CHỒNG SÓI


Tại phía bắc Trường Thành, mùa đông rất giá lạnh.

Gió cuốn tuyết hòa lẫn cát bay mịt mờ trong không khí.

Chúng va vào chiếc cửa sổ bằng vải bạt dày trên lều quân đội, phát ra âm thanh lào xào.
Bên trong, một gã đàn ông trung niên mình khoác áo lông vũ, đầu đội mũ sừng thú dát vàng, đang ngồi quỳ một cách nghiêm chỉnh trước một khối ngọc bích màu đỏ máu.

Cầm mũi tên đen kịt trong tay, gã khép cặp mắt xanh lam rồi khom người vái lạy.
"Thưa ngài phù thủy quyền năng, vị trí xây cung điện cho vua chúng tôi đã được lựa chọn hoàn tất, chỉ chờ ngài giao mũi tên tế tổ cho vua chúng tôi để người bắn tên chọn đất dựng điện chính thôi ạ." Một tay lính cung kính tiến lại gần.

Mỗi tội người đàn ông trung niên đã cất mũi tên trong tay, sai người hầu lấy ra một chiếc hộp gấm đựng mũi tên và hời hợt giao cho tay lính.
"Cầm đi." Sau cú phất tay, gã tiếp tục ngồi quỳ xuống tấm bồ đoàn, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Tay lính nhận hộp gấm, thấy mũi tên bên trong tuy bằng vàng nhưng bề ngoài vẫn rất tầm thường, "Thứ này...!xin hỏi ngài phù thủy, đây là..."
Chưa đợi hắn dứt lời, người đàn ông trung niên mắt xanh đã hé mắt.

Chỉ một thoáng ánh nhìn của gã đã đủ cho đối phương ngậm miệng, đậy kín nắp hộp rồi cung kính lui ra.
Tay lính vừa ra, một kẻ cao gầy với sắc mặt trắng tái tiến đến quỳ xuống trước mành cửa.

Y có vẻ không hề sợ giá rét, dường như các giác quan của y phản ứng chậm hơn bình thường.

Mặt y tím bầm, da dẻ khô quắt.

Tay lính biết gã phù thủy có tiếng quái đản và thần bí xưa giờ, ai biết hiện trạng của người đàn ông cao gầy kia là do thứ tà thuật gì của gã.

Nghĩ đoạn hắn vội bước nhanh hơn.
Tiếng vang nhỏ truyền ra qua bức mành.

Kẻ-mặt-tím đứng dậy, đi vào bằng những cử động trúc trắc.

Y quỳ xuống, hai cánh tay đan chéo trước ngực.

Y thi lễ rồi khàn giọng nói, "Bệ hạ, một đội quân giáp mây đã mất tích ở Trung Nguyên, không thể liên lạc bằng bí pháp."
Gã trung niên ngồi dậy, ngẫm nghĩ, "Cụ thể là mất liên lạc ở đâu?"
"Lần cuối cùng truyền tin là ở khu vực châu Định-Bình phía bắc ạ."
"Khu vực Định-Bình?" Gã trầm ngâm.

Với tình hình rối ren hiện nay, khả năng chúng đã đụng độ với người-đằng-đó, chẳng qua hai châu Định-Bình có dũng tướng trấn thủ, không thể hành động không kiêng dè.
"Từ từ dời cọc cắm khỏi nơi đấy đi, sau đó phái một đội Diều Hâu thăm dò cẩn thận.

Nếu là ngộ thương thì thôi, nhưng nếu quân giáp mây thật sự tìm được chính chủ thì tạm thời chúng ta cũng chưa bắt được, phải nghĩ cách khác."
Tuân lệnh, kẻ mặt tím thi lễ cáo lui.


Đứng trước gió tuyết và cát bụi, y bình thản sai người xông thẳng vào Trung Nguyên cách đây cả ngàn dặm.
Giữa bầu trời sa mạc im lìm, cánh diều hâu xé gió vút bay cao như sét.

