Chẳng biết ở đâu ra mấy quả bóng nước nem viu viu xuống con An, ướt sạch từ đầu đến chân. Tôi đưa mắt nhìn lên, bắt quả tang mấy thằng lóc nhóc lớp 5-6 gì đấy đang ngồi trên cành cây, cười rào rào khoái trá. Tôi đứng dưới gọi:
- Thằng nào vừa ném? Xuống đây tao bảo?
Cả lũ chúng nó cười ầm ĩ, vẫy vẫy tay:
- Giỏi lên đây này! Cả 4 thằng ném này.
Tôi quát:
- Đứng có thách nhà giàu húp tương , các con ạ!
Vừa dứt lời, tôi vít luôn vào trạc cây, thoáng cái đã ở trên cành, túm áo được một thằng rồi nhảy phốc xuống. Thằng bé khóc thét lên:
- Chúng mày ơi cứu tao với!
Mấy thằng ở trên cây sợ xoắc đít lại, cứ ôm cây nhìn xuống kêu gào:
- Chạy đi, chạy đi!
Thằng bé cố vùng chạy đi mà không được, tôi túm luôn vào tai, bảo:
- Ranh con! Ai dạy mày trò này?
Nó rơm rớm nước mắt:
- Ái da!Bọn em tự nghĩ ra ạ. Anh…anh tha cho em!
Tôi gọi:
- Mấy thằng trên kia, xuống cả đây!
Bọn nó sợ hãi tụt dần xuống dưới, lấm lét nhìn tôi, đứng sát sàn sạt vào với nhau. Thằng nào thằng nấy nhìn như tử tù sắp chịu án. Tôi dứ dứ tay dọa định tát ỗi đứa một phát. Bỗng có bàn tay nhỏ nhỏ níu tay tôi lại, lắp bắp nói:
- Thôi mà Bi ơi! Đi về đi, tao ướt hết rồi.
Tôi quay sang, tý nữa thì sặc máu mũi, con An mặc áo đồng phục rõ mỏng, giờ bị ướt nên dính tẹt vào người, nhìn trong suốt như không mặc gì cả. Thấy tôi cứ ngẩn ra nhìn chặm chặp mãi, nó đánh cho cái vào vai, mặt đỏ ửng lên, phụng phịu:
- Không được nhìn! Quay mặt đi ngay, thằng dê già!
Tôi làu bàu:
- Tao thèm vào nhìn! Lúc nãy dỗi tao ghê thế cơ mà, đồ…đồ con gái!
Nói đoạn, tôi quay sang lũ nhóc, ỗi thằng một cái véo tai “xoắn vỏ đổ”, bảo:
- Lượn nhanh, từ rày trở đi tao còn thấy chúng mày chọc phá người đi đường thì cứ liệu hồn. Biến!
Cả lũ vội vàng hối nhau lỉnh luôn, khồng dám quay đầu lại nhìn. Tôi lại bên con An, hỏi:
- Có lạnh lắm không?
Nó lắc lắc đầu, ngượng nghịu kêu:
- Không lạnh! Nhưng mặc thế này ngoài đường, người ta nhìn thấy thì sao?
Tôi suy nghĩ một lúc, nói:
- Đi về đường nào cũng không ổn cả. Hay mày cời áo ra, mặc áo tao vào, tao con trai cởi trần chẳng ai bảo sao cả.
- Nhưng ở đây làm sao thay áo, với lại đang ban ngày này. Ai thấy thì chết!
Vò đầu bứt tai mãi, tôi bảo:
- Mày ngồi sau, ôm sát tao vào, vậy là che được đằng trước rồi.
Mặt nó đỏ như gấc, ngần ngừ mãi mới chịu lên xe. Chờ nó ngồi nghiêm chỉnh, tôi hỏi:
- Ngồi xong chưa đấy? Tao đi đây, không ôm sát, ai mà thấy thì tao không chịu đâu nhá!
Con An nghe vậy thì ngượng chín mặt, môi run run hờn dỗi, ngại ngùng ôm vòng ra trước, tì sát người vào lưng tôi. Khi đó, tôi đạp xe rõ chậm mà người toát hết cả mồ hôi, hai đứa sát nhau quá, tôi cảm nhận rõ nhịp tim nó đang đập liên hồi. Im im lúc lâu, tôi hồi hộp hỏi:
- Này Búp! Mày…mày thích ai bao giờ chưa?
