Đêm hôm đó Đạo Quang hoàng đế trằn trọc không ngủ.
Ngài vắt tay lên trán suy nghĩ, nhớ lại lời nói của Dịch Trữ lúc ban ngày, cho Trữ là người nhân từ quảng đại lắm.
Thế rồi ngài quyết truyền ngôi cho Dịch Trữ, ngầm viết sẵn tên Trữ vào di chiếu.
Đạo Quang hoàng đế tuy đã bỏ lệnh săn bắn nhưng thấy ở lại hành cung có vẻ tự do hơn nên chẳng nghĩ gì tới chuyện hồi kinh.
Ngài chỉ mang theo bên mình có một mình nàng Tĩnh phi tên Bác Nhĩ Tế Cẩm.
Tĩnh phi người nhỏ nhắn, xinh tươi, nàng lại nhanh miệng lưỡi, suốt ngày nói cười.
Nhờ nàng, hoàng đế có bầu bạn khiến cũng đỡ buồn.
Một hôm, hoàng đế muốn đi săn.
Tĩnh phi xin theo.
Ngũ hoàng tử Dịch Tôn cũng xin luôn.
Tôn vốn là con đẻ của Tĩnh phi, tính tình ương bướng từ nhỏ, giỏi cung kiếm, nên thường được hoàng đế cho đi cùng.
Thế là vợ chồng mẹ con cả thảy bốn người đem một đội lính thần cơ vào rừng, hết sức thích thú.
Nàng Tĩnh phi nai nịt đồ săn, bề ngoài trông cũng có vẻ dũng mãnh.
Hai mẹ con phóng ngựa khắp rừng, xông bên này chạy bên kia khiến chẳng mấy chốc đã cách khá xa hoàng đế.
Bên ngoài chỉ còn có vài tên thái giám và ngự tiền thị vệ.
Bỗng một con mang vụt chạy ra trước mặt, hoàng đế rút tên giương cung bắn tới.
Con mang đeo cả mũi tên chạy đi mất hút.
Ngài bảo bọn lính thần cơ đứng lại, chỉ một mình phóng ngựa ra khỏi rừng.
Ngài phóng tầm mắt thìn quanh bốn phía, chẳng thấy con mang đâu mà chỉ thấy phía xa xa một anh chàng đang sửa soạn tự treo cổ lên cành cây.
Ngài thấy y dùng dây lưng buộc một cái thòng lọng, đút cổ vào, hai cẳng bốc lên không, lủng lẳng đung đưa.
Đạo Quang hoàng đế bỗng nối lòng thương.
Ngài vội lấy mũi tên lắp vào cung, bắn vút tới.
Mũi tên cắt dây lưng đứt làm đôi khiến anh chàng nọ rớt phịch xuống đất.
Chàng nọ lấy làm lạ, nhìn quanh bốn phía tìm kiếm, nhưng Đạo Quang hoàng đế núp trong bụi cây, y không nhìn ra.
Thấy không có ai anh ta lại lượm cái dây lưng lên định thắt cổ nữa.
Thấy vậy, Đạo Quang hoàng đế giục ngựa phóng tới, giật lấy chiếc dây lưng.
Lúc đó ngài ăn vận bộ đồ săn nên anh chàng nọ không biết đó là hoàng đế, y lấy làm giận, hằn học nói:
- Ta muốn tìm cái chết! Cớ sao ngươi cứ trêu ghẹo ta như vậy?
Đạo Quang hoàng đế hỏi:
- Tại sao ngươi không muốn làm người nữa mà lại muốn làm ma?
Anh chàng nọ đáp;
- Đói rét suốt đời, chẳng chết thì còn sống làm gì nữa?
Nói đoạn anh chàng oà lên khóc.
Đạo Quang hoàng đế hỏi:
- Ngươi từ nơi đâu tới đây?
Anh chàng trai nọ gạt lệ nói:
- Tôi vốn người Tứ Xuyên, cũng có chút công danh, lên kinh để thi tuyển, và đã đậu thứ nhì.
Tưởng chẳng bao lâu nữa thì được bổ dụng, tôi liền đem hết gia quyến lên kinh chờ đợi.