Nó chao lượn trên không trung, hướng cặp mắt sắc bén nhìn xuống những ha.m muốn và nguyện vọng của sinh linh dưới mặt đất.
Mà trong một xóm núi nhỏ ở vùng bắc bộ Trung Nguyên, nền trời lợp ngói xanh chỉ điểm đôi ba con sẻ ngô đi kiếm mồi.

Vì không có chiếc mỏ nhọn và bộ móng chắc khỏe như diều hâu, chúng đành phải ríu rít đậu trên bờ tường, và chờ thời cơ trộm chút đồ ăn.

Bấy giờ có người vừa kêu khóc vừa gõ cửa, chúng chim hốt hoảng bay lảng đi, chốc lát sau lại tiếp tục quay về.
Kẻ kêu khóc này chính là mợ của Thủy ca nhi.

Hôm ấy mụ và Như ca nhi nói Tôn Đầu Lớn mấy câu làm gã giận, giận rồi gã chạy đi đâu đó mất, khiến hai mẹ con mụ chỉ biết đứng chờ.
Nào ngờ gã lại để họ chờ suốt mấy ngày đằng đẵng.

Như ca nhi không chờ nổi, ai biết mấy ngày này ông lớn có vừa ý thêm người nào không, lỡ mà thế thật thì cậu ta coi như xong.

Vậy nên mặc kệ bố mẹ, cậu ta theo chân một tên hộ vệ được cử từ thành về tiếp kẻ làm lẽ.

Cuối cùng chỉ còn mụ vợ chạy đến nhà thôn trưởng kêu gào.
Thôn trưởng bực bội nhìn mụ đàn bà ngoa ngoắt – kẻ cứ vừa khóc vừa liếc nhìn mình.

Gã rất căm ghét mụ.

Ngày xưa gã vốn định mua một đứa không họ hàng hang hốc để đem đi tế sói Đông Sơn.

Nào ngờ vợ chồng chúng nó lại muốn bán Thủy ca nhi, chúng bảo chỉ cần trả năm lạng bạc thôi, coi như đỡ đần cho thôn phần nào.
Hồi đấy gã chẳng nghĩ nhiều, đại tiên cần mồi tế gấp, giá cả cũng rẻ, nên gã nhận lời luôn.

Gã đâu biết bởi thế mà sau này dây dưa ra nhiều vấn đề thế.

Thủy ca nhi mồ côi thật, thằng cậu cũng thật sự vừa hèn vừa ác, nhưng nó có anh em của bố và bạn bè của mẹ.

Hễ chúng tìm đến là một lần gã mệt thân.
Hôm nay gã nghe người ta kể Thủy ca nhi đã được mấy ông bác ông chú đón từ núi về.

Chẳng phải làm vậy thì hóa ra xưa giờ nhốn nhào vô ích à? Vật tế bỏ chạy thì bầy sói để yên làm sao? Ở nơi này, dân thôn nghe tiếng sói là hãi, tình cờ mấy bữa trước, không biết vì sao, mà họ bất chợt nghe thấy tiếng sói tru vang vọng khắp núi rừng.

Thôn Viễn Sơn kinh hoàng, nhiều hộ gia đình lũ lượt rời đi, cứ để thế rồi gã cũng chẳng cần làm thôn trưởng thêm nữa.
"Thôn trưởng, anh phải phân xử cho chúng tôi.


Lão Tôn nhà chúng tôi bản tính yếu ớt, xưa giờ nào dám đắc tội ai.

Hiện rơi vào tình cảnh sống chết không rõ thế này thì còn do ai ngoài lũ thôn Nhiệt Hà cơ chứ.

