HOÀNG HẬU KHÔNG NGAI







Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Trung thu, thay vì thường xuyên vào cung ngắm cung điện trang hoàng, sơn son thếp vàng thì Dận Chân đưa Đông Triều đến Phúc phủ chơi. Phúc phủ cũng sắm sửa cho Trung thu để bọn trẻ vui, không thiếu bất cứ thứ gì. Đông Triều đương nhiên được nhờ về hội họa, trang trí đầu lân, mặt nạ. Dận Chân được nhờ viết chữ lên đèn trời. Triệu Giai Nghi phụ làm bánh trung thu. Còn Dận Tường cùng làm trống với Trương Túc.



-Vằn vện thế này giống chưa nhỉ ? – Đông Triều lẩm bẩm.



Đông Triều đang vẽ mặt nạ Tào Tháo, gian hùng thời Tam Quốc, Tào Tháo trong các tuồng hát thường được vẽ mặt vằn vện vì đến lúc này mọi người vẫn xem ông ta là loạn thần bức hiếp vua. Chỗ viết chữ dán lên đèn trời gần với chỗ làm mặt nạ. Dận Chân nhìn sang :



-Này, đang vẽ cái gì đấy ?



Đông Triều chăm chút ở phần sống mũi và hốc mắt :



-Thưa lão gia, tiểu nhân vẽ mặt Tào Tháo.



Dận Tường đang thử trống vừa mới làm xong, gõ tùng tùng, âm thanh vang vọng rất dễ nghe. Dận Tường nghe Đông Triều đang vẽ mặt nạ Tào Tháo, thấy lạ nên hỏi :



-Này, trong này có ai định làm Tào Tháo hay sao ?



Bọn trẻ tuy chưa rành chữ nhưng đã nghe các trưởng lão trong Phúc phủ kể về chuyện thời Tam quốc đến mức thuộc lòng. Chúng được dạy Tây Thục là chính nghĩa, Bắc Ngụy và Đông Ngô là tà đạo, chuyên chèn ép vua. Giống như Dận Chân sau này là Ung Chính vì xuống tay quá nặng với bào đệ của mình. Bọn trẻ đồng thanh :



-Đâu có, chúng con đâu muốn làm tên Tào tặc đáng ghét ấy.



Dận Tường lại thấy mặt nạ hình Tào Tháo ấy được tô đẹp hơn rất nhiều so với các mặt nạ khác. Dận Tường hỏi Đông Triều :



-Tiểu tử, ngươi làm cái mặt nạ ấy cho ai vậy ?



-Cho tiểu nhân ạ. – Đông Triều đưa hờ chiếc mặt nạ lên mặt mình. – Thập tam gia trông có đẹp không ?



Dận Tường nghe xong như muốn bật ngửa :



-Ngươi làm Tào Tháo á ?



-Vâng. – Đông Triều gật đầu.



Dận Tường tỏ vẻ khó hiểu :




-Tại sao ngươi lại muốn mang mặt nạ Tào Tháo ?



Đông Triều nói :



-Tiểu nhân thích ông ấy mà. Giống như A Ngũ thích Quan Vũ nên mang mặt nạ Quan Vũ vậy.



-Nhưng Tào Tháo là gian thần, tại sao lại thích ông ta ?



Đông Triều lắc đầu :



-Thập tam gia sai rồi, ông ấy là loạn thế gian hùng chứ không phải gian thần. Và tài năng ông ta không hề thua kém Lưu Bị và Tôn Quyền.



-Sao kia ?



Đông Triều lắc lắc chiếc mặt nạ, mỉm cười :



-Là hậu duệ của một hoạn quan mà có thể vươn tay thâu tóm cơ đồ, đó là một người không hề đơn giản.



Đông Triều phơi cái mặt nạ đã hoàn thành cho khô sơn. Trong lúc chờ đợi, nàng lại bắt tay vào vẽ một bức tranh Tây du ký gồm bốn thầy trò cùng con bạch mã đang tiến bước ở Hỏa diệm sơn. Bức tranh nàng vẽ sinh động, có cách điệu ở một vài chỗ, trẻ con rất thích, dõi theo từng nét mực của nàng không chớp mắt. Đông Triều đề chữ « Tây du ký » ở góc tranh, lúc viết nét hất, nàng lại dùng nét hất quen thuộc. Trương Túc đi ngang qua, để ý thấy nét hất đó với nét hất trong bức thư pháp của Dận Chân giống hệt nhau, tấm tắc :



-Tứ gia dạy tiểu tử này viết hả ?



