HỌA TIÊN


Khai nguyên - tháng 2 năm thứ 22
Bùi Hi Lam mơ thấy một giấc mơ kì lạ, trong mơ nàng thấy mình biến thành Hàn Mai tiên tử, đem lòng yêu một vị Tiên Tôn ngọc thụ lâm phong, thần tiên lại còn mang danh hiệu cụ thể nữa vừa sống động vừa chân thật, quả đúng là vi diệu.

Khung cảnh ở trong mơ bi thương đến khó hiểu khiến nàng cũng không thể lý giải nổi, người trong mộng kia thật là chính nàng cũng không biết, chỉ biết nơi đó có vô vàn ngọn núi cao hiểm trở, tầng không có ngàn vạn ánh sao lấp lánh xinh đẹp, trong mơ mà nàng lại còn triển khai hẳn một cốt truyện có nam chính nữ chính, lại còn đủ loại xuân phong say mê.

Bùi Hi Lam nghĩ sẽ không chia sẻ cho bất kì ai về giấc mộng này, bởi vì từ nhỏ nàng là người rất có chí hướng lại còn thông minh.

Có chí hướng thì cũng chỉ là nàng có tư duy nhanh nhẹn rõ ràng, ý chí kiên định, ví dụ như muốn ngủ nàng liền ngủ đến tận trưa, bất luận người khác có nói gì cũng đều không hề dao động được nửa phần;còn về việc thông minh thì...chỉ để thực hiện được việc có chí hướng, tuyệt không sẽ làm mấy cái việc ngu ngốc.

Ví dụ như nếu nàng nói cho người nhà giấc mộng này, bọn họthảo nào cũng nói: "Lam nha đầu, mau mau đem giấc mộng kia nói cho chúng ta nghe xem." Lại chưa kể phía sau còn có nhóm mấy người mợ,thẩm tất nhiên sẽ lại nhéo cái mặt non mềm của nàng, dùng miệng lưỡi ngọt như cam lộ mà nói mấy lời như "Lam Nhi đúng là bảo bối của nhà chúng ta, xưa có Tào Xung*, nay có Lam Nhi, con thông minh đáng yêu như vậy kêu chúng ta như thế nào cho phải, mau, mau tới đây, thẩm cho con kẹo ăn này.

Bùi Hi Lam cho rằng, phụ thân mỗi lần kêu Vượng Tài (con chó) ngồi xuống bắt tay với người thì người luôn thưởng cho nó một cục xương, hai tình huống này quả thực có chút giống nhau.

Một đứa trẻ đa mưu túc trí như nàng, quyết không làm thân với đám người người lớn ngu xuẩn này.Hi lam nàng tám tuổi đã là thần đồng.

Cam lộ(có thể hiểu là sương sớm đọng trên hoa hay là một vị thảo dược có vị ngọt)
* Tào Xung tự là Thương Thư, là người con trai của thừa tướng thời, ông là con của Tào Tháo với người vợ thứ tư là Hoàn phu nhân
Được xưng là thần đồng, kỳ thật là do giáo dục khắc nghiệt ở Đại Hạ, giáo dục ở đây được coi như báu vật vô giá, trân quý không gì sánh nổi.

Thêm nữa là bởi vì mẫu thân nàng họ Dương, cùng họ Dương với Tùy vương trong triều kia hay chính là đương kim thiên tử hiện thời.

Cũng là họ trước đây của Tổ mẫu Võ Tắc Thiên là Hoằng Nông.

Nữ nhân Hoằng Nông Dương thị xưa nay từ trong cốt tủy đều có một phong thái tráng phụ*, điểm này đã được thực tế kiểm chứng bởi phong cách giáo dục của mẫu thân nàng.

Khi mẫu thân nàng mang thai đã nằm mộng, trong mộng có một vị thần tiên đi tới nói với người, "nữ nhi ngươi tên là Hi Lam".

Tên nàng cứ qua loa như vậy mà định đoạt.


Khi thêm họ vào, cái tên này càng thêm tiêu chuẩn: Bùi Hi Lam, Hi Bùi Lam, Lam Bùi Hi, Lam Hi Bùi, không biết thế nào lại hợp lí đến thế, đến một câu cũng không có vấn đề.

*Nhà Tùy là một trong, kế thừa.

Tùy Văn Đế -Dương Kiên lập ra triều Tùy.Dương Kiên thuộc thế gia Quan Lũng Hồ-Hán của Bắc Chu.
*Danh môn Hoằng Nông Dương thị (弘農楊氏), một gia tộc mà hoàng tộc nhà Tùy nhận là tổ tiên, xuất phát từ Hoa Âm (nay là khu vực Hoa Âm, Thiểm Tây) đồng thời cũng là mẫu tộc của Võ Tắc Thiên.
*Tráng phụ: chỉ người phụ nữ mạnh mẽ, có chính kiến
Nương nàng lại đến xin thầy bói xem xem thử hài tử nhà mình liệu có tiên duyên hay không.

Thầy đoán mệnh liền tính một quẻ nói: "đứa nhỏ này là Văn Trí tiên nữ hạ phàm, chỉ cần kinh qua khổ luyện, ngày sau tất có sở thành( đạt được thành tựu to lớn)." Vì thế, Hi Lam từ nhỏ đã bị ép phải học đủ thứ thi thơ nhạc họa trên đời, cho nên nàng cũng gọi là có chút tài nghệ.

Chờ đến khi hiểu chuyện một chút, nàng đọc qua không biết bao nhiêu kinh tử sử tập, mới hỏi mẫu thân: "con không tìm được bất kì thứ gì ghi chép về Văn Trí tiên nữ, thế rốt cuộc là Văn Trí tiên nữ ở nơi nào".

Thế mà nương nàng thì lại cho rằng thầy bói tiết lộ thiên cơ cho bọn họ, làm sao những phàm thư kia có ghi gì lại được, dù sao cũng là tiên nữ chứ đâu phải người thường.

* kinh tử sử tập: giải thích ra thì dài dòng nên tóm gọn lại là những sách liên quan đến nho giáo, kinh thi, văn học,thi thơ, lịch sử, binh pháp, thương pháp, triết học,....!
Bùi Hi Lam lại không thèm để tâm tới lời của lão thầy bói kia cho lắm, bởi vì so với việc ngâm thơ vẽ tranh, nàng lại càng thích chơi đùa hơn.

Nhưng mà, nghĩ lại Việt Vương Câu Tiễn người ta đại trượng phu co được dãn được, huống chi là tiểu nữ tử như nàng.

Nàng nằm gai nếm mật, rốt cuộc chờ đến ngày mùng bốn tết đầu năm cùng thúc thúc vào cung, đối mặt với cái tên thái tử cứ mỗi lần thấy nàng đều sẽ đỏ mặt, nàng quyết đoán ném một đống pháo trúc vào mông hắn.

Sau chuyện này, nàng liền bị đưa đến nhà Tam cữu gia ở Lạc Dương đóng cửa ăn năn hối lỗi.

Từ đó về sau, nàng không thèm chạm vào bút giấy một lần nào nữa, mỗi ngày ngủ đến tận trưa, chỉ cảm thấy chính mình trong bụng có bao nhiêu là thao lược, thông hiểu binh cơ, sau này ắt có được biết bao nhiêu công danh.

Vào những ngày này, một cơn gió xuân thổi đến khắp tận cùng ngõ hẻm của Đông Đô, hoa đào rực rỡ, làn nước xuân thủy lăn tăn đầy mặt ao, càng làm cảnh sắc thiên nhiên thêm diễm lệ.

Sau khi ăn no ngủ say Hi Lam phe phẩy cây quạt, lắc lư đi đến rừng đào phía sau hậu viện nhà Tam cữu cữu, mắt thấy một đám tiểu đồng bọn chúng túm năm tụm ba ở phía trước, nàng bước nhanh chân hơn định đi lên phía trước nào ngờ lại không cẩn thận đá vào cái gì đó, thiếu chút nữa ngã sấp mặt trên đất.


Nàng nghi hoặc cúi đầu, lại phát hiện đó là một chiếc bút cắm trong bùn.

Nàng đem bút rút lên, thấy nó vừa cứng, vừa dài lại sắc gọt, thân bút bằng gỗ rất kiên cố, thập phần cũ nát, nhưng hình dạng ngòi bút thì tuyệt đẹp, ở dưới tán đào lấp lánh tỏa sáng, toát ra quang mang rực rỡ thần bí, vừa thấy biết ngay đều không phải là vật thường.

Vì thế, Bùi Hi Lam mỉm cười đem nó ném vào ven đường.

Nàng đi lên phía trước, thấy thiên kim nhà Trịnh công là Trịnh Huệ đang cùng một số cô nương khác bên cạnh bàn vẽ tranh, rất có nhã hứng.

Chung quanh mấy tiểu nương tử đều e dè Trịnh gia là đại gia tộc, vỗ mông ngựa( nịnh hót) đến nỗi một câu so với một câu lại càng vang.

Bùi Hi Lam ló mặt nghiêng người lại gần xem, phát hiện Trịnh Huệ đang vẽ một bạch y mỹ nam tử, nhẹ nhàng cười hai tiếng.

Trịnh Huệ bất mãn nói: "Chưa thấy qua đại tác phẩm bổn tiểu thư sao? Cười nhạo là có ý gì? Có bản lĩnh thì ngươi cũng vẽ thử đi!"
"Vẽ tranh chả có thú vị, ta mới không vẽ đó.

Muốn vẽ tự ngươi đi mà vẽ."
"Ta xem ngươi là vẽ không nổi."
"Không phải vẽ không nổi, là không muốn vẽ mà thôi."
"Ngươi chính là không biết vẽ" Ngày thường chỉ nghe Tam Cữu ngươi nói ngươi rất có tài, từ ngày tới Lạc Dương lại không thấy ngươi động bút, ta thấy chính là hữu danh vô thực, đừng làm cho Ngọc Hoàn tỷ tỷ của ngươi mất mặt vì ngươi nữa."
"Ngọc Hoàn tỷ tỷ" trong miệng Trịnh Huệ kia nhắc đến chính là biểu tỷ của Bùi Hi Lam, họ Dương, khuê danh Ngọc Hoàn.

Nàng là nữ nhi của đại cữu Bùi Hi Lam, nhà ở Xuyên Thục, mấy năm trước bởi vì đại cữu qua đời, cũng đến nương nhờ Tam Cữu gia.

Hai chị em gặp nhau tối ngày, miễn bàn có bao nhiêu sảng khoái.

Bùi Hi Lam không để bụng người khác đối với mình thế nào, nhưng lại không thể không nghĩ đến tỷ tỷ, vì thế duỗi tay với Trịnh Huệ: "Mau đưa bút."
Thấy Trịnh Huệ đưa bút, Bùi Hi Lam ngây người một chút, lại phát hiện ra đây là chiếc bút hại nàng suýt nữa bị ngã.


Nếu Trịnh Huệ có cái thói quen nhặt đồ đồng nát, thì nàng cũng không tiện nhiều lời, chấm một điểm, cổ tay gác ở trên án bút, trên giấy bắt đầu hiện ra cảnh đẹp trước mắt: Một xe vò rượu, mười trượng phương thảo, trăm hoa đua nở, ngàn dặm núi non, vạn trượng Đông Đô mở ra trước mắt.

Sau đó, nàng họa một nét ở góc phải bên dưới viết lên:
"BÁT LÍ THẤT LÍ HOA KHÍ HẢO
LỤC ĐÀM NGŨ ĐÀM TỬU HƯƠNG PHIÊU
TỨ ĐOÁ TAM ĐOÁ YÊN CHI THẤU
TỐI THỊ NHẤT NIÊN LIỄU NHÃN KIỀU "
Dịch: Tám dặm bảy dặm sắc hoa khai, sáu vò năm hũ rượu hương bay.

Bốn đám ba đóa hoa hải đường, dương liễu yêu kiều phất phơ lay.

Lúc này, chung quanh tiểu hài tử đều chỉnh tề mà "hít" một tiếng.

Trịnh Huệ cũng là nữ tử con nhà quan gia, tự nhận tư dung ưu nhã, thơ phú phi phàm, nhưng lại viết không ra được lời thơ ý họa như vậy.

Nhìn Bùi Hi Lam múa bút thành văn, nàng chỉ cảm thấy vô cùng chói mắt, trong lòng muốn đem cái thứ chói mắt kia xé xuống.

Nàng cười lạnh nói: "Hóa ra, đây là bản lĩnh của ngươi, mấy cây đào, vài đỉnh núi, mấy bình rượu?"
"Nếu không thì?"
Trịnh Huệ nhắc tới tranh chính mình vừa vẽ: "Phong cảnh có gì khó, ngươi có bản lĩnh thì vẽ một bức mỹ lang quân như vậy, ta sẽ thường phục ngươi."
"Vẽ thì vẽ, này có gì khó."
Vẽ tranh thì không khó, nhưng để họa một lang quân tuấn mỹ thật ra lại làm khó Bùi Hi Lam.

Đại tướng quân khí vũ hiên ngang, thi nhân tiêu sái phong lưu, quý công tử bạch nguyệt quang......!Tựa hồ đều thiếu thiếu cái gì đó.

Nàng ngưng trệ hồi lâu, đột nhiên nghĩ tới một người.

Nàng múa bút cuối cùng người kia bắt đầu hiện ra: một làn gió thổi tung tán cây, hoa đào rụng lả tả, dưới tàng cây kia một tiên nhân khoác trên mình bộ trường bào tím trắng đang rũ mắt đọc sách, cẩm y tay áo rủ xuống đất.

Trên đầu hoa bay tán loạn, lượn lờ quanh thân mình hắn điểm xuyết lên sự thanh nhã vô ngần.

Không sai, người này chính là người trong mộng của nàng một đêm trước, lạnh nhạt mà phụ lòng người con gái kia - Thái Vi Tiên Tôn.

Bùi Hi Lam không thích hắn, nhưng khách quan mà nói vẻ ngoài của hắn vẫn là có thể nói là một trên vạn người, nhìn phản ứng của mấy người xung quanh là thấy ngay.


Các nàng vừa thấy bức họa này, mỗi người một vẻ không hẹn mà cùng nhau thẹn thùng, thần hồn điên đảo, không làm sao mà dứt mắt ra được.

Thế mà như một bát nước đổ đi, Trịnh Huệ kia nhìn bức tranh một lúc lâu, sau đó nghẹn ra một câu: "Họa được tiên nhân thì như thế nào? Ngươi chẳng lẽ nghĩ hắn từ trong tranh mà nhảy ra không bằng?" Nói xong trừng mắt liếc nhìn các cô nương chung quanh một cái.

Mấy người này cũng cũng khá cơ trí, lập tức mỗi người tiếp một câu, vỗ tay xướng lên:
" HI LAM HI LAM MỘT NHÂN ÁI"
"KÍ TÌNH ĐAN THANH THÁI BI AI "
"CẢI MINH NHÂN TỐ CÁ HOÀNG LƯƠNG MỘNG "
"PHÁN HỮU LANG TÒNG HỌA TRUNG LAI"
Dịch:
"Hi lam hi lam chẳng ai yêu!"
"Gửi tình cảm đan thanh quá bi ai!"
"Giả Minh nhân mơ Hoàng lương mộng!"
"Mong lang quân từ trong tranh bước ra!"
* Mộng Hoàng lương là một điển tích chỉ giấc mơ ngắn ngủi xuất phát từ một câu chuyện cổ.

Ai quan tâm thì tớ để link tham khảo ở đây nha.

https://annapham82.wordpress.com/2010/08/28/gi%E1%BA%A5c-m%E1%BB%99ng-hoang-l%C6%B0%C6%A1ng/
"Thơ này thế nhưng thật ra cũng không tồi." Bùi Hi Lam nở nụ cười, tưởng rằng buông bút xuống mặc kệ các nàng làm ầm ĩ một trận, lại phát hiện mấy cô nương kia cũng cũng chả buồn xem tranh, ngược lại là nhìn chằm chằm phía sau nàng, người nào người nấy đều kinh ngạc há hốc miệng.

Nàng hoài nghi mà quay đầu lại phía sau, có phản ứng giống hệt các nàng.
Gió xuân cuốn theo một mùi hương hoa lạ lùng, trong chốn đào nguyên( rừng đào)sâu thẳm kia nơi nào đó phất lên một tràng hoa đầy tuyết.

Thực chất không có nơi nào trồng đào mà không có hoa đào, không có nơi nào làm rượu mà không có nhiều rượu.

Hồng Phong đào đất lên nếm được bình rượu quý, lại không tài nào làm ra được hương rượu như vậy*.

Hương hoa cùng mùi rượu quyện lại với nhau, lại như có yên lũ dệt thành sa, làm người ta hiểu lầm người bên rừng đào kia bất quá chỉ là ảo ảnh.
Tiên nhân trong bức họa kia thực sự bước ra.
* ý của chị nữ chính ở đây là người thì trên đời này ở đâu cũng có, người đẹp chị cũng gặp nhiều rồi, nhưng người trước mắt thì dù có vẽ ra được dáng hình cũng không thể nào khắc họa được hết vẻ đẹp của người đó được
*yên lũ dệt thành sa ý chỉ mùi hương cùng hình ảnh mờ ảo phất lên như dệt thành miếng lụa trước mắt.


Bình luận

Truyện đang đọc