Nhà chúng tôi cũng chỉ vì lễ tế sói của thôn nên mới phải từ bỏ con cháu trong nhà, vậy mà giờ lại tiếp tục bị người ngoài ức hiếp!" Nói đoạn mụ lại kêu khóc om sòm, vợ thôn trưởng cũng không khuyên nhủ nổi.
"Đấy, giờ sói vẫn hoành hành trong thôn, tôi thấy phải đem Thủy ca nhi về rồi nhờ đại tiên làm phép tiếp mới được.".

????????????????ện‎ ha?????‎ ????ì????‎ nga????‎ t????ang‎ chính‎ ﹎‎ ????????????????????‎ ????????????ện.????n‎ ﹎
Thôn trưởng vốn đang thầm cười khẩy lúc nghe mụ ỉ ôi, vợ chồng mụ tham tiền nên mới bán đứa cháu mồ côi đến ở đậu, thế mà bày đặt giả làm người lương thiện ở chỗ này.

Chẳng qua đến cuối gã lại trầm ngâm vì lời gợi ý của mụ.
Tôn Đầu Lớn gì đấy sống chết mặc bay, có điều muốn xoa dịu lòng dân nhằm giúp mình giữ vững cái ghế thôn trưởng này, thì gã cần phải thử.
Gã liếc mắt, bảo vợ gã đỡ mụ ta, "Bà Tôn này, kiểu gì thì thôn ta cũng không thể mặc kệ chuyện này.

Tuy nhiên rắc rối liên quan đến lễ tế sói thì vẫn phải xin ý kiến đại tiên trước mới yên tâm."
Mụ Tôn thấy cơ may là lập tức nín khóc, nói cảm ơn liên mồm rồi về nhà trông tin.

Sau khi Như ca nhi rời khỏi, mụ lùng sục khắp nơi mà không thấy lão chồng.

Mụ vốn định lên thị trấn tìm đứa em trai giữ chức nha môn, nhưng nghe đồn ngoài thành lắm dân tị nạn, rất loạn.

Mụ không dám làm bừa, chỉ đành về nhà chờ đợi.
Mụ Tôn đi rồi, nhà thôn trưởng lại yên tĩnh.

Vợ gã lo lắng, "Mình này, nhưng mời đại tiên tốn không ít của, chưa kể phải mua thêm người sống làm vật tế.

Thôn mình bây giờ nào trả nổi."
Thôn trưởng khoát tay, "Cô thì biết cái gì? Có gì cũng phải làm theo ý đại tiên, còn mua người ấy hả? Mua cái gì? Không thấy có sẵn rồi à?" Tuy rằng nhiều hộ gia đình đã rời thôn nhưng vẫn còn rất nhiều trai tráng, sợ gì không đối phó nổi với đám thợ săn thôn Nhiệt Hà.
Vì thế, tranh thủ lúc trời sáng, gã dẫn theo mấy người đàn ông đến ngôi đền ở thành trì lân cận mời đại tiên.
Đại tiên trong đền là một tay mơ.

Xưa kia y theo chân mấy thầy am hiểu – thật ra là rất hời hợt – về âm dương và kinh dịch, sau đó bắt đầu dựng cờ tiên đi làm phép tứ phương.

Y dùng đến phương pháp nửa đoán mò nửa lừa gạt, đã lấy không ít mạng người.

Nhưng do sự mù quáng dốt nát của dân vùng xa nên họ mới giao mình cho thần tiên quỷ quái hết lần này đến lần khác.
Có điều dạo gần đây cuộc sống của y tương đối khó khăn.

Phương nam khá loạn, mà khi lòng người rối bời thì y cũng không dễ nhận việc.


Quan trọng là thầy y muốn y để ý xung quanh, có bất cứ hiện tượng nào quai quái là phải báo tin ngay lập tức.

Nếu y không làm được thì nghề của y sau này coi như bỏ.
Tình cờ làm sao, thôn Viễn Sơn bỗng nhiên tìm đến.

Chúng báo rằng vật tế Đông Sơn vẫn còn sống, và đã sổng ra, nên mời y đi giải quyết giúp.

Tay đại tiên râu dê khấp khởi mừng thầm, thế là lại sống.

Y vừa có thể cuỗm thêm ít tiền của, vừa có thể xem xét sự lạ.

Nếu đúng trường hợp cần thiết thì bắt người ta giao cho thầy để bẩm báo lên trên, và vậy là y sẽ lập công.
Nghĩ đoạn đại tiên cười khà khà, chỉnh trang áo đạo sĩ, cầm cây phất trần chẳng được mấy sợi lông rồi vuốt râu và ra cửa.

Y trưng cái điệu bộ tiên phong đạo cốt theo chân người ta đến thôn Viễn Sơn, cả chặng đường mất chừng một ngày một đêm.
Tại thôn Nhiệt Hà.
Dạo này Thủy Thời khá bận.

Ban ngày cậu tranh thủ sắm sửa đồ Tết và làm ổ cho mấy con chim xám nọ.

Phù Ly sẽ đỡ đần cậu một số công việc nặng như chẻ củi, đun nước, giờ hắn thành thạo lắm rồi, thậm chí còn có thể chèn thêm củi xuống bếp trong lúc Thủy Thời nấu cơm nữa.
Mỗi tội quan hệ giữa hai người vẫn cứ nhập nhằng, bầu không khí lúc nào cũng đặc quánh với ánh nhìn chằm chằm hướng đến Thủy Thời của Phù Ly.

Ngay cả khi cơ thể cao lớn của hắn co hẳn lại trước bếp lò để nhét củi, một cách vụng về, thì hắn cũng vẫn tranh thủ thì giờ ngẩng đầu nhìn cậu thú cái bận tối mặt tối mũi, mặt nhễ nhại mồ hôi, tay áo xắn cao.

Sau đó củi bị lửa đốt gãy, một phần gỗ rơi khỏi bếp, hắn mới luống cuống cúi đầu làm việc.

Không sợ nóng, hắn dùng tay trần nhặt mẩu củi đỏ bừng và dữ dội nhét vào lò.

Vừa hay hành động của hắn bị Thủy Thời trông thấy, cậu lập tức xụ mặt, nhăn mày bảo hắn thả tay mau kẻo bỏng.
Sau khi hiểu cái bụng Phù Ly, Thủy Thời không còn để hắn dùng chung cơm với mình thêm nữa.

Chẳng qua cậu luôn nhân lúc đối phương nhóm lửa để nhúp mấy miếng thịt ngon nóng hổi trong nồi, thổi nguội, rồi nhét vào miệng Phù Ly.
Có những đêm mơ màng tỉnh giấc, cậu thấy đối phương vẫn hoặc trầm lặng nhìn mình, hoặc ghé sát mình mà ngửi.

Cơ thể hắn như một ngọn đồi, che khuất cả ánh đèn dầu khi đứng trước mặt cậu.
Đáy lòng Thủy Thời ngọt ngào và xót xa cùng một lúc.

Đôi khi cậu sẽ tránh trái tránh phải, tìm một khoảng trống ngước đầu nhìn Phù Ly.

Hai người mặt đối mặt, không ai dời mắt.

Họ muốn nhìn nhau thật kỹ, thật lâu, nhìn đến khi Thủy Thời đỏ mặt, cơ thể nóng dần, cậu mới dùng chân móc chăn rồi hì hục chui vào bên trong nó.
Dạo này có thời gian rảnh, Thủy Thời tranh thủ đan nốt chiếc áo len từ lông sói cho mình.

Cậu phấn khởi mặc nó vào ngày tết ông Táo.


Quả nhiên là ấm áp, và còn nhẹ bẫng như mây.
Nhưng tối đến thì có chuyện.
Thủy Thời trút bỏ chiếc áo bông dày, chuyển sang mặc áo len lông sói.

Cậu chui vào chăn, thở hắt ra đầy thư thái rồi chậm rãi thiếp đi.
Bấy giờ Phù Ly trở lại, vắt con mồi xuống chiếc cọc gỗ ở phòng phụ, chờ mai Thủy Thời đun nước và sơ chế nó.
Hắn giũ hơi lạnh và sương tuyết trên thân rồi bước vào phòng chính, vén chăn của Thủy Thời, ghé sát vào mặt cậu.

Chẳng qua đầu hắn mới đến gần gối đã khựng lại, cái mũi giật một cái, ánh mắt thoắt trở nên nguy hiểm và nóng nảy.

Hắn ngửi được mùi của những con sói đực khác trên người Thủy Thời.

Phù Ly gầm nhẹ, nhảy lên giường sưởi, đè Thủy Thời dưới thân.
Thủy Thời sợ hết cả hồn, cậu choàng tỉnh từ giấc ngủ nông, thấy Phù Ly bổ nhào về mình.

Sau đó không biết vì sao anh ấy lại chìa một ngón tay, móc một phát, thế rồi chiếc áo len trên người mình cứ thế bị xé toạc.

Phù Ly lại mạnh bạo kéo chiếc áo len và vứt nó ra xa.
Tiếng thú gầm gừ phát ra từ lồng ng.ực hắn.

Hắn nhe cặp răng nanh, không ngừng cọ lên người thú cái của mình, không ngừng làm thú cái nhiễm mùi của hắn.

Thủy Thời sửng sốt rất lâu mới hoàn hồn, chẳng qua lúc đấy cậu trong trạng thái trần như nhộng đã bị người ta cọ sạch sẽ rồi còn đâu.
Thủy Thời thẹn chín mặt.

Sao anh ấy được mặc áo lông sói mà mình thì lại không! Giặt biết bao nhiêu lần rồi, sao còn ngửi ra mùi cơ chứ!
Phù Ly cọ mãi, hồi lâu mới bất thình lình ngồi dậy, ôm chặt lấy Thủy Thời rồi lại đặt cậu trước mắt.

Sắp đến ngày trăng tròn, mượn ánh trăng len lén dòm vào qua chấn song cửa sổ, hắn nói.
"Mặt trăng."
Hai tay còn đặt trên bờ vai rộng dày của đối phương, Thủy Thời hơi ngơ ngẩn, "Sao ạ?"
Giọng người ấy dày và trầm ấm, "Mặt trăng, của anh."
Thủy Thời như ngừng thở, trái tim đập rộn ràng, cậu ngắm nhìn cặp vàng kim ấm áp kia mà không nói nên lời.
Mãi đến khi Phù Ly tựa đầu vào lồng ng.ực cậu, lắng nghe tiếng trống ngực ầm ĩ bên trong cơ thể nhỏ bé, Thủy Thời mới nhấc tay, bưng đôi gò má hồn hậu, bướng bỉnh và sắc sảo, thế rồi cúi đầu dán lên một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
Phù Ly ngẩn ra.

Cơ bắp hắn căng lên.

Cuối cùng, hắn không nhúc nhích, chỉ siết chặt cánh tay của mình và ôm lấy vầng trăng trong ngực.
Xóm núi quạnh hiu, sự sôi nổi duy nhất là bước chân của những người dân thôn đi đi lại lại.

Tại nơi đây, đồ ăn cái uống của mọi người đều là tự cung tự cấp, cuộc sống hàng ngày hết uống thì lại ăn.
Sống giữa những tháng ngày bình lặng ấy, Thủy Thời cho rằng đời mình sẽ mãi trôi qua trong yên lành, và chính điều này đã đủ khiến cậu mãn nguyện và sung sướng.
_______
Tác giả có lời:
Thủy Thời chống nạnh: Hừ! Có cừ đến mấy thì cuối cùng chẳng phải vẫn là bố chủ động à! Đã thế thì làm tròn, bố đây là số 1!.


Bình luận

Truyện đang đọc