Thằng câm có thiệt đâu
......
Du Văn Chiêu bàn bạc với những cán bộ khác trong thôn, cử ba người đến chặn cửa hộ vi phạm chính sách kiểm soát dân số - nhà của Du Khai Minh.
Vốn dĩ muốn nhắm mắt làm ngơ để hai vợ chồng tặng đứa trẻ đi làm con nuôi cho xong chuyện, rủi thay, thai phụ Hồ Mộc Chi không đồng ý, nhất quyết đòi bế đứa bé về nhà, chỉ khi ấy Du Trang mới inh ỏi cả lên.
Chưa đầy nửa ngày, người trong vườn trà, trên bờ ruộng, bên ao cá đều bàn tán về gia đình Du Khai Minh.
Quan điểm của phái đàn bà chia thành hai phe, có người nói Hồ Mộc Chi là người tốt, mẹ con ruột thịt sao nỡ cho đi? Cũng có người nói Hồ Mộc Chi ngốc nghếch, làm vậy sẽ khiến bí thư thôn soi mói gia đình họ nghiêm khắc hơn: "Muốn đẻ thêm cũng khó, nếu trong bụng có thêm nhịp đập nào sẽ bị lôi đi phá ngay."
Hầu hết cánh đàn ông chỉ cười "haha": "Mẹ cái thằng Khai Minh, chẳng nói chẳng rằng, chỉ biết làm bụng vợ to là giỏi."
Du Trang toạ lạc tại Giang Nam, vùng lắm cá nhiều thóc, đất đai phì nhiêu, cuộc sống của người dân nơi đây no đủ và thoải mái hơn hầu hết các vùng nông thôn Trung Quốc.
Những năm gần đây sau sản xuất liên hợp, nông nghiệp và công nghiệp tập thể trong thôn phát triển mạnh mẽ, khiến Du Trang trở thành một thôn làng giàu có và mẫu mực nổi tiếng trong toàn thành phố.
Vì là mẫu mực, nên không thể bôi nhọ uy tín của thôn về những mặt như kinh tế, sinh đẻ, cuộc sống của nhân dân hay chiêu mộ binh lính, v.v...
Tại cuộc họp ủy ban thôn sau khi nghe mọi người bàn tán sôi nổi, Du Văn Chiêu quay mặt qua, hỏi trưởng thôn Du Thiên Kỳ: "Tổ trưởng Lý nói thế nào?" Tổ trưởng Lý chính là cán bộ tổ trong thôn, người kiếm cớ đi vệ sinh giữa chừng ở nhà Du Khai Minh.
"Chó má, hắn ta chuồn đi ngay khi vừa biết đứa trẻ sẽ được đem cho làm con nuôi, nếu hỏi, chắc chắn hắn sẽ giả vờ không biết gì.
Dù sao, nếu số dân ghi trên giấy hợp lý thì mọi chuyện sẽ ổn thôi, nhưng nếu xảy ra sai sót, thôn chúng ta sẽ gánh đủ."
Du Thiên Kỳ xoay chiếc thắt lưng da Goldlion hơi lệch, hàm răng vàng khè cắn điếu thuốc, thả lỏng rồi nhả khói ra: "Tôi nghĩ không thể làm như vậy.
Thằng câm đó xử trí rất hợp lý, lặng lẽ đem con đi là yên ổn, nhưng vợ hắn chuyện bé xé ra to làm cả thôn đều hay.
Chẳng may có người nào mồm miệng bép xép thì...!Lại còn thằng chó Du Thiên Khải kia nữa..."
Nói đến đây, anh dừng lại, quả nhiên nhìn thấy sắc mặt ông bí thư không vui, lập tức chữa cháy: "Còn Du Thiên Khải nữa, kể từ khi ao cá bị phong toả vào năm ngoái, hắn tố cáo om sòm không thôi, nhân cơ hội này chẳng nhẽ hắn không đâm bị thóc, thọc bị gạo?" Nhà Du Thiên Khải là những người cứng đầu nhất trong cả Du Trang, không nhường ai một tấc đất dựng nhà, lại còn uy hiếp lấn chiếm ba thước đất bên cạnh.
Sau khi nhận khoán ao cá trong làng, hắn trở mặt không chịu nộp cổ tức 20% hàng năm.
Thế là Du Thiên Kỳ dẫn người đến phong toả ao cá, hai vợ chồng Du Thiên Khải suốt ngày đi kiện thôn, hai bên vẫn tranh chấp cho đến bây giờ.
