Đồng Trị hoàng đế đã trưởng thành, chuyện trai gái lúc này coi như đã thành thạo.
Gái trong cung cấm thiếu gì, cô nào cũng đẹp như mộng, hoàng đế lại trẻ, sức trai đang hăng, ngài mặc sức "ngự", có ngày tới chín, mười cô.
Ngài có toàn quyền đi, đi bất cứ chỗ nào trong cung cấm với ba ngàn cung nữ.
Bọn cung nữ khát tình đua nhau đem thân dâng cho ngài.
Họ chẳng phải trốn tránh, kiêng kỵ gì, cứ thấy hoàng đế là kéo lại, với những bộ ngực tròn vo căng cứng, nhưng cặp giò thon thon, những bổ mặt tươi như hoa, những làn da trắng nõn…
Có một hôm trời nóng bức ngột ngạt, bọn thái giám xúm nhau lại ngồi hóng mát trước cửa cung, tán láo tới chuyện giết Túc Thuận thuở nọ, một tên nói:
- Lúc bị đem ra xử trảm, Thuận chửi Tây thái hậu thậm tệ.
Bọn khoá tử thủ dùng đao đâm vào mồm Thuận, đánh rụng luôn cá mấy cái răng cửa, máu chảy lênh láng mà Thuận vẫn chỉn bới không ngớt.
Một tên thái giám khác lên giọng hiểu biết, kể tiếp:
- Tụi bay còn chưa biết vụ án tình của người cha Túc Thuận đâu.
Để tớ kể cho mà nghe.
Cha Túc Thuận là Trịnh thân vương Ô Nhĩ Cổn, chính là con của bà thái thái người Hồi đó Bà này vốn thuộc gia đình lương dân.
Có một hôm, Trịnh thân vương ở triều về, xe chạy qua khu Biểu Bối hồ Đông, vương bỗng thấy một cô gái tuyệt sắc, lòng tự nhiên đâm ra vấn vương mơ ước.
Thế là vương cho gọi tên tâm phúc họ Triệu tới giao đi dò la gia thế người đẹp và thu xếp cách nào để đem người đẹp về cho vương làm bà nhỏ.
Tên tâm phúc họ Triệu tức tốc lên đường.
Sau vài hôm, Triệu đã biết rõ tung tích người đẹp: cha nàng vốn người Hồi (theo đạo Hồi), gia cảnh hết sức nghèo khổ.
Cô con gái cũng đã có chỗ dạm hỏi, làm sui gia rồi.
Tên Triệu được tin này, rầu lắm coi như hỏng việc.
Không ngờ Trịnh vương gia cứ đòi lấy cho bằng được, bèn lệnh cho tên tâm phúc họ Triệu, bất cứ giá nào cũng phải mang người đẹp về, chậm nhất là sau ba tháng chứ không được lâu hơn.
Vương bỏ ra luôn một lúc chín, mười vạn lạng bạc để lo vụ này.
Tên họ Triệu, trước tiên thuê căn nhà gần nhà cô gái và tìm cách bắt quen với cha cô.
Chẳng bao lâu hai người đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Tên Triệu thường đem tiền giúp đỡ, do đó cha mẹ cô gái Hồi nọ đâm ra hết sức cảm kích hắn.
Hạn ba tháng đã gần mãn.
Tên Triệu chưa biết tính cách nào, trong lòng lo lắng ngày đêm thì giữa lúc đó, Trịnh thân vương bỗng nhận thánh chỉ giữ chức Quảng bộ quân thống lĩnh.
Ba ngày sau khi đáo nhiệm nha môn, Trịnh vương đã có ngay một vụ án trộm đưa tới.
Tên họ Triệu nhìn thấy bọn trộm bỗng nảy sinh một kế.
Hắn cho tiền bảo chúng khai cho cha cô gái nọ đã oa trữ đồ gian mà chúng đánh trộm và nhất định đổ cho ông ta là nhà chứa.
Thế là ông ta bị bắt cấp kỳ và sau đó bị đem ra pháp trường chém đầu cả xốc với bọn trộm kia.
Tên Triệu lúc đó lại ra mặt tử tế, đem tiền bạc ra giúp mẹ con gái cô nọ chôn cất người thân, cấp cho họ ít tiền độ nhật.
