ĐỒNG HÀNH - BẠCH ĐIỂU NHẤT SONG

“Lúc cần nói, thì anh áp dụng im lặng là vàng rành rọt hơn bất cứ ai khác nhỉ.” Yến Thanh Đường trêu ghẹo.

Túc Chinh biết cô đang ám chỉ mình, sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, thật ra anh cũng tiếc nuối vì đã không nói được câu nào với Phó Tầm Thanh lắm chứ.

“Vừa rồi anh rất căng thẳng.” Túc Chinh nói, “Cũng không biết bà thích gì kỵ gì, sợ nói nhiều sai nhiều.”

“Không khác những gì em nghĩ là mấy.” Yến Thanh Đường vốn cũng không có ý định trách cứ gì anh, mà còn an ủi, “Tiếp xúc nhiều thêm thì anh sẽ biết, tính mẹ em tốt lắm, tim thì mềm xèo, cũng rất có mắt nhìn người, nhìn ra được thật tình giả ý. Tâm tư của mẹ tỉ mỉ, mẹ thương em yêu em, lúc nào cũng lo nghĩ về em cả.”

Yến Thanh Đường chỉ nói đôi ba câu đã có thể khiến Túc Chinh cảm nhận được tình cảm mẹ con họ sâu nặng nhường nào.

Về tình cảm ruột thịt ấy đối với Túc Chinh thì quá đỗi xa lạ, nếu nhìn lại quá khứ thì vào hai mươi năm trước anh cũng từng có được. năm tháng vô tình, dù anh muốn nhớ kỹ lại, sự ấm áp trong ký ức ấy cũng đã dần mơ hồ.

Nhà họ Lương quả thật cũng nuôi dưỡng và dạy dỗ Túc Chinh, Túc Chinh hiểu đạo lý biết ơn và báo đáp, nhưng dẫu gì sự dưỡng dục của tình chiến hữu giữa bậc phụ huynh, và tình yêu thương trọn vẹn không kể báo đáp của ba mẹ ruột, vẫn là không giống nhau.

Đón nhận mười năm có đủ đầy tình yêu thương của một gia đình hạnh phúc, rồi mất đi, sự đau đớn ấy đã ghi lòng tạc dạ. Túc Chinh không phải là một đứa trẻ không nhớ gì, trong lòng anh vĩnh viễn dành một vị trí dành cho ba mẹ mình, tâm tư nặng trĩu góp nhặt từng tí một qua hai mươi năm ròng.

Khi nhìn video gọi đến, Túc Chinh đã cố gắng tự hỏi xem nên nói gì với mẹ Yến Thanh Đường đây.

Sau khi bác trai và bác gái rời đi, thậm chí anh không còn một người trưởng bối nào bên cạnh, nên ngay cả hình thức khuôn mẫu giao tiếp với người lớn cũng chẳng có. Nếu tùy tiện lên tiếng, chỉ sợ sẽ mất đi sự tôn kính dành cho Phó Tầm Thanh, mất đi điểm ấn tượng.

“Mẹ rất thương em.” Yến Thanh Đường lại lặp lại, như thể muốn để cho Túc Chinh yên tâm, rồi nói, “Chờ khi hai người quen nhau rồi, bà cũng sẽ đối xử tốt với anh.”

Chỉ một câu đơn giản thế thôi, nhưng thật ra đã khơi dậy khát vọng ruột thịt của Túc Chinh. Chỉ là anh nhanh chóng kìm nén nó xuống, tự lặp đi lặp lại với bản thân, rằng không nên hy vọng quá xa vời.

Yến Thanh Đường không biết trong lòng anh bề bộn tâm tư như vậy, tối hôm qua cô quên sạc điện thoại, bây giờ đang cắm dây sạc, đến đầu giường cắm sạc.

Sau khi điện thoại đã được sạc, ánh mắt cô vô tình chạm phải cuốn sách nhỏ nằm trên bàn.

Đây là cuốn sách tuyên truyền du lịch do bộ Văn Hóa và Du Lịch Karakax gửi đến, trông rất đơn giản. Yến Thanh Đường nhìn lướt qua, bên trên chỉ có vài dòng giới thiệu đơn giản, bao gồm phố làm giấy vỏ dâu cùng với khu thẳng cảnh Na Phong, còn có Công viên quốc gia đất ngập nước Larikun, và cả khu danh lam thắng cảnh và khu ẩm thực thành phố cổ.

