SAU LŨY TRE LÀNG: PHẦN 3: SÁT THẦN LỆNH



Chú tiểu gật đầu vâng dạ, nép sát vào người sư trụ trì, cứ thế cả ba bắt đầu tiến sâu lên đồi, cây cối xung quanh cũng bắt đầu rậm rạp, xum xuê hơn, nhiều chỗ cỏ mọc cao quá đầu gối, khiến vị sư bá ở đằng trước rất khó khăn mới dọn được ra một khoảng trống cho sư thầy và chú tiểu đi ở đằng sau.

Trời càng về đêm càng lạnh, lại ở nơi đồi núi, cái giá rét như thấm dần vào xương cốt của từng người.

Đi thêm được một đoạn nữa thì giọng của sư thầy đột ngột cất lên:- Tới rồi.Vị sư bá ở đằng trước hiểu ý, bèn dừng lại, bấm nút tắt cây đèn pin, lấy ở trong túi vải ra một cái đèn dầu, thắp lửa, ngoài ra sư bá còn lấy thêm một cái mõ, kính cẩn đưa lại cho sư thầy.

Sau đó sư bá thắp lửa, tay giơ cao ngọn đèn trong tay, tay còn lại vẫn tiếp tục dùng gậy dò đường, chậm rãi tiến về phía trước.

Sư thầy ở phía sau không nói năng gì, chỉ âm thầm quan sát xung quanh, kì lạ thay họ vừa đi thêm được vài mét thì bỗng từ trên đồi có một cơn gió lạnh thổi ngược xuống, buốt đến thấu xương, rồi các hàng cây trên đồi đồng loạt rung lắc dữ dội, mấy cành cây va vao nhau khoe loàn soạt, cành cạch.

Sau một hồi thì cây ngưng, gió cũng ngừng, từ ở trên các tán lá bắt đầu lờ mờ, ẩn hiện những bóng đen, hình thù không rõ ràng, phiêu phất ở trên đấy.


Bọn chúng túm tụm lại với nhau dày đặc, che phủ cả một cành cây, phát ra tiếng cười nói ríu rít:- Í hí hí, he he he, hô hô hô, hê hê hê,...Chú tiểu thấy được cảnh đó thì sợ muốn bật khóc, cà thân hình nép hẳn vào người sư thầy, run rẩy như chú chim non, sư bá ở đằng trước thấy mấy thứ đó thì mặt cũng hơi tái, vừa quay đầu đã thấy sư thầy gật đầu với mình, sư bá cũng gật đầu lại, vững dạ, tay giơ cao ngọn đèn, dò đường tiến lên phía trước.

Mấy bóng đen thấy có hơi người sống bèn hí hửng chuyền từ cành cây này sang cành cây khác, nhanh chóng áp sát ba người.

Nhưng bọn chúng còn chưa kịp làm ra bất cứ hành động gì thì tiếng mõ đã vang lên trong đêm tối:- Cốc cốc cốc, cốc cốc cốc,...Bất chợt một giọng nói đã vang lên, tuy không lớn nhưng mang theo âm hưởng trang nghiêm:- Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát .Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát .Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát .- Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni- Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.- Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa,..Đó là giọng của vị trụ trì chùa Hàm Long, vừa nhận thấy những bóng đen này muốn dở trò ma quái ám hại người sống, thầy đã nhanh chóng gõ mõ tụng kinh, đây chính là chú đại bi của Quan Thế Âm bồ tát, dùng để cứu khổ cứu nạn.

Kỳ lạ thay tiếng mõ vừa vang lên thì ngay lập tức những bóng đen này đồng loạt rút lui như thủy triều, chúng nhường ra một con đường cho ba người ở phía dưới, nhưng cả đám bóng đen không rời đi ngay, bọn nó vẫn theo sau mấy thầy, giữ một khoảng cách nhất định.

Cứ thế sư thầy vừa gõ mõ trì chú, sư bá thì đi trước mở đường, chú tiểu thì sợ hoảng sợ, mắt nhắm tịt lại, tay nắm vào vạt áo của sư thầy.

Cả ba thân hình mò mẫm trong đêm thâu, tiến lên trên đỉnh đồi.

Chẳng biết trải qua bao lâu, mãi đến lúc sư thầy ngừng gõ mõ, miệng ngưng tụng kinh thì mọi người mới dừng lại.

Chú tiểu vì mắt nhắm, không quan sát được đường đi, đến khi sư thầy dừng lại, chú bị bất ngờ, hụt chân tí thì ngã đập mặt xuống đất, may mà vị trụ trì vẫn luôn để tâm đến chú, dùng tay đỡ lại.