Ngoài ra hắn còn xúi người giả tạo những văn tự nợ do cha nàng ký tên vay rồi kéo nhau tới đòi nợ.
Hai mẹ con cô gái bị chủ nợ thúc bách gắt gao, lúc đó tên Triệu mới đứng ra nhận lãnh bồi hoàn các món nợ khiến hai mẹ con cô gái cảm kích hết chỗ nói, coi hắn như một ân nhân.
Mặt khác tên Triệu lại còn ngầm bảo tụi ma cô địa phương xông vào nhà chọc ghẹo cô gái để cho nhà trai sinh nghi sinh chán, cho nàng chi là một loại mèo mả gà đồng thất trinh thất tiết chẳng ra gì, cuối cùng thối hôn luôn.
Hai mẹ con cô gái đã nhục nhã lại khốn cùng và một khi đến bước đường cùng, họ đành chạy tới cậy nhờ tên Triệu.
Hắn liền dàn xếp với bà mẹ cho cô gái vào phủ Trịnh vương làm vợ bé, ngoài ra còn hứa nói với vương thưởng thêm cho ba ngàn lạng bạc nữa.
Bước cùng, mẹ con đành ôm nhau khóc mà cam chịu.
Ai ngờ người con gái nọ một khi bước vào vương phủ, chỉ qua năm sau là đã sinh cho vương một cậu bé kháu khỉnh.
Đó chính là Túc Thuận Cậu bé mới được vài tuổi thì Trịnh vương bỗng bị ung thư chết tốt.
Bệnh ung thư của vương có cái tên khủng khiếp là lạc đầu thư (tức là bệnh ung thư rụng đầu) bởi nó thường mọc quanh cổ thành một vòng tròn, bệnh dần dần lở loét ung thối mãi đến khi đầu rụng ra khỏi cổ là chết.
Ở trong thành Bắc Kinh lúc đó có một bọn đao phủ thủ chuyên môn chém người rồi sau đó khâu đầu vào cổ y như cũ.
Cái đầu của Trịnh thân vương cũng nhờ bọn đao phủ này khâu lại giùm rồi mới đem chôn cất.
Nhưng điều kỳ lạ nhất là cái tên họ Triệu nọ đồng thời cũng bị lạc đầu thư như Trịnh thân vương và cuối cùng cũng chết rụng đầu ghê sợ như vương.
Tên thái giám vừa kể xong câu chuyện kỳ lạ khiến cả bọn nghe mà phát ớn phát run.
Bỗng từ trong cửa tò vò Đồng Trị hoàng đế bước ra.
Cả bọn giật mình vội chạy tới thỉnh an.
Hoàng đế chẳng để ý chuyện gì khác mà chỉ hỏi tên thái giám vừa kể câu chuyện:
- Trịnh thân vương tìm hết trăm kế ngàn phương để đưa người con gái về nhà để làm gì vậy? Tại sao lại gọi là "bà bé"?
Nghe hỏi, bọn thái giám thảy đều muốn phá lên cười mà chẳng dám, muốn giải thích mà chẳng thể mở miệng.
Mãi sau, có vài tên liều lĩnh nhất, đem hết tất cả các ngón chơi ra chỉ dẫn cho nhà vua một cách hết sức tỉ mỉ để ngài rõ hết cái chuyện gọi là "chơi gái" nó ra làm sao và nó thích thú lạ lùng như thế nào!
Đồng Trị hoàng đế càng nghe càng thấy tân kỳ và độc đáo.
Ngài khoái quá, cho như câu chuyện hấp dẫn nhất từ khi ngài bắt đầu ngồi trên ngai vàng.
Thế rồi từ đó, hễ bắt gặp cô cung nữ nào ở bất cứ chỗ vắng vẻ nào hoàng đế ta cũng ôm đại lấy kéo vào để "làm theo lời kể" xem nó ra sao.
Tin tức thú vị này chẳng mấy chốc đã bay đi khắp cung cấm, cuối cùng lọt vào tai Từ An thái hậu.
Hậu bèn đem việc bàn với Từ Hi, cưới vợ cho ông vua nhỏ sớm phát động xuân tình.
