NHỮNG MIỀN LINH DỊ - TẬP 1: THÁI LAN

3


  Trường học đã giấu nhẹm sự việc này. Là trường đại học y nổi tiếng ở Thái Lan, trang thiết bị và điều kiện chữa trị cho sinh viên đương nhiên cũng tân tiến nhất. Nhưng lad người thoát nạn hiếm hoi, tôi đã hiểu thế nào là cảm giác của một người bình thường ở trong trại tâm thần. Toàn bộ sinh viên và giảng viên trong trường đều nhìn tôi bằng ánh mắt lạ kỳ như thể tôi là quái vật từ hành tinh khác. Trên giảng đường, các sinh viên khác thà ngồi chen chúc một chỗ cũng không muốn ngồi cạnh tôi.

   Mỗi lần nhìn khoảng không gian trống trải xung quanh, trong lòng tôi chua chát không nói lên lời. Đôi lúc tôi chỉ ước sao tôi cũng nổi da rắn sùi bọt mép ngã lăn quay giống họ, rồi được nhà trường chữa trị tận tình.

   Lại ba ngày nữa trôi qua, cái nắng ở Thái Lan vẫn như thiêu đốt nhưng lòng tôi ngày càng giá lạnh, thậm chí đã manh nha ý định bỏ học về nước. Tôi sắp chịu hết nổi rồi.

   Ngoài vài sinh viên bệnh tình nghiêm trọng hơn cả vẫn phải chữa trị, còn thì hầu hết đã bình phục. Nhưng dù ngày thường nhiều chuyện đến đâu, giờ cứ hỏi đến chuyện này là họ câm như hến cứ như đã giao ước với nhau từ trước. Có điều, ánh mắt họ nhìn tôi lại lóe lên một vẻ thù hận khó hiểu.

   Tôi cũng ngẫm nghĩ về sự việc này. Khả năng lớn nhất là Chalerm đã trở về. Nhưng nghĩ lại thấy cũng chưa hẳn. Dù tiếp xung với Chalerm không nhiều nhưng cậu ta không phải là người xấu, nếu không thì đã chẳng chữa bệnh cho tôi. Mấy ngày hôm nay, ngồi học mà đầu óc tôi lơ đãng đến tận đẩu đâu, cứ thấy ong ong khó chịu. Tới tiết ba, bốn hôm nay, một người nữa cũng không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh kì quái kia - thầy Duang, không thấy lên lớp. Đám học sinh bắt đầu xì xầm bàn tán. Cho tới khi thầy hiệu phó bước vào lớp, nói nhà thầy Duang có việc bận, sẽ nghỉ vài hôm, cả lớp bèn giải tán ra về.

   Tôi cứ ngồi im trong giảng đường cho tới khi chỉ còn trơ lại một mình. Tôi thở dài sườn sượt, thu dọn sách vở, quay trở về kí túc xá. Đứng trước cửa phòng ở, đưa tay đẩy cửa, tôi mới nhận ra cửa chỉ khép hờ...

   Chalerm?


   Đang do dự có nên bước vào phòng không, tôi bỗng ngửi thấy mùi thức ăn thơm nức bay ra.

   Là mùi thịt bò thơm lừng pha lẫn mùi thanh thanh của mì, còn loáng thoáng cả mùi hành hoa. Người này sành ăn và tinh tế lắm đây.

   Đúng vậy! Là mùi mì ăn liền! Có một người hễ nấu mì thì nhất định phải cho hành hoa. Còn ai vào đây nữa?

  Thằnh bạn thân nhất của tôi, Nguyệt Bính!

   Tôi mừng hú xô cửa chạy vào, thấy một cậu thanh niên gầy nhom đang ngồi thu lu trước cái nồi đặt trên bếp cồn xanh lét. Từng sợi mì mập mạp đang nhào lộn trong nồi. Anh chàng cầm hai quả trứng gà đập vào miệng nồi, lòng đỏ lòng trắng nhảy gọn gàng vào trong nồi. Nước trong nồi đỏ rực những ớt. Đây chính là món mì "cứ ăn là khóc" nổi tiếng trong kí túc xá của chúng tôi hồi trước.

   "Nguyệt Bính! Thằng chết toi! Mày biến đi đâu thế hả?" Tôi vừa vơ lấy đôi đũa vừa rú lên ầm ĩ.

