, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực đơn của bữa tiệc được Hoàng Hùng gợi ý cho y sư thiết kế từ trước, toàn là những món mộc mạc dân dã đậm nét bản địa, tuy thanh đạm hạ hỏa nhưng lại thiết kế tinh xảo bắt mắt, vì mục đích giúp tâm tình của mọi người có thể thêm phần bình ổn, còn có một tầng ý nghĩa thì ai cần hiểu sẽ hiểu.
Sau bữa trưa, Hoàng Uyển theo đúng quy trình, hướng tất cả mọi người gửi lời cảm ơn vì sự có mặt chia sẽ nổi buồn tang gia, cũng tuyên bố rằng Hoàng Hùng sẽ là người thừa kế tất cả di sản của Hoàng Dung, và vì Hoàng Hùng còn nhỏ nên hắn đã ủy nhiệm Hoàng Thừa Ngạn thay hắn quán xuyến công việc trong thời gian giữ đạo hiếu 3 năm.
Hoàng Thừa Ngạn sau đó lên đài hứa với tất cả rằng tất cả mọi việc sẽ không đi theo chiều hướng xấu như những lời đồn thổi mấy hôm nay vì mình và Hoàng Hùng đã thương thảo ra phương pháp giải quyết toàn vẹn.
Đám người nửa tin nửa ngờ nhưng cũng im lặng nghe tiếp, không biết do nội dưỡng tâm tính vốn thế, hay do tác động của thức ăn, khung cảnh, cũng như thái độ của Thái Ung và Hoàng Uyển.
Hoặc có thể do niềm tin vào danh tiếng thiên tài của con trai Hoàng Dung.

Há! Túm lại là giọng nói trung khí mười phần của Hoàng Thừa Ngạn vẫn tiếp tục vang lên trong sự tập trung của mọi người.
“Như các vị ở đây cũng đã biết.
Em ta, Hoàng Dung, xưa nay luôn cẩn thận chu toàn mọi việc, cho nên dù ra đi đột ngột nhưng nội sự vẫn không xảy ra vấn đề gì, mọi công việc vẫn có thể vận hành như trước.
Cháu ta Hoàng Hùng tuy nhỏ nhưng văn võ song toàn, lại thêm có ta, thúc công, và Thái tiên sinh hết lòng trợ giúp, nên việc cáng đáng cơ nghiệp này vốn chẵng phải việc khó.
Thế nhưng gần đây lại có lời đồn bốn phía, chẵng biết thực hư thế nào, nhưng có thể khẳng định là có kẻ trong tối quấy phá, có thế lực thù địch muốn thừa hư mà nhập.
Mục đích của họ là gì thì mọi người hẵn cũng đoán ra?
Không ngoài việc muốn thôn tính, tiến tới đàn áp, bóc lột người phương nam chúng ta mà thôi.
Nếu chúng ta thất bại hoặc đầu hàng thì gia nghiệp tài sản của chúng ta chẵng còn, con đường công danh tương lai của chúng ta chấm dứt, truyền thống mỹ phong của chúng ta bị ô, thậm chí lòng tự tôn của chúng ta cũng sẽ bị chà đạp dưới chân kẻ ác.
Các vị có mặt ở đây đều là người có danh vọng, được nể trọng khắp xứ phương nam này.
Các vị có thể chịu dựng sự khuất nhục này sao?
Có thể nhìn đồng hương và người nhà chịu cảnh thê lương ấy sao?”
Câu hỏi vang lên từ trong miệng Hoàng Thừa Ngạn mà tựa như tiếng sóng trường giang mang theo nổi niềm thống thiết, đau đớn cào xé y hệt lúc đọc điếu văn mấy hôm trước vậy.
“Không thể” “Đương nhiên không thể” “Kẻ nào dám đến phải bước qua xác ta”
Một người hô rồi chục người hưởng ứng, trăm người hùa theo, tuy khác miệng khác âm nhưng xem chừng đã chung mục đích.
Hoàng Thừa Ngạn lại chuyển từ mặt đau xót sang mặt nghiêm nghị:
“Đúng vậy!
Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra!
Chúng ta phải đoàn kết lại, cùng chống ngoại địch!”
Tiếng hô của Hoàng Thừa Ngạn nhanh chóng được hưởng ứng bởi phần đông mọi người, âm thanh vang vọng cả rừng đào:
“Đoàn kết lại! Chống ngoại địch! Đoàn kết lại! Chống ngoại địch!”
Đợi mọi người khí thế bừng bừng rồi thì Hoàng Thừa Ngạn mới giơ tay ra hiệu cho họ tạm im lặng, cười nói:
“Các vị có mặt ở đây hôm nay đều là thân bằng quyến hữu của nhà họ Hoàng ta.
Cũng đã cùng em ta Hoàng Dung có quan hệ giao tế khăng khít từ lâu.
Hùng nhi có nói với ta rằng các vị đều là người nhà.
Ta xem quả vậy không sai!
Từ ngày em ta mất đến nay, mọi người liền bỏ công bỏ việc, không quản ngại đường xa, lặn lội vất vả đến đây chia sẽ, giúp đỡ, thật là tình nghĩa của giọt máu đào chẵng sai.
Hùng nhi nhờ có chư vị nâng đỡ một tay, nay đã an phận hiếu nơi hắn cần ở, không thể có mặt ở đây hôm nay.
Nhưng hắn có nhờ ta gửi lời cảm ơn chân thành với tất cả mọi người”
Đám người nghe lời mát ruột, đang gật đầu hân thưởng thì thấy Hoàng Thừa Ngạn cuối thấp tư thái làm đại lễ, thế là cả đám vội đứng lên từ chối rối rít:
“Chớ nên chớ nên”
“Hoàng huynh chớ làm như vậy”
“Chúng ta sao có thể nhận lễ này”
Hoàng Thừa Ngạn vẫn cố chấp cuối xuống thì lại có âm thanh từ đâu hô lên:
“Nếu đã là người nhà thì há cần nhiều lễ?!”
“Phong tục phương nam chúng ta xưa nay đều coi nhau như đồng bào, há lại cần nhiều lễ?!”
Mọi người được dẫn đạo liền cùng nhau khuyên: “Đều là người nhà, chớ nhiều lễ”
Hoàng Thừa Ngạn lúc này mới ‘choàng tỉnh’ tự trách:
“Haizz! Mọi người đều đã xem ta là người nhà mà ta lại cố chấp rườm rà xa lánh.
Là lỗi của ta vậy.
Hoàng Thừa Ngạn ở đây xin uống chén rượu bồi tội với mọi người, xin hãy nhận cho”
Lúc này lại có tiếng hô vang lên trong đám người:
“Đã là người nhà thì nên cùng nhau uống.
Sao có thể uống một mình?!”

