DỊ THẾ THẦN CẤP GIÁM THƯỞNG ĐẠI SƯ

Tính ra thì thời gian y dừng chân tại Nam sơn cũng không dài, sau khi thỉnh cầu Tô Hàng Đạo xong, mọi việc sau đó chỉ cần làm theo kế hoạch.

Nghi thức hoạ thường chính thức chỉ mất vài canh giờ để tiến hành, quan trọng là ở giai đoạn chuẩn bị trước đó.

Không có nguyên vật liệu hoàn mỹ thì sẽ không thể vẽ ra quyển trục như ý.

Đường Thời cần có một tấm áo choàng bằng tơ tằm, mực trong lòng núi Mặc, một cây bút làm từ lõi cây Tam Chu và một con dấu làm bằng sắt xanh.

Khi y rời đi, nhóm người Tô Hàng Đạo cũng không đưa quá nhiều thứ cho y, chỉ tặng y một chiếc Hộ Tâm kính tam phẩm, tối thiểu có thể chặn được một chiêu của tu sĩ Nguyên Anh kỳ, tuy nhiên đây là tiêu hao phẩm, dùng một lần là hết tác dụng. Một món quà khác khá hữu dụng là một đôi giày Thần Hành Thiên Lý, nghe nói là do trưởng lão Chu Mạc Vấn đến Bách Luyện đường chế tạo, đi vào sẽ làm tăng tốc độ di chuyển. Còn Yến Hồi Thanh chỉ đưa cho hắn một túi trữ đồ, rồi nói nhỏ với hắn, nếu có nguyên liệu nào không tìm được thì cứ dùng tiền mà mua — trong trường hợp có thể mua được.

Đường Thời dở khóc dở cười, y nhận đồ, sau đó bái biệt sư môn.

Mọi người nhìn y một đường đi xa. Dọc theo suối Mặc xuống núi, Đường Thời đứng bên ao Tẩy Mặc dưới chân núi nhìn lại, chỉ thấy cả toà núi Chiêu Diêu rậm rạp xanh tươi, lá cây Mê Cốc thoang thoảng toả ra mùi hương thơm ngát, trên sườn núi thấp thoáng bóng dáng căn nhà tranh của y...

Cuối cùng, Đường Thời vẫn đi rồi. Chỉ nhẹ nhàng phất tay một cái, xoay người liền rời đi.

Y đã lên sẵn kế hoạch chi tiết cho mình, đầu tiên xuống núi nghỉ chân một chút rồi đi tới núi Mặc cách núi Chiêu Diêu trăm dặm về phía đông. Nguyên liệu hoạ thường lý tưởng nhất đối với y chính là tâm của núi Mặc, đó là màu đen thuần tuý nhất, là năng nượng tinh tuý nhất, dùng để hoạ thường thì không còn gì bằng.

Với đôi giày Thần Hành Thiên Lý trên chân, vừa ra khỏi phạm vi của núi Chiêu Diêu, Đường Thời liền mở ra bài thơ thứ chín.

— Đây cũng chính là bài thơ cuối cùng cho Trúc Cơ kỳ.

Hiện tại y đã là tu sĩ hậu kỳ Trúc cơ, nhưng vẫn còn một ngọn núi lớn chắn giữa Trúc Cơ kỳ và Kim Đan kỳ.

Bài thơ thứ chín, "Tảo phát Bạch Đế thành". (của Lý Bạch)

"Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,

Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san."

*Dịch thơ: "Sáng rời Bạch đế rực ngàn mây
Nghìn dặm Giang Lăng, tới một ngày
Vượn hót bên sông nghe rỉ rả,
Thuyền qua muôn núi vượt như bay.
*Dịch nghĩa: "Buổi sáng rời thành Bạch Đế"
"Buổi sáng từ biệt thành Bạch Đế, ở trong làn mây rực rỡ,
Đi suốt một ngày, vượt qua ngàn dặm về tới Giang Lăng.
Hai bên bờ sông tiếng vượn kêu mãi không thôi,
Thuyền nhẹ đâu ngờ đã vượt qua muôn trùng núi non."

Chỉ nhẹ nhàng niệm một câu thơ, đồng thời thi triển thủ quyết, Đường Thời liền cảm thấy toàn thân như hoá thành một cơn gió, thật không biết đẳng cấp của thuật khinh công này cao hơn "Bạch mao phù lục thủy" bao nhiêu lần.

Lớp lớp mây trắng trôi vút qua người, từng dãy núi ngắt xanh vùn vụt xẹt qua đuôi mắt, Đường Thời tựa như đang cưỡi gió mà bay, toàn thân hắn hoá thành một vệt tàn ảnh* cao tốc, chỉ trong chớp mắt đã đi thật xa.

*Tàn ảnh: khi đôi mắt không thể theo kịp tốc độ di chuyển của sự vật, nhưng do màng mắt vẫn còn lưu giữ ảnh dù ánh sáng kích thích không còn nữa nên đôi mắt vẫn nhìn thấy được bóng mờ ở vị trí mà vật đã đi qua, bóng mờ đó gọi là tàn ảnh

Ngay sau khi đột phá hậu kỳ Trúc Cơ, Đường Thời đã mở ra bài thơ này, cũng nhận ra nó có tác dụng cực lớn đối với cả việc chạy trốn lẫn đi đường dài. Chưa nói đến việc có thể bay vụt đi rất xa chỉ trong chớp mắt, chỉ riêng việc không cần ngự kiếm mà vẫn có thể bay bổng giữa không trung cũng đã đủ khiến người ta kiêu ngạo.

"Ân Khương, ngươi từng đáp ứng rằng chỉ cần ta đưa ngươi trở về, ngươi sẽ tặng lõi cây Tam Chu cho ta, không quên chứ?"

Đường Thời vừa bay nhanh vừa hỏi Ân Khương.

Ân Khương vốn đã mong chờ đến ngày này thật lâu, liền đáp ngay: "Ta thề trên danh nghĩa Thiên Yêu của Yêu tộc, chỉ cần ngươi đưa ta trở về Thiên Chuẩn Phù Đảo, ta sẽ lấy lõi cây Tam Chu làm quà cảm tạ."

Đằng trước có hai tu sĩ đang ngự kiếm, tốc độ của Đường Thời cực nhanh, mũi chân chỉ hơi xê dịch một chút, lập tức lách sang bên cạnh, bay vụt qua người hai tu sĩ, kéo theo một cơn gió lớn, cảm giác sảng khoái cứ như đua xe vậy.

Hai tu sĩ kia đang yên ổn ngự kiếm, đột nhiên thấy gió mạnh thổi thốc qua người, đồng thời một bóng đen bay vụt qua, cứ tưởng là gặp phải vật yêu tà nào đó nên liền xoay người muốn đuổi theo, nhưng Đường Thời đã sớm bay đi thật xa rồi.

Nhờ tác dụng gia tốc của đôi giày Thần Hành Thiên Lý và "Tảo phát Bạch Đế thành" mà thời gian đi đường của y rút ngắn lại rất nhiều so với kế hoạch.

Đi được nửa đường, Đường Thời mới dừng lại nghỉ ngơi. Đột nhiên chỉ còn một mình một người, y có chút rầu rĩ khó nói thành lời.

Ân Khương cười y: "Ngươi từng hỏi ta thế nào là Vô Tình đạo và Cực Tình đạo, nghĩa trên mặt chữ rất dễ hiểu, nhưng nếu bảo ta phải giải thích rõ ràng thì đúng là không thể. Rốt cuộc cực tình là như thế nào, vô tình là ra sao, ta cũng không nói rõ được."

"..." Đây chính là vấn đề mà Đường Thời muốn biết, nhưng đến Ân Khương cũng không thể giải đáp sao? Y cười cười, "Thì ra ngươi cũng giống ta. Một mặt nói Phật thương hại chúng sinh, mặt khác lại nói Phật vốn vô tình, vậy rốt cuột tu Phật là Cực Tình đạo hay Vô Tình đạo? Ngươi nói mình tu Cực Tình đạo, nhưng khi nhìn những người bên cạnh chết đi, có lẽ ngươi cũng chỉ thờ ơ mà thôi."

Ân Khương nói tiếp: "Dù thiên hạ này trăm họ lầm than, ta cũng sẽ không mảy may nhíu mày."

"Vậy ngươi tu Cực Tình đạo, hay là Vô Tình đạo?" Đường Thời uống một ngụm nước rồi cất túi nước đi, đứng ở đầu hẻm núi dõi mắt về phương xa.

Trong tầm mắt đều là những dãy núi phủ cây xanh ngắt, xa xa về phương bắc là bình nguyên hoang sơ trải dài, nhìn về phía nam vẫn là núi non trùng điệp.

Hướng bắc, là Đại Hoang ở Trung Nguyên, mà hướng nam, đó là núi xanh bất tận trên Nam sơn.

