NĂM THÁNG HUY HOÀNG

Năm 279 sau Công Nguyên, năm Hàm Ninh thứ năm của triều đại Tây Tấn, cũng là năm thứ mười bốn dưới triều đại của vị hoàng đế khai quốc Tư Mã Viêm tại vị, Đông Ngô đã bị tấn công và tiêu diệt.

Từ cuối thời Đông Hán thiên hạ trở nên đại loạn cho đến thời kỳ "thế chân vạc của Tam quốc" sau này, phải mất hơn tám mươi năm thiên hạ mới quy về một mối. Tư Mã Viêm lúc này đang tự mãn trong tiếng ca tụng tâng bốc khắp triều, nào có khí lực để ý đến một chuyện vặt vãnh xảy ra ở phương Bắc.

Vào mùa thu năm nay, Tả bộ soái của năm bộ người Hồ là Lưu Báo đã qua đời, con trai của ông là Lưu Uyên được Tấn Vũ Đế bổ nhiệm trở thành người lãnh đạo của Tả bộ. Lưu Uyên đã ở Lạc Dương làm con tin trong nhiều năm, cuối cùng hắn cũng có cơ hội quay trở về bộ tộc Hung Nô của mình, nhưng người con trưởng Lưu Hạ cần phải ở lại Lạc Dương để tiếp tục làm con tin. Khi đến Lạc Dương, Lưu Uyên còn ở độ tuổi rất trẻ. Khi rời đi thì hắn đã ngoài ba mươi. Ở nhà Tấn, hắn đã có rất nhiều thê thiếp và sinh được khá nhiều con. Trên hành trình trở về Hung Nô lần này, Lưu Uyên có đến hàng chục chiếc xe ngựa chất đầy hành lý.

Cuộc sống ở Lạc Dương khá an nhàn thoải mái nên thê thiếp và con cái của Lưu Uyên đều được sống trong sự cung phụng và chăm sóc cẩn thận, thế nhưng sau một tháng phải chật vật trên xe ngựa, bọn họ cũng không chịu nổi nữa mà lần lượt đổ bệnh. Lúc đến Tấn Dương, dù Lưu Uyên nóng lòng muốn nhanh về nhà thì cũng không còn cách nào khác đành phải trì hoãn chuyến đi này. Hắn không quan tâm đến mấy vị thê thiếp ấy, nhưng những đứa trