TA RẤT MỸ VỊ

Lúc Chu Đản Đản còn nhỏ, nói bình thường nhưng lại không bình thường. Bình thường là vì dưới sự kiên nhẫn của những người lớn bên nội, lấy thân phận của một đứa bé loài người lớn lên trong thành phố, từng bước đến nhà trẻ sau đó vào tiểu học. Nói không bình thường vì từ nhỏ cậu bé đã hoàn toàn khác biệt nên cuộc sống khó tránh khỏi lạc điệu.

Khái niệm hôn nhân và sinh đẻ của ba mẹ Chu Đản Đản đều hoàn toàn trái ngược nhau.

Chu Sâm vô cùng để ý việc giáo dục con trai, mong cậy có thể phát triển được một phần huyết mạch loài người kia, sau khi lớn lên sẽ không quá hung tàn, vì vậy dù cho công việc rất bận rộn cũng phải tham gia nuôi dạy con trai.

Lúc Chu Đản Đản bắt đầu học đi thì Bà nội đã mua cho cậu một chiếc xe tập đi. Chu Sâm dạy cậu bé chơi một lúc rồi đi chiên thịt cho hai mẹ con, nói với Hạ Thì đang ngồi trước máy tính: "Chú ý Đản Đản một chút."

Lúc đó Hạ Thì thuận miệng ừ một tiếng.

Chu Sâm ở phòng bếp có thể loáng thoáng nghe thấy tiếng bánh xe trượt trên mặt đất, còn rất nhanh, tiếng cười của Hạ Thì và Đản Đản cũng không ngừng truyền đến, xem ra Đản Đản chơi rất vui. Huyết thống của Đản Đản làm cho cậu bé vô cùng khỏe mạnh, nên Chu Sâm cũng không lo lắng về tốc độ này.

Đợi khi Chu Sâm rán thịt xong bưng lên bàn ăn bên ngoài thì thật sự không thể tin vào mắt mình.

Đản Đản đang đẩy ghế trượt mà Hạ Thì đang ngồi chạy khắp phòng khách, thân hình của Hạ Thì ngồi trên ghế, bắt chéo chân cười ha ha.

Chu Sâm: "........."

Chu Sâm duối chân một cái giẫm chiếc ghế của Hạ Thì lại nói: "Anh bảo em trông chừng con trai luyện tập."

Vẻ mặt Hạ Thì vô tội: "Em đã xem thằng bé đi rồi, bây giờ tăng thêm độ khó."

Chu Sâm không còn gì để nói: "Anh thấy em muốn chơi thì có."

Hạ Thì không công nhận.

Chiếc xe tập đi dùng chưa đến nửa ngày đã bị ném vào phòng chứa đồ lặt vặt. Đản Đản bắt đầu đẩy Hạ Thì trên ghế chạy tới chạy lui khắp nơi trong nhà, tuy là Chu Sâm vô cùng phản đối chuyện này nhưng mà dưới sự thuyết phục của Hạ Thì anh cũng chỉ có thể chấp nhận, hoạt động này không tính là hành hạ trẻ em, dù sao cũng không hề có tính khiêu chiến với Đản Đản.

2.

Chu Sâm cố gắng dạy Đản Đản khái niệm "nguy hiểm" này.

Chu Sâm dựa theo tấm gương trong sổ tay giáo dục truyền đạt từng tí cho Đản Đản, cũng giải thích thêm. Phải bảo vệ tốt bản thân mình trong xã hội, không nên cầm nắm động vật nhỏ, sẽ bị cắn. Không nên đụng vào những vật nhọn, sẽ chảy máu...

Đọc đi đọc lại, Chu Sâm cũng không đọc nổi nữa.

Anh đã từng nhìn thấy lúc Đản Đản mới biết bò đã túm đuôi của dị thú nhỏ cắn, hù cho dị thú tè đầy đất.

Chu Sâm gấp sách lại, sâu sắc nói: "Chúng ta vẫn nên học cách làm thế nào để dịu dàng với đồng loại của mình thì hơn!..."

3.

Đản Đản dùng thời gian rất lâu mới học được cách làm thế nào và lý do khống chế sức mạnh của bản thân, nhất là với bạn cùng trang lứa.

E rằng trong mắt người bình thường thì dị thú và nhân loại trưởng thành, thiếu nhi rất khác biệt nhau, nhưng mà trong mắt của Đản Đản thì bọn họ không khác nhau là mấy, dù sao thì tất cả đều yếu ớt.

Chu Sâm dùng rất nhiều ví dụ thực tế dạy Đản Đản, ví dụ như: Lúc kéo co thì không thể dùng sức của một mình mình ném cả đội của đối phương đi, lúc ôm bạn học không được ném bạn học qua đỉnh đầu, lúc lưu luyến ba không muốn đi học thì không được vác ba đi theo.