Nó im lặng không đáp, tôi cũng chẳng dám hỏi thêm. Dọc đường về, lắm người cứ ngoái lại nhìn hai đứa bằng ánh mắt khó chịu, kiều như hai đứa này thân mật quá vậy. Xét cho cùng, họ nhìn thế cũng phải, đây là Á Đông, dù gì thì trai gái cũng không nên ôm nhau sát sạt đến thế, lại còn là học sinh nữa. Về tới nhà con An, nó vội vàng xuống xe, lí nhí chào tôi rồi chạy vào nhà thay áo. Tôi gượng chín mặt, lắp bắp chào nó lại xong cũng phóng về. Cảm giác lúc này trong lòng tôi thật đặc biệt, có vị gì đó ngòn ngọt, dịu nhẹ như một trái táo đầu mùa. Hơn lúc nào hết, lòng tôi giờ xốn xang vô cùng, nhìn nó chạy lon ton vào nhà, tôi cứ thấy nuối tiếc, hụt hẫng điều gì đó mà không tài nào nói lên được Cảm giác lúc thì nhẹ nhàng, êm ái, lúc lại ào ạt như sóng dồn, bức bối không chịu được. Biết bao lần, tôi đã cố nói một câu, chỉ một câu đơn giản: “An, t.….anh…anh yêu em!” Vậy mà chưa bao giờ tôi đủ can đảm để nói ra, nếu như tôi nói, có lẽ ngày hôm nay sẽ khác.
*****
Chuyện tôi và con An chiến tranh lạnh cũng kết thúc, thái bình lại trở về với D2 “ngoan ngoãn”. Sáng sáng đến lớp lại tí tởn cờ caro, chiều về không đi điện tử với hội ăn chơi thì cũng hí hửng đèo Búp Bông đi bát phố. Và hơn hết là Quang ngơ không còn phải lấy tay che đầu sau khi nói vì sợ ăn đòn vì tội phát biều liều. Mọi chuyện cứ bình lặng, bình lặng trôi đi cho đến khi cái quy luật trước cơn bão lại ứng nghiệm.
Mọi chuyện lình xình bắt đầu từ sáng thứ Hai chào cờ đầu tuần, chẳng rõ cuối hàng hai lớp 11D2 với 11A6 có xích mích gì mà quay sang hục hoặc nhau. Ban đầu là lời qua tiếng lại, đôi bên cố nín nhịn nhau cho đến qua giờ chào cờ. Chỉ chực lúc trống hết tiết vừa vang lên, các lớp xếp hàng lên lớp thì cuối hàng lớp tôi với lớp A6 có chuyện. Tiếng thằng Quý chửi:
- Ơ cái đkm! Láo l oz vãi cả c… Bố thách cả nhà mày đấy
Một cái ghế bay lên, văng vào mặt thằng Hoàng. Cán sự Lý nóng máy, lao vào táng thằng vừa quăng cái ghế. Hai bên hỗn chiễn với nhau, Sơn sào bị một đấm vào cằm, lảo đảo lùi lại rồi quai cho thằng gần nhất một đấm. Bên A6 chẳng biết có ai máu mặt tham gia, nhưng bên lớp tôi thì rặt toàn là cán bộ, từ cán sự Toán-Lý-Hóa đến Bí thư chi Đoàn, Cờ đỏ, Trường Xung kích,… Ghế nhựa văng tứ tung, tiếng chửi bới, tiếng quát tháo náo động cả sân trường. Bọn con gái hai lớp thì chạy lại cố can lũ con trai ra, mấy đứa lớp khác hiếu kì thì xúm đông xúm đỏ lại xem, xì xào bàn tán. Tôi giằng thằng Quý vào được thì thằng Minh lại nhảy ra chiến tiếp, lôi mãi không được đứa nào, định gọi Xung kích ra tóm lại hết thì sực nhớ ra đồng chí Tùng là Trưởng đội Xung kích, có vía bọn kia cũng chẳng dám vào túm cổ sếp chúng nó. Hỗn độn được tầm 5 phút thì thầy Hiệu trưởng, bác bảo vệ với bốn thầy giám thị chen vào đám đông, can chúng nó ra, lôi hết lên phòng kỷ luật. Ở trên phòng, thầy Hiệu trưởng hỏi chúng nó lý do đánh nhau mới vỡ lẽ ra: Mọi chuyện cũng chỉ bắt đầu từ việc có đứa nào đạp vào gốc cây nên nước trên lá cây rơi xuống ào ào, mấy thằng ngồi dưới ướt nhớp nháp. Bên A6 thì đổ D2 chơi ngu, bên tôi thì đổ tại bọn A6 hết trò, lời qua tiếng lại, chửi bới khích bác nhau, thế là thành đánh nhau toác đầu. Đúng là lãng xẹt thật, kết quả là những thằng dính líu tới vụ xô xát đều bị cho đi lao động 1 tuần, tha hồ nhổ cổ, cuốc đất với cạo kẹo cao su.