Nhìn là đã khơi gợi hứng thú rồi, nhưng sau khi hỏi qua Túc Chinh, người đã nghiên cứu nhiều hơn, lập tức cho cô hay, thành phố làm giấy vỏ dâu thật ra vẫn chưa được xây dựng xong, còn những địa điểm khác thật ra cũng không có gì hay ho để chơi.

Yến Thanh Đường có chút thất vọng, nhưng Túc Chinh lại nói: “Nơi này không có gì đặc sắc, nên cứ xem như chúng ta đang sống ở đây thôi.”

Tâm lý này sao mà giống nhau được chứ. Ví như dưới góc nhìn của Yến Thanh Đường, cô không biết Thượng Hải có gì hay ho để chơi, nhưng đó là vì từ nhỏ sống ở Thượng Hải khiến cô cảm thấy an nhàn.

Nếu không nhìn Karakax dưới góc độ là khách du lịch, mà là nhìn Karakax bằng ánh mắt không màng danh lợi và thoải mái của một người dân bản địa, thì nó sẽ là hai cảm giác khác nhau.

Sắp đến giờ trưa, cát bụi nhỏ đi, bọn họ chọn ăn trưa ở một tiệm thịt cừu nằm đối diện với phía Nam của khách sạn, sau đó đến thành phố Cổ đi dạo.

Như mọi thị trấn nhỏ ở Nam Tân Cương mà họ từng ghé qua, nơi đây không có quá nhiều dấu vết thương mại hóa, mà mang đậm hơi thở cuộc sống thường ngày. những ngôi nhà màu vàng đất như thể hòa mình với cát bụi, trong các ngõ hẻm nhỏ là những chiếc ô tô đang đậu, nom không quá trống trải.

Trang phục của người bản xứ là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, người trẻ thì mặc đồ thời thượng, còn thế hệ đi trức lại yêu thích các phục sức mang màu sắc dân tộc hơn, và họ đều nói chung một loại ngô ngữ. Khi Túc Chinh và Yến Thanh Đường đi ngang qua trước cửa nhà họ, họ sẽ tò mò mà ghé mắt quan sát thêm vài lần.

Yến Thanh Đường nghe theo lời đề nghị của Túc Chinh, thật sự xem bản thân như dân bản xứ, thậm chí còn không lấy máy ảnh ra, chỉ đơn thuần đi tản bộ qua các ngõ nhỏ như thể đang đi dạo trong hành lang dài ở nhà mình vậy.

“Nếu em không có công việc, em thật sự muốn ở lại đây lâu dài.” Yến Thanh Đường cảm khái.

Túc Chinh hiểu được ý tứ của cô, người hiện đại đang phải chịu áp lực không hề nhỏ, tuy rằng Yến Thanh Đường được sinh ra trong một gia đình có ưu thế về điều kiện, nhưng từ khi bước vào viện nghiên cứu, cô vẫn không tránh khỏi bị áp lực từ môi trường công sở đè nặng.

Những người hiện đại ấy khát vọng nhất là được đi đến một thành phố xa lạ, nơi mà họ có thể trút bỏ hết tâm trí.

Nhưng Yến Thanh Đường vẫn còn giữ lại được lý trí, chêm thêm một câu: “Nhưng nơi này có hai khuyết điểm.”

“Cái gì?” Túc Chinh hỏi.

Yến Thanh Đường ngẫm nghĩ, rồi khái quát đơn giản: “Một là giao thông, hai là kinh tế.’

Túc Chinh cười: “Thật ra nó là một.”

Yến Thanh Đường cũng đồng ý: “Đúng nhỉ, muốn phát triển kinh tế thì phải tu sửa đường.”

Ngoại trừ thành phố Urumqi có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, và một số ít thành phố khác như Karamay có trình độ kinh tế khá phát triển ra, thì phần lớn các thành phố khác của Tân Cương, đặc biệt là khu vực Nam Tân Cương này, điều kiện kết nối giao thông với bên ngoài rất bất tiện, rất tốn thời gian.

Vị trí địa lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, Tân Cương giáo ba núi hai bồn đã gây khó khăn lớn trong việc tu sửa đường cái. Mà khi bị núi non hoặc sa mạc gây cản trở, thì thành phố đó sẽ bị hạn chế trong việc phát triển kinh tế.

