TIỂU KIỀU NƯƠNG CỦA NHÀ THỢ RÈN



Mặt trời dần dần lên cao, ánh nắng bỏng rát làm cho người ta muốn ngất đi.
Những hạt mồ lấm tấm ở trên trán Đỗ Tam Nương, nàng mặc một bộ y phục rách nát và đã bị giặt đến bay màu, không còn nhìn thấy màu sắc ban đầu của nó.

Nàng liếm đôi môi khô khốc, mơ màng nhìn xung quanh.
Nàng đã rời khỏi nhà đi đến đây đã là 10 dặm, thế nhưng nhìn vào đồ trong giỏ xách, là rể cây và vỏ cây, ngoài ra không còn cái gì hết!
Lau mồ hôi trên trán, nàng phải tiếp tục đi về phía trước, bây giờ là đang năm đói kém, những thứ có thể ăn ở gần nhà đã bị vơ vét hết từ lâu, mặc dù là như vậy, vẫn còn rất nhiều người vì bị mất mùa mà chết đi.
Mặt trời trên đỉnh đầu chiếu xuống làm gương mặt của nàng đỏ bừng, đột nhiên trước mắt tối đen, chân nàng mềm nhũn, rồi ngã nhào xuống đất, và lăn thẳng xuống dưới dốc núi.
Không biết qua bao lâu, nàng mới từ từ tỉnh lại.

Nàng bị ngã vào một khe núi, ngẩng đầu nhìn xung quanh thì thấy ở đây có cỏ tranh cao hơn một thước, giờ phút này nàng đang ngã sấp xuống bên trong đám cỏ tranh.
Đỗ Tma Nương cố nhịn cơn đau trên người, thò đầu ra rồi đi nhặt giỏ xách, bên trong giỏ xách không còn cái gì, ngay lập tức nàng cảm thấy hơi bực mình, trong giây lát còn muốn khóc.
Cuối cùng nàng cũng không vượt qua nổi những tháng ngày này!
Tại sao lại không ngã chết đi, tại sao lại để nàng tỉnh lại chứ.
Vào lúc này, nàng chỉ cảm thấy trong lòng thật sự là quá mệt mỏi và quá khổ, nàng ôm hai chân của mình rồi khóc, dường như là muốn khóc hết tất cả những uất ức trong cuộc đời này.
Vốn dĩ nàng là một nhân viên trẻ tuổi của thế kỉ 21, nàng cũng không tính là một người thông minh, cũng không phải là một người xinh đẹp, và cũng không biết nịnh nọt cấp trên, làm việc bao nhiêu năm qua cũng chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường.


Cho dù tiền lương không cao, nhưng có thể tự nuôi sống chính mình, nhưng ai nhờ khi tình lại, trở thành nữ nhi của một gia đình nông dân ở triều đại Khánh Vương, và nơi nàng sống là một thung lũng ở khen núi, nàng không có tên, bởi vì trong nhà có ba hài tử, cho nên người trong nhà gọi nàng là Tam Nha, hoặc là gọi nàng là Tam Nương.

Phía trên nàng còn có hai vị tỷ tỷ, Đại Nha và Nhị Nha, nhưng mà hai vị tỷ tỷ này đều bị chết yểu, cho nên tuy cô là đứng thứ ba, nhưng lại là lão đại trong nhà.
Có lẽ là vì không thể nuôi hai đứa đầu lớn lên, cho nên hai phu thê kia rất yêu đứa con gái này, cũng không vì nàng là một đứa con gái mà khắc nghiệt với nàng.

Chỉ là trong nhà nghèo, cả nhà đều phải dựa vào mấy mẩu đất cằn cõi để sống qua ngày, nàng làm đại tỷ, bình thường phải làm việc nông và làm việc nhà nữa.

Phía dưới nàng còn có một đệ đệ, mới có tám tuổi, và một người muội muội mới năm tuổi.

