Ngày 12 tháng Giêng năm Canh Thìn (980), kinh đô Hoa Lư ngập tràn bầu không khí căng thẳng. Dễ thấy nhất là ở ngoài thành. Từng tốp binh lính qua lại, hối hả ôm củi gỗ, tập hợp lương thực, vũ khí, bố trí canh gác thủ thành, hoạt động buôn bán cũng tạm gián đoạn vì chiến tranh. Lúc này đây, tôi mới hiểu ra cả tòa thành xây dựng dựa trên thế núi là một pháo đài quân sự, một trại lính khổng lồ chứ không phải thành phố cổ đại. Chút hoạt động kinh thương ở phía Bắc Hoa Lư chỉ là bề ngoài mà Đinh Tiên Hoàng cố ý tạo ra. Nhờ không đóng thuế và lại có thể họp chợ trong ngôi thành vững chãi, thần dân các vùng phụ cận mới đổ xô về. Thương nhân ngoại quốc thấy vậy cũng chọn nơi này thành điểm làm ăn. Thực chất cái xứ Hoa Lư toàn là non cao vực thẳm, không phải đồng bằng như thành Đại La hay Cổ Loa. Giao thông chỉ có thể đi đường thủy rồi dùng xe bò, xe ngựa chở hàng vào. Nói chung, kinh thành bây giờ là bộ mặt giả, chuyện mua bán là sự miễn cưỡng, địa thế này chẳng phát triển kinh tế kĩ thuật gì được. Thế mới hiểu, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La là quyết định sáng suốt ra sao.
Còn bộ mặt thật của Hoa Lư? Chính là hàng nghìn lều trại bao quanh cung điện về phía Nam, Đông, Tây. Và Thành Tràng An – cái kho chất đầy vũ khí, trại nuôi ngựa chiến và “lò luyện” những đạo quân tinh nhuệ nhất. Như vậy, cung điện vàng son này là cái lòng đỏ trứng gà và binh đoàn quân đội quay quanh như lòng trắng trứng. Nghĩ mà phát sợ!
Binh đội trong nước nằm rãi rác ở các vùng biên cương, vùng cai trị. Tập trung trong thành cũng chỉ có một nửa số quân. Phải ngồi chờ giặc ở Hoa Lư thế này đã là hạ sách vì binh lính không thể rình rang hành quân đến Ái, Hoan. Phải để bọn Chiêm hứng chịu sự nổi giận của các bộ tộc trước. Nếu may mắn vượt qua tai biến này, triều đình sẽ dễ dàng thu phục toàn bộ hai châu phía Nam.
Tôi làm Thái hậu, được giấu kĩ trong cung điện vàng, dĩ nhiên sẽ là một trong những người chết cuối cùng nếu Hoa Lư thất thủ. Toàn nhi còn bé nhưng hiểu biết cơ bản dĩ nhiên không thiếu. Nó sinh ra đã ăn sung mặc sướng, được ủ ấp trong hoàng cung sa hoa, chưa có khái niệm rõ ràng về chiến tranh. Thấy vẻ mặt căng thẳng của mọi người, Đinh Toàn cũng linh cảm được mối nguy hiểm. Dạo này Lê Hoàn lo việc công, không ở bên cạnh nó nên Toàn nhi ỷ lại vào tôi. Thằng bé bắt đầu bám lấy tôi mọi lúc mọi nơi. Nó hỏi nếu giặc đông quá thì làm sao, nếu chúng ta không chặn được thì làm sao, nếu giặc vào tới Tây thành thì thế nào? Tôi rất muốn trả lời “thì chết hết” nhưng nghĩ lại dọa trẻ con có gì hay, liền an ủi hoàng thượng rằng Nhiếp chính vương và các tướng sẽ không để điều này xảy ra.
Rạng sáng ngày 13 tháng Giêng, tôi ăn mặc chỉnh tề bước ra khỏi Vân Sàng cung. Không biết có tin tức gì chưa, cả đêm lo mà không ngủ nổi. Đi một mạch tới điện Thiên Long, tôi rất bất ngờ khi trông thấy Khuông Việt Đại sư ngồi trên mõm đá, nhìn chầm chầm về phương Đông. Người này tôi tương đối sợ. Ông ấy rất hay đến đánh cờ với Vân Nga, bọn họ như những cao nhân rỗi rãi đàm đạo. Tôi bây giờ làm gì có “nội lực” để nói chuyện với vị thiền sư này chứ? Bù lu lù loa thế nào cũng lòi cái ngu ra, 36 kế tôn tử, chạy là thượng sách! Tôi vừa tính rẽ hướng khác thì đã nghe ông ấy chào
- Thái hậu thiên tuế, hôm nay người xuất môn sớm quá!
Tôi hết đường lui, đành ngẩn cao đầu, quý phái như con chim công mà đi từng bước về phía đại sư
- Khuông Việt đại sư, đã lâu không gặp, dạo này ai gia thân thể bất an, không mời ngài đến Vân Sàng đánh cờ được nữa… Đại sư không trách chứ?
Ngô Chân Lưu là một ông lão đôn hậu. Ông đứng dậy, cúi ngưới hành lễ rồi hồ hởi nói
- Làm gì có. Thái hậu bận bịu lo chuyện nước, lão nạp đâu dám quấy rầy. Đại Cồ Việt vận khí tốt lắm, hoàng tộc được thần Long năm nay bảo hộ, Chiêm Thành e là không đi tới được cửa biển nước ta!
- Ai gia không hiểu ý đại sư lắm…
Ngô Chân Lưu một tay lần tràng hạt, một tay chỉ về bình minh vàng óng ánh phía chân trời Đông, giọng điệu ngâm nga:
“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.” [1]
Tôi nghệch mặt ra nhìn thiền sư, ông ta đang nói về thời tiết sao? Ngô Chân Lưu cười hà hà, đưa vuốt râu
- Hoàng thái hậu, người nên về nhà chuẩn bị ít áo choàng, lò sưởi, gia cố các cổ thụ quanh điện… bận này sẽ bão to đấy!
Tôi mở to mắt, nhìn về vầng thái dương lấp lo sau ngọn núi. Ráng nắng quả là màu mỡ gà, như vậy sẽ có bão nhiệt đới sao? Cổ đại không có trung tâm khí tượng thủy văn, con người rất nhạy cảm với các dấu hiệu thiên tai. Bão từ biển vào, như vậy thì 1000 tàu chiến của Chiêm toi rồi! Chưa tới chiến trường đã bị mẹ thiên nhiên đánh một trận, thảo nào chiến tranh không nổ ra và lịch sư cũng phất lờ sự kiện này, không nói nhiều tới. Căn bản là cuộc chiến ấy không thể diễn ra, vận khí đất nước tốt đến lạ thường!
- Cái này gọi là “Người tính không bằng trời tính”…
Chiều ngày hôm đó, Lê Hoàn cũng tới vấn an với tin tức tương tự. Anh nói là:
“Đông Nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về” [2]
Lê Hoàn lớn lên trong gia đình bần hàn sống trong làng chài. Những vấn đề này anh rất hiểu biết. Qủa là năm nay may mắn. Tôi nhớ người Nam Bộ có câu nói: “Năm Thìn bão lụt”. Năm nay vừa khéo là Canh Thìn, rồng trời phun nước, mưa bão to rồi!
Việc chuẩn bị cho chiến tranh không dùng tới nữa nhưng lại không thừa. Thành Hoa Lư mở cổng cho dân chúng các vùng ven biển vào tránh bão. Lương thực thu góp để nuôi binh cũng san sẻ một phần cho dân, củi lửa cũng thế. Tòa thành kiên cố như thạch bàn, người trong nước tìm nơi an toàn lánh nạn. Tôi ở trong cung mà còn nghe thấy tiếng “vạn tuế” của đoàn người ngoài kia. Thật ra hoàng đế đâu có biết gì, chính là Nhiếp chính vương đương triều đã cho họ sự dối đãi đó. Hai tiếng vạn tuế này phải dành cho anh ấy.
Phía xa trời Nam kia, mấy trăm chiến thuyền vật lộn với sóng dữ. Nghe nói là đắm quá nửa, phải quay đầu chạy về Chiêm Thành. Cả Hoa Lư nghe tin tốt thì hò reo như thể Việt Nam giành huy chương vàng World Cup (chuyện chẳng bao giờ xảy ra). Tôi biết tin này ngay sau tin công chúa Đinh Phất Kim bỏ trốn đi tìm chồng. Nghe nói họ đã gặp nhau trên mặt biển. Tàu của Ngô Nhật Khánh bị đắm, sống chết không rõ. Tôi không có linh cảm tốt lành, công chúa Phất Kim ngốc thật, phen này lành ít dữ nhiều… Con trai duy nhất của họ Ngô Nhật Minh vừa được hạ nhân trong phủ đưa vào cung. Tôi lại đón thêm một đứa bé không cha không mẹ. Minh nhi năm nay lên 8, nét mặt ngờ nghệch và u buồn. Tôi không biết Khánh và Kim nghĩ gì về đứa con này, là một cái gai chướng mắt, là một sự mâu thuẫn, là một thứ rủi ro hay là một bằng chứng của tình yêu? Nhật Khánh có cả đàn thê thiếp nhưng nghe đồn là anh không cho phép họ mang thai. Đối với Phất Kim lạnh nhạt và xa cách nhưng giữa họ vẫn có một đứa trẻ, điều này biểu trưng cho cái gì?
Ngô Nhật Minh trầm mặc ít nói, tôi lo nó bị tự kỉ. Minh nhi khép nép gọi tôi là “Ngoại tổ mẫu”. Tôi dỗ nó một lát nó vẫn xa cách, không mở lòng. Có lẽ tôi còn phải cố gắng nhiều để đứa bé vượt qua bệnh tâm lý, dù sao nó cũng là cháu ngoại của Tiên đế. Thế rồi gái nguyên tem hóa thành mẹ hai đứa bé 7 tuổi và bà ngoại một đứa 8 tuổi. Trời ơi, còn chắt chít gì cứ lòi ra luôn đi!!!
[1]
“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.”
“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều. Thông thường, trước khi bão, bầu trời quang đãng, trong xanh và nắng nóng, oi bức ngột ngạt, sau đó có xuất hiện mây “ti” (thường xuất hiện khi tâm bão còn cách xa 1.000km). Mây ti ở rìa bão thường xuất hiện từng chùm, sợi trắng như lông tơ hoặc như đuôi ngựa, hình chữ V, hoặc như một dải lụa mỏng, thường có mầu vàng mỡ gà.