Cực Tình đạo, Vô Tình đạo, Ân Khương vốn hiểu rõ ràng, nhưng bị Đường Thời quấy nhiễu một hồi lại thành ra không rõ.

Nàng nói: "Muốn chuyển đổi giữa cực tình và vô tình, chẳng qua chỉ cần một ý niệm trong đầu mà thôi. Ta biết bản thân mình theo Cực Tình đạo, còn người khác thế nào không phải việc của ta."

Nói cách khác, Cực Tình đạo và Vô Tình đạo là khái niệm mang tính chủ quan sao?

Đường Thời khẽ vuốt cổ tay, không dõi mắt về phương xa nữa mà nhìn sang phía đông — đó là nơi mà y muốn đến.

Núi Mặc, một dãy núi rất có tiếng tăm tại Nam sơn.

Núi này kéo dài hơn mười dặm, mỗi một cục đá trên núi đều là mực tinh khiết không lẫn tạp chất. Tâm của núi Mặc ở sâu trong lòng núi, việc Đường Thời muốn làm chính là chiết một ít tâm núi làm nguyên liệu hoạ thường.

Dùng thứ mực tốt nhất mà trước mắt hắn có thể nghĩ tới, cầm cây bút tốt nhất mà hắn có thể có được, và cả giấy vẽ tốt nhất có thể.

Núi này không có người sống, nhưng đều đặn mỗi tháng đều có người lên núi lấy mực, có điều hầu hết mọi người đều không điên đến mức lấy tâm núi làm mực, mà cũng không có thực lực để làm điều đó.

Tâm của núi Mặc ở sâu trong lòng một ngọn núi lớn nhất toàn dãy núi, nó ở vị trí trung tâm nhất, rất hiếm người lấy mực có thể tới nơi này.

Lúc này Đường Thời chỉ phi thân một cái, đã tới phía trước ngọn núi này. Y duỗi tay bẻ một khối đá rồi dùng ngón tay bóp nát, thấy toàn bộ đều là màu mực đen thuần tuý.

Y nhìn xung quanh một chút, chọn một vị trí kín đáo, sau đó liền vung kiếm tước đi lớp đá ngoài không quá cứng rắn, bắt đầu chậm rãi thâm nhập.

Tất nhiên dùng kiếm để đào hang không phải là biện pháp tối ưu, nhưng Đường Thời không có công cụ nào khác, cũng không có linh thuật phù hợp, nên chỉ có thể dùng Trảm Lâu Lan để mở đường. Cũng may chỉ có một mình y đi vào, vị trí mà y lựa chọn cũng chính xác, nên khi thấy nham thạch càng ngày càng sậm màu hơn, thậm chí có vẻ càng lúc càng mềm, Đường Thời liền biết là mình đã sắp đến nơi.

Có điều, y hoàn toàn không ngờ tới, tâm của núi Mặc lại là như thế này...

Trước mắt y là một khối chất lỏng, chỉ lớn khoảng hai thước (2/3m), trông như thể được khảm vào trong lòng núi, xung quanh mơ hồ có ánh sáng màu đỏ vàng lập loè xao động.

Đây chính là tinh hoa của cả núi Mặc. Đại đa số người vẽ tranh hoàn toàn không cần dùng đến vật này, bởi ngoại trừ Mặc sư thì nó hoàn toàn không có tác dụng gì với tu sĩ khác. Mà kể cả Mặc sư cũng không cảm thấy tâm núi Mặc là loại mực tốt nhất, trước đây khi Đường Thời nói định lấy tâm núi Mặc làm mực, các trưởng lão đều phản đối.

Đó là bởi khi hoạ thường, mọi người thường chọn dùng một số loại chất lỏng thiên tài địa bảo* hoặc máu của linh thú để tranh vẽ xong được tăng thêm công dụng, còn tâm của núi Mặc chỉ là mực tinh khiết hơn mà thôi, về bản chất thì không có cải biến gì cả.

*Thiên tài địa bảo: hay được dùng trong tiểu thuyết võ hiệp hoặc tu chân, chỉ các loại thực vật hoặc khoáng vật quý hiếm và có công hiệu đặc biệt, thường là sau khi dùng có thể tăng công lực, tăng thọ mệnh, trị bệnh hay đề cao một năng lực nào đó...

Nhưng Đường Thời đã quyết muốn dùng, người khác cũng không thể ngăn cản.

So với mấy thứ như máu Ngân Long gì đó mà sư huynh khác dùng, y cảm thấy tâm núi Mặc mới là thích hợp nhất với mình.

