VỀ TRIỀU ĐƯỜNG HÀNH NGHỀ Y

"Trương tiến sĩ và Trịnh tiến sĩ đã từng giáo huấn, mỗi một vị thuốc, đơn thuốc hay phương pháp châm kim trên cõi đời này đều đi từ không đến có, đều nhờ những thánh nhân đi trước tìm kiếm nghiên cứu khắp nơi mới thành." Ngô Nghị nhắm mắt giải thích, "Học sinh bất tài, cũng chỉ noi gương Tôn tiên nhân lấy dịch mủ trị u mới nghĩ ra phương pháp dùng đậu phòng đậu, khiến lão sư chê cười rồi."

Thẩm Hàn Sơn nghe vậy cũng không đáp lại mà chỉ nhìn về phía chân trời xa xôi, tựa hồ như đang nhớ lại vị ân sư của mình.

Một lúc lâu sau hắn mới thở dài thật sâu: "Bệnh dịch ở Quan Trung lúc trước Tôn tiên nhân cũng từng đưa ra biện pháp "lấy bệnh phòng bệnh"", đáng tiếc Thái Tông quyết giữ ý mình, từ đầu đến cuối không đồng ý với biện pháp của người."

Hắn đảo mắt nhìn Ngô Nghị, đôi mắt sâu thẳm phản chiếu ánh sao: "Thời thế thay đổi, thái tử hiện nay cho phép tự do ngôn luận, tiếp thu khuyên ngăn, đích thực là một vị minh chủ trăm năm khó tìm."

Ý tứ của lời này cơ hồ muốn nói ___ Xưa nay thiên lý mã không hiếm nhưng Bá Nhạc khó tìm, thái tử là người có tài có đức lại sáng suốt như vậy, hiếm có khi lại coi trọng một tân sinh như ngươi, có phải ngươi cũng có một hai phần động tâm hay không?

Hiện nay Lý Hoằng là giám quốc thái tử cao quý, có Đới Chí Đức trấn thủ ở Trường An, bên ngoài có Trương Văn Quán cùng Tiêu Đức Chiêu phụ trợ, trong những thế lực đan xen chằng chịt trong triều, từ lâu đã tạo cho mình một vị thế sừng sững không đổ.

Hơn nữa, trên y có thánh ý, dưới lại có dân tâm, làm việc chưa từng xảy ra sai lầm, từ những lời khuyên ngăn tới tán thưởng, cả nước trên dưới cơ hồ đều cho rằng y sắp trở thành đại minh quân thứ tư của vương triều Lý Đường.

Nhưng Ngô Nghị lại rõ ràng, quỹ đạo của lịch sử sẽ không thẳng tắp đi như mọi người nghĩ, khoảng thời gian này sẽ dấy lên một trận sóng lớn, tạo nên bước ngoặt khiến người ứng phó không kịp trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy biết vậy nhưng cho tới nay y cũng vẫn không đoán được cơn sóng lớn này là do ai tạo thành, lại vì sao lại phát sinh trên người một Lý Hoằng xưa nay luôn thông minh tháo vát.

Đáng tiếc hiện tại y cũng không thừa hơi mà lo cho tương lai Lý Hoằng, điều cần chú ý là nội dung của lời nói vừa rồi kia.

Chuyện hôm nay, như vậy Thẩm Hàn Sơn đã nghe qua, đặt trong mắt bất cứ người nào cũng đều cho ra kết luận, Ngô Nghị thân đang ở Thái Cực điện nhưng tâm lại hướng Đông cung.

Thầy trò hai người lặng lẽ đẩy màn đêm nặng nề, mặc dù không cầm đuốc soi nhưng ánh trăng sao cũng đủ sáng để thực hiện cuộc dạ đàm này rồi.

Ngô Nghị đi thong thả chậm rãi hai bước rồi dừng lại, chắp tay cung kính nói: "Lão sư nói rất có lý, nhưng hiện nay nếu giống như Biển Thước gặp Thái Hoàn công, Hoa Đà gặp Tào công, như vậy đừng nói là học sinh mà ngay cả Tôn tiên nhân sợ rằng cũng chỉ thán một tiếng vô vọng rồi bo bo giữ mình mà thôi."

Câu này là điều y thật lòng nghĩ, từ xưa đến nay, đại phu chính là một loại nghề nghiệp nguy hiểm, nếu như không gặp được Lý Hoằng có tư tưởng văn minh, một lãnh tụ có ánh mắt độc đáo, phương án "lấy đậu phòng đậu" này phỏng chừng đã sớm bị quân thượng dùng một câu bác bỏ.

Dù sao thì, đế hậu hiện nay đến dùng kim châm đầu cũng liên tưởng thành dùng dao trảm đầu, càng không nói đến các hoàng thân quốc thích dưới hai người.

Lời này cũng trả lời nghi hoặc của Thẩm Hàn Sơn ___ không phải Ngô Nghị cố tình nịnh bợ đảng Đông cung, chỉ là trước mắt, Lý Hoằng là cây đại thụ duy nhất có thể leo lên, chỉ có thông qua sự cho phép của y mới có cơ hội tạo ra vắc- xin chống đậu mùa.

Nếu người ở đây đổi thành Đới công hay thậm chí là thánh thượng cũng chưa chắc có thể đồng ý với biện pháp kỳ ba này.

Thẩm Hàn Sơn mím môi nở nụ cười, xem như nghe hiểu đáp án.

Bọn họ là thầy trò, là thẩn tử cũng là người đồng hành. Nếu hắn thân là quân cờ của Võ hậu, vậy thì không thể cho phép đồ đệ của mình đi sang vây cánh khác.

Con đường bên trong cung Đại Minh thẳng tắp rõ ràng, không giống đường nhỏ nơi nông thôn như ở Mi châu, còn có thể tìm được đường rút lui khác.

"Thái tử điện hạ rất tán thưởng ngươi, nếu ngươi có thể hầu hạ trong Đông cung, như vậy nhất định là phong quang vô hạn."

Ngô Nghị lại cười xòa cho qua: "Lão sư vậy mà quên, công danh lợi lộc cũng chỉ là mây bay, mỗi một sự kiện trong cung không cái nào sánh nổi độ thú vị khi làm ruộng. Kho lúa trong Đông cung đều đã quyên đi hết, chỉ sợ không phải là nơi tốt để người làm ruộng dừng chân."

Là một người đến từ thời hiện đại, y có thể nhìn rõ kết cục của đảng Đông cung, tiền đồ nhìn như phong quang vô hạn của thái tử cũng sắp đến nơi cùng đường mạt lộ.

Lý Hoằng cố nhiên là một chủ thượng có mị lực, nhưng vậy thì cũng chỉ có thể tán thưởng mà không giữ nổi tính mạng y.

Điều duy nhất y không nghĩ tới chính là, Thẩm Hàn Sơn vậy mà cũng tham gia tranh chấp vây cánh; vốn tưởng hắn thường ngày đều lười biếng hận không thể ngày nào cũng được nghỉ ngơi, người như vậy hẳn phải không để ý chuyện bên ngoài, một lòng bồi Thái Bình chơi. Không ngờ hắn đã sớm xếp hàng trong bóng tối, chọn Võ hậu làm gốc cây nương nhờ.

Mãi đến tận khi tới Mi châu, Thẩm Hàn Sơn mới chịu để lộ ra một mặt khôn khéo của mình, Ngô Nghị lúc này mới ý thức được vị lão sư này tuổi trẻ lại có thể giành được vị trí tiến sĩ, khẳng định không phải chỉ dựa vào thân phận là học trò của Tôn Tư Mạc.

Thầy trò hai người đạp lên ánh sao lạnh lẽo, đứng dưới tàng cây nói chuyện, không chú ý tới thời gian.

Vừa nhắc đến làm ruộng, Ngô Nghị lại nhớ tới biện pháp "dùng đất nuôi đất" của Vương Sùng Cơ, cũng không biết có thể mở rộng từ Mi châu, áp dụng cho cả vùng Quan Trung hay không.

Thẩm Hàn Sơn tựa hồ nhìn thấu suy nghĩ trong lòng y, trực tiếp nói tới đề tài này: "Biện pháp của Vĩnh Ninh Quận vương mặc dù có điểm tốt nhưng tạm thời cũng chỉ có thể phổ biến ở Mi châu."

Không cần hắn giải thích thêm, Ngô Nghị cũng hiểu lý do; thiên hạ đại hạn đã ba năm, đừng nói Đông cung mở kho, coi như toàn bộ triều cương trên dưới xuất gia tư cũng chỉ có thể chống đỡ nhất thời, sao có thể duy trì được một năm chi tiêu ở Quan Trung.

Vì lẽ đó nên cần lấy Mi châu làm thí điểm, nếu biện pháp này hiệu quả mới tiếp tục tin tưởng áp dụng.

Loại chính sách này ở hiện đại có lẽ cũng giống như "nhà trước giàu kéo theo cả vùng giàu", còn ở Mi châu thì tương tự như "chính sách đặc khu". Chỉ cần Mi châu áp dụng biện pháp này mà thoát nghèo thành giàu, đại hạn ở Quan Trung tất có thể hóa giải.

Nghĩ tới đây, Ngô Nghị không khỏi thầm thở phào nhẹ nhõm, dù sao hiện tại y không phải học sinh đã thuộc lòng lịch sử có thể rung đùi lúc xuyên về mà cũng phải chịu nạn y như dân chúng chịu hạn hán nơi đây.

___

Tháng ngày trôi qua như cát vàng bay đầy trời Mi châu, cứ khô khốc vô vị tiến vào cuộc sống mỗi người.

Hồ như mọi lời cầu khẩn được nghe thấu, trung tuần tháng hai, kèm theo tiếng sấm vang trời cùng tia chớp chói mắt, khu vực Quan Trung gặp đại hạn mấy tháng rốt cục nghênh đón đợt mưa lần đầu tiên năm đó.

Chỉ có điều, trận mưa này không đem lại vui sướng như mọi người ước ao, ngược lại khiến tình hình càng trở nên khó khăn.

Bởi vì cơn mưa mà vạn dân mong đợi này thế đến lại vô cùng mạnh mẽ nặng nề. 

Từng giọt nước nặng trĩu mang theo mưa đá to bằng ngón tay trút xuống, vô tình đánh về phía ruộng đất vốn đã thoi thóp của thôn dân, lương thực yếu đuối không thể tả lại gặp mưa nên đều bị bẻ gẫy, khắp nơi bừa bộn.

Không một ai ngờ tới trận mưa đá này.

Thời cổ đại không có dự báo thời tiết, không có báo động trước, tri thức thiên văn dơn giản mộc mạc thường không dự đoán được thay đổi cực đoan hiếm thấy của khí trời, chỉ có thể nhờ vào một lần phát sinh, sau đó ghi nhớ những dấu hiệu trước đó mà suy đoán.

Đồng ruộng hiện nay đã úng nước.

Tầng tầng mây đen che kín bầu trời, đất trời ảm đạm tối tăm.

Chỉ nhờ tia chớp thỉnh thoảng xé trời mới khiến vạn vật phút chốc bừng sáng trong tro đen.

Mồ hôi vì nóng bức từ trán chảy xuống cổ hòa cùng nước mưa lạnh thấu xương nhanh chóng khiến y phục không quá dày của Lý Hoằng ướt sũng.

Ngón tay đông cứng, tựa hồ không phải của chính mình mà như do một loại khí lạnh lẽo nào đó đang chết lặng chỉ huy động tác. Bên trong giày đã tràn đầy nước bùn, mỗi bước đi giống như cố gắng rút chân mình khỏi đầm lầy đang không ngừng lôi y xuống dưới.

