267. Từ tiên sinh gọi video cho tôi, mặt buồn bực. Tôi thấy anh không vui nên dỗ dành. Ban đầu anh không giải bày gì, nhưng giờ anh đã phàn nàn với tôi về những rắc rối trong công việc, và nói thì không thể ngừng.
Tôi khui túi khoai tây lát, đầu dây bên kia anh nói: “Anh Giáp năng lực làm việc rất kém, dự án Ất là dự án lớn như thế, liên quan nhiều vấn đề tài chính nhưng không theo nguyên tắc, công việc cứ trì trệ, anh ta bị kẹt bên đó…”
Tôi nghe đến cái giá cao ngất, hỏi anh: “Mấy anh không có khái niệm với tiền à? Chỉ là con số thôi sao?”
Có lẽ anh thấy tôi không nắm bắt đúng trọng tâm, tức tối, hung hăng nói: “Sao có thể, cưới em cần bao nhiêu tiền anh biết rất rõ.”
Chậc, tôi không muốn an ủi anh. Anh tự mình lưu lạc đi.
Tôi giận không thèm nói, anh lại nói: “Đám cưới là chuyện lớn mà bị kéo dài ra, nếu mọi chuyện đến cuối không suôn sẻ thì anh chính là coi tiền như rác.”
Tôi an ủi: “Không sao không sao, em đang chuẩn bị đồ cho đám cuới, mấy hôm nay em tìm đuợc mấy cửa hàng đồ gia dụng cưới rất đẹp, nên nghiện mua đồ online, không ngờ em lại bị nghiện.”
Anh cười nói: “Anh chuẩn bị đám cưới gần nửa năm, đến giờ trong lòng em mới nhận thức sao?”
Đừng nói vậy, chuyện quan trọng trong đời cần thận trọng, anh nói 800 lần đều là cảm nhận trong lòng anh, tôi cần một mình nghĩ về hôn nhân chúng ta. Đây là khái niệm độc lập, chàng trai trẻ, anh không hiểu.
268. 30 tuổi, gặp bạn bè thân thích không phải bàn chuyện cưới xin thì là sinh con nuôi con. Cuộc sống bước sang trạng thái khác. Trong nhà cháu đã biết nói, miệng liến thoắng cả ngày không ngớt, chị tôi đổ thừa: “Giống ba nó, đi tới đâu là nói đến đó không ngừng, ồn chết người.”
Anh rể tôi không đội cái mũ bị chụp đó, “Em nói có lý chút chứ, ở nhà em kể chuyện cười mặn còn nhiều hơn anh nói.”
Thằng bé trong lòng tôi nói: “Dì nhỏ, mẹ phiền phức lắm!”. Mấy chữ cuối nói năng khí thế.
Chị, tôi thật không ngờ, quả báo đến nhanh như vậy.
Chị trừng mắt nhìn con trai: “Con nói gì? Lặp lại lần nữa xem?”
Chị có kiểu đối với con trai là “mẹ đã sinh con ra thì không được làm mẹ thất vọng” đúng lý hợp tình. Mẹ từ trong bếp ra mắng chị: “Con làm gì vậy? Có chuyện gì không nói đàng hoàng được hả? La hét cái gì?”
Chị nhìn chồng kín đáo: “Lấy chồng sinh con để được gì? Để anh giận em? Để nó gây phiền phức?”
Tôi nói: “Vậy em không cưới nữa, đúng lúc chú rể của em cũng đang bỏ chạy.”
Anh rể đã quen, thở dài nói, “Vừa nãy Tiểu Từ nhắn wechat cho anh, nhờ giúp cậu ấy kiểm tra xe sử dụng trong đám cưới.”
Anh nghĩ xa quá… Cách xa thế vẫn còn điều khiển từ xa…
269. Ăn cơm xong cả nhà ngồi tám chuyện, lão Cố ôm cháu, mẹ nói mắt thằng bé đẹp giống ba, chị không chịu, vặc lại: “Sao thế được, rõ ràng là giống con. Con giống lão Cố.”
Chị nói lời này tôi không có cách nào tiếp lời.
Mẹ hỏi: “Mẹ thì xấu à? Mấy đứa con không hề muốn giống mẹ?”
Mẹ nói vậy tôi càng không có cách tiếp lời, bởi vì tôi thực sự giống lão Cố, từ bé đến lớn mọi người đều nói thế.
Chị nhìn mắt tôi, ướm lời: “Lúc nhỏ giống mẹ, sau khi lớn lên thì phong thái không còn giống nữa. Mẹ nhìn Nhị Thanh Tử lúc nhỏ giống ba nhiều thế nào, giờ nhìn lại thấy không giống như trước nữa.”
Ba đột nhiên chen vào, “Hiện giờ nhìn nó có vẻ hơi giống Tiểu Từ.”
Ba, đừng làm con sợ…
Chị tôi chắc cũng hiểu sai, cười kinh thiên động địa, anh rể ho khan nhắc, “Nghe nói hai vợ chồng ở cùng nhau lâu dần sẽ có tướng mạo như nhau, hai chúng ta cũng thế mà.”
Chị phản bác: “Sao có thể chứ, giống anh thì em xấu chết rồi.”
Đây là kết cục cứng ngắc của chị…
270. Bên Từ tiên sinh không thuận lợi, nhân ngày nghỉ anh lén bay về. Nửa đêm tôi đang xem phim trong phòng khách, khui chai rượu còn chưa kịp uống ngụm bào thì anh mở cửa vào.
Tôi bưng ly, ngẩn người nhìn anh đứng ở cửa. Tôi tưởng anh kết thúc công việc về sớm.