ĐỘC SỦNG KIỀU PHI

Hoa sữa đem theo nỗi nhớ của Thuần Khanh về quê hương xứ Bắc về những ngày thu xao động hương thơm sữa ngọt. Nhưng cũng đem đến cho nữ chính nguyên tác một bầu thương nhớ khắc khoải khôn nguôi. Đem theo trái tim nàng đi vào miền khứ vãn, đi vào miền tình sầu thảm khôn cùng.

Vận khổ của nàng Khanh chưa dừng ở nhiêu đó. Tội ác của lũ giặc phương Bắc đối với con dân Đại Việt chưa bao giờ là nhẹ nhàng thảng qua, nó khiến hạnh phúc của một gia đình tan nát, khiến nhà nhà cùng treo khăn tang đem theo bao trái tim người mẹ, người vợ vùi xuống bùn đất lạnh. Khói lửa chiến tranh khiến bao mảnh đời vốn đã hẩm hiu càng thêm khắc khổ, khiến bao con người vốn thuần lương mà bị vùi lấp, biến chất bởi cái nghèo, cái đói, cái đau thương. Khiến cho máu đổ thành sông, nhuộm thắm lá cờ vương màu khói súng, bất khuất của dân tộc mang dòng máu Lạc Hồng.

Năm ấy, nạn binh đao đã cướp đi sinh mạng của bác cả, đem trưởng gia nhà Trịnh vĩnh viễn chôn mình nơi chiến trận, thây bọc vó ngựa. Để rồi một lần nữa, Trịnh gia lại lâm vào cái đói cái khổ.

Bà cả đau đớn khôn thiết trong nỗi đau tang gia mất chồng.

Con Vân được nước coi Khanh là kẻ báo điềm xui xẻo, nó đổ từ khi Khanh tới nhà bao chuyện chẳng lành ập tới. Nó cùng cậu thứ bày trò đổ Khanh ăn cắp đồ xuất giá của bà cả, khiến bà lên cơn thịnh nộ, đuổi Khanh về huyện Lộc An mặc nàng tự sinh tự diệt.

Năm ấy, nàng Khanh mới chưa tròn tám tuổi. Bị bà cả trong buổi di tàn dân khỏi Thăng Long bỏ lại tại nơi đất bạc như vôi, đá khô cằn cỗi, đói nghèo liêm miên, xác trồng thay lúa. Bớt đi một miệng ăn, bớt đi một gánh nặng, đó chính là những gì bà ta toan tính được bấy giờ.

Người phụ nữ ấy đã hoàn toàn đánh mất đi ý niệm thuần lương, chân chất của buổi ban đầu...

Tại Lộc An, có Mạc Thị thương Khanh nhận nuôi nàng. Mạc Thị là người đàn bà cô quả, cũng vì nạn binh đao mà cả chồng và con đã ra đi vĩnh viễn. Là nữ nhân bạc phận điển hình của thời chiến... Mất đi tất cả chỉ trong mấy năm chiến tranh không dài không ngắn.

Nhưng Mạc Thị đói nghèo đã quen, chưa từng nhận một cắc, ăn một hào của triều đình, tự mình nuôi thân mình tại nơi đất chết, ngày qua ngày đem nỗi nhớ chồng nhớ con vắt qua từng hôm, gượng gắng mà sống vật vờ như cô hồn ngạ quỷ. Có lẽ việc nhận nuôi Khanh khiến Mạc Thị kiếm được lí do để bà sống "giống người" hơn.

Song Mạc Thị bấy giờ đã tuổi tứ tuần. Sau này vào đông chí năm 1286, bà mất do căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, Khanh thương bà ở lại Lộc An để tang ba năm.

Sau ba năm, khi ấy là Đại Việt năm 1289, thầy Khanh- ông Trường trở về. Khanh hay biết đường quân khải hoàn, thế là đợi thầy từ sớm ở cửa ngõ Thăng Long. Biết con gái chịu khổ ông Trường giận lắm.



Cậu trưởng chi năm ấy được phong phó tướng thì thầy Khanh đã làm đến chỉ huy đô sứ thống đốc kị binh. Thầy Khanh không nói không rằng cùng con ra ở riêng, lập phủ đệ ở kinh thành Thăng Long. Tuy rằng niệm tình xưa nghĩa cũ, thầy Khanh hàng tháng có gửi vài đồng lẻ cho đằng ấy, song chẳng bao giờ qua lại, nhìn mặt nhau nữa. Có chăng cũng chỉ về dịp giỗ bác Khanh cho nó phải lễ, phải tình.

Cùng là con cháu trong nhà, sao lại độc ác đến thế. Chẳng may không có Mạc Thị cưu mang, cha con ông đã chẳng có ngày được hàn huyên chuyện cũ, sum họp gia đình.

Xưa lúc thầy Khanh chưa đi đánh trận, dù có nghèo nhưng ông không nỡ để Khanh chịu đói chịu khổ. Thầy Khanh thương u nó lắm. U Khanh mất sớm, nàng không nhận được tình thương từ mẹ đâm ra ông càng thương con gái hơn.

Vốn phận nữ nhi đã là thiệt thòi. Với ông con gái là để cưng chiều, để lỡ mai kia nó có xuất giá, nó còn nhớ nó từng là cành vàng lá ngọc của ông để rồi còn biết mình chịu thiệt hay chăng mà biết bảo vệ chính mình.

Thế rồi chẳng được buổi thương con dạy dỗ tử tế đã vì nghiệp nước mà tòng quân. Để nàng Khanh chịu khổ cực, sinh ra tính tình đảm đương nhẫn nhịn, chịu nhục chịu khó, việc gì cũng ôm cho mình, đổ vì mình...

Ông và con cũng chẳng còn giữ được mối quan hệ thân thiết như xưa nữa. Hai đôi tay chai sần của kẻ cầm giáo mác xông pha trận mạc và kẻ dãi nắng dầm sương đã vì thời gian mà trở nên xa cách.

Khi ở phủ thống đốc, nàng Khanh ít giao lưu, ấy bởi nàng được thầy cho học chữ, ông chịu chi mướn thầy đồ và gia nhân về cho con gái, để từ từ bù đắp cho con nó tháng ngày khổ cực.

Kể cả từng có phận gia nô thì có sao? Ông cũng đã vươn lên khỏi cái khó, dùng thân mình, sức mình gây dựng vinh hiển, tiền bạc đã đủ và thừa để trang trải cơm ăn áo mặc. Bởi thế ông muốn con được học, được gia giáo lễ nghi như một nữ nhi tiểu thư khuê các bình thường, để nó không còn bị ám ảnh bởi cái bần hàn, nghèo túng nữa.

Thế nhưng chưa được một năm, đã hay tin Khanh phải xuất giá tòng phu. Kết thúc đoạn hồi ức, là cảnh nàng Khanh được Tuân vén khăn voan lên, nước mắt nàng lăn dài khi nhận ra người nàng được gả là cậu bé đã vì nàng mà san sẻ khi xưa.

Hạt lệ lưu ly đọng trên gò má khắc khổ của người thiếu nữ đã khiến Tuân phải ngây ngốc điếng lặng.

Có lẽ cảnh cậu bé con đưa khăn tay, chia cái bánh cho nàng Khanh đã chỉ có mình Khanh nhớ.

Giờ đây Tuân cũng đã chẳng còn là cậu bé đem theo nụ cười ấm áp, sáng trong nữa. Chàng trưởng thành trong toan tính triều chính và vùng vẫy giành giật sự sống trong chiến mạc. Đã không còn một Tuân sẽ chịu mở lòng nói tình nhi nữ với Khanh nữa. Không còn.



Nhưng Khanh đã chẳng biết.

Để rồi đến cùng, chính tình yêu đậm sâu đã trở thành con dao hai lưỡi cho người ta lợi dụng, từ từ gặm nhấm nàng, gặm nhấm người nàng yêu da diết.

Chính cái thầm yêu, cái ôn nhu, cái bạc nhược đầy ảm đạm trong tính cách của nàng đã vùi nàng vào đáy sâu của vòng xoáy rối ren nơi thâm cung bí hiểm.

Giá mà ngay từ đầu người con gái ấy đã không ôm tất thảy về mình. Giá mà người con gái ấy cũng biết quý trọng mình, chịu san sẻ với phu quân...

“Hãy bảo vệ Tuân...”- Tiếng nói ấy vọng lên trong đầu Thuần Khanh đầy tha thiết.

“Vương phi! Vương phi!”- Tiếng gọi của Nhật Tuân dần dần đánh thức Khanh.

Lúc này, Khanh đang nằm trên người hắn, hai hàng nước mắt nàng tuôn rơi lã chã.

Mặt Tuân lo lắng, đôi lông mày hắn nhíu lại, hắn nâng mặt nàng lên, dùng hai ngón trỏ nhẹ nhàng lau đi giọt lệ vương trên má Khanh.

“Nàng mơ thấy gì khủng khiếp sao?”

Khanh lắc đầu nguầy nguậy rồi vùi mặt vào trong lồng ngực hắn, khóc thin thít, đến nấc cả lên. Nhật Tuân vung về cứ vỗ lưng Khanh miết, hắn cũng sầu não lây khi thấy thê tử mình kì lạ đến vậy.

"Khanh... Hãy để tôi gìn giữ thay cô phần đời còn lại. Tôi sẽ thay cô bảo vệ chàng..."

Bình luận

Truyện đang đọc