Thực ra Từ Hi thái hậu đã có ý đó từ lâu.
Thế là hai bà truyền dụ lập tức xuống cho bộ Lễ, bộ Công và phủ nội vụ chuẩn bị.
Theo luật lệ trong hoàng cung thì trước khi làm lễ Đại hôn cho hoàng đế, bắt buộc phải chọn tám cô cung nữ hơi lớn tuổi một chút để đưa vào tẩm cung của hoàng đế cho ngài "làm quen".
Cách làm quen như vậy gọi là: Tư trướng, Tư tẩm, Tư nghi, Tư môn.
Đồng Trị hoàng đế chọn ngay tám con cung nữ mà hằng ngày ngài đã "quen biết".
Sau đấy luật lệ còn buộc ngài chọn sẵn và chỉ định một số người như sau: Thường tại vài người, Quý nhân vài người, Tần vài người, Phi vài người, Hoàng quý phi vài người.
Tất cả đều được chuẩn bị xong xuôi, lúc đó mới tuyển lựa đến Hoàng hậu.
Hồi đó Từ Hi thái hậu đã có ý định chọn con gái thị lang Phượng Tú làm hoàng hậu, nhưng theo ý Từ An thì bà lại thích con gái của Thừa Ân công là Sùng Y hơn.
Thế là lại xung đột.
Sau rồi Từ An thái hậu bàn tới Từ Hi:
- Bọn mình khỏi tranh chấp làm gì.
Đây là việc của chính hoàng thượng, tốt hơn là ta mời ngay hoàng thượng lên đây để tuỳ ý ngài.
Từ Hi thái hậu cho hoàng thượng chính là con trai mình, chẳng lẽ lại không nghe theo mình nên bà chấp nhận ngay ý đó.
Hai nàng cách cách kể trên bình nhật vẫn thường vào du ngoạn trong cung bởi thế Đồng Trị hoàng đế đã thấy cả, ngài chẳng do dự phút nào, chọn con gái của Sùng Y lâm vợ, sau gọi là Hiếu Triết hoàng hậu và cũng phong cho Phượng Tú làm Tuệ phi.
Quyết định này chính là của Đồng Trị hoàng đế, Từ Hi thái hậu đến lúc này đành chịu thua một keo nhưng trong lòng vô củng hậm hực, không những đối với Từ An mà cả với Đồng Trị nữa.
Việc tuyển lựa đã xong, hoàng cung lại một phen tưng bừng náo nhiệt.
Hôm lễ đại hôn người ta mở toang cửa Đại Thanh môn để rước bà hoàng hậu qua đó.
Nàng Tuệ phi thì trước đó một ngày đã phải vào cung để sửa soạn hầu hạ hoàng hậu và hoàng đế.
Hoàng hậu lễ cáo với trời đất xong lại qua nhà Tôn miếu yết kiến hai bà thái hậu.
Còn hoàng đế thì leo lên ngồi ngất ngưởng trên đại điện nhận lễ triều hạ của trăm quan.
Hai mươi bốn tấm cánh cửa lớn của đại điện lúc đó đã mở toang.
Trên bao cửa chỗ nào cũng thấy chạm trổ chữ "Thọ" và sơn son thiếp vàng.
Trong điện, nền nhà không phải bằng gạch lát mà toàn bằng vàng đúc sơn màu đen bóng, trơn loáng.
Phía sau đái điện là tẩm cung (phòng ngủ) của hoàng đế.
Tẩm cung dài tới ba mươi hai gian, trần thiết thật hết sức lộng lẫy.
Phía sau nữa là tẩm cung của hoàng hậu.
Tẩm cung này dài hai mươi bốn gian, đặc biệt dành ba gian riêng cho Tuệ phi.
Tẩm cung của hoàng đế và hoàng hậu tuy tiếp cận ba gian này của Tuệ phi nhưng không có lối thông sang, có điều lại đều có một dãy hành lang dài chạy thông sang tẩm cung của Từ Hi thái hậu, mục đích để hai người tiện đường qua thỉnh an.
Đó là ý riêng của Từ Hi cho nên mới có cái lối kiến trúc đặc biệt và ít thấy này.