Chú ý, điều cuối cùng là quan trọng nhất.

4.

Có khi Chu Sâm và Hạ Thì sẽ nói chuyện với những cha mẹ khác trong trường học và trong khu chung cư, rất nhiều bậc làm cha mẹ oán hận là con cái của bọn họ rất kén ăn, không thích ăn cơm.

Có hai vợ chồng nọ đến gần: "Con nhà anh chị có kén ăn không?"

Chu Sâm và Hạ Thì liếc nhìn nhau, nói đại: "... Cũng khá là rắc rối đấy."

Người nọ tò mò nói: "Vậy bình thường hai người giải quyết thế nào?"

Trong lòng cô ta có suy nghĩ trông mặt mà bắt hình dong, hai vị này nhìn vẻ ngãi nhã nhặn xinh đẹp, nói không chừng sẽ có cách hay thì sao?

Hai vợ chồng lại liếc nhìn nhau lần nữa, Hạ Thì lạnh nhạt nói: "Chủ yếu là giải thích thôi."

Đối phương than thở: "Vậy thì con nhà anh chị thật ngoan, con nhà tôi quá phá phách, nói không nghe."

...

Sau khi về nhà.

"Đừng ăn đừng ăn!" Chu Sâm ôm Đản Đản đang vùi đầu vào đồ ăn ra đưa cho Hạ Thì, sau đó bắt đầu nhìn đống đồ ăn còn xót lại, vẻ mặt vô cùng thảm.

Bọn họ thật sự không hề bỏ đói con trai, nhưng mà Chu Đản Đản ăn không ngừng, dị thú nhỏ vẫn chưa khống chế được sự thèm ăn của mình. Kén ăn sao? Ngay cả bắp cải sống cậu bé cũng gặm sạch.

Hạ Thì giơ Đản Đản lên, nghiêm túc giảng đạo: "Nghe đây, con không thể ăn nữa! Sẽ thừa cân."

5.

Từ lúc Đản Đản sinh ra đến giờ rất ít khóc.

Những đứa bé loài người thường sẽ dùng chiêu khóc này một cách khá linh hoạt tạo sự chú ý để nhu cầu của mình được thỏa mãn. Sau khi lớn hơn thì mới từ từ giảm đi.

Nhưng Đản Đản thì ngược lại, sau khi cậu bé lớn hơn một chút, cùng bố mẹ đi dạo phố, gặp phải một số đứa bé khóc lóc kéo tay cha mẹ thì sẽ dừng chân lại quan sát.

Sau khi thấy vậy thì tất nhiên sẽ học theo áp dụng.

Lúc Chu Sâm và Hạ Thì không cho Đản Đản ăn quá nhiều thì cậu bé sẽ gào khóc.

Với giọng và thể lực của Đản Đản, cậu bé có thể khóc vang vọng khắp tòa nhà trong vòng năm tiếng mà không cần nghỉ.

Bởi vì trước đây chưa từng phiền não về chuyện này nên Chu Sâm nhất thời ngẩn ra, mau chóng lên mạng tìm tư liệu, xem cách nào khoa học để ngăn cản đứa bé khóc.

Lúc này Hạ Thì xông lên bắt Đản Đản lại, đặt bên bệ cửa sổ: "Còn khóc nữa sẽ ném con xuống dưới."

Căn phòng của bọn họ ở tầng ba, hơn nữa nếu là những bậc làm cha mẹ bình thường đều sẽ hù dọa con mình như vậy, nhưng Hạ Thì thì không như vậy. Chu Sâm đổ mồ hôi lạnh, vội vàng nói: "Đợi đã, trong tài liệu nói vậy không đúng!"

Hạ Thì đã đồng ý với Chu Sâm, chuyện nuôi dạy con cái phải được mọi người cùng bàn bạc. Nên cô cũng chỉ đàng rút tay lại.

Chỉ là Đản Đản trên tay cô đang quơ tay múa chân vui sướng, trong chốc lát đã vặn làm rớt đai an toàn ra, lúc Hạ Thì rút tay lại bỗng bị trượt tay.

Chu Sâm mở to mắt nhìn con trai rớt khỏi tay vợ mình ngã xuống, rớt xuống ba tầng lầu, vội vàng vọt tới bên cạnh cửa sổ kêu thảm thiết: "Con trai."

"Á, trượt tay..." Vẻ mặt Hạ Thì xấu hổ, cũng thử nhìn xem.