"Đều là anh em một nhà, cậu lại là trưởng thôn, đừng thở ra câu nào là thằng chó câu đấy." Ông bí thư nghiêm túc nói: "Nhưng cậu nói đúng, tạm thời đừng cho đứa bé này đi.
Phạt vẫn phải phạt, dù hắn có khóc nghèo đi chăng nữa, vẫn phải ghi lại khoản nợ này.
Chúng ta cần thi thoảng làm việc thăm dò tình hình, nếu thực sự không được hẵng chia tiền phạt ra nhiều năm thu dần."
Quyết định như thế, cô con gái thứ ba của Du Khai Minh câm điếc cuối cùng cũng được giữ lại.
Nếu nói nuôi thêm một miệng ăn, gia đình người khuyết tật Du Khai Minh vẫn có thể miễn cưỡng nuôi được - Mảnh đất rộng một mẫu trồng rau ăn, nhiều thì có thể gửi lên thành phố bán.
Hai vợ chồng cũng rất bận rộn với vườn trà rộng hai mẫu, có thể lấy lá trà đổi một ít tiền, nhưng còn lâu mới có thể trả nổi khoản tiền phạt ấy, Du Khai Minh dùng tay ra hiệu quyết liệt với hàng xóm: "Tôi thực sự không có tiền".
Du Khai Minh không có nhiều đất như những hộ gia đình giàu đủ và không có nghề tay trái.
Bộ dạng hiền lành chân chất ấy khiến mọi người cảm thấy thật đáng thương.
Con gái lớn của gia đình ông là Du Quyên, mười một tuổi, khi đến tuổi giáo dục bắt buộc, cô bé bị Du Khai Minh ép ở nhà chăm em gái nên vào học muộn một năm, hiện tại là bạn cùng lớp với Du Nhậm.
Đứa con thứ hai, Du Cẩm, năm nay sáu tuổi, cũng đã đến tuổi có thể chăm sóc em gái.
Nhờ đó, gánh nặng trên vai Du Quyên được giảm bớt, gần đây cô bé suốt ngày đánh nhau ác chiến như cơm bữa trên trường.
Cô bé lớn hơn các bạn cùng lớp một tuổi, nhưng vóc dáng hệt như lớn hơn năm tuổi.
Vốn dĩ tính tình cô bé yếu mềm giống mẹ, chỉ biết khóc lóc khi bị người ta bắt nạt.
Nhưng từ lúc trong lớp có Du Nhậm chuyển đến, Du Nhậm luôn đứng ra bảo vệ Du Quyên mỗi khi bị các bạn năm cuối tiểu học gọi là "cái giống bị câm".
Ngày hôm đó, lại bị người ta cố ý mắng chửi, Du Nhậm cầm gói mì giòn hình gấu mèo trong tay lập tức đứng dậy, chùi miệng chỉ vào cậu bé đang giễu cợt Du Quyên: "Nói lại xem? Tao đánh mày đó thằng chó."
Trẻ con lớn lên ở dưới quê hư một chút cũng tốt, sống trong môi trường thường xuyên phải nghe tiếng chửi thề, dù thường ngày không quen nói nhưng nếu biết bật ra vào thời điểm quan trọng có thể khiến cả người oai hẳn lên.
Cậu học sinh khoá trên phớt lờ và chế giễu lời cảnh báo của Du Nhậm.
Rất nhanh, một cô bé và một cậu bé xông vào vật nhau trên sân chơi của trường làng, gói mì trẻ em gấu mèo bị ném xuống đất.
Du Quyên sợ vỡ mật đứng qua một bên.
Du Nhậm bị túm chặt bím tóc và kéo da đầu đau đớn, gào lên với Du Quyên: "Ra giúp một tay đi!"
Ba người bắt đầu xô xát, kết quả là Du Nhậm và Du Quyên đã toàn thắng.
Du Nhậm phủi bụi dính trên tay, nhặt lên gói mì giòn gấu mèo còn lại hơn nửa, đổ một nắm vào miệng rồi đưa cho Du Quyên, quai hàm của cả hai nhét đầy mì giòn vang lên "rôm rốp rôm rốp", nhìn nhau vui vẻ và kiêu hãnh như hảo hán Lương Sơn đấm người nốc rượu.
Bị con gái đánh, nam sinh năm cuối tiểu học ăn phải mấy miếng đất, trên tay, cổ và mặt chỗ tím xanh nơi tím đỏ, ngồi trên sân chơi khóc toáng lên.
