Gió đêm mát lạnh vuốt qua hàng đèn hành lang trước cung đình, một mảnh trăng lưỡi liềm treo trên ngọn liễu, ánh trăng như nước.
Nhớ đến mấy kế hoạch ám sát đầy rẫy kẻ hở kia của Chu Lục Vân, đáy lòng Lý Huyền Trinh dâng lên mỏi mệt thật sâu.
Hắn xoa mi tâm, hỏi: "Nàng ấy lại mời chào tử sĩ à?"
Thái giám lắc đầu, nói: "Gần đây Phúc Khang công chúa rất thường lui tới với người Hồ quy thuận trong kinh."
Phúc Khang công chúa chán ghét người Hồ, ai cũng biết. Nên việc công chúa lui tới với người Hồ rất khả nghi.
Thái giám từ chỗ thị nữ hầu cận công chúa có được một tin, lúc công chúa trò chuyện với người Hồ có nhắc đến một cái tên: Trưởng công chúa Nghĩa Khánh .
Trưởng công chúa Nghĩa Khánh của tiền triều, cũng chính là cô của Chu Lục Vân, mười tám tuổi hòa thân gả cho một tù trưởng già của bộ lạc Đột Quyết Tây Bắc.
Mấy năm trước, người hầu của Trưởng công chúa mang theo huyết thư của bà liều chết trốn về Trung Nguyên, khóc cầu Mạt đế đón Trưởng công chúa về.
Khi đó Mạt đế sớm đã chết thảm dưới đao của phản thần, Quan Trung do các phiên trấn chiếm cứ, không ai để ý đến người hầu nọ.
Sau đó người ấy khó khăn tìm gặp Chu Lục Vân, kể hết mọi bi thảm trải qua của Trưởng công chúa Nghĩa Khánh cho cô ta.
Chu Lục Vân mới biết, thì ra bộ lạc người Hồ có một phong tục rất man rợ: Cha chết thì lấy mẹ, anh chết thì lấy chị dâu.
Tù trưởng già chết đi, Trưởng công chúa Nghĩa Khánh thành phu nhân tù trưởng mới.
Tù trưởng mới cũng chết, Trưởng công chúa Nghĩa Khánh lại gả cho em trai của tù trưởng mới.
Không lâu sau người em cũng chết trong nội chiến, Trưởng công chúa Nghĩa Khánh bị cháu trai của tù trưởng già nạp làm thị thϊếp.
Ngắn ngủi trong mười năm, Trưởng công chúa Nghĩa Khánh tuần tự gả cho tổ tôn ba đời người.
Với một trưởng công chúa xuất thân cao quý, nhục nhã đến nhường nào!
Chu Lục Vân rất đồng tình với vị Tố Muội kia đã ra mặt cho cô mình, bèn xin Lý Đức phái binh đón Trưởng công chúa Nghĩa Khánh về.
Lý Đức lúc ấy không đồng ý.
Thái giám nói ra suy đoán của mình: "Điện hạ, có phải công chúa muốn liên hợp với người Hồ, sau đó xin Thánh nhân mượn binh cứu Trưởng công chúa Nghĩa Khánh về không ạ?"
Lý Huyền Trinh nhếch khóe miệng.
Trưởng công chúa tiền triều thì còn tính Trưởng công chúa gì chứ?
Lý Đức làm chuyện gì trước tiên đều nghĩ đến giá trị và hồi đáp, ông sắc phong Chu Lục Vân là vì giữ lại Chu Lục Vân hữu dụng.
Ông ấy sẽ không vì một quý nữ tiền triều mà để tướng sĩ chết uổng công.
Giờ Trung Nguyên mới vừa ổn định, thế lực dị tộc của Tây Bắc rất mạnh, hậu duệ Bắc Nhung tự xưng là Thần Lang khống chế mười vạn tay cung, càn quét Bắc Đình. Nếu không phải được vị cao tăng Quân chủ Phật quốc của Tây Vực kia ngăn lại, Bắc Nhung đã chiếm toàn bộ Bắc Tây Vực từ lâu.
Kỵ binh Bắc Nhung đánh đâu thắng đó, một khi Bắc Nhung xuôi Nam, chắc chắn Trường An thất thủ.
Thế nên Lý Đức mới luôn đem của cải, quan to lộc hậu để lung lạc bộ lạc người Hồ, một mặt thanh trừ các thế lực bộ lạc nhỏ rải rác ở Quan Trung, chia rẽ nội bộ người Hồ, để họ thù hận nhau, không còn tâm trí xuống phía Nam, giảm bớt áp lực quân phòng thủ Tây Bắc, đồng thời lựa thời cơ nắm giữ từng động tĩnh của các bộ tộc.
Lúc này, mấy tính toán vặt của Chu Lục Vân cơ bản sẽ không thành công.
Lý Huyền Trinh dừng bước, do dự một lát, nói: "Chuẩn bị ngựa, Cô đi phủ Công chúa một chuyến."
Vân Nương tính tình bướng bỉnh, một lòng báo thù, điên lên thì không còn quan tâm gì nữa, phải nói rõ thế cục với nàng ấy.
Thái giám khó xử: "Điện hạ, nương tử đã chuẩn bị xong phong yến đợi ngài..."
Đêm đầu Thái tử hồi kinh đã chạy đi tìm Phúc Khang công chúa, truyền ra ngoài, mặt mũi Thái Tử Phi đặt ở đâu đây?
Lý Huyền Trinh đã quay người đi xa: "Bảo nàng đừng chờ Cô."
Thái giám yên lặng thở dài, đến viện báo tin.
Nến sáng rực rỡ, trong đình tiền đã chuẩn bị bữa tiệc thịnh soạn, sơn trân hải vị, rượu ngon món ngọt, dê nướng non nướng lửa than, hiện lên bóng loáng, dưới hiên còn một gánh nhạc kỹ nước Quy Tư*.
*một nước lớn ở Tây Vực, dân gốc từ Ấn Âu sau lai với Hồi Hột, con đường tơ lụa phía sa mạc Bắc là ở đây, tôn giáo, văn hóa, kinh tế chờ cực kỳ phát đạt, người Quy Tư am hiểu âm nhạc.
Thái Tử Phi Trịnh Bích Ngọc diện bộ hoa phục thật đẹp, dẫn đám nữ quyến Đông cung đợi một canh giờ.
Thái giám bẩm lại Lý Huyền Trinh đã đi phủ Công chúa.
Trịnh Bích Ngọc không nói một lời.
Mấy vị Lương đễ*, Lương viện* lập tức thu nụ cười, mặt hiện lên vẻ tức giận, ghen tỵ coi thường.
*Lương đễ, Lương viện, thϊếp của Thái tử, vị trí Lương đễ cao chỉ xếp sau Thái tử phi.
Phúc Khang công chúa và Thái tử gia tình đầu ý hợp, các nàng không lời nào để nói.
Đến Thái Tử Phi còn chưa so đo, các nàng là thứ tần có tư cách gì muốn ăn dấm?
Nhưng là Phúc Khang công chúa hết lần này tới lần khác không muốn gả cho Thái tử, dù Thái Tử Phi đã có hảo ý khuyên giải, ả vẫn không gả.
Không gả thì không gả, ả không gả, các nàng còn mừng thầm.
Nhưng Phúc Khang công chúa lại cứ phải cùng Lý Huyền Trinh vấn vương không dứt.
Tôi tớ của phủ công chúa cứ ba ngày hai lần chạy đến Đông cung: Công chúa bệnh, Công chúa khóc, Công chúa nổi giận không ăn cơm, Công chúa gây gổ với người ta bị làm nhục...
Không có danh cũng không có phân rõ, thật không rõ ràng.
Cứ thế biến thành đề tài cho dân chúng trà dư tửu hậu.
"Nương tử, không thể tiếp tục thế này nữa!" Lương đễ nhịn không được chửi ầm lên.
"Thiên hạ này đã đổi tên đổi họ rồi! Thánh thượng thương hại, sắc phong cô ta làm công chúa, vậy mà còn không biết liêm sỉ, làm bại hoại danh tiếng của Thái tử, cứ mãi ôm dĩ vãng thế thì đến đâu chứ!" Lương đễ từ lâu đã không ưa Chu Lục Vân.
Hoặc là gả, hoặc là đoạn tuyệt với Thái tử đi, đã không muốn lấy chồng lại cứ phải dây dưa với Thái tử, tự chịu hạ tiện!
Mấy thứ tần kia cũng lao nhao oán trách: "Nương tử, trong kinh đã đồn khắp, còn có người biết chuyện đem việc này viết thành khúc diễn, ồn ào ầm ĩ ngoài phố, thật bất lợi cho thanh danh của Thái tử."
"Thánh thượng hiền từ, Thái tử gia chung tình, Điện hạ rộng lượng vậy mà ả còn quái đản thế kia?"