Dận Chân im lặng không nói gì. Đông Triều giữ nét chữ như thế từ trước khi đến thế giới này kia. Đông Triều xếp tranh lại, mang mặt nạ Tào Tháo lên, cố ý nói to cho Dận Chân nghe :



-Lão gia, người ta nói là lão gia dạy tiểu nhân đấy.



Dận Chân hoàn thành bức thư pháp cuối cùng trên cây quạt. Dận Chân phe phẩy cây quạt xếp, bước đến chỗ Đông Triều. Đông Triều ra mấy bước bộ mà nàng thấy mấy người diễn vai Tào Tháo hay đi. Dận Chân phì cười, xếp quạt lại, gõ lên đầu nàng :



-Chỉ biết làm cho khác người.



-Đỡ hơn dối lòng.



Dận Chân đưa nàng cây quạt :



-Đây, Tào Tháo phải có cái này cho đủ bộ.



Đông Triều sung sướng nhận lấy cây quạt :



-Quà Trung thu của muội sao ?



Dận Chân gật đầu. Đông Triều nói :



-Có qua có lại, muội sẽ tặng huynh một món quà. – Nàng ngẫm nghĩ. – Đầu lân được không ?



-Khỏi.



Đông Triều đang vẽ đầu lân, thấy Khúc Tam Lang vào Phúc phủ xin ly trà uống đỡ khát. Dận Chân mời hắn vào cùng uống trà. Dận Tường trông hắn mồ hôi nhễ nhại, động lòng hỏi :



-Ngươi đi đâu mà sao thấy vất vả thế ?



Khúc Tam Lang quệt mồ hôi trên trán, thở hồng hộc :



-Bẩm Thập Tam gia, tiểu nhân phụng mệnh huyện lệnh đại nhân điều tra bọn buôn nội tạng người, mới được thay ca nên vào đây uống nước để lấy sức đi tiếp.



Cuộc điều tra này bắt nguồn từ vụ án tên bán thủ lợn họ Mã thảm sát người vô tội để lấy đi nội tạng của họ làm thuốc chữa bệnh. Tưởng như đó là phương thuốc chữa được bách bệnh nhưng nếu kê sai đơn thì người bệnh sẽ mắc phải triệu chứng nổi mẩn đỏ, vài ngày sau thì chết. Đông Triều biết vụ án này không phải là sự khởi đầu, chỉ là một hạt bồ đề trong chuỗi hạt dài bất tận và không biết được hạt kết thúc vì đến tận thời đại của Đông Triều, những vụ án xảy ra tương tự không thiếu.



-Thế đã điều tra được manh mối nào chưa ? – Dận Chân hỏi.



Khúc Tam Lang uống một ly trà :



-Bẩm Tứ gia, tiểu nhân được lệnh cho điều tra các vùng lân cận, có rất nhiều trường hợp những người già và những người mắc bệnh khi chết có nổi mẩn đỏ.



Đông Triều đặt đầu lân xuống, chạy lại đứng cạnh Dận Chân nghe chuyện. Khúc Tam Lang nói :



-Có rất nhiều vụ mất tích xảy ra, đa số là người vô gia cư, đi lang thang đây đó.



Đông Triều đánh bạo hỏi :



-Ở mấy chỗ đó có tin đồn về những người đột tử không ?




Trương Túc chen vào :



-Cả những tin đồn mộ bia bị xê dịch nữa.



Khúc Tam Lang gật gù :



-Có vài chuyện như vậy.



-A di đà phật !



Huệ Đạt vào phủ, chắp tay cúi chào. Dận Chân mỉm cười :



-Quả là khách quý.



-A ! Đại sư !