Đản Đản đứng dậy khỏi bồn hoa, gương mặt trắng nõn nhỏ nhắn dính đầy bùn đất, vô cùng ấm ức lại không dám khóc to: Mẹ thật sự túm mình ném xuống lầu!

Chu Sâm: "..."

Hạ Thì cứ nghĩ là sẽ bị Chu Sâm răn dạy, lúc này thở phào nhẹ nhõm đỡ bả vai Chu Sâm nói: "Không sao, con trai anh chịu được cú té."

Chu Sâm: "..."

6.

Sau khi Đản Đản đi học thì dần bị vấn đề thi cử làm phiền.

Thành tích học tập của Đản Đản cũng chỉ trung bình, cha mẹ cũng không yêu cầu cao gì trong vấn đề này.

Nhưng mà điều khiến tâm trạng Chu Sâm có vẻ phức tạp đó là cậu bạn Đản Đản từ lúc đi chưa vững đã có thể biến hình dị thú hù dọa các bạn học lại vì áp lực thi cử mà gặp ác mộng.

Tuy là cha mẹ không yêu cầu nhưng mà bài kiểm tra cũng rất đáng sợ mà.

Hạ Thì không thể làm gì khác hơn là kèm Đản Đản học, nhưng mà cô vốn không hề học tiểu học, các môn như ngữ văn gì đó còn được, còn với môn kỳ kỳ lạ lạ như số học thì cô chỉ đành bó tay. Hơn nữa sau khi đọc các đề thi thì cũng bắt đầu mơ thấy ác mộng, cô thật sự không thể tin đây là đề tiểu học.

Đản Đản vẫn chưa bao giờ nhìn thấy vẻ mặt chật vật của mẹ, không còn cách nào khác, đề số học cũng không thể ăn được. Điều này khiến tâm trạng của Đản Đản cũng tốt hơn một chút, ngay cả mẹ mình mà cũng phải bó tay.

Cũng may là từ nhỏ đến lớn Chu Sâm đều là học bá, cho dù là đề có quái gở đến cỡ nào thì anh cũng có thể giải quyết, còn nhẹ nhàng chứng minh một câu nói: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Thành tích của Đản Đản tăng vọt, cũng không còn sợ các kỳ thi như vậy nữa. Ánh mắt cậu bé nhìn ba mình đều là sự kính nể trước giờ chưa từng có - vì mẹ quá hung tàn nên trong gia đình thì Chu Sâm chỉ có thể làm một người ôn hòa.

Sau đó Chu Sâm còn không cẩn thận nghe được Đản Đản kể với các bạn học khác về chuyện cũ của mình: "Mẹ mình thích ba mình cũng vì thành tích số học của ba mình vô cùng giỏi."

Chu Sâm: Ba không có... Ba không thế...

7.

Từ khi Đản Đản lên cấp 2 thì không còn để cho Hạ Thì đưa đón đi học nữa,

Ban đầu Hạ Thì còn cho rằng đó là thời kỳ phản nghịch của trẻ vị thành niên, cô lẩm bẩm chắc chắn chuyện này là do loài người tự biên tự diễn, dị thú không hề có thời kỳ phản nghịch như vậy. Vì vậy nên Hạ Thì để Chu Sâm tìm kiếm tài liệu thật kỹ.

Nhưng mà sau đó bọn họ cũng biết được là hoàn toàn không hề giống như cô nghĩ.

Sự trưởng thành của dị thú và loài người không hề giống nhau, Đản Đản là hỗn huyết nên nhìn luôn non nớt hơn các bạn cùng trang lứa một chút, nhưng vẫn chấp nhận được.

Nhưng Đản Đản càng lúc càng lớn, Hạ Thì nhìn lại, cậu không hề giống mẹ cậu mà giống chị gái cậu hơn.

Thật sự là có giáo viên sau khi nhìn thấy Hạ Thì đã sống chết không tin cô là mẹ ruột của Đản Đản. Chỉ có thể là mẹ kế hoặc là Đản Đản không dám để ba mẹ đến trường học nên đi thuê người.

Sau khi giải thích nhiều lần thì giáo viên mới tin.

Nhưng mà sau đó khi Chu Sâm đến trường học thì đã phải nhận những ánh nhìn rất kỳ quái: Người này thiếu trách nhiệm đến mức nào mới có thể khiến người yêu có thai sớm như vậy chứ?

8.

Nói tóm lại thì lịch sử giáo dục Chu Sâm đơn giản lại không dễ dàng. Đơn giản là Đản Đản khỏe khoắn hơn những đứa trẻ bình thường khác, không yếu ớt như bọn họ. Không dễ dàng vì quá trình này thật sự bao gồm cả máu và nước mắt của Chu Sâm.

TOÀN VĂN HOÀN

Bình luận

Truyện đang đọc