"Còn tưởng mình còn là công chúa ấy! Nếu thật không muốn gả thì cũng đừng tìm đến Thái tử chứ!"
Sắc mặt Trịnh Bích Ngọc bình tĩnh, khoát tay áo.
Tiếng nói chuyện lập tức ngưng bặt.
Trịnh Bích Ngọc nhìn một vòng, thấy các vị thứ phi đều cúi đầu.
Sắc mặt nàng vẫn như thường, ra hiệu vú già: "Điện hạ không về cũng đừng phí thức ngon, mở yến đi."
Nhạc kỹ lập tức tấu lên nhạc khúc vui vẻ.
Trong lòng mọi người thầm hận, ấm ức về chỗ.
...
Lúc Thái tử Lý Huyền Trinh cưỡi ngựa xuất cung, vừa vặn lướt qua anh em Lý Trọng Kiền, Lý Dao Anh cùng đi.
Cung thành tĩnh mịch, bóng đêm nhẹ lạnh.
Lý Trọng Kiền sợ Dao Anh cảm lạnh, cởϊ áσ khoác trên người phủ thêm cho nàng.
Tay Dao Anh vuốt ve một hộp ngọc, cười khanh khách: "Anh à, em không lạnh."
Hai anh em vừa mới giấu một rương của cải trong Vương phủ, Lý Trọng Kiền đưa hộp ngọc này cho nàng, nàng đang vui niềm vui mới.
Lý Trọng Kiền nói: "Mặc vào."
Giọng rất nhẹ nhàng, Lý Huyền Trinh nghe vào, tưởng như so với hắn ta lúc bình thường là hai người.
Lý Dao Anh ngoan ngoãn cất hộp ngọc, nhận áo lông cừu mặc vào.
Chỉ sau chốc lát, giơ tay lên, lắc ống tay áo rộng lớn trống trải cho Lý Trọng Kiền nhìn, múa may nói: "Anh nhìn xem, em thật sự cao lên mà! Hồi trước mặc áo khoác da của anh, tay áo rộng hơn nhiều..."
Trong ánh lửa chập chờn truyền đến tiếng cười khẽ trầm thấp của Lý Trọng Kiền.
Lý Huyền Trinh mặt không đổi đi qua bên cạnh hai người.
Cả hai anh em đều không nhìn hắn, cười nói phi vào đường luồng cửa dài hẹp.
Lý Dao Anh mang mũ rèm, Lý Huyền Trinh không thấy rõ mặt nàng, chỉ nghe tiếng cười dịu dàng rớt sau lưng mà tưởng tượng được ra cảm xúc trên mặt nàng.
Khóe miệng hắn móc lên, mặt lộ vẻ mỉa mai.
Nếu Lý Dao Anh nhìn thấy Lý Trọng Kiền trên chiến trường tàn nhẫn thế nào, biết Lý Trọng Kiền vì muốn thắng một tòa lại một tòa thành, đến cả trẻ con cũng xuống tay được, còn dám thân mật làm nũng với Lý Trọng Kiền vậy sao?
Cái danh Tiểu bá Vương Lý Trọng Kiền, không phải tự nhiên mà có.
...
Tẩm điện của Tạ Quý phi ở góc Đông Bắc Thái Cực cung, cách rất xa các phi tần khác.
Bình thường hiếm có người đến Thúy Phương cung, hôm nay trong điện lại sáng đèn, trước thềm một đám người hầu vây quanh một chiếc kiệu liễn hoa lệ đỉnh chạm vàng màn lụa đang chờ nơi đó.
Dao Anh xuống ngựa, nhíu mày hỏi thái giám ra đón: "Kiệu ai thế?"
Thái giám khom người đáp: "Là kiệu của Vinh phi."
Sắc mặt Dao Anh trầm xuống: "Ai để Vinh phi vào điện vậy?"
Vinh phi vốn là thị nữ của Tạ gia, những năm gần đây được sủng ái, sau khi Lý Đức đăng cơ sắc phong bà ta thành Vinh phi.
Mấy phi tần khác phần lớn là con nhà thế gia, không coi trọng Vinh phi.
Bản thân Vinh phi cũng tự ti xuất thân tỳ nữ, tìm cơ hội liền trước mặt mọi người khó xử Tạ Quý phi, lấy thủ đoạn chủ tử xưa kia làm nhục để ra uy.
Đương nhiên Dao Anh sẽ không ngồi nhìn Vinh phi khi dễ mẹ mình.