Bọn trẻ trong Phúc phủ ùa tới vây quanh Huệ Đạt xin bánh trung thu. Huệ Đạt cười trừ, vén tay áo lên để cho bọn trẻ biết mình không mang gì. Coi bộ Huệ Đạt hứa cho bọn trẻ bánh trung thu rồi. Đông Triều cười, lầm bầm :



-Cho chừa, tưởng hứa lèo với trẻ con dễ thoát lắm hả ?



Dận Chân cũng bật cười. Có hồi Dận Chân và Đông Triều hứa tặng cho Hoằng Quân cỗ máy mặt trăng mà quên béng mất, Hoằng Quân đã đeo bám nàng suốt cả ngày, kể cả lúc Đông Triều đi ngủ, nhắc hoài nhắc mãi. Bọn trẻ cứ đeo bám Huệ Đạt mãi, đến khi cha mẹ chúng quát nạt, chúng mới chạy đi. Huệ Đạt lau mồ hôi trên trán, thở phào :



-Phật tổ ơi, tối nay con xin tụng kinh sám hối vì tội bất tín.



Dận Tường nói :



-Huệ Đạt, vào đây ngồi đi.



Huệ Đạt chắp tay chào mọi người rồi đường hoàng ngồi xuống ghế :



-Xem ra chư vị đang bàn chuyện trọng đại.



Khúc Tam Lang gật đầu :



-Đúng vậy. Đại sư còn nhớ vụ án lấy nội tạng người hôm nọ ?



-Bần tăng có nhớ.



Đông Triều thở dài :



-Tiếc là hôm đó tôi để hắn đi sớm quá, nếu có thể hỏi cung kẻ nào chỉ phương thuốc đó cho hắn có lẽ sẽ tìm được manh mối.



-A di đà phật, sống chết có số, thí chủ chớ nên tự trách mình.



Đông Triều chạy lại chỗ đầu lân, nói :



-Huệ Đạt, ông lại xem có được không ?



Huệ Đạt đọc qua ánh mắt nàng, biết nàng muốn nói chuyện riêng với mình. Huệ Đạt xin phép Dận Chân, Dận Tường, đến chỗ Đông Triều. Đông Triều nhỏ giọng, hỏi :



-Vừa qua ông có nghe Phật tử mộ đạo nào đột tử không ?



-A di đà phật, có đấy, cả những đệ tử ở mấy chùa bên cạnh cũng đột tử bất ngờ.



-Tôi muốn ông điều tra xem họ có bị hại không, ông có thể giúp tôi đào mộ họ lên rồi khám nghiệm được không ?



Lời đề nghị táo bạo của Đông Triều làm Huệ Đạt thót tim. Thời bấy giờ người ta kỵ nhất là đào mồ người chết vậy mà Đông Triều lại muốn đào đến mấy chục cái mộ lên khám nghiệm. Huệ Đạt trải qua bao năm sóng gió đường đời, từng chứng kiến bao sự lạ đời nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc đào mộ.



Huệ Đạt cầm cây cuốc mà tay cứ run bần bật, ngài đã niệm một ngàn câu chú sám hối mà trong lòng vẫn thấy tội lỗi vô cùng. Tiếng gào rú của gió đệm cùng mùi hương trầm làm cho ông rợn cả người. Một tiếng nói nhẹ ru vang lên :



-Ông làm gì thế ?



Huệ Đạt giật mình, quay lại. Thì ra là Hắc Hổ. Huệ Đạt thở phào :



-Đừng có dọa tôi như thế.



Hắc Hổ bật cười sằng sặc. Nó nhả ra chiếc túi thơm của Đông Triều. Huệ Đạt lấy thư ra, mượn ngọn nến thắp ở đền thần hộ pháp đọc thư.



« Ông đã bắt đầu khám nghiệm chưa ? Nếu làm rồi thì hãy xem kỹ ở phần hông, tôi nghĩ có vết may ở đó. Kiểm tra rồi thì dùng chỉ và kim này để khâu lại cho hồn người được siêu sinh. Cách khâu lại đây. »



Huệ Đạt đọc hướng dẫn cách vá xác sao cho không để lại dấu vết. Ông bắt tay vào việc. Huệ Đạt nhớ những phật tử đã đột tử, ông dùng cuốc đào mộ họ lên. Nắp quan tài vừa bật ra. Ông cởi áo liệm, xem xét kỹ phần hông của họ. Chẳng có gì cả. Những người đột tử cũng không có. Ông gửi thư lại cho Đông Triều.




