Ngày mùng tám tháng tư bận rộn. Các hộ nhà nông đang bận rộn dọn cỏ, cày ruộng, gieo mẹ. Mọi nhà đều cần gạo, người ít thì ăn ít, một năm trồng vài mẫu lúa, nhà có người già trẻ nhỏ thì trồng từ mười đến hai mươi mẫu cũng không hiếm.
Thời gian cấp bách, không chờ ai, trâu cày bỗng trở thành thứ thiếu hụt nhất trong thôn.
Nhà Diêu Xuân Nương chỉ có một người, cả năm ăn rau không đủ nửa mẫu đất, nồi cũng không nấu được nhiều gạo, nhưng nên cấy vẫn phải cấy, vẫn phải cày ruộng.
Trước đó nàng đã dành một ngày trời đi quanh mấy mẫu đất của Trương gia, chọn một mảnh gần nhà, gieo hạt giống. Giờ thấy cây lúa sắp nhú lên khỏi mặt nước, đã đến lúc phải chuẩn bị cày ruộng, nếu không đến lúc gieo mạ sẽ không kịp.
Diêu Xuân Nương chưa làm nhiều việc nặng, sống hai mươi năm cũng chỉ xuống ruộng hai lần, lần đầu xuống ruộng khi nàng còn chưa cao bằng bờ ruộng.
Hồi đó còn ở nhà, nàng tranh thủ lúc người lớn bận rộn gieo mạ không chú ý đến mình, lén lút bò đến bờ ruộng, không cẩn thận trượt chân vào ruộng, làm cả người sạch sẽ bị lấm lem bùn đất.
Đứa bé nhỏ xíu như nàng, trong ruộng ướt nhẹp không đứng vững, dũng cảm đi vài bước, đột nhiên thân người ngã về phía trước, đầu ngã vào trong nước bùn, ăn một miếng bùn.
Nếu không phải mẫu thân đang gieo mạ nghe thấy tiếng động quay lại nhìn một cái, giờ này có lẽ mộ nàng đã mọc cỏ cao bằng người.
Mẫu thân nàng mắng mỏ đưa nàng về nhà tắm rửa, thay quần áo, đá chiếc áo bẩn sang một bên, cầm cây roi trúc đánh nàng chạy khắp nhà vừa khóc vừa chạy.
Lần thứ hai là khi nàng mười sáu, mười bảy tuổi. Phụ mẫu của nàng vào ngày Thanh Minh lên mộ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho Diêu gia, cố gắng xem có thể sinh thêm nhi tử không.
Có lẽ do cố gắng quá sức, phụ thân nàng không để ý bị đau lưng, nằm trên giường mấy ngày, nhà đột nhiên thiếu sức lao động, phải có người bù đắp, Diêu Xuân Nương theo mẫu thân đi đào đất gieo mạ.
Nhưng người không làm việc nặng như nàng sao có thể làm được ngay, Diêu Xuân Nương chỉ cúi xuống làm một ngày, hôm sau cả người đau nhức, hai chân đi không vững, mệt mỏi ngồi phịch trong ruộng, ngày thứ ba đau lưng nằm trên giường cùng phụ thân, khiến mẫu thân nàng tức giận đủ đường.
Thời gian đó, mẫu thân nàng trời mờ sáng ra ngoài, tối đen kịt mới về, từ sáng đến tối một mình chăm chỉ làm việc, không ít lần bị người khác cười nhạo.
Giờ đây tuy chỉ trồng nửa mẫu ruộng, nhưng Diêu Xuân Nương rõ ràng có chút tự biết mình, không định dựa vào mình mà cầm cuốc cày cấy.
Nàng đã sớm hẹn với một nhà nuôi trâu trong thôn, tranh thủ thời gian nhờ bọn họ giúp nàng cày ruộng.
Nàng có chút ơn nghĩa với người nọ, cho nên đối phương không từ chối, đồng ý ngay lập tức.
Sáng hôm đó, nàng thay bộ quần áo thô, chuẩn bị ra ruộng.
Mới ra ngoài, thấy Tề Thanh hình như cũng đang định đi ra đồng. Hắn đội đấu lạp, tay cầm cuốc, so với Diêu Xuân Nương ra ngoài tay không, có thể nói là trang bị đầy đủ.
Diêu Xuân Nương tối qua bị hắn cắn một cái, trong lòng còn tức giận, giờ thấy hắn, nhìn hắn một lúc lâu cũng không chào hỏi.
Tề Thanh có vẻ không biết nói gì, nâng vành nón nhìn nàng, hỏi: “Còn đau, đau không?”
Diêu Xuân Nương chu môi: “Lần sau ngươi để ta cắn ngươi một cái thử xem.”
Nàng đóng cửa, đi được hai bước, bỗng nghe Tề Thanh ở phía sau cao giọng nói: “Thế này có, có thể sẽ, sẽ trời mưa.”
Lúc này còn sớm, sắc trời đã âm u, không nhìn ra điều gì. Diêu Xuân Nương ngẩng đầu nhìn bầu trời có phần tối tăm, tin lời hắn, quay người mở khóa vào nhà, khi ra ngoài cũng đội một chiếc đấu lạp.
Tề Thanh thấy nàng nghe lời, cũng còn chịu khó để ý đến mình, khẽ hít vào một tiếng, lại khẽ thở phào.