Từ khi lấy Hiếu Triết hoàng hậu, Đồng Trị thấy nàng mặt mày xinh đẹp, cử chỉ lại đoan trang, tính tình thì nhu mì duyên dáng tuyệt nhiên không có gì kênh kiệu, khinh bạc nên đem lòng sủng ái vô bờ.
Hai vợ chồng trẻ này quyến luyến ngày đêm bên nhau trong tẩm cung.
Hoàng hậu rất thuộc thơ Đường, hoàng đế thuận miệng đọc một câu thì hoàng hậu đọc tiếp ngay sau, không bao giờ vấp váp.
Vì vậy, càng được hoàng đế yêu quý.
Những lúc hai người ăn ở, trò chuyện trong cung, bọn cung nữ và thái giám hầu hạ tuyệt nhiên chưa thấy hoàng hậu cười đùa lẳng lơ bao giờ.
Trái lại Tuệ phi thì hết sức khinh bạc, kênh kiệu, lẳng lơ, sàm sỡ.
Mỗi khi hoàng đế đến phòng ngủ của Tuệ phi, bọn cung nữ và thái giám chỉ thấy nàng õng ẹo, núng nịu làm duyên lấy dáng, rồi những tiếng cười lả lơi vang lên mãi.
Về sau, thái độ này đến tai hoàng hậu.
Bà truyền dụ bảo Tuệ phi phải tu sửa tính nết lấy điều đoan trang cẩn trọng làm gốc để bảo vệ thể thống nơi cung cấm.
Lời dụ này chẳng được Tuệ phi để ý, cứ thói nào tật ấy, càng ngày càng quá trớn hơn trước.
Nàng cậy mình là người của Tây thái hậu, được thái hậu quý mến, chẳng coi hoàng hậu ra gì.
Lại còn hay tới gặp Tây thài hậu để nói xấu hoàng hậu nữa.
Tây thái hậu vốn không ưa Hiếu Triết cho nên nghe lời Tuệ phi, càng ghét bỏ hoàng hậu.
Ngày nào cũng vậy khi hoàng hậu và hoàng đế tới cung của Tây thái hậu để thỉnh an, y như đều nhận được lời dặn dò của Tây thái hậu, với bộ mặt nghiêm nghị:
- Hoàng thượng tuổi còn nhỏ, đại sự của quốc gia là khẩn yếu, chớ có lưu luyến nơi thâm cung để cười cợt chơi bời.
Hiếu Triết hoàng hậu nghe vậy, trong lòng thấy oan ức vô tả nhưng đành cam chịu bởi không biết nói cùng ai.
May là Đông thái hậu yêu quý bà, nên thường hay gọi hoàng hậu vào cung an ủi và khuyên bảo.
Chẳng ngờ câu chuyện này lộ ra ngoài, khiến Tây thái hậu càng tức giận.
Bà bảo Đồng Trị:
- Tuệ phi hiền hậu khôn khéo, hoàng đế nên thường gần nàng.
Còn hoàng hậu tuổi quá nhỏ, chẳng hiểu được luật lệ, hoàng đế không nên quyến luyến mãi để đại sự của triều đình bị bỏ bễ.
Câu này, Tây thái hậu cứ nói đi nói lại hoài, nói đến nỗi Đồng Trị phát bực phát phiền, cuối cùng cũng không dám năng lui tới tẩm cung hoàng hậu nữa.
Tây thái hậu ngầm sai người tới dò la cử động của hoàng đế, thấy đêm nào ngài tới cung của Hiếu Triết, thế là sáng hôm sau, bà lại cho một trận nên thân.
Đồng Trị tức quá đồng thời cũng chẳng thèm đến cung của Tuệ phi nữa, quyết nằm một mình tại cung Kiến Thanh.
Những lúc rỗi rảnh, cô quạnh, ngài lại cho bọn tiểu thái giám quen thuộc hồi nọ đi tìm cho ngài những trò giải trí mà xưa kia ngài thích.
Nhưng Đồng Trị sau đại hôn đâu có còn là Đồng Trị trước kia nữa.
Những trò chơi lúc trước trở nên nhạt nhẽo và càng khiến ngài buồn chán hơn.
Thấy vậy, Thôi tổng quản bèn nghĩ ra một cách: đưa gánh hát vào cung.