-Không có đường chỉ ? – Đông Triều đọc thư của Huệ Đạt. – Vậy thì...



Đông Triều lấy giấy, chấm mực, viết thư gửi cho Huệ Đạt. Hắc Hổ ngoạm lấy túi thơm, chạy lại đưa cho Huệ Đạt. Huệ Đạt mở thư ra xem.



-Ông hãy chạm mạnh vào phần bụng.



Huệ Đạt thử chạm mạnh vào phần bụng, phải đánh thật mạnh, vết cắt mới hiện ra. Bên trong cũng toàn là bông độn, hoàn toàn không có một chút nội tạng nào. Huệ Đạt lần lượt kiểm tra các tử thi rồi ghi chép lại cho thật kỹ. Huệ Đạt bỏ bức thư vào túi thơm, đưa cho Hắc Hổ. Hắc Hổ ngoạm lấy rồi đưa về cho Đông Triều. Đông Triều bấy giờ còn chong đèn nghiên cứu sách về y thuật. Nghe tiếng Hắc Hổ, nàng vội mở cửa sổ. Hắc Hổ mang thư vào. Đông Triều lấy thư ra đọc.



-Không có đường chỉ, có vết chàm ở phần bụng.



Đông Triều lật nhanh cuốn y thư để xem. Nàng chấm mực, viết tiếp một lá thư, kêu Hắc Hổ gửi cho Huệ Đạt. Huệ Đạt mở thư ra xem.



-Hãy tìm những người nổi tiếng về rèn dao, kiếm mà điều tra khách hàng yêu cầu kích thước dao cỡ bằng dao tỉa lông mày. Chú ý ở các cửa thiền môn những người có móng tay đen thẫm.



Phong Di tình cờ ghé đến, đọc lá thư :



-Nổi tiếng về rèn dao, kiếm ?



Huệ Đạt xếp thư lại :



-Đó là những bậc kỳ tài rèn kiếm trong thiên hạ. Nghe nói họ rèn kiếm bén đến nỗi đâm người không thấy máu.



Huệ Đạt giật mình, nhớ lại vết cắt hồi nãy :



-Đúng rồi, thảo nào vết cắt lại liền như không thấy gì.



-Còn móng tay thâm đen ?



Huệ Đạt nói :



-Đó chính là tác dụng phụ của một loại thảo dược chuyên dùng để rửa thơm cho các mệnh phụ. Nếu ta không lầm thì hương đó có thể tạo độc khiến cho người nổi mẩn đỏ.



Phong Di khâm phục.



-Giỏi thật đấy.



-Vậy là chúng ta có manh mối rồi. Nhờ cả ngươi đấy.



Phong Di hét lên :



-Sao tôi nữa ? Này, tôi tới chỗ ông vì lo cho Liên Nhi chứ không phải để tra án đâu đấy !



-Coi kìa nhưng ở đây chỉ có cậu hay hành tẩu giang hồ. Cậu có thể nói rằng kiếm cùn, xin một thanh kiếm bén mà. Thậm chí là điều tra được hung thủ thật sự.



Phong Di nhíu mày :



-Này này, tôi là người Hán chứ không phải người Mãn.



-Nếu không thì coi chừng hội của cậu cũng bị hại nữa.



Phong Di bị nghe thuyết giáo chuyện bình đẳng này nọ một hồi cũng chịu thua :



-Rồi rồi, tôi chấp nhận.



Huệ Đạt gửi thư về. Đông Triều mở thư ra đọc, thở phào. Vậy là tạm thời sẽ có chút manh mối. Đông Triều bảo Hắc Hổ đi ngủ, mình đóng cửa sổ lại, leo lên giường đánh một giấc. Nhưng nàng cứ trằn trọc mãi.



-Vậy là mấy tên này đã là loại đầu sỏ rồi.


Bình luận

Truyện đang đọc