Vinh phi đã ăn mấy lần thua thiệt của nàng ở chỗ này, không dám tiếp tục tùy tiện.
Dao Anh bước nhanh hơn.
Tạ Quý phi chịu không nổi kí?Ꮒ ŧᏂí?Ꮒ, nàng không ở bên cạnh người, ai biết Vinh phi sẽ nói với Tạ Quý phi những gì?
Thái giám nói một tràng xin tội: "Buổi chiều Quý phi tỉnh lại, nói muốn ngắm mẫu đơn trong vườn, ai ngờ Vinh phi cũng ở đó, Quý phi không nhớ rõ chuyện cũ, mới lôi kéo Vinh phi nói chuyện, nô chờ sốt ruột, lại sợ dọa tới Quý phi, không dám lên tiếng. Sau đó Vinh phi đưa Quý phi về, ở mãi đến giờ..."
"Quý chủ yên tâm, A Vi vẫn ở cạnh trông chừng, Vinh phi điện hạ không dám nói hươu nói vượn đâu ạ."
Thái giám đi vào thông báo, Vinh phi biết Dao Anh đã về, không muốn có chuyện, cũng không dám ở lâu, cáo từ đi ra.
Gặp Dao Anh đối diện đi tới, bà ta dừng bước, cười cười.
"Nghe nói công chúa đến chùa Đại Từ Ân chùa mời thầy thuốc cho Quý phi? Công chúa đúng là có tấm lòng hiếu thảo thành khẩn."
Vừa nói vừa thở dài.
"Quý phi đáng thương thật... Vừa rồi Quý phi còn hỏi bản cung sao Đại công tử không đến thăm người, bản cung không dám nói cho quý phi rằng Đại công tử đã chết mười một năm..."
Dao Anh cong khóe miệng, mỉm cười ngắt lời mèo khóc chuột của Vinh phi: "Ta không chỉ hiếu thuận, mà còn nhỏ mọn, thích thù dai, ghét nhất là người khác khi dễ mẹ ta."
Một câu rất sâu xa.
Ngữ điệu thì nhẹ nhàng nhưng lại tràn đầy ý cảnh cáo lạnh lùng.
Vinh phi đổi sắc mặt: "Là Quý phi lôi kéo bản cung tới..."
Dao Anh mỉm cười, môi son dưới ánh đèn chiếu rọi sáng lên ánh sắc sảo, sóng sánh mông lung, gương mặt kiều diễm như tỏa ra ánh sáng lạnh lùng, như hoa quỳnh ngọc ngà nở rộ nhất, vẻ trong suốt rực rỡ mà không ai dám lại gần.
Trong phút chốc khí thế Vinh phi nhụt đi mấy phần, chột dạ dời tầm mắt.
Tạ Quý phi lôi kéo bà ta, giật tay là tránh được, nhưng bà không.
Chủ tử xưa kia thành kẻ ngốc, sao bà ta bỏ được cơ hội xem kịch vui?
Bà ta thích chọc nghe Tạ Quý phi nói, nhìn bộ dáng của Tạ Quý phi bây giờ, trong lòng cảm thấy rất vui sướng.
Dao Anh nói: "Nếu Vinh phi biết ta rất hiếu thuận thì cũng biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm."
Vinh phi ngượng ngùng, ra nội điện.
Ngồi lên kiệu liễn, bà càng nghĩ càng giận, hừ lạnh.
"Xem ngươi có thể đắc ý đến chừng nào! Ai mà không biết Đường hoàng hậu do Tạ gia bức tử? Thái tử nhớ kỹ cả! Đợi khi Thái tử ngồi vững vàng ngôi vị Thái tử, ba mẹ con các ngươi sẽ không được chết tử tế!"
Cung nữ đứng gần nhất run cả bả vai, không dám hó hé.
...
Lý Trọng Kiền là Quận vương đã trưởng thành, cố ý tránh mặt Vinh phi, chờ kiệu liễn Vinh phi đi xa mới vào Thúy Phương cung.
Hành lang trước người quỳ đầy đất.
Lý Trọng Kiền nhíu mày, bước vào phòng.
Lý Dao Anh vịn Tạ quý phi ra, "Mẹ, anh về rồi đấy."
Tạ quý phi vẫn vẻ ngây thơ, nhìn chằm chằm Lý Trọng Kiền một hồi, nghi hoặc nói: "Đâu phải là anh..."
Dao Anh kiên nhẫn nói: "Mẹ, là Nhị ca Hổ Nô trở về."