Nào ngờ, đợi chờ luôn ba năm, chẳng thấy tin gì, trong khi đó, người đậu thứ ba, thứ tư, thậm chí đến người thứ mười lăm đều được bổ dụng cả rồi.
Mỗi tôi là người duy nhất không được Thời gian chờ đợi tại kinh, có chút của, tiêu xài hết sạch, vợ phải đi khâu thuê vá mướn, con gái phải đi thêu hoa cho người để độ nhật, xem chừng rồi đây cũng khó sống nổi.
Tôi tính tới hỏi xem thì bọn sai dịch ngăn chặn, không cho vào, tức đến muốn chết! Tôi được tin hoàng thượng xuất tuần Nhiệt Hà, bèn dối gia đình, lên tới nơi đây tìm một cái chết.
Tôi chẳng còn nghĩ gì hơn, chi mong Vạn tuế gia biết mà thương cho một linh hồn vất vưởng nơi đất khách quê người, đại phát từ bi, ban cấp cho ít tiền để gia đình tôi có thể đưa quan tài về được Tứ Xuyên.
Cái ơn đức ấy dù tôi có làm quỷ dưới suối vàng cũng không bao giờ dám quên.
Nói đoạn, anh chàng lại khóc hu hu.
Đạo Quang hoàng đế sinh trưởng nơi lầu vàng điện ngọc, đâu có thấu rõ được cảnh khổ chốn dân gian chỉ còn biết đứng sững mà nhìn anh ta khóc.
Khóc một lúc qua rồi, anh chàng rút ở trong mình ra một tờ sớ đưa cho hoàng đế.
Nhưng Đạo Quang không xem.
Ngài cũng rút trong mình ra một viên ngọc gọi là "Bạch ngọc ty yên hồ" đưa cho anh nọ, và dặn rằng:
- Ngươi đem vật này tới công đường của bộ Lại thì thế nào cũng được bổ dụng.
Ngươi hãy rời khỏi nơi đây ngay, vì đây là vùng cấm của hoàng gia, chẳng may bị bắt thì ngươi chỉ có mất đầu thôi!
Đạo Quang hoàng đế nói xong, quất ngựa quay mình đi ngay.
Anh chàng đàn ông nọ cầm viên "Bạch ngọc ty yên hồ" trong lòng nửa tin nửa ngờ.
Nhìn vào viên ngọc, thấy nó sáng đẹp, biết là vật trân bảo quý giá, liền nghĩ rằng nếu không được bổ dụng đi nữa thì bán nó đi cũng sống cũng được ít lâu.
Thế là anh ta bỏ ngay cái ý nghĩ, quyện sinh, vội vàng lên kinh, mình mặc chiếc áo dài rách rưới thê thảm, xông bừa vào nha môn bộ lại.
Bọn sai dịch tưởng anh ta là thằng điên vội chạy ra ngăn lại.
Anh ta đâu có chịu lép, la rầm lên, khiến đường quan cũng phải chú ý, sai ngay người ra hỏi.
Anh ta nhất định không thèm nói với người này, nằng nặc đòi gặp cho bằng được đường quan mới chịu.
Vị đường quan nghe nói bèn đích thân bước ra.
Lúc đó anh chàng nọ mới chịu đưa viên "Bạch ngọc ty yên hồ" ra ("Bạch ngọc ty yên hồ" vốn là của nước Việt Nam, Tôn Sĩ Nghị sang Việt Nam cướp được viên ngọc này đem về dâng cho vua Càn Long).
Vị đường quan xem viên ngọc, chẳng rõ đầu đuôi ra sao, vội cầm vào đưa cho quan thượng thư.
Vị quan thượng thư này vốn người Mãn tên gọi Dục Minh, thoạt nhìn thấy viên ngọc đã nhận ra là của hoàng đế, vội cung kính đặt lên bàn rồi cả bọn quỳ xuống lạy lấy lạy để.
Lạy xong, thượng thư Dục Minh trở ra, tiếp rước anh chàng nọ vào trong sảnh rồi hỏi xem viên ngọc này từ đâu tới thì anh chàng cứ thật thà kể lại và cuộc gặp gỡ và sự cứu mạng của người thợ săn trong rừng.
Dục Minh nghe xong, bèn bảo cho anh ta biết người thợ săn đó chẳng ai xa lạ mà chính là đương kim hoàng đế!
Anh ta giật nảy mình, vội bò mọp xuống đất, dập đầu lạy mãi trước viên ngọc Ty Yên hồ đặt trên bàn.
Quan thượng thư Dục Minh sai người đỡ anh ta dậy, rồi hỏi xem, anh ta muốn gì.
Anh ta giơ tay lên dập đập vào trán nói:
- Tôi mơ tưởng đã hơn mười năm nay cái chức biên khuyết tại huyện Hoàng Ba tỉnh Hồ Bắc…
Câu nói còn chưa hết, vị thượng thư Dục Minh đã vội sai viết trát cấp kỳ, viện đường quan viết ngay trát bổ nhiệm, rồi giao tận tay cho anh chàng kia.
Anh kia tay cầm tờ trát, cúi khom mình lạy chào, bước ra khỏi nha môn để tới nhiệm sở.
Ít lâu sau, khi Đạo Quang hoàng đế trở về kinh, thượng thư Dục Minh đem viên ngọc Ty Yên hồ hoàn lại cho ngài thì ngài nói:
- Anh chàng cùng khổ ấy được bổ nhiệm nơi đâu?
Dục minh hồi tấu:
- Tâu thánh thượng! Bổ nhiệm làm quan huyện Hoàng Ba.
Đạo Quang hoàng đế cười nói:
- Anh chàng ta kể cũng bạc phước thật! Chi vì một cái chức quan nhỏ ấy mà tính đổi cả mạng sống!
Sau khi đáo nhiệm, nhờ được ơn tiến cử của hoàng đế nên thượng ty có biệt nhãn khiến anh ta, đâm cậy thế, vơ vét quá sá, mà thượng ty cũng chẳng dám cách chức.
Sáu năm vơ vét, anh ta đã nhen nhúm được cái vốn hơn năm mươi vạn lạng bạc.
Khi Đạo Quang hoàng đế biết ra thì câu chuyện đã rồi, đành bỏ qua luôn.
Lại nói Đạo Quang hoàng hậu vốn là con gái của viên thị vệ Di Linh, tên gọi Nữu Cô Lộc.
Di Linh có ra ngoài làm quan, nhận chức tướng quân tại tỉnh Tô Châu.
Nữu Cô Lộc cũng theo cha tới nhiệm sở.
Nàng rất thông minh, lanh lẹn.
Tướng quân Di Linh hằng ngày thường qua lại thăm viếng bọn thân sĩ địa phương.
Bọn thân sĩ này cũng thường đưa vợ con vào nha môn tướng quân để đáp lễ và giao du trò chuyện.
Do đó, Nữu Cô Lộc chơi thân với các cô gái con các vị thân sĩ này.
Cùng bạn gái, nàng học hỏi nào thêu thùa may vá, nào ca hát đàn địch, nào cờ quạt, nào làm thơ viết chữ, tất cả những việc này nàng đều tinh thông cả.
Nữu Cô Lộc về sau vào cung, thấy nàng vừa có sắc đẹp, lại tài nghệ hơn người, Đạo Quang hoàng đế phong làm trưởng phi.
Ít năm sau, nàng được phong làm hoàng quý phi.
Đến khi bà hậu Đông Giai chết thì nàng được sắc phong lên làm hoàng hậu.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc ỷ mình thông minh đứng đắn, việc nào cũng muốn tranh thắng.
Bà lại muốn tự mình cai quản hết sáu cung.
Bà lấy quyền hoàng hậu, giám sát luôn cả hoàng đế, không cho phép hoàng đế tự ý triệu hạnh bất cứ cô nào, bà nào trong đám phì tần cung nữ.
Cũng vì vậy tình nghĩa vợ chồng càng ngày càng hỏng.
Lần này, hoàng đế đem nàng Bác Nhĩ Tế Cẩm đi Nhiệt Hà, ở lại quá lâu, nên bà tỏ ra khó chịu hết sức.
Đến khi Tĩnh phi trở về cung, bà thấy mặt, liền nói bóng nói gió, khi mỉa mai, lúc nặng nhẹ, chẳng thèm ý tứ nữa.
