DUYÊN SỐ GẶP MA

Như đã có một câu chuyện tâm linh xẩy ra, hình như còn nhớ rõ mấy chục năm qua hồi ở bên Lào, câu chuyện là:

- Có một chiều, tôi được tin có đám tang của người già trong làng, cũng là ngày cuối tuần. Xong việc cá nhân và cơm chiều ở nhà thì tôi dạo bước đến chia buồn. Người chết thì cũng hơn 80 tuổi, ông là người gốc tích trong làng, con cháu ông cũng quen biết với mình. Ông đã chết được 3 ngày, chỉ chờ con cháu ở xa đến cho đông đủ rồi đi thiêu.

Chiều mới chập chọang tối, người đến chia buồn còn chưa nhiều. Tôi ngồi xuống cái bàn ở ngoài sân nhà nơi tiếp khách, còn trong nhà tầng dưới thì cũng đông người rồi. Nhà hai tầng nên xác ông thì ở trong hòm tầng trên.

Tôi vừa ngồi xuống chưa được uống miếng nước, tay cầm cái ly. Hai lỗ tai tôi đứng thẳng lên tại chỗ khi nghe tiếng chửi rủa nhau ở tầng trên. Lúc đầu tôi nghĩ rằng: con cái của ông đã chết đó tranh của cải gì nhau không biết, đang gây lộn nhau. Nhưng nghe đi nghe lại thì: ủa? tiếng chửi rủa nhau như vậy mà sao có tiếng cười ầm ĩ lên từng trạm? Tôi thấy thắc mắc trong lòng: thôi mình lên tầng hai cúng tiền một chút, coi có chuyện gì nhau?

Vừa bước chân vào trong nhà dưới, ngó thấy ai cũng cười khà khà khà. Tôi đến chân cầu thang lên thì lúc đó lại có thêm một ông già trong làng mặc xà rông theo người già Lào hay mặc ở nhà. Tôi thấy vậy nên nhường cho người già cả lên trước. Miệng ông lẩm bẩm theo bước cầu thang và lớn dần lớn dần. Khi lên đến nửa cầu thang thì nghe rõ là tiếng ông đang chửi rủa ai đó. Bao nhiêu người ở nhà dưới thì cười lên ầm ĩ. Một ông vừa lên và thêm hai ông đang chửi rủa chỉ chỉ chỏ chỏ tay vào chiếc hòm ở đó. Người ở trên thì bò lăn bò quàng ra cười. Tôi cũng không được hỏi ai là chuyện gì, cúng tiền xong rồi tôi xuống và ra ngoài sân ngồi cho thoáng gió.

Cháu của chủ nhà quen biết nhau ra ngồi với tôi khi người đến còn chưa nhiều, rồi tôi mới hỏi bạn:

- Có chuyện gì mà mấy ông đại sư phụ hơn 80 tuổi chửi rủa nhau vậy?

Bạn cười lên khà khà khà và kể câu chuyện cho nghe:

- 3 ông già với ông nội mình là 4 ông, là bạn nhau trạc tuổi nhau từ nhỏ đến già, quậy cũng quậy nhất làng lừng danh đã lâu, giờ đã già cũng như xưa. Trong lúc ông nội mình bệnh nặng lần này và chết, thì 3 ông đến hứa hẹn là: "Sẽ ở chia buồn bên cạnh xác ông nội mình cho tới thiêu táng xong mới về nhà".

Đêm đầu tiên khi về khuya thì 3 ông say rượu nằm tè ra xà rông mỗi người một góc nhà trên. Ai nấy cũng đã cười 3 ông đau cả bụng từ đêm đầu rồi. Đến trưa hôm sau mới tỉnh và cả 3 ông lấy xà rông của ông nội mình thay, mới tỉnh rượu đã nổ như pháo luôn, xong ngồi đổ tội cho nhau là ông kia tè ra xà rông chứ không phải là mình.

Rồi đêm qua là đêm thứ 2, tin đám tang thì người lui tới chia buồn quá đông luôn. 3 ông say rượu nổ cho đến khuya tí nữa hết cả hơi và rủ nhau về, đi cũng không thẳng đường.

Hai ông thì chung ngõ hẻm về nhà, còn một ông thì về đằng ngõ hẻm khác nhau. Nhờ ánh trăng gần rằm soi đường chứ không có đèn pin gì cả, cũng quá 12 giờ đêm rồi. Hai ông vừa đi miệng lẩm bẩm theo người già say rượu và chửi rủa ông chết: "Tại sao lại chết trước vậy?" và khi đến dưới gốc cây xoài lớn, mới đứng vén xà rông lên tè, cách xa nhau cở 1 thước. Trong lúc vén xà rông lên tè thì có tiếng rên rỉ như người bực bội mà không nói ra tiếng người. Một ông cất tiếng chửi ông kia:

- Mày rên rỉ làm gì?

Ông kia trả lời:

- Mày rên rỉ còn chửi tao à!

Hai ông như có gì linh tính im lặng và hình như cơn rượu cũng nghỉ ngơi một chút, rồi cả hai ông từ từ quay mặt lại ngó nhau, nhưng tiếng rên rỉ vẫn tiếp tục như thường.

Hai ông đứng tè, còn ở giữa hai người là ông nằm ở trong hòm cũng đứng tè chung, mặt mũi tím theo ánh trăng mờ mờ đêm, nhăn mấy cái răng, còn lại với tiếng rên rỉ, bực bội như bạn đã bỏ mình về nhà vậy. Hai ông bốn con mắt trắng bạch đứng hình. Lúc đó, cũng không biết là 3 cái mặt nào đáng sợ hơn ai nữa, rồi giây phút tập bay hay tập bò cũng đã tới. Một tiếng: "Ma!!!" dù không được hẹn hò nhau mà lại thoát ra cùng nhau một lúc.

Một ông thì bỏ cái xà rông ở đó, một hơi để truồng chạy luôn như bay tới trước nhà rồi tè tiếp. Còn một ông thì vừa tè vào cái xà rông vừa chạy, xà rông không kịp vén lên còn té nữa, miệng vẫn tiếp tục chửi cho đến vào trong nhà rồi mà còn chưa ngừng.

Còn một ông về đằng ngõ hẻm phiá kia, miệng thì lẩm bẩm theo cơn rượu. Phiá đằng trước thì có một ông già mang xà rông đi lại ngược chiều. Đang đi đang say, cũng không được để ý là ai đang đi tới mình. Khi hai người đi qua nhau thì nghe tiếng nói dội vào tai:

- Ai hẹn chia buồn với tao mà nửa đêm bỏ về, tao sẽ bóp cổ cho chết luôn!

1-2-3 bước qua nhau, như xe đạp thắng dừng tại chỗ, cũng không biết là mùi rượu còn không trong giây phút này. Ông đứng và từ từ quay lại. Ông già vừa đi qua cũng đứng, cũng từ từ quay mặt lại. Cả hai đang sắp thấy mặt nhau dưới ánh trăng đêm. Rồi tên lửa hay máy bay còn chậm hơn, ông chạy vừa la làng la xóm:

- Thằng chết dọa tao! Thằng chết dọa tao!

Trên con đường lớn, một người đi đêm về cũng quen biết ông, thấy ông già chạy như bay, như đang khủng hoảng gì không biết. Anh mới hét lên và chạy theo níu ông lại hỏi:

- Có gì xẩy ra vậy?

Lúc đó, ông mới tỉnh giấc, mới kể lại câu chuyện:

- Ông không biết chạy đi đâu, cũng chỉ biết là chạy thôi. Ông đã chạy qua nhà ông ở hơn 300 thước rồi, quên hết nhà cửa, họ hàng, quên cả tên tuổi nữa chứ.

Mấy ông già này hàng ngày cũng đã tíu không phải vừa, mà lại gặp ma dọa thì có gì bằng nữa. Ai nghe cũng cười bò lăn bò quàng luôn. Người anh mà níu ông lại đó cũng cười đau cả bụng rồi chào ông đi về.

Tôi ngồi nghe bạn kể mà không ngừng được tiếng cười. Giờ đã tối mịt, người đến chia buồn cũng bắt đầu nhiều, tôi nói với bạn:

- Hãy đi làm việc nhà, tiếp khách đi, còn tôi thì đêm nay sẽ lên nhà trên ngồi vui với mấy ông sư phụ tíu mới được.

Khi lắng tai nghe thì đã im lặng tiếng chửi và tiếng cười. Thôi dù sao mình lên coi cái đã. Khi tôi lên nhà trên thì thấy im lặng và thấy 3 ông nằm ngáy khò khò khò mỗi người một góc vì mệt mỏi từ đêm qua, chắc nửa đêm 3 ông mới dậy gây chiến tranh nữa.

Chuyện “Ma đi tè” đến đây cũng đã hết, xin hẹn gặp lại.

viết xong 10.00 đêm

29.01 2019

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi