NHÀ CÓ HÃN THÊ LÀM SAO PHÁ



Phó Nhiễm không dạy Thanh Thư ngay lập tức, mà kêu Thanh Thư viết chữ để cho bà kiểm tra kỹ lại.

Trong quá trình này, Phó Nhiễm cũng chỉ rõ một số lỗi để cho nàng chỉnh sửa.

Có một số thói quen, khi đã hình thành rồi sẽ rất khó sửa.

Ví dụ như tư thế cầm bút, dù đã biết rõ là sai rồi nhưng vẫn vô thức tiếp tục làm như vậy.

Thanh Thư rất hăng hái cầm bút.

Phó Nhiễm cười nói: "Đừng nóng nảy, dục tốc bất đạt.

Về sau lúc viết chữ nên chú ý nhiều hơn, dần dần sẽ sửa được."
Thanh Thư gật đầu nói: "Vâng, lão sư."
Kiếp trước Thôi Oánh Tuyết tìm được lão tiên sinh kia cũng là một tú tài, kết quả so với lão sư của nàng hiện giờ thì kém xa.
(Truyện đăng tại bachngocsach.com_@Lục Lam)
Sau khi luyện chữ mất hai khắc đồng hồ, Phó Nhiễm dẫn theo Thanh Thư sang sương phòng bên phải.

Trong sương phòng này có đặt các loại nhạc cụ như cổ cầm, đàn tranh, tì bà, sáo trúc, huyên (sáo huân).


"Trong những loại nhạc khí này, con có thể chọn một đến hai loại khác nhau để học."
Thanh Thư suy nghĩ hồi lâu, nhưng vẫn không thể đưa ra quyết định.

Phó Nhiễm vừa cười vừa nói: "Không sao, nếu học xong, cảm thấy không hợp với con thì đến lúc đó chúng ta sẽ đổi lại."
"Lão sư, vậy con học đàn."
Thanh Thư cảm thấy nữ tử biết đánh đàn là một chuyện rất tao nhã.

Hơn nữa, học xong thì sau này còn có thể dạy con cái.

Cố lão phu nhân cùng Cố Nhàn đang chờ Thanh Thư ở nhà chính, nhìn thấy nàng, hai người bèn hai miệng một lời, hỏi: "Hôm nay thế nào? Có học được không?"
Thanh Thư cong khóe môi, cười nói: "Rất tốt."
Nói xong, Thanh Thư đưa trang giấy ghi đầy chữ trong tay cho Cố lão phu nhân: "Bà ngoại, đây là danh sách của lão sư đưa.

Các sách liệt kê trong danh sách gồm sách sử, nông nghiệp, luật pháp, y dược, truy nguyên, cách vật *, thi từ vân vân, rất nhiều thể loại.

Cách vật: Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lý của sự vật thì mới có thể có được sự hiểu biết.

Cố Nhàn cảm thấy Phó Nhiễm quá nóng lòng, bèn cau mày nói: "Những sách này có mua Thanh Thư cũng xem không hiểu."
Cố lão phu nhân lại không nghĩ như vậy: "Bây giờ xem thì chưa hiểu, không có nghĩa là tương lai cũng không hiểu.

Nhất định là Phó tiên sinh cho chúng ta chuẩn bị sẵn, để khi Thanh Thư nhàn rỗi lật xem dần."
Phó Nhiễm đúng là có ý này.

Cố Nhàn định nói tiếp thì lại nhìn thấy viết thương ở mu bàn tay Thanh Thư, lập tức vội hỏi: "Thanh Thư, tay con đây là làm sao vậy?"
Cố lão phu nhân thấy Thanh Thư lộ vẻ do dự thì nói: "Là do không cẩn thận bị ngã nên trầy da thôi.

"Người đã lớn từng này mà sao đi đường còn bị té ngã thế?"
Cố lão phu nhân mất hứng nói: "Thanh Thư cũng mới bốn tuổi, lớn gì mà lớn."
Cố Nhàn không dám tranh chấp cùng Cố lão phu nhân, chỉ đành bất đắc dĩ căn dặn: "Về sau đi đường thì cẩn thận một chút, nếu để lại sẹo thì sau này chỉ có con khóc thôi."
Lời này khiến trong lòng Cố lão phu nhân lộp bộp.

Tập võ rất dễ bị thương, nếu bị sẹo ở trên người thì còn đỡ, nhưng nếu như ở trên mặt thì coi như là phá tướng rồi.

Xem ra, vẫn cần phải nghĩ biện pháp thuyết phục Thanh Thư đừng tiếp tục tập võ nữa mới được.

Cố Nhàn nhớ tới chuyện Ngụy Lan đã nhờ, nhất thời có hơi khó xử: "Nương à, Ngụy Lan có nói muốn cho Hương Hương cùng theo Phó tiên sinh đọc sách."
Cố lão phu nhân lắc đầu đáp: "Việc này ngươi đừng đi hỏi, không đùa được đâu."
Cố Nhàn phân trần: "Không phải bái sư, chỉ là muốn cho Hương Hương dự thính thôi.


Nương, Ngụy Lan với con tình như tỷ muội, khó có lúc nàng ấy cầu con chuyện gì, con nào có thể cự tuyệt được."
Cố lão phu nhân lắc đầu nói: "Đứa nhỏ Hương Hương này cũng là ta nhìn nó lớn lên đấy, tính tình của nó ta còn có thể không biết ư.

Đứa nhỏ này rất hiếu động, muốn ngồi im một khắc đồng hồ cũng đã là chuyện khó.

Ngươi nói xem con bé sẽ biết thành thành thật thật mà ngồi nghe tiên sinh giảng bài sao?"
"Nhưng con đã đáp ứng với Ngụy Lan, nếu như đến hỏi dò cũng chưa hỏi một câu cho nàng ấy thì cũng khó mà bàn giao được." Nếu là Phó tiên sinh khước từ, vậy cũng sẽ không liên quan tới nàng nữa.

Thanh Thư chen vào một câu: "Bà ngoại, ngày mai người mời Hương Hương tỷ tỷ tới đây.

Nếu như tỷ ấy cũng muốn theo Phó tiên sinh đọc sách thì con sẽ đi hỏi ý của tiên sinh một chút."
Cố Nhàn có chút do dự, nàng cảm thấy nếu để cho Thanh Thư đến hỏi Phó tiên sinh có thể sẽ làm cho tiên sinh không vui.

Cố lão phu nhân lại cảm thấy như vậy rất tốt: "Chủ ý này của con rất hay, chờ chút nữa ta sẽ gửi thiệp mời tới Nhạc gia."
Sau bữa cơm trưa, Cố Nhàn lại muốn trở về, Thanh Thư nhìn cái bụng lớn của Cố Nhàn thì cũng có chút lo lắng, nói: "Nương, không thì người cũng chuyển tới Cố gia ở đi!"
Cố Nhàn lắc đầu đáp: "Nhà cách cũng không xa, ta thường xuyên tới đây là được rồi."
Con gái đã xuất giá đâu có thể chuyển về nhà mẹ đẻ ở, người ngoài mà hay chuyện còn không biết sẽ đồn thổi đến thế nào nữa.

Sau này trượng phu còn muốn đi con đường làm quan đấy, sao có thể làm đầu đề câu chuyện trong miệng kẻ khác được.

Buổi chiều Phó tiên sinh bắt đầu giảng bài, tiết học thứ nhất nói về lịch sử thành lập Văn Hoa đường.

"Ngươi biết Văn Hoa đường là ai sáng lập không?"
Đây là chuyện mà người người đều biết, Thanh Thư đáp ngay: "Là Thủy Hiền hoàng hậu sáng lập ạ.

Nghe nói Tiết đại gia, Tạ đại gia đều xuất thân từ Văn Hoa đường."
Tiết đại gia tên Tiết Tình, tranh bà vẽ nổi danh thiên hạ, nghìn vàng khó cầu.

Tạ đại gia tên là Tạ Tố, là đại gia thư pháp trứ danh, bà đã tự sáng tạo một thể tự (kiểu chữ), chính là Tạ thể mà Phó Nhiễm đã nhắc tới.

Trăm năm qua, Văn Hoa đường đã sản sinh ra rất nhiều đại tài nữ.

Phó Nhiễm gật đầu, lại hỏi: "Vậy ngươi có biết, thuở ban đầu khi Thủy Hiền hoàng hậu sáng lập ra Văn Hoa đường là có dự tính gì không?"
Thanh Thư nói: "Để cho nữ tử cũng có cơ hội được học tập."
"Vậy mục đích của việc học tập là gì?"
Câu này Thanh Thư lại không thể đáp lời ngay được.

Phó Nhiễm giảng giải: "Mục đích ban đầu khi Thủy Hiền hoàng hậu sáng lập nữ đường là hy vọng, sau khi học tập, nữ tử có thể tăng thêm kiến thức, mở rộng tư tưởng và tìm được giá trị của bản thân, mà không phải đặt hết ánh mắt và tinh lực trên một mẫu ba phân đất ở hậu viện...!"
Sau nửa canh giờ, Phó Nhiễm nói với Thanh Thư: "Hôm nay chỉ nói tới đây thôi, ngày mai sẽ bắt đầu chính thức vào học."
Sau khi Thanh Thư thu dọn xong đồ đạc chuẩn bị trở về thì Tân Nhi đưa một trang giấy cho Thanh Thư, nói: "Đây là thời gian biểu.


Cô nương, không thể tới trễ, đến trễ một lần thì sẽ bị đánh mười cái vào lòng bàn tay."
Thanh Thư nhận lấy xem, có bốn buổi học sáng và ba buổi học chiều.

Mỗi lớp học ba canh giờ, giữa giờ nghỉ ngơi một khắc.

Thanh Thư nhìn qua giờ vào học một lượt rồi gật đầu nói: "Được."
Thời gian biểu này lập rất tốt, không có mâu thuẫn giữa việc đọc sách và tập võ.

Nhưng sau khi Kiều Hạnh biết thì lại nói: "Cô nương, nếu như vậy, người sẽ không có thời gian để vui đùa."
Một ngày đều đã xếp kín lịch, thời gian để thở một hơi cũng không có.

Trước đó Thanh Thư cũng không chơi đùa gì cả.

Thanh Thư mỉm cười nói: "Mai muốn thơm thì phải chịu giá lạnh, muốn có tiền đồ tốt thì nhất định phải nỗ lực."
Kiều Hạnh lại không hiểu rõ đạo lý này, bèn hỏi: "Cô nương, chỉ cần lão gia thi đỗ Tiến sĩ, ra làm quan thì sau này người chính là con gái nhà quan, đâu còn phải rầu chuyện không có tiền đồ tốt?"
Thanh Thư không tiếp lời, chỉ nói: "Đi nhanh lên, đừng để cho Đoàn sư phó chờ lâu."
Đoàn sư phụ nhìn thấy Thanh Thư thì nói: "Cô nương, nếu mệt thì nghỉ ngơi một ngày rồi ngày mai luyện thêm."
Thanh Thư lắc đầu đáp: "Con không mệt."
Học bài là động não, luyện công là hoạt động thân thể, nàng cảm thấy cả hai có thể bù trừ cho nhau.

"Bịch..."
Chỉ không chú ý một chút là lại té lăn trên đất rồi, chỉ là lần này nàng không bị thương.

Sau khi Thanh Thư đứng dậy, nàng nói với Đoàn sư phụ: "Sư phó, sau này con có thể luyện trong nhà được không?"
Ngừng một chút, Thanh Thư nói: "Lão sư con nói, bàn tay là khuôn mặt thứ hai của nữ tử, nếu luyện trong phòng, trải thêm cái nệm trên mặt đất, con có ngã xuống cũng sẽ không bị thương."
Đoàn sư phụ gật đầu đáp ứng: "Có thể.

Chỉ là một gian phòng thì quá nhỏ, phải thông hai căn phòng mới được."
Thanh Thư vui mừng không thôi: "Chuyện này cứ quyết định thế đi.

Ngày mai con sẽ bảo người thông hai căn phòng với nhau.".


Bình luận

Truyện đang đọc