Lúc đầu, ngài xem hát, thích lắm.
Về sau khi được xem qua tán tuồng "Du long hí phượng" thì lòng xuân của ngài bị kích thích mạnh, bèn bảo tên tiểu thái giám dẫn ra phố tìm thú vui.
Cuộc du ngoạn bên ngoài quả thú vị hơn trong cung cấm.
Hoàng đế mệ chơi không muốn về nữa, ở lỳ suốt ngày trong cái nhà chứa.
Thôi tổng quản biết vậy, nhưng không dám khuyên ngăn.
Mỗi ngày, sau khi thỉnh an hoàng thái hậu, ngài toạ triều một lát rồi lẻn cổng hậu, tìm đến nhà chứa.
Khi ra phố, ngài tự đặt cho mình một cái tên riêng: Trần Bạt Công, người tỉnh Giang Tây.
Sau khi chơi bời đã đời, hoàng đế lảng vảng tới phòng trà, quán rượu, hoặc lang thang vào bất cứ chỗ nào ồn ào, náo nhiệt đông vui.
Có một hôm, Tả đô ngự sử là Mao Văn Đạt cùng với Mãn đường quan là Vĩnh Hy kéo nhau ra nhậu tại quán rượu Xuân Yến ngoài cửa Tuyên Võ môn.
Chén chú chén anh được một lát, hai ông quan lớn của triều đình bỗng thấy ở phía đông bích một gã thiếu niên ăn mặc hết sức bảnh bao, cũng đang ngồi nhậu lai rai, phía sau có một chú tiểu đồng cầm quạt đứng hầu.
Nhìn kỹ một lúc lâu, cả hai anh đại thần giật thót mình, thì ra chàng thiếu niên đó chính là đương kim hoàng đế cải trang, đang ung dung tự tại nâng ly rung đùi.
Đồng Trị hoàng đế hình như cũng thấy hai anh đại thần, bèn gật đầu nhếch mép mỉm cười, ra chiều đắc ý lắm.
Chỉ tội cho hai anh quan lớn tin chắc rằng hoàng đế biết mình rồi, hoảng hồn bạt vía bỏ cả rượu, chê cả thịt, vội vàng vàng vàng xuống cầu thang, thoáng cái là mất hút.
Hai đại thần ra thoát, hú hồn hú vía, vội chạy ngay tới nha môn của quan thống lãnh rỉ tai cấp báo.
Quan thống lãnh bộ quân nghe xong, chút xíu té quỵ, chân tay run bắn lên.
Ông chạy vội ra quát tháo inh ỏi, nào gọi tướng, nào hô quân tức khắc người ngựa để lên đường.
Nha môn bộ quân thống lãnh lúc này được một phen nhộn nhịp tưng bừng: ngựa hí người chạy, tất cả đều như điên như cuồng lao tới quán rượu.
Thấy vậy Mao Văn Đạt vội đuổi theo ra đầu đường chặn quan thống lĩnh lại, giọng trịnh trọng nhưng vẫn không hết vẻ hoảng hết nói:
- Ngài điều binh khiển tướng rầm rộ như thế này khiến thiên hạ xôn xao bàn tán, lỡ thánh giá có gì bất trắc xảy ra thì tôi với ngài lấy vai nào gánh đủ tội trọng? Rồi lại tin tức đồn đãi làm mất hết tự do đi lại của hoàng thượng khiến hoàng thượng đâm giận thì ngài với tôi công đã chẳng được lại chỉ thêm khổ, hỏi ích lợi gì?
Viên thống lãnh nghe vậy đâm ra chùn, vội hỏi:
- Vậy theo cao kiến của đại nhân thì làm sao cho ổn thoả nhất?
Mao Văn Đạt suy nghĩ một lúc rồi bảo viên thống lãnh quay về nha môn chọn lấy hai mươi tên quân dung kiện ăn mặc thường phục lẻn tới lầu Xuân Yến ngầm bảo vệ hoàng đế.
Nếu ngài đã đi chơi chỗ khác thì cứ nên ngầm theo dõi mà bảo vệ, không để hoàng đế biết.
Viên thống lĩnh gật đầu khen phải, y kế thi hành..