Sống tại vùng lãnh thổ này đủ lâu sẽ nảy sinh tình cảm, khi biết Tân Cương có ràng buộc với nơi này, Yến Thanh Đường đương nhiên cũng sẽ nổi lên sự quan tâm, không kìm được mà hỏi: “Vài năm đổ lại đây du lịch ở Tân Cương đang nổi, doanh thu từ du lịch có góp được chút nào đó để giúp đỡ cho nơi này không? Tuy rằng em có nghe bạn bè em làm ở ngành tài chính nói, phần lớn tài chính của Tân Cương đều phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Chính quyền trung ương.”

“Doanh thu từ du lịch càng nhiều thì đương nhiên có thể giúp cho kinh tế của vùng đó, có điều…” Túc Chinh dừng một lát, nhớ về rất nhiều chuyện, “Cơ sở hạ tầng của Tân Cương không đủ hoàn tiện, trên thực tế nó không tải được một lượng lớn du khách đến thế. Khi trải nghiệm du lịch ngày càng xấu đi, những lời phàn nàn cũng theo đó mà mọc lên.”

Điều này với Yến Thanh Đường thì không hề xa lạ.

Lần này cô thuê người lái xe thay vì tự lái, cũng chính vì cô đã xem qua rất nhiều bài ‘gỡ mìn’ của các du khách khi trải nghiệm du lịch ở Tân Cương.

Bỏ tiền mua dịch vụ lại không nhận được trải nghiệm đáng với giá tiền, đương nhiên phải có tư cách nói vài câu. Trong đó phần lớn mọi người than phiền về việc giao thông ở Tân Cương rất bất tiện, khách du lịch thì nhiều, các điểm du lịch thì xa quá mức, đặt tour thì dễ bị lừa gạt, vật giá cao, nhà vệ sinh công cộng thì tệ, chất lượng phục vụ của nhân viên thì quá thấp, vv.

Yến Thanh Đường tự biết tình hình tài chính của mình đến đâu, và cũng biết cô có thể tránh được phần lớn các cạm bẫy trên là nhờ vào ngân sách siêu cao của mình.

Nhưng cô vẫn đặt mình vào trường hợp của người khác, thở dài một tiếng: “Chỉ có thể mong từ từ cải thiện thôi, phần em cũng khó chịu với khá nhiều nhà vệ sinh ở đây.”

Sau đó lại nhớ ra tình cảm sâu nặng của Túc Chinh với Tân Cương, liền cười nói: “Nhưng mọi người đến đây than phiền về những thứ đó, chứ không một ai nói phong cảnh nơi đây không đẹp cả.”

Túc Chinh nghe vậy cũng phì cười.

Đến Tân Cương mới biết cái gọi lại non sông gấm vóc. Bây giờ mùa hè đã bước vào tháng Năm, khắp nơi dần xanh mơn mởn, khung cảnh mùa hè của Tân Cương đã sắp được bộc lộ trọn vẹn.

“Đúng rồi, sau khi rời Hòa Điền, chúng ta quay về lại Nalati nhé.” Yến Thanh Đường kích động nói, “Bây giờ là vừa đẹp, khác hoàn toàn với những bông hoa nghệ tây trắng héo tàn mà chúng ta đã thấy vào tháng Ba đó.”

Yến Thanh Đường nhớ lại thảo nguyên Nalati mà cô từng đến trước đó. Nhớ đến vì vết thương ngay chân mà cô đã phải vội vàng chào tạm biệt aal, rồi cũng chợt nhớ đến dì Xuân Phương mà cô đã tình cờ gặp gỡ.

“Không biết dì Xuân Phương thế nào rồi, lúc ấy không xin wechat của dì nữa.” Yến Thanh Đường có chút tiếc nuối, “Dì còn ở Nalati nữa không nhỉ?”

“Có thể là không còn.” Túc Chinh nói thêm, “Dì ấy có nói là chờ hồ Thanh Hải tan tuyết, theo như tin tức đưa, thì năm nay hồ Thanh Hải sẽ tan tuyết hoàn toàn vào ngày 10 tháng Tư.”

Từ đó suy ra, dì xp đoán chừng đã rời đi từ lâu rồi.

“Còn muốn tiếp tục chụp hoa dại với dì nữa mà…’ Yến Thanh Đường buồn bã mất mát.