Đường Thời muốn giữ vẹn nguyên một luồng "mặc khí" như vậy, y không muốn chế tạo pháp bảo hay gì cả, y chỉ muốn hoạ thường mà thôi.

Nhìn khối chất lỏng trước mặt, Đường Thời lấy trong túi trữ đồ ra ba chiếc bình nhỏ làm từ ngọc xanh rồi thi triển một thuật pháp phân tách, tức thì một dòng chất lỏng nhỏ bay ra, chui vào trong bình, mà y cũng lập tức đóng nắp lại.

Một bình, hai bình, ba bình, Đường Thời lấy tâm núi Mặc xong liền lấp lại con đường mà y vừa đào ra. Lúc đào sâu vào còn có khó khăn, chứ lúc đi ra thì rất dễ dàng, tay áo vừa vung lên, đất đá màu đen đã bay tới vùi lấp kín hang động.

"Bên trong còn nhiều tâm núi như vậy, sao ngươi chỉ lấy có một ít thế này?" Ân Khương thấy hơi khó hiểu.

Đường Thời đáp: "Nếu ta lấy hết tâm núi thì cả núi Mặc sẽ bị phá huỷ, cần gì phải thế? Dù sao vẫn có rất nhiều người dùng mực trên núi để vẽ tranh, hôm nay ta lấy hết, đến lúc người khác dùng sạch mực thì phải làm sao? Ta không có hứng thú với việc mổ gà lấy trứng."

Cũng giống như lúc Đường Thời vừa vào Tẩy Mặc các, khi môn phái phát cho đệ tử một bao hạt giống, Tống Kỳ Hân đã nói như vậy.

Huống hồ, nếu y thật sự lấy hết toàn bộ tâm của núi Mặc thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Dù gì y cũng là đệ tử của Tẩy Mặc các, gây ra chuyện như vậy sẽ khiến cả sư môn bị người ta chỉ trích.

Đường Thời là hạng tiểu nhân tham tài, nhưng có những thứ không thể tham được.

"Tiếp theo ngươi định làm thế nào?" Ân Khương lại hỏi.

Nguyên liệu đầu tiên tất nhiên là dễ có được nhất, đây cũng chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch của Đường Thời, mà những nguyên liệu tiếp theo thì không dễ kiếm như vậy. Tơ Thiên Tàm là vật chỉ có thể gặp chứ không thể cầu, Đường Thời định đến Tỳ Hưu lâu thử vận may, trước đây Vân Cẩm đã nói nếu hắn cần gì thì có thể trực tiếp hỏi thử Tỳ Hưu lâu.

Suy cho cùng khả năng của một mình y là có hạn, mà với tu vi hậu kỳ Trúc Cơ, Đường Thời cũng không cần phải lo lắng cho an nguy của bản thân, nhất là ở Nam sơn này.

Dù sao nơi đây cũng không có mấy người là Kim Đan hay Nguyên Anh kỳ, mà Đường Thời rời khỏi sư môn là để chuẩn bị hoạ thường, đồng thời cũng để rèn luyện.

Đường Thời phát động thuật pháp, chân đạp Thần Hành Thiên Lý, tiếp tục bay về phía đông, "Cực đông của Nam sơn cũng có Tỳ Hưu lâu, trước mắt ta sẽ dừng chân ở đó một thời gian ngắn để thăm dò tin tức, sau đó liền vượt Đông hải, đi đến Thiên Chuẩn Phù Đảo."

Kế hoạch của y rất đơn giản dứt khoát, vì y không muốn lãng phí quá nhiều thời gian ở giai đoạn chuẩn bị.

Thực ra thì biện pháp ổn thoả nhất phải là chờ Đường Thời kết đan xong rồi mới đi, nhưng từ hậu kỳ Trúc Cơ đến lúc kết đan còn cần thời gian rất dài để tích luỹ linh lực, dù bây giờ Đường Thời có hấp thu hai mươi viên linh thạch mỗi ngày cũng không đủ. Chưa kể kết đan là đột phá một cảnh giới lớn, tuy Đường Thời tu luyện Tâm Kinh nhưng suy cho cùng vẫn không phải Phật tu, muốn kết đan thành công cũng không biết phải chờ đến khi nào.