   "Hôm đó tao ngủ quên, đằng nào cũng lỡ rồi thế là chuồn sang Tây Tạng chơi một chuyến xem có kiếm được con chó ngao Tây Tạng* chính cống nào không. Tây Tạng thì làm quái gì có sóng. Mãi mấy hôm trước mới có tín hiệu, thấy nhà trường báo nếu không về thì xóa tên, tao phải dấm dúi ối tiền mới giải quyết xong đấy. Xong chuyện thì tao tới Thái Lan hội quân với mày luôn!" Nguyệt Bính thủng thẳng múc mì ra bát.

(*) Theo như những gì mình biết thì Ngao Tây Tạng là một giống chó quý hiếm sống trên dãy núi Himalaya và  có giá thành đắt nhất trên thế giới. Ngoài vẻ hung dữ hiếu chiến thì giống chó này cực kì trung thành, cả đời chỉ nhận một chủ.

   Tôi nghe mà cạn lời. Nhưng nghĩ lại, đây cũng là phong cách hành sự của Nguyệt Bính từ trước tới nay. Nó là dạng công tử lắm tiền, cứ nổi hứng là xách ba lô lên rồi đi, tính cách cũng rất tùy hứng. Tôi đã tới nhà nó vài lần, như một cung điện, đồ cổ tranh cổ la liệt.

   Gặp nó ở đây làm tôi vui mừng quá đỗi. Tôi vừa xì xụp lùa mì, vừa kể liền một mạch những chuyện li kỳ quái gở từ lúc tôi đặt chân tới nước Thái Lan cho nó nghe. Cứ thế thao thao đến hơn nửa tiếng đồng hồ, rã cả họng.

   Nguyệt Bính chẳng nói một lời, cứ im lặng nghe tôi kể. Tới đoạn các sinh viên trong lớp bị mắc bệnh kì quái thì nó đứng bật dậy, tròng luôn ba lô lên vai nói:

   "Đi!"

   Tôi ngớ người: "Đi đâu?"

   Nguyệt Bính trợn mắt nhìn tôi: "Rừng Vạn Độc chứ đâu nữa!"


   Tôi càng sửng sốt: "Mày điên à? Mày thích thì đi một mình đi, tao chết cũng không đi. Mà tới đó để làm gì?"

   "Cái đồ óc bã đậu! Nếu đúng là căn bệnh giống như mày đã mắc thì chỉ có người trong làng Rắn rừng Vạn Độc mới chữa nổi thôi." Nguyệt Bính túm tay tôi lôi đi phăm phăm.

   Tôi gắng sức giằng ra: "Này ông lớn Nguyệt, động não một tý đi! Lần trước tới đó đầu óc tao mụ mị, có nhớ đi đường nào đâu, mà có nhớ tao cũng không đi. Tao còn trẻ, chưa muốn làm mồi cho cá sấu."

   "Mày có phải đàn ông không thế?" Nguyệt Bính ném cho tôi một điếu thuốc.

   Tôi châm lửa rít một hơi: "Thế cũng phải hỏi!"

   "Thế có đi không?"

   "Không!"

   "Mày có phải đàn ông không?"

   "Đương nhiên!"

   "Thế có đi không?"


   "Không!"

   "Mày không đi, tao đi!"

   Nguyệt Bính không đôi co với tôi nữa, khoác ba lô đi thẳng ra ngoài.

   Tính khí của thằng ranh này lúc nào cũng thế, muốn đi lag đi luôn, không ai can nổi. Tôi đứng đực ra trong phòng một lúc rồi nghiến răng chạy theo ra ngoài: "Nguyệt Bính! Đợi tao đã! Có đi thì cũng phải chuẩn bị lương khô đồ lề đã chứ?"

   "Tao đi xa thường xuyên, ba lô lúc nào chả sẵn. Lương khô ấy à? Mì ăn liền nấu với thịt rừng, oách xà lách đấy!" Nguyệt Bính quăng lại một câu xanh rờn.

-------------------------------------------
Trời mòe, gõ hì hục gần nửa quyển mới thấy Nguyệt Ca Ca xuất hiện, trốn mẹ gì mà lâu thế?!???
Vậy mới nói bạn thân là đứa lúc ta cần nhất thì dell thấy đâu, còn cái lúc dell cần thì cứ lượn lờ trước mặt!!
凸ಠ益ಠ凸


Bình luận

Truyện đang đọc