Lúc bấy giờ chú tiểu mới sợ hãi mở đôi mắt trong veo ra quan sát mọi thứ, không thấy mấy cái bóng đen kia ở đâu nữa, với nét mặt sợ hãi, chú cất giọng non nớt hỏi sư thầy:- Thầy ơi, mấy người ở trên cành cây đâu rồi ạ?Vị trụ trì cười hiền từ, khẽ xoa đầu chú tiểu, hồi đáp:- Tuệ Mẫn giỏi lắm, mặc dù sợ đến mức nhắm tịt cả mắt như thế, nhưng vẫn không lên tiếng, để ta giảng giải cho con hiểu nhé.Chú tiểu ngây ngô gật đầu, mắt vẫn không rời mấy hàng cây, những thứ vừa rồi quả thật đã ám ảnh tâm trí non dại của chú, chỉ sợ bọn chúng lại quay trở lại nơi đây.

Sư thầy đưa ánh mắt ra xa, nhìn ngắm mấy ngọn núi đồi xung quanh, chậm rãi cất lời:- Những thứ con thấy vừa rồi được gọi là vong hồn của người chết, nhưng những kẻ này không phải là vong hồn bình thường, mà là vong hồn sa ngã.


Vốn ông trời có đức hiếu sinh, còn nhà Phật chú trọng từ bi hỉ xả, chúng ta thân là Phật tử, là con của ngài thì cũng phải có trách nhiệm giúp ngài độ hóa vạn vật trong thiên hạ, nhưng cả ta và con hoặc là sư thúc ấy không thể nào có Phật lực vô biên như ngài, cho nên chỉ cần độ hóa cho những linh hồn lạc lối, cứu rỗi cho vong hồn mất phương hướng, ấy cũng đã được xem như là công đức vô lượng rồi.

Con lớn lên từ nhỏ ở trong chùa, ắt hẳn cũng đã biết rằng chùa ta ngày nào cũng cúng cháo đúng không? Và mỗi lần như thế thì con đều thấy những con đom đóm bay ra từ các hàng cây, nhưng đấy không phải đom đóm bình thường đâu, ấy là những vong hồn không nơi nương tựa, đến để nương nhờ cửa Phật, nhờ Phật lực để sớm ngày đầu thai, siêu sinh sang một kiếp mới.

Nhưng ở trên thế gian này, người có người tốt và người xấu, vong hồn cũng có vong tốt và vong xấu, trách nhiệm của những người như chúng ta là hướng dẫn những linh hồn lầm đường lạc lối tìm về cái thiện mà tránh đi cái ác.

Tuy nhiên không phải vong linh nào chúng ta cũng có thể độ hóa cho được, có nhiều người khi còn sống sát nghiệp quá nặng, giết hại vô số sinh linh, dẫn đến chấp niệm quá nặng, hóa thành ác quỷ, chỉ muốn hãm hại người sống, lôi kéo người chết, không chịu quay đầu.

Những cái bóng đen vừa nãy Tuệ Mẫn thấy được chính là những vong linh đó.

Tiện đây ta cũng sẽ nói cho con biết một bí mật, tại sao ngôi chùa của chúng ta lại có tên là Hàm Long.

Từ hồi tổ sư Nguyễn Minh Không kiến tạo chùa thì dưới tài phép của ngài đã nhìn ra rõ mạch núi sông nơi đây, thấy hình thể như như sáu hiền sĩ hội tụ, thế tứ linh, lần lượt là Long, Lân, Quy, Phụng, tứ đại thần thú.

Sư tổ đã quyết định xây dựng chùa tại đây, địa thế chùa tại nơi miệng Rồng, kể từ đấy chùa ta mới có tên là Hàm Long.


Đến đời sư tổ Như Trừng Lân Giác từ núi Yên Tử đến chùa tu tập thì trong quá trình người ở đây mới thấy dân ta gặp phải vấn nạn trùng tang, bị hung thần bắt mạng vô tội vạ, quá thương cảm cho lương dân, ngài mới vận dụng công phu tu tập cả đời của mình để tạo ra bộ kinh Thập nguyện cứu sinh cùng bộ ván khắc bằng gỗ bùa giải để giúp cho dân ta giải trùng.

Vì bị ngăn cản việc bắt mạng nên thần trùng rất tức giận, nhiều lần xuất âm binh tấn công chùa, mưu hại phá vỡ thế phù ấn.

Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các pháp môn khác như Lê Thiên, Vạn Kiếp, Yên Tử,..

đánh một trận kinh thiên động địa rốt cuộc chúng ta đã giành chiến thắng.

Tàn binh của thần trùng đều bị các môn phái nhốt trên ba ngọn núi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Quy,..

Lợi dụng địa thế tứ linh trấn áp bọn chúng, lại dùng Phật lực từ chùa ta để từ từ mài mòn mà độ hóa chúng, không để chúng trốn ra ngoài nhân gian tác oai tác quái, gây hại cho dân lành..


Bình luận

Truyện đang đọc