Tiếng khóc này khiến Du Nhậm không biết phải làm sao, cô ngồi xổm trước mặt cậu bé, đưa mì giòn cho cậu: "Cho cậu ăn cùng, đừng khóc nữa có được không? Tôi cũng bị đánh mà."
"Không thèm!" Cậu bé hất túi ni lông trong tay cô, gượng đứng dậy bỏ chạy.
Tiếng tăm của Du Nhậm và Du Quyên dần dần nổi lên trong các lớp cuối cấp, chưa hết, nhờ trận chiến này mà lòng dũng cảm ngang ngược của Du Quyên đã được đánh thức.
Cô bé bắt đầu đi hiên ngang trong trường, không ai còn dám gọi cô bé bằng biệt danh "con giống bị câm" nữa.
Khi cha mẹ bận rộn mưu sinh bên ngoài, trong nhà chỉ còn lại hai đứa con vẫn ch ảy nước dãi và buộc bím tóc lệch là Du Cẩm và em gái.
Du Quyên rất dịu dàng trước mặt hai em gái.
Ngày hôm đó sau trận đánh nhau ở sân chơi, Du Quyên cùng Du Nhậm tan học về, hai người cụng đầu vào nhau, ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ làm làm bài tập trong sân vườn nhà bí thư thôn.
Bà của Du Nhậm, Hồ Trạch Phân đưa cho mỗi đứa một cây kem.
Du Quyên cảm ơn Hồ Trạch Phân, đem cây kem về nhà bẻ một nửa cho em hai.
Là con một, Du Nhậm vội vàng theo Du Quyên về nhà cô bé xem, ba cô gái m*t kem chùn chụt vây quanh đứa bé có khuôn mặt tròn và đôi mắt to, chốc chốc còn thò kem vào lưỡi của em bé, khiến em bé rùng mình vì lạnh.
"Con bé tên gì?" Du Nhậm nhớ ra đứa bé suýt bị đem bán hình như vẫn chưa có tên, chỉ có biệt danh là "Đứa ba".
"Mẹ chị nói trong nhà có chị đọc nhiều sách nhất, để chị đặt." Du Quyên gặm cây kem, nhìn cô em gái đáng yêu và nghĩ: "Nhưng chị nghĩ không ra, chị muốn gọi em bé là Mèo Con nhưng mẹ chị không cho." Cô bé hỏi Du Nhậm - một học sinh có thành tích đứng đầu lớp và dám sửa phát âm của giáo viên tiếng Anh: "Hay là em đặt nhé?"
"Ừm...!Mặt con bé tròn tròn, mắt cũng vậy." Nhìn kỹ hơn, trên cổ tay em bé có một vết bớt nhỏ tròn tròn, Du Nhậm chọn một cái tên không cầu kỳ chút nào: "Gọi là Viên Viên đi." Lại một lần nữa nhẹ nhàng chọc vào đôi má mềm mại của em bé, em bé nhìn chằm chằm cô, bỗng nhiên phát ra tiếng cười khúc khích.
"Nè, con bé cũng rất thích." Du Nhậm cũng cười, trong miệng ngậm que kem, vươn tay cố gắng bế đứa bé lên.
Bất thình lình, có cảm giác nóng ấm và nặng mùi ập đến, Du Nhậm nhìn Du Quyên và Du Cẩm: "Con bé ị..."
Mới sáu tuổi, Du Cẩm đã là chuyên gia giặt và thay tã, chất giọng trẻ con non nớt xen lẫn muộn phiền: "Trời ơi, lại ị." Sau đó nhìn chằm chằm vào cây kem còn lại một nửa, li3m tiếp.
"Hồ Mộc Chi đâu? Hồ Mộc Chi có ở nhà không? Hồ Mộc Chi, ra đây cho tôi." Bên ngoài vọng đến giọng nữ chói tai.
Ba cô gái nhỏ ra ngoài xem, thấy trong sân xuất hiện một người phụ nữ trang điểm đậm đang dắt tay đứa con trai.
Du Nhậm và Du Quyên đều quen cậu bé đó, chính là Du Sĩ Phi vừa đánh nhau với họ ở sân chơi hôm nay.
Mẹ cậu bé là chúa đành hanh có chồng Du Thiên Khải là một cái đinh trong thôn.