Lời này rất hợp ý đám nhân sĩ giang hồ, thế là họ cũng hô vang đòi rượu, tiếng hô vang trời, cảm nhiễm cả nhưng người khác.
Thế là Hoàng Thừa Ngạn vô cùng sảng khoái gọi gia nhân đem rượu ra:
“Các anh chị em đồng bào!
Đây là rượu hoa đào đặc nhưỡng của nhà họ Hoàng ta, tuy không có gì quý giá nhưng chính là kết tinh trí tuệ của nhà họ Hoàng, cũng là tấm lòng của Hoàng Thừa Ngạn, của Hùng nhi, của nhà họ Hoàng đối với các anh chị em đồng bào.
Xin mọi người cùng nâng chén!”
Rượu vào miệng khiến người giật mình, nhất là những người thường uống rượu hoa đào của nhà họ Hoàng thì càng là sửng sốt tưởng mình lầm.
Đại biểu của Sái gia lên tiếng hỏi trước trong sự đồng ý của đám người:
“Thừa Ngạn huynh, đây thật là rượu hoa đào của nhà họ Hoàng?
Sao ta cảm thấy có chút không giống”
Hoàng Thừa Ngạn lại gật đầu nói chính phải nhưng đám người vẫn không tin thế là Hoàng Thừa Ngạn liền nói:
“Nếu anh chị em đồng bào đã không tin vậy thì ta chỉ có cách công bố cách điều chế cho mọi người!”
Nói rồi từ trong ngực áo rút ra một quyển sách giấy!
Nhưng mọi người đâu có để ý đến bề ngoài khác biệt của quyển sách đó, bởi họ đã sớm bị lời tuyên bố của Hoàng Thừa Ngạn làm cho kinh người.
Phải biết rằng một ‘phương thức điều chế rượu đặc biệt’ đủ giá trị để làm trấn gia chi bảo cho một gia tộc cở trung.
Huống hồ mọi người vừa mới nếm xong vị đạo của loại rượu này, dư âm ngon ngọt hãy còn trong miệng.
Người có mặt ở đây đều là kẻ từng trãi, hơn ai hết, họ biết thứ rượu mình vừa dùng tốt uống đến mức nào.
Tuyệt đối vượt qua rượu hạng nhất hiện nay, lại hoàn toàn khác biệt với thứ rượu quý cung cấp trong tưởu lâu của nhà họ Hoàng.
Hoàng Thừa Ngạn gặp mọi người nghi hoặc thì than thở:
“Chẵng lẽ mọi người không tin ta, không xem Hoàng Thừa Ngạn là đồng bào, không xem Hoàng gia là đồng bào sao?”
Đại diện nhà họ Trương đất Kinh Tương lại đứng lên nói:
“Thừa Ngạn huynh đừng nói vậy mà tội chúng ta.
Chúng ta chỉ là không muốn chiếm tiện nghi của người nhà mà thôi.
Phương pháp điều chế là vật quý giá, xin hãy cất kỹ, có lẽ sẽ giúp nhà họ Hoàng vượt qua nguy cơ sắp tới”
Hoàng Thừa Ngạn lại lắc đầu:
“Ý tốt của Trương huynh thì ta xin nhận nhưng lời của Trương huynh sai rồi.
Nếu đã là đồng bào thì hà tất phải tính toán của ngươi của ta như vậy?
Người phương nam chúng ta bây giờ đều đứng trước nguy cơ to lớn.
Nhà họ Hoàng ta sao có thể bo bo giữ mình.
Thú thật với mọi người, các vị cảm thấy vị đạo của rượu có khác là điều đương nhiên.
Bởi vì phương pháp điều chế này đã được Hùng nhi cải tiến qua.
Việc công bố phương pháp điều chế này cũng là ý của Hùng nhi.
Hắn nói với ta rằng
ĐÃ LÀ ĐỒNG BÀO
CÓ PHÚC CÙNG HƯỞNG, CÓ HỌA CÙNG CHIA!”
Nghe đến đây không cần ai dẫn đạo nữa, đám người liền tự phát hô to:
“CÓ PHÚC CÙNG HƯỞNG CÓ HỌA CÙNG CHIA!”
Trong tâm thì không ngừng bội phục tiểu công tử Hoàng Hùng xưng rằng ‘quả không hổ là con trai của Hoàng Dung’.
Hoàng Thừa Ngạn lần này cũng không ngăn cản bọn họ mà còn hùa theo hô.
Nhưng Hoàng Hùng làm sao có thể để bầu không khí lên đỉnh rồi tuột, thế là lúc này Thái Ung đứng ra nói:
“Mọi người! Mọi người! Xin nghe Thái Ung nói một lời!”
Đám người lúc này mới từ từ tắt tiếng nhưng trong bụng thì quái: “Lão đầu phương Bắc này muốn làm gì? Hắn không phải đến trợ uy cho nhà họ HSo? Bây giờ lại chặn hứng liên hợp của chúng ta là thế nào?”
Không để bọn người phải thắc mắc nhiều lâu, Thái Ung liền đi thẳng vào vấn đề vì phần không khí dạo đầu đã sớm có Hoàng Thừa Ngạn làm xong:
“Sáng nay ta vừa cùng với Hùng nhi bàn luận hướng đi tương lai của hắn.
Không thể nghi ngờ, lấy tài năng của Hùng nhi, tất có thể vào Lạc Dương bái quan làm tướng.
Đồng thời cả ta và Tử Diễm đều đồng ý rằng con đường công danh của Hùng nhi tất sẽ vượt xa hai người chúng ta”
Nói rồi Thái Ung còn quay mặt sang Hoàng Uyển, hai người nhìn nhau gật đầu cười.
Thái Ung lại tiếp lời:
“Dự tính vốn là như vậy.
Thế nhưng bây giờ Hùng nhi lại có điều trăn trở.
Không thể không nói, Hoàng Dung nữ sĩ mất đi là một tổn thất to lớn khó lòng bù đắp đối với tất cả mọi người.
Không phải một cái phương pháp nấu rượu là có thể giải quyết.”
Đám người nghe thế đều gật đầu.

Thái Ung lại nhìn Hoàng Thừa Ngạn nói:
“Hùng nhi có nói với ta rằng hai người các ngươi đã có phương pháp giải quyết”
Hoàng Thừa Ngạn gật đầu trả lời:
“Bá Dương công nói không sai.
Ta và Hùng nhi mấy ngày nay đều thâu đêm trăn trở việc này.
Bây giờ đã sơ bộ làm ra kế hoạch.
Ta cũng muốn nhân dịp hôm nay có mặt đông đủ, đem ra thảo luận với mọi người, cầu nghe cao kiến, lấy thừa bổ thiếu, vì tương lai của tất cả chúng ta.
Kế hoạch của Hùng nhi và ta chính là …”
(P/s: 12 tháng 4 năm 2022, vừa sửa sơ lại cách hành văn chương 1-5).


Bình luận

Truyện đang đọc