Tĩnh phi Bác Nhĩ Tế Cẩm nào phải vừa; nàng cũng là một tay dám chơi, lại đang được hoàng đế sủng ái, bởi vậy quyết không nhượng bộ.
Song một đằng là phi tử, một đằng là hoàng hậu, danh phận, thế lực đôi bên chênh nhau quá xa.
Tĩnh phi biết vậy, bèn dùng kế hiểm.
Trước hết, nàng tới Hoàng thái hậu, tỏ lòng ân cần với bà.
Hồi đó vì Đạo Quang hoàng đế chuộng sự tiết kiệm, Hoàng thái hậu phải chịu cảnh cơ cực hết mức trong cung Từ Ninh.
Nhìn rõ điểm đó, Tĩnh phi thường đưa lễ vật tới dâng cho bà.
Thái hậu đâm ra cảm kích, và tỏ ra quý mến nàng.
Tĩnh phi thấy Hoàng thái hậu đã cùng đi với mình một đường rồi, bèn rỉ rả kể lại những chuyện xấu của hoàng hậu.
Thái hậu thấy hoàng hậu thường cậy mình thông minh tài trí, tính tình lại hiếu thắng, vốn đã chẳng ưa sẵn.
Trước đây hoàng hậu Đông Giai vốn là nội thân của Thái hậu, nay hoàng hậu Nữu Cô Lộc lại từ quý phi thẳng lên hoàng hậu nên Thái hậu không ưa.
Đã thế, Tĩnh phi lại hay nói ra nói vào, đặt điều nọ thêm điều kia trước mặt thái hậu, khiến bà càng ngày càng ghét hoàng hậu.
Hoàng hậu cũng biết Thái hậu chẳng ưa mình, lại được Tĩnh phi xúi bẩy thêm vào nên mỗi lần gặp Tĩnh phi là một lần bà hậm hực bực tức, trong khi đó Tĩnh phi khôn khéo, lúc nào cũng tỏ ra kính trọng hoàng hậu hết mình.
Cứ môi lần được triệu hạnh.
Tĩnh phi lại khóc tỉ tê bên cạnh hoàng đế, nói hoàng hậu ghen tuông với mình thế nào, ngược đãi mình ra sao.
Nước mắt đàn bà vốn đã có sức mạnh ghê gớm, huống hồ đây là nước mắt của một sủng phi thì sức mạnh còn khủng khiếp hơn nhiều.
Việc hoàng hậu bắt hoàng đế phải chịu nước lép với mình đã là một điều khiến hoàng đế giận ghét bà, nay được nghe Tĩnh phi tỉ tê kể lể, hoàng đế dần dần đâm ra căm thù hoàng hậu.
Giữa lúc ba người đang cùng sát cánh đi một đường để đối phó với hoàng hậu thì Ngũ hoàng tử bỗng gây chuyện rắc rối, suýt làm cho Tĩnh phi bị thất sủng.
Sổ là Ngũ hoàng tử Dịch Tôn, con của Tĩnh Phi, sinh cùng năm cùng tháng, cùng ngày với Dịch Trữ, chỉ sai có một giờ mà thôi, theo truyền thuyết trong cung nội thì Ngũ hoàng tử sinh ra trước rồi Tứ hoàng tử mới sinh và như thế chậm mất một giờ.
Nhưng Toàn phi ranh mãnh, bỏ tiền ra mua chuộc mấy bà mụ cố ý cho báo chậm, do đó Tứ hoàng tử được làm anh mà Ngũ hoàng tử lại bị làm em.
Dịch Trữ tính thô bạo ngay từ lúc nhỏ, đã lớn mật lại hay làm bậy và chẳng ưa đọc sách chút nào.
Ở trong A Kha Sở, Trữ thường cậy mạnh khiến bọn anh em ai cũng phải chịu lép, cũng vì vậy mà ai cũng ghét Trữ và để bụng căm giận.
Giận thì giận, ghét thì ghét, nhưng ai cũng sợ Trữ nổi máu hung lên, nên đành phải chịu vậy.
Ngũ hoàng tử nhờ lúc mẹ mình được sủng ái nên tuổi tuy còn nhỏ mà đã được phong làm Thuần Quận vương.
Thuần Quận vương danh vị tuy cao nhưng lại dốt nát, chẳng học hành gì..