Hổ Nô là nhũ danh của Lý Trọng Kiền.
Lý Trọng Kiền tiến lên, chắp tay với Tạ Quý phi: "Mẹ, con đã về."
Tạ Quý phi ngơ ngác nhìn hắn, mặt mũi mờ mịt, lẩm bẩm: "Anh đâu? Ngươi không phải anh ta. Sao anh ta không đến thăm ta? Có phải anh giận ta rồi không?"
"Anh à, em sai rồi..." Bà lã chã chực khóc, "Em không lấy chồng nữa, em nghe lời anh, đừng giận em nữa..."
Dao Anh thở dài, ra hiệu cung nữ tới đỡ Tạ quý phi đi nội thất đi ngủ.
Lý Trọng Kiền đứng dậy, nhìn bóng lưng Tạ Quý phi đi xa, trên mặt không lộ cảm xúc gì.
Từ nhỏ hắn được đưa đến Tạ Vô Lượng nuôi dạy, mãi đến năm chín tuổi, Tạ gia cả nhà oanh liệt.
Lý Đức đón hắn về Lý gia, khi đó Tạ Quý phi vì cái chết huynh trưởng bị kích động, điên điên ngốc ngốc, không nhận ra hắn.
Hắn và Dao Anh sống nương tựa lẫn nhau, với Tạ Quý phi cũng không gọi là gần gũi.
Dao Anh nói khẽ: "Anh, gần đây mẹ thường xuyên thế này, đôi khi đến cả em còn không nhận ra."
Lý Trọng Kiền nhàn nhạt ừm một tiếng, cúi đầu nhìn Dao Anh: "Lúc ta không ở kinh thành có phải Vinh phi làm nhục muội không?"
Tính nàng vốn hiền hoà, rất ít khi chán ghét người nào.
Dao Anh nói: "Vinh phi có tính toán trong lòng."
Trong sách nói người khiến Tạ Quý phi tự vẫn, là Vinh phi. Tạ Quý phi còn sống, tất cả mọi người ai cũng biết bà ta từng là tỳ nữ Tạ gia, bà ta muốn từ bỏ xuất thân, lại lấy lòng Đông cung, mỗi ngày chạy tới nói năng kí?Ꮒ ŧᏂí?Ꮒ Tạ Quý phi, cuối cùng bức tử người.
Lý Trọng Kiền nói: "Ta đi gϊếŧ bà ta."
Dao Anh giật mình, lắc đầu: "Anh đừng xúc động, em đã phái người đi thăm dò rồi, chờ thu thập đủ chứng cứ lại nói."
Vinh phi dù sao cũng là sủng phi của Lý Đức, không thể nói gϊếŧ là gϊếŧ.
Lý Trọng Kiền từ chối cho ý kiến.
Dao Anh sợ hắn thật sự chạy tới chém Vinh phi, mới nhắc tới Mông Đạt Đề Bà: "Ngày mai pháp sư sẽ đến bắt mạch cho mẹ."
Lý Trọng Kiền gật gật đầu, ngón tay nâng cằm Dao Anh.
Nhìn ban ngày khí sắc nàng vẫn tốt, lên ngựa xuống ngựa lưu loát, chỉ hơi gầy.
Dưới ánh đèn đêm, gò má nàng trắng như tuyết mới rơi, rất có mấy phần không khỏi yếu ớt.
Hắn nói: "Y thuật vị pháp sư đó nếu đã cao minh thì nhờ ông ấy xem qua mạch cho em đi, dạo này có uống thuốc đúng giờ không đấy?"
Dao Anh gật đầu, ra vẻ rất kiêu ngạo: "Năm nay thân thể em tốt hơn nhiều, có thể chạy có thể nhảy, anh đừng lo."
Lý Trọng Kiền không hỏi tới nữa.
Một năm trước, Dao Anh đột nhiên vô duyên vô cớ nôn ra máu, bảo tỳ nữ giấu đừng nói cho hắn.
Đến khi hắn biết thì nàng đã ngất xỉu, không còn biết trời trăng.
Lý Trọng Kiền chăm nàng, nhìn nàng bị giày vò đến chết đi sống lại, lòng như đao cắt.
Ba hôm sau, nàng tỉnh lại, nhìn thấy hắn, khuôn mặt nhỏ tiều tụy lập tức cười tươi tắn tràn đầy vui vẻ: "Anh còn sống!"
Một khắc này, Lý Trọng Kiền muốn rơi nước mắt.