Thấy con mình bị đánh đến mức mặt mũi bầm dập, mẹ của Du Sĩ Phi tức giận, buộc phải hỏi cho ra thủ phạm.
Và như thế, bà mang con đến cửa đòi nợ.
"Mẹ mày đâu?" người phụ nữ hỏi.
"Mẹ...!mẹ cháu vẫn chưa về." Đến cả trùm thôn cũng không khỏi run rẩy khi bị người lớn tra hỏi.
"Sao mày đánh người ta? Mày nhìn xem mày đánh Du Sĩ Phi thành ra như thế nào?" Người phụ nữ túm cổ áo con trai đẩy về phía trước, tay kia giữ cằm cậu bé, để lộ vết thương: "Tao nói cho mày biết, hôm nay bố mẹ mày nhất định phải cho Du Sĩ Phi một lời giải thích."
"Chính cậu ta là người ra tay trước." Du Nhậm có mặt suốt ngày hôm nay, chứng kiến tận mắt Du Quyên, người vừa xác lập quyền bá chủ nhận phải làn sóng thách thức mới, và người đứng đầu là Du Sĩ Phi, tên thủ phạm đang bị móng vuốt của mẹ véo cằm - Cậu ta nhổ bãi nước bọt lên cặp sách của Du Quyên, là người đẩy Du Quyên trước khi bước tới tranh luận.
"Nó động tay, mày cũng động tay? Sao không gọi giáo viên và phụ huynh đến xử lý?" Người phụ nữ trợn mắt với Du Nhậm, mắng Du Quyên.
"Cô giáo đã tan làm, nếu báo với phụ huynh, báo cho cô, liệu cô có đến đánh cậu ta không?" Du Nhậm lên tiếng không chịu thua.
Phán đoán của Du Nhậm đối với mọi chuyện xung quanh vẫn tồn tại ở suy nghĩ ăn miếng trả miếng giản đơn.
"Đứa trẻ này nói vô lý gì vậy? Liên quan gì đến mày? Chẳng liên quan gì sất! Đi về nhà đi, đừng can thiệp vào chuyện của gia đình người khác."
Người phụ nữ như thể không tin Hồ Mộc Chi không có nhà, ả xông vào nhà Du Quyên và ngoác cái mồm ra: "Hồ Mộc Chi đâu? Trốn ở đâu? Tao nói cho mày biết, mẹ mày phải đưa con trai tao đến bệnh viện trung tâm thành phố để khám, phải đền tiền thuốc và phí tổn hại tinh thần cho gia đình tao...!Hồ Mộc Chi! Mày ra đây cho tao...!Mày có gan lén lút đẻ ba đứa không nộp phạt, giờ thì sao? Con mày bắt nạt con người ta, mày làm phụ huynh mà đi trốn hả?"
Người phụ nữ tìm Hồ Mộc Chi là có lý do: Hồ Mộc Chi yếu đuối, dễ bị bắt nạt, có chồng câm điếc.
Làm lớn chuyện ầm ĩ ngay đối diện nhà bí thư thôn, xem ông bí thư có tiếp tục ra ngoài bảo vệ hay không.
Sau khi ao cá ở nhà bị phong toả, hai vợ chồng đã ấm ức từ lâu không có chỗ nào xả giận.
Tiếng gào thét chói tai khiến em bé sợ hãi, hơn nữa vì chưa thay tã, đứa út bắt đầu khóc om sòm.
Ngoài những người đang ăn uống, đánh bài và xuống đồng làm việc, những dân làng còn lại ở Du Trang rất nhanh đã chạy đến gần nhà Du Khai Minh hóng chuyện.
Không biết ai đã kịp thời truyền tin này đến tai Hồ Mộc Chi vẫn đang bận rộn trong vườn trà.
Ra hiệu bằng tay xong, đôi vợ chồng lập tức co cẳng chạy về.
Vừa bước vào sân, đã thấy Du Quyên và Du Cẩm đang run rẩy vì sợ, trong nhà còn có thể nghe thấy tiếng khóc xé ruột xé gan của con ba.
Vợ của Du Thiên Khải tỏ vẻ hiên ngang, chỉ vào mặt con trai cho những người xem thấy: "Nhìn xem, nhìn xem, thằng câm có thiệt gì đâu.
Đẻ ba đứa không nộp phạt, đứa lớn thì lên trường bắt nạt con nhà người ta."
Câu "thằng câm có thiệt gì đâu" nghe thật chói tai, có người khuyên ngăn: "Sao trẻ con đánh nhau mà phải nói khó nghe thế?"
"Tôi nói khó nghe? Thế con trai tôi bị đánh trông có khó nhìn không? Không thấy mắt nó sưng vù lên sao? Nếu gần con ngươi hơn, bị đánh mù thì tôi khóc với ai? Mọi người làm chứng đi, khỏi phải nói tôi gây sự vô lý.
Vết thương này mà không nhất thiết phải đến bệnh viện trung ương khám toàn thân ư? Tôi nói cho các người biết, ít nhất phải ngót nghét một vạn!" Vợ của Du Thiên Khải không dễ gì bỏ qua.
"Cô nói láo, Du Quyên đâu có có ý định đánh vào mắt cậu ta, cậu ta thậm chí còn dùng bút định chọc vào mắt Du Quyên? Là do Du Sĩ Phi tự nhổ nước bọt trước, đẩy người ta trước.
Cậu ta suốt ngày bắt nạt các học sinh khoá dưới trong trường, cô có bao giờ quan tâm chưa? Hơn nữa, khám bệnh ở bệnh viện trung ương làm gì có chuyện đắt như vậy? Mẹ cháu là bác sĩ ở đó!" Thừa hưởng 70% gen mồm mép sắc bén từ mẹ Du Hiểu Mẫn, Du Nhậm đứng lên kể lại toàn bộ đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe.
Khi Hồ Mộc Chi nghe câu "thằng câm có thiệt gì đâu", biểu cảm của bà sầm xuống, chỉ biết lau nước mắt trước cổng sân.
Du Khai Minh câm điếc "không thiệt" bỗng nhiên mặt nổi gân xanh, bước tới cố nói "a a a" gì đó với vợ của Du Thiên Khải, sau đó mặt đỏ bừng nhanh chóng bước đến chỗ Du Quyên.
Du Quyên chưa kịp phản ứng bỗng bị bố kẹp vai lại, chịu nguyên một cái tát nóng rát vào mặt, khi cô bé đang choáng váng, một cái tát khác lại giáng xuống.
Sân nhà người câm đột nhiên im bặt, chỉ có tiếng tát chát chúa liên tục vang lên - đôi má Du Quyên sưng tấy, máu chảy ra từ khoé miệng, cơn ù tai quét qua, bóng người vây quanh chồng lên nhau và vặn vẹo méo mó, cô bé vừa sờ tay lên má trái, bên má phải lại bị tát...
Rốt cuộc cũng có người hoàn hồn, họ lao đến giữ người cha câm lại không cho đánh, khi ấy Hồ Mộc Chi cũng choàng tỉnh, kéo Du Quyên ra phía sau lưng bảo vệ.
Đôi mắt của người câm Du Khai Minh đỏ ngầu nhìn vào lòng bàn tay đang bị giữ chặt và lại "a a a a" với vợ của Du Thiên Khải, như muốn nói rằng: "Đủ chưa? Nếu chưa đủ, tôi sẽ tiếp tục đánh."
Theo Du Nhậm nghĩ, những cái tát liên hoàn đó không phải vì trả tình nghĩa cho vợ của Du Thiên Khải, mà giống như một hình thức giải toả kỳ quái thì hơn.
Nếu gia đình nhà câm đáng đời bị chà đạp, thì kẻ câm sẽ dùng cách thậm chí còn kinh khủng hơn để khiến người ta im mồm.
Đây là bài học khắc cốt ghi tâm đầu tiên mà Du Nhậm học được ở Du Trang.
Cuối cùng, vợ của Du Thiên Khải đưa thằng con đi, những người xem chuyện sau khi khuyên ngăn vài câu cũng giải tán, Hồ Trạch Phân là người trong họ tộc với Hồ Mộc Chi, tuy không có quan hệ huyết thống nhưng cũng là người cùng thôn, bà dỗ dành Du Quyên, sau đó thuyết phục Du Khai Minh bình tĩnh lại.
Du Nhậm tiến tới nắm tay Du Quyên, nhưng bị cô bé hất tay ra.
Khuôn mặt của Du Quyên sưng lên y như chiếc bánh bao, với đôi mắt đờ đẫn và cơ thể run rẩy, cô bé kéo tay áo Hồ Mộc Chi mà hét lớn trong làn nước mắt lã chã lăn dài: "Mẹ...!sao con không nghe thấy gì nữa? Mẹ, con không nghe được nữa, Mẹ..."
.......