VỢ YÊU QUYỀN LỰC CỦA VƯƠNG TỔNG


Hôm nay ngày lành tháng tốt, diễn ra buổi gặp mặt đầu tiên của hai bên.

Vương Gia, Hoàng Gia mặt nghiêm nghị cụ như là muốn đánh nhau.

Vương Kiên, Trần Thanh Ngọc bất lực nhìn.
- “ Ông nội.

Ông không thể bình thường được sao ạ? Sao cứ phải có khuôn mặt kiểu đó vậy? ”
- “ Được rồi, ông nội xin lỗi.

Chẳng qua là ai kia ngứa mắt quá, nhìn không có nổi.

Vì hạnh phúc của cháu gái nên tạm chấp nhận, chấp nhận Vương Kiên làm rể Hoàng Gia nhưng không có nghĩa sẽ làm bạn với Vương Mặc.


Kẻ thù không đội trời chung thì làm sao có thể trở thành bạn được.

” Hoàng Vũ Khải nói
- “ Ông không thích thì thôi, tôi cũng không cần.

Cháu tôi hạnh phúc là được, Vương Mặc chẳng cần gì hơn.

” Vương Mặc đáp trả lại
Hai ông tuy đã qua ngưỡng cửa 75 tuổi nhưng vẫn thù ghét nhau, gặp nhau là cứ phải châm chọc nhau thì mới chịu.
Người nhà họ Trần không dám lên tiếng, họ cũng chẳng có can đảm để nói.

Ai cũng biết địa vị của hai gia tộc này khủng cỡ nào.
Ít phút sau, lễ dạm ngõ mới chính thức bắt đầu.

Nghi thức cưới hỏi của người Việt, Vương Gia và Hoàng Gia cũng đã học hỏi, tìm hiểu kĩ càng từ trước đó rồi.
Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam quy định thủ tục hôn nhân phải trải qua 6 lễ : nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh.

Trong đó, lễ nạp thái hay còn gọi là lễ dạm ngõ là ghi thức khởi đầu cho cuộc hôn nhân.
Lễ dạm ngõ được xem là bước đầu gặp gỡ của hai bên gia đình, đặt vấn đề cho Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc tiến tới mối quan hệ nghiêm túc.
Ngày nay, các nghi thức và thủ tục trong ngày cưới đã được giảm bớt phần rườm rà.

Trong đó, lễ dạm ngõ là bước quan trọng đầu tiên, mở đầu cho các nghi lễ tiếp theo diễn ra suôn sẻ nhất.
Lễ dạm ngõ là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình, chuẩn bị cho những nghi lễ quan trọng tiếp theo.

Hiện nay có rất nhiều cặp đôi không biết về lễ dạm ngõ, các thủ tục cần thiết để có buổi lễ trang trọng và thân mật nhất.
Lễ dạm ngõ là lần gặp mắt chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.


Hai bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh, điều kiện của đôi bên.

Ngày nay, mặc dù các cặp trai gái đã thực sự được tự do tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì vẫn cần buổi gặp mặt giữa cha mẹ đôi bên.

Nhà trai sẽ mang lễ dạm ngõ đến nhà gái ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và bàn đến chuyện trăm năm cho đôi uyên ương.
Ngoài lễ dạm ngõ, để có thể hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất trong ngày cưới.
Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người miền Bắc.

Tuy nhiên, quy định về ngày, giờ diễn ra cũng không quá khắt khe.

Gia đình nào cẩn thận thì có thể đi xem ngày tốt, giờ tốt để thực hiện.
Hai gia đình cần thỏa thuận trước thời gian để có sự chuẩn bị chu đáo nhất, tránh những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của hai bên gia đình.
Phần lễ vật dạm ngõ cực kì đơn giản, bao gồm trầu cau – lễ vật bắt buộc có trong lễ dạm ngõ của người Việt.

Tùy theo từng gia đình, trong lễ dạm ngõ sẽ có thêm một số lễ vật khác hoặc hoa trang trí.
Nhà gái sẽ dọn sạch bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị cho đám dạm ngõ.


Chuẩn bị bàn ghế, bánh kẹo tiếp khách họ nhà trai.

Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình, nhà gái có thể chuẩn bị bữa cơm thân mật mời nhà trai dùng bữa sau khi lễ dạm ngõ kết thúc để tăng thêm tình cảm giữa hai gia đình.
Đây chỉ là buổi gặp mặt thân mật giữa hai bên gia đình nên thành phần tham sự cũng không quá đông.

Khoảng tối đa là 7 người đại diện mỗi gia đình là hợp lý.

Ngoài cha mẹ đôi bên, đại diện tham dự lễ dạm ngõ còn có thể là ông bà, những người có tiếng nói trong gia đình.
Buổi gặp mặt này cũng không quá đông, chỉ bao gồm những người thân thiết.

Thành phần tham dự ngày cưới thì rất đông, họ hàng thân thiết của Vương Gia, Hoàng Gia và nội ngoại của Trần Thanh Ngọc.

Nhà báo, phóng viên của Mỹ cũng sẽ có mặt để ghi hình lại những khoảnh khắc đặc biệt trong ngày lễ trọng đại này.


Bình luận

Truyện đang đọc