Sau vụ đó, những tưởng hai lớp lại vui vẻ như cũ, nhưng không, suốt ngày là hằn học, đi qua thì nói móc, chửi xoáy nhau. Lắm đứa vô can cũng bị vạ lây, hàng ngày hai lớp toàn sang lớp nhau chơi, vậy mà giờ cạch mặt, tuyệt không có tí tởn gì với nhau nữa. Nếu chỉ có im im thế thì chẳng đến nỗi nào đâu, nhưng khốn nỗi cánh đàn ông hai lớp toàn quân thù lâu nhớ dai, toàn thừa dịp đi qua là huých vai, chen người, nói bóng nói gió nhau, thật như lũ đàn bà tẹp nhẹp.
Sự việc dần cũng chìm đi được mấy hôm, đến lớp tôi không còn phải để mắt xem có bất ngờ thiếu một thằng nào không. Nếu thiếu thì một là nó bị con trai lớp kia úp sọt, hai là thằng đó đi xỏ đều lớp kia. Cứ tưởng ngon lành rồi, vậy mà đến tiết Tổng kết tháng, vừa đến lớp tôi đã thấy cả lũ xum đen xum đỏ chỗ bàn thằng Minh, tôi vội vàng chen vào hóng thì đập ngay vào mắt là hình ảnh thằng Minh đang te tua như sơ mướp, môi rách một vệt, mắt bị thâm tím như mắt gấu trúc, lại thêm cả quả ổi trên trán nữa. Tôi đập bàn hỏi;
- Thằng nào đánh mày?
Nó đáp:
- Vừa nãy bị bọn A6 nó úp trong nhà xe, ba thằng quây tao.
Tôi gầm lên, gọi:
- Cái đm nhà nó. Dám vuốt râu hùm. Chúng mày đâu! Sang bên A6 nói chuyện.
Bọn con trai cả lớp ùn ùn sang bên lớp A6, đứng lỗ nhố ngoài cửa. Tôi ở ngoài hành lang gọi vào:
- Ba thằng nào vừa đánh thằng Minh lớp tao, bò ra đây bố bảo!
Mấy thằng lớp đó bước ra, một thằng khệnh khạng đáp:
- Bọn tao đây, nhưng tao nhớ vừa đập một con chó trong nhà xe chứ có đập thằng Minh thằng móc nào đây nhể!
Tôi chửi:
- L oz mẹ mày! Này thì đập!
Thuận chận, tôi tống luôn cho thằng đó một đạp vào bụng, nó nằm quại luôn ra bục giảng, mặt đỏ bầm không nói nổi. Lũ con trai A6 kéo ùa ra ngoài, một thằng cầm cái thước sắt bổ thằng xuống mặt thằng Hoàng. Nhưng đòn đánh chưa kịp chạm thì đã bị thằng Sơn tung chân đá trúng cổ tay, văng luôn cái thước. Thằng Hoàng lựa lúc đó lao vào, đấm móc ột đấm vào hàm, chưa kịp lùi ra thì bị một thằng trong lớp nó ngáng chân, ngã oạch ra sàn. Hai bên reo ầm lên, lao vào choảng nhau túi bụi, vớ được cái gì là cầm cái đó đập, từ thước kẻ, hộp bút đến từ điển, phấn, bình nước,… cái gì cũng thành vũ khí tất. Lắm đưa bên lớp nó sợ quá dạt cả đi, bọn con gái thì ôm nhau khóc thút thít trong góc lớp. Đang đánh hăng, bỗng nhiên con Thy chạy lạch bạch lên, gọi;
- Về nhanh, thầy chủ nhiệm với thầy Hiệu trưởng lên đấy!
Tôi vội gọi cả lũ:
- Tất cả về, bữa khác sang tính sổ chúng nó. Xem bọn mặt l oz này hồ báo được bao lâu.
Vậy là lúc đi thế nào thì lúc về y thế, rầm rập chạy về lớp học, đứa nào đứa nẫy mở sẵn sách vở ra, đọc ê a ra vẻ học sinh gương mẫu. Con An với con Thy đứng lên bục giảng điểm sĩ số, truy bài. Trong lúc đó, tôi thò đầu ra cửa lớp ném một tờ giấy vào trong bàn thằng lớp trưởng D1. Trong tờ giấy ghi:
“Thầy có hỏi thì bảo là lớp mày thấy rõ lớp tao đang truy bài, không đi đâu nhé. Phải cho bọn A6 đi luôn, bơn nhơn quá rồi!”