Nhưng cho dù cuộc sống nghèo khổ, nhưng người trong nhà lại rất hòa thuận yêu thương nhau, đây chính là điều duy nhất mà Đỗ Tam Nương thấy vui vẻ.
Nhưng ai ngờ, năm nay từ đầu đầu xuân đến nay đã hạn hán liên tiếp mấy tháng, ông trời không cho một giọt mưa nào xuống, đối với mấy hộ dân lên núi kiếm sống, xuống sông uống nước mà nói, thì đó chính là một tai họa.
Càng về sau này đồ ăn càng ít đi, phải lên núi lấy vỏ cây và rể cỏ chống lại cái đói, nhưng cho dù như vậy thì thiên tai vẫn còn xảy ra.
Cha của nàng, Đỗ Hoa Thịnh, đói đến mức phải đi vào "Quỷ Sơn", cuối cùng lại bị té gãy chân.


Người trong thôn đều nói là ông ấy không nên đến đó, chỗ đó là nơi ma quỷ lộng hành, ông ấy đã gặp phải quỷ nên mới tai bay vạ gió như thế này.

Cha nàng ngã xuống, thì giống như trụ cột của cả nhà sụp xuống, mẹ nàng là Dương thị không nhìn được mà khóc, về sau đi tìm một người đại phu, chằng qua có một túi thảo dược, nhà ông ấy cũng không có tiền bỏ ra để chữa bệnh, chỉ có dùng phương thuốc dân gian để chữa bệnh.
Bây giờ, gánh nặng trong nhà đè lên đôi vai non nớt mười ba tuổi này của nàng, áp lực cuộc sống dường như đã ép Đổ Tam Nương đến mức thông thể thở nổi.
Đỗ Tam Nương khóc lúc rồi mới lau nước mắt đi, nâng giỏ xách lên, lại đi lòng vòng tìm cái liềm của mình.

Nàng mím môi, bắt đầu cắt hết cỏ tranh, sau đó từng chút từng chút nhổ rễ cỏ tranh.
Trong năm đói lém, có thể ăn một miếng, cho dù đó là cái gì, chỉ cần không nguy hiểm đến tính mạng, thì đều phải nuốt sống để khỏi chết đói.
Lúc này mà còn sĩ diện thì chỉ còn là một con đường chết.
Đỗ Tam Nương phải mất một lúc lâu để đào hết rễ cỏ tranh, lấy được hơn nửa giỏ xách, nàng thở dài rồi chuẩn bị nghỉ ngơi một chút.
Nàng thật sự quá mệt mỏi, phía dưới có cây thông to bằng miệng chén, nàng thở hổn hởn dựa lưng vào.
Ánh nắng xuyên qua lá cây, tạo ra những cái bóng lốm đốm, Đỗ Tam Nương nhìn chằm chằm cái bóng kia đến ngẩn người.
Nàng ngẩng đầu nhìn lên chỗ cao, nàng từ phía trên ngã xuống, nếu mà muốn đi lên thì phải dùng rất nhiều sức.
Nếu nàng té chết thì cũng thôi đi, nhưng nàng lại tỉnh, nếu trời đã không muốn diệt nàng, vậy Đỗ Tam Nương nàng đây chắc chắn sẽ cố gắng sống sót, và cả gia đình phải vượt qua năm đói kém này!

Nheo mắt lại, đột nhiên Đỗ Tam Nương nhìn thấy có một đầu dây leo thật dài ở lưng chừng sườn núi, nàng dụi dụi con mắt, càng nhìn càng cảm thấy vật kia giống như là cũ khoai lang dại.

Vừa nghĩ đến thứ kia thật sự có khả năng là khoai lang, thoáng một cái Đỗ Tam Nương có tinh thần, nàng mím môi, lấy mấy rễ cỏ tranh trong giỏ xách ra, tùy tiện lấy y phục lau vài lần, rồi mạnh mẽ cắn một cái.
Đỗ Tam Nương nhổ nước miếng vào lòng bàn tay, vừa đi vừa chà xát, ngay lập tức cấm lấy cái liềm, nàng hăng hái bò lên, lúc đến đích nàng cầm cái liềm, chặt đứt lá cây và dọn dẹp bùn đất xung quanh.