Trong tiếng mưa gió gầm vang rất nhiều âm thanh đều trở nên không chân thực.

"Thái tử điện hạ xin hãy bảo trọng quý thể! Mời thái tử điện hạ hồi phủ tránh mưa."

Âm thanh già nua mơ hồ có chút phá âm truyền tới bên tai, Lý Hoằng cố sức quay đầu lại nhìn, là một lão nông mang nón rộng vành đội mưa.

Lý Hoằng bung dù đến, thứ nhất là an ủi hương thân, thứ hai là để thể nghiệm và quan sát tình hình thiên tai.

Có điều, đối với tình hình mưa to gió lớn như vậy, ô trúc cũng không có bao nhiêu tác dụng, chỉ coi như giấu đầu hở đuôi đối với bầu trời đáng sợ kia.

Thái tử điện hạ đã dám làm gương, quan lại ở Mi châu nào dám không theo, chỉ có thể rập khuôn bước sau, cùng chịu tàn phá của gió và mưa đá.

Vương Lăng hận không thể chạy ngay về nhà, đun một thùng nước nóng, tẩy đi một thân bùn đất và mệt mỏi sau đó chui vào chăn ngủ một giấc.

Lý Hoằng nói với Bùi Nguyên: "Đưa ô cho ông lão kia."

Lão nông không những không nhận ô mà còn quỳ xuống, đầu gối lún sâu vào bùn đất.

"Thái tử điện hạ, thảo dân đến từ thôn Đại Bình, ưng thuận ý kiến thôn dân toàn thôn, xin mời, xin mời thái tử điện hạ tạm hồi phủ tránh mưa."

Ông lấy nón rộng vành xuống, trên mặt đã chảy hai hàng nhiệt lệ: "Tâm bảo hộ của điện hạ chính là thứ che chở cho chúng thảo dân, nếu như ngài ngã xuống lúc này, còn có ai có thể chống đỡ cho thảo dân chúng ta đây?"

Lời vừa nói ra, quan lại đi theo sau Lý Hoằng đã dồn dập quỳ gối trên đất, thu ô cúi lạy.

Trương Văn Quán quỳ ngay chân Lý Hoằng, đuôi lông mày có mưa đá xẹt qua tạo ra vết đỏ.

"Điện hạ thể nghiệm và quan sát dân tình, dân tâm sao có thể không quan tâm săn sóc đến điện hạ đây?"

Ông quá rõ tính nết của chủ từ mình, nhưng mặc kệ điện hạ có điên cuồng muốn liều mạng cỡ nào, đây suy cho cùng cũng mới chỉ là một thanh niên tuổi mụ 20 mới thành nhân mà thôi.

Lý Hoằng bất đắc dĩ nở nụ cười, gương mặt vì mưa mà ướt nhẹp lại có vẻ nhu hòa, nước theo viền mặt chảy xuống, xóa đi góc cạnh vốn có lại bật lên ba phần thanh tú ôn nhu.

"Mời ngươi thay ta nói với thôn dân thôn Đại Bình một câu, đa tạ các ngươi đã quan tâm."

Chợt chuyển hướng về phía Trương Văn Quán, ngữ khí ấm áp lại trở nên lạnh lẽo cứng rắn trong làn mưa đá, từng câu từng chữ nện xuống.

"Thái Tông từng nói, "Quân như thuyền, người tựa nước. Nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền", ta thân là giám quốc thái tử, chính là người đi đầu thiên hạ, nào thể tránh ở phía sau?"

Quật cường đến vậy, Trương Văn Quán thở dài trong lòng.

Tuy tài giỏi nhưng không hoàn hảo, như một con nghé con dù người kéo vẫn một mực không quay đầu.

Ông chậm rãi đỡ sống lưng đứng dậy, nâng ô, đi theo Lý Hoằng.

Mấy vị quan còn lại cũng nhanh chóng noi theo vị thái tử gia quật cường này, gắng gượng bước qua mảnh ruộng ngập úng nước.

Bình luận

Truyện đang đọc