Túc Chinh thấy cô mất mát như thế liền vội nói lãng sang chuyện khác: “Xem chúng ta nói đến đâu rồi này? Không phải là muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa tại Hòa Điền sao? Vậy ăn uống là thứ quan trọng nhất.”

Sau khi đến Tân Cương, Yến Thanh Đường mới là người có tư cách nói những lời này nhất.

Cảm giác thèm ăn của cô đã hoàn toàn được khơi dậy nhờ ẩm thực phong phú và đa dạng của Tân Cương, lập tức gạt đi sự mất mát vừa chớm trong lòng, vội vàng kéo Túc Chinh đi ra ngoài ngõ, đến nơi mà chiếc việt dã đang đỗ.

“Lái xe lái xe, em phải ăn sao cho thật nhiều mới được.” cô ngồi trên ghế phụ lái nói.

Túc Chinh cũng lên xe tiếp sau đó, nhìn cô rồi cười đầy cưng chiều, trả lời: “Tuân lệnh tuân lệnh.”

Sau khi thay đổi kế hoạch, mục đích của họ không còn là bôn ba đi tìm kiếm cảnh đẹp nữa, mà chuyển sang tận tụy tìm chỗ ăn ngon.

“Túc Chinh ơi, em phải ăn cái này.” Sau khi đến nơi, Yến Thanh Đường chỉ vào chiếc bánh naan có vẻ ngoài khá khô khan cùng với vỏ quả hạch đào.

Cây hạch đào ở Tân Cương rất nhiều, thậm chí bánh naan còn có lẫn nhân hạt hạch đào. Lo rằng sau đó còn phải ăn những món khác nên Túc Chinh chỉ mua một chiếc bánh naan, bẻ một mẩu nhỏ đưa đến bên miệng Yến Thanh Đường.

Yến Thanh Đường cắn một miếng, rất ngạc nhiên với chiếc bánh naan đẫm vị hạch đào. Có điều cô đã từng ăn bánh naan rồi, nên cũng xem như ‘thân kinh bách chiến’, ăn thêm mấy miếng nữa lại thấy khẩu vị cũng tàm tạm, lại vội vàng chuyển sang tìm món ngon mới.

Cô thử nước ép táo gai do dân bản xứ tự tay ép, nếm thử cả mật táo gai… cả đoạn đường chỉ toàn gặp phải đồ ngọt, vậy nên Yến Thanh Đường đã ăn không ngớt, mà để lại cho Túc Chinh cũng không ít chút nào.

Đến khi dừng lại, cô phát hiện ra kẹo mè địa phương cũng rất thú vị, kẹo có nhân được làm từ hạt ngô và cây hạch đào, khi làm họ đã trộn hạt hạch đào cùng đường nếp lại với nhau, nhìn qua cũng giống như bánh cắt vậy.

Yến Thanh Đường nếm thử, thật sự là vừa thơm vừa ngọt, loại kẹo này khá giống với kẹo mạch nha, nhưng lại không mềm và dính như kẹo mạch nha, nó rất vừa vặn.

Cô ăn không còn chưa đủ, muốn đút cho Túc Chinh.

Túc Chinh ăn một miếng nhỏ, đoạn thấy cô săn sóc đưa đến một miếng mới, rốt cuộc vẫn phải xua tay: “Bình thường anh rất ít ăn đồ ngọt, phải kiểm soát lượng đường.”

Bấy giờ Yến Thanh Đường mới sực nhớ ra, Túc Chinh là kiểu người tập thể dục quanh năm, hẳn là cũng có những lưu ý về đồ ăn.

Thế mà dọc đường đi, Túc Chinh không hề từ chối bất cứ món nào mà cô đút, khiến cô mém chút nữa đã quên bẵng vụ này.

Cô trầm mặc một hồi, Túc Chinh lại như sợ rằng cô sẽ thất vọng, nghĩ bụng vẫn là cầm lấy miếng kẹo mè thứ hai mà cô đưa đến.

Yến Thanh Đường còn chưa kịp nói gì anh đã vội vàng nuốt xuống.

Khiến Yến Thanh Đường phải ngẩn ngơ, chậm chạp nói: “Anh không muốn ăn thì cũng đừng nên miễn cưỡng chứ.”

Bình luận

Truyện đang đọc