Hiện giờ Đường Thời đang tu luyện song song hai loại tâm pháp là "Ấn Tuyên thập tam sách" và "Tâm Kinh", đây là hai công pháp tu luyện hoàn toàn khác nhau, nhưng cũng thuộc hai phương diện khác nhau, nên không có xung đột gì giữa hai loại. Hơn nữa, vì phương thức công kích của y khá khác người, đó là dùng thẳng Trùng Nhị bảo giám để tấn công, nên cũng không xung đột với "Ấn Tuyên thập tam sách" và "Tâm Kinh", mà ngược lại còn có phần bổ trợ cho nhau.

Ân Khương cũng xem như là người kiến thức rộng, nhưng vẫn chưa từng thấy ai có thể tu luyện kiểu đó.

Nghe Đường Thời nói vậy, Ân Khương liền không nhiều lời nữa, nghĩ đến việc không bao lâu nữa là có thể trở về Thiên Chuẩn Phù Đảo, nàng thấy mình như đang nằm mơ.

Chỉ cần thoát khỏi cái hộp này, trời đất bao la, còn nơi nào nàng không đến được?

Đường Thời không nghĩ nhiều như vậy, khi nào bay mệt thì liền hạ xuống đất, đi trên đường núi như một người bình thường, nếu gặp thị trấn nhân loại thì dừng chân ăn ăn uống uống, chỉ vậy mà dọc theo đường đi cũng nghe được không ít chuyện hay việc lạ.

Mười lăm năm sau hội thi Tứ Phương Đài được toàn bộ đại lục quan tâm mới diễn ra, nhưng từ bây giờ mọi người đã bắt đầu bàn tán về nó.

Hội thi Tứ Phương Đài là một đợt tụ hội lớn của cả bốn vùng núi Đông Tây Nam Bắc thuộc Tiểu Hoang, nơi nào tổ chức thì một toà Tứ Phương đài sẽ mọc lên ở đó. Đại hội lần tới tổ chức ở Bắc sơn, nghe nói từ bây giờ đã có người khởi hành đến Bắc sơn rồi, người nào nhát gan không dám từ Nam sơn đi thẳng qua Đại Hoang thì chỉ có thể đi vòng qua Đông sơn hoặc Tây sơn.

Trước khi y đi, các trưởng lão cũng đã dặn trước, nếu y có thể trở về trước khi hội thi Tứ Phương Đài bắt đầu thì họ sẽ chừa cho y một suất tham gia.

Đường Thời một mặt nghe ngóng tin đồn, một mặt tính toán thời gian lên đường, sau khi mười ngày như vậy trôi qua, cuối cùng y cũng đã tới biên giới.

Ở nơi giáp ranh giữa Đông sơn và Nam sơn có một toà thành nhỏ, tại đây có cơ sở cuối cùng của Tỳ Hưu lâu tại Nam sơn.

Đường phố nơi này khá vắng vẻ đìu hiu, đến cả Tỳ Hưu lâu cũng không có mấy người ra vào, Đường Thời là người duy nhất.

Bên trong lâu cũng không giống cơ sở ở toà thành dưới chân núi của Tẩy Mặc các, nơi này phủ đầy bụi bặm.

Một gã người hầu đang uể oải đứng tựa vào cửa, bỗng nhiên thấy một tu sĩ áo xanh bước vào, gã vừa mở miệng ra, câu đầu tiên thế nhưng lại là: "Có phải ngài đi nhầm đường vào sai cửa rồi không?"

Đường Thời quay đầu lại hỏi: "Nơi này không phải Tỳ Hưu lâu sao?"

"Đúng." Gã người hầu ngơ ngác đáp.

Đường Thời liền nói: "Vậy thì không sai."

Xem ra là ở địa điểm khác nhau thì quy cách làm việc và điều phối nhân viên của mỗi cơ sở cũng khác nhau.

Đến lúc y đi vào sảnh chính mới thấy có một người đi từ lầu trên xuống, hiển nhiên là nghe thấy động tĩnh bên dưới nên mới xuống đây. Người đó vừa mở miệng liền nói: "Tệ lâu* ở nơi xa xôi hẻo lánh, rất ít khi có người ra vào, hiếm lắm mới thấy có khách đến như ngài, nên không tránh khỏi khiến người hầu ngạc nhiên. Nào, mời ngài ngồi."

*Tệ lâu: tự gọi chỗ của bản thân một cách khiêm tốn, tương tự như tệ xá

Đó là một nữ tử mặc đồ giống Vân Cẩm, có vẻ đây là trang phục thống nhất của Tỳ Hưu lâu.

123

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3S.Com

Trước Sau

Bình luận

Truyện đang đọc