BẠN TRAI KỲ LẠ CỦA TÔI

“Là bà ta đút con rắn cho thằng bé ăn ư? Là cơm ven đường có gan rắn à? Làm sao lại vào mạch máu chứ?”

Tôi bị con rắn kia khiến cho hoảng sợ. Đứa bé kia được cứu là tốt nhất, nếu không thì  không chừng bà già kia có tâm địa độc ác sẽ lấy cớ đi tố cáo Tông Thịnh đả thương người khác. Cảnh sát cũng sẽ chẳng tin là trong mạch máu đứa bé con con rắn nhỏ. Bọn họ sẽ chỉ tin vào chuyện Tông thịnh dùng móng tay cắt mạch máu ở cổ đứa bé,.

“Không phải là rắn, cũng không phải là gan rắn.” Tông Thịnh vừa mở cửa vừa giải thích cho tôi. “Đó là oán khí ngưng kết thành rắn. Chính là cơm cúng quỷ, quỷ ăn xong còn lưu lại oán khí của con quỷ đó.”

Trời đã chuyển sang buổi chiều, những người tụ tập xem náo nhiệt đã tản ra, ai về nhà nấy nấu cơm chiều.

Trong nhà Tông Thịnh không có ai, trong ngoài, một người cũng không có. Chúng tôi mở cửa vào nhà thì nhìn thấy bà Chín mới đi xem náo nhiệt về, đứng ở cửa nói:  “Tông Thịnh, Ưu Tuyền, nhà hai đứa không có ai đâu, ông bà hai đứa chưa về, chút sang nhà ta ăn cơm đi, ta nấu cho hai đứa.”

Tuy rằng kêu bà Chín, nhưng người phụ nữ kia tuổi cũng chỉ trạc mẹ tôi, chỉ là theo bối phận thì cô là vợ của người em bé nhât của ông Tông Thịnh, đứng thứ chín.

“Dạ,” tôi đáp lời. Trong thôn chúng tôi việc ăn cơm ở nhà họ hàng cũng bình thường nên tôi không để ý, chỉ là sau khi tôi đáp ứng xong mới thấy Tông Thịnh kinh ngạc nhìn mình, tôi vội nói: “Anh không muốn đi hả? Nếu không thì sang nhà em, em gọi cho mẹ nhé?!”

“Không cần, chỉ là không nghĩ tới, em có thể hòa nhập vào gia đình  này tốt hơn anh.”

Tôi cười: “Anh không sống trong thôn nhiều năm rồi nên ai mà chẳng  biết em là vợ anh. Họ hàng nhà anh cũng không có khách sáo với em đâu.” Lời oán giận nói cũng không biết bao lần, cả lời mời cơm cũng thế. 

Tông Thịch lấy la bàn ra, bắt đầu chậm rãi đi từng ngóc ngách trong nhà. Tôi biết anh đang kiểm tra xem trong nhà có bị Lão Bắc yểm gì không. Dù sao đi nữa, tìm tới tìm lui cả buổi, đến tận khi trời tối vẫn không tìm được thứ gì khả nghi.

Bà Chín chạy sang gọi chúng tôi qua ăn cơm, chúng tôi khóa cửa, đi sang. 

Tới nhà bà chín, trong nhà chỉ có một người phụ nữ lớn tuổi cùng ông Chín ở trong nhà, ông Chín còn cố tình rót rượu cho Tông Thịnh, uống vài hớp rồi nói: “Tông Thịnh, mấy nhà kia tâm tư thế nào chúng ta cũng đều rõ, mấy năm  nay tiền bạc trong nhà đều do ông bà con vất vả kiếm ra. Nhà chúng ta cũng không có ngõm ngọi tới. Con trai ta còn đi làm, nó có thể đi làm tốt như vậy, sau này có tiền về đây xây nhà cưới vợ là được. Tiền nhiều cũng không phải chuyện tốt lành gì. Nhìn đi, ông bà con cả ngày đều bận rộn.”

Bọn họ lại bàn tới chuyện đứa bé hôm nay. Nói rằng đứa bé rất giống Tông Thịnh khi còn bé, vô cùng nghịch ngợm, còn phải hơn hai tuổi mới biết đi. Bà lão nhà đó có vẻ không muốn đứa bé, cảm thấy nó là thứ trói buộc, nên muốn vợ chồng nhà đó  ly hôn, cưới đứa khác sinh thêm đứa nhỏ nữa, hoặc đứa này chết thì kêu người vợ sinh đứa nữa. 

Tông Thịnh nhàn nhạt nói: “Đứa bé kia là bị di truyền khiến cho não chậm phát triển, muốn sinh con thì đi bệnh viện kiểm tra cho kỹ lưỡng, đừng thương tổn hài tử. Nếu không được thì nhận nuôi một đứa  bé bình thường là được.”

Cả nhà Bà Chín khá khách sáo, bữa cơm trôi qua khá hòa hợp. Ăn cơm xong, bà chín gọi điện cho mẹ đứa bé ở bệnh viện hỏi thăm tình hình. 

Nghe tiếng mẹ đứa bé khóc rống lên trong điện thoại, vừa khóc vừa nói: “Cứu được rồi, bác sỹ thấy vết thương thì hỏi có muốn báo cảnh sát không?! Chúng tôi nói là bé tự ngã làm rách da.”

“Cứu Được thì tốt rồi. Về sau tính tiếp, giờ giữ được đứa bé là được rồi.” Bà Chín nói.

Nếu đã xác định ở quê nhà anh không có bị Lão Bắc động tay chân, chúng tôi cũng chuẩn bị về lại nội thành. Lên xe, tôi hỏi: “anh nhìn tay đứa bé iền biết nó bị di truyền nhân tố não bộ khuyết tật?”

“Ừ. Vân tay so với người bình thường không giống nhau.”

“Việc này xem như khoa học, hay là tướng mạo vậy.”

Bình luận

Truyện đang đọc