Bùn đất rơi xuống, Đỗ Tam Nương dùng hết sức kéo ra, qua gần nửa canh giờ mới lộ ra một chút.
Đỗ Tam Nương cười, tinh thần càng tỉnh táo, nàng sợ làm gãy củ khoai, động tác càng cẩn thận, nàng cẩn thận dùng cái liềm, thậm chí dùng cả tay chân, bỏ hơn một canh giờ mới lấy củ khoai kia ra ngoài.
Củ khoai, thật sự là củ khoai, nàng đào được củ khoai.

Giờ phút này, Đỗ Tam Nương hận không thể ngẩng lên mà thở dài, thật sự là trời không diệt nàng mà!
Đoán chừng gốc củ khoai này dài khoảng một mét, không to lắm, chỉ bằng một ngón tay cái và tay trỏ xúm lại.

Đây cũng phải là loại khoai được các đời sau nuôi bằng kỹ thuật, đây mới thực là một củ khoai dại.
Đỗ Tam Nương ôm củ khoai này, hưng phấn đến muốn khóc.
Khoảng thời gian này trôi qua thật sự là quá khó khăn.

Nàng đã không nhớ rõ mình đã ăn bao nhiêu vỏ cây, ăn rể cây đã bao lâu, có lúc đói đến mức phải ăn bùn.
Mặt trời dần dần đi về phía tây, Đỗ Tam Tương tính xem có lẽ đã đến 3, 4 giờ chiều, nàng nên mau trở về.


Có điều củ khoai dài như vậy, Đỗ Tam Nương cũng không dám cầm thẳng về nhà.

Vào lúc này, ai cũng sống quá khó khăn, thứ này quá nổi bật.
Mím môi một cái, Nàng cầm liềm cắt đôi ra, một nửa trong đó cắt thành khúc nhỏ dài khoảng bằng một gang tay, đem nhét hết xuống dưới, dùng rễ cỏ tranh che lại.
Còn một nửa, Đỗ Tam Nương chôn lại xuống đất, chờ ngày mai lại đến lấy lại.
Nàng vui vẻ cầm giỏ xách trèo lên.
Đợi đến khi Đỗ Tam Nương về đến nhà, trời đã tối dần.
Dương thị đứng ở cổng, vẫn luôn chờ đứa con gái đã ra ngoài từ sáng đi kiếm ăn, bây giờ còn chưa về nhà, Dương thị rất là lo lắng.
"Nương.." Đỗ Tam Nương thấy Dương thị đứng bên cạnh hàng rào trong sân, vội vàng kêu một tiếng.
Nghe thấy giọng nói của con gái, lúc này lo lắng trong lòng Dương thị mới buông xuống.
"Tam nương, ngươi đã về rồi sao." Dương Thị vội vàng chạy lên đón, nhìn con gái mình từ trên xuống dưới, thấy y phục nàng bị rách một lỗ hỏng, Dương thị nói: "Tam nương, ngươi bị ngã sao?"
Đỗ Tam Nương cầm giỏ xách, nói: "Con không sao, chỉ là không cẩn thận trượt chân, ngã một cái."
"Con đã đào một giỏ rễ cỏ tranh." Đỗ Tam Nương nói xong đung đưa giỏ xách trước mặt Dương thị, Dương thị nhìn cái giỏ tràn đầy, thì con mắt sáng lên: "Tam nương, ngươi tìm đâu ra vậy?"
Những đỉnh núi xung quanh đây, đã bị người trong thôn vơ vét sạch sẽ, vỏ cây đều đã bị lột hết.
"Nương, đi vào nhà rồi nói." Đỗ Tam Nương vừa nói vừa khoát tay Dương thị, nói: "Hôm nay cha đỡ hơn chút nào chưa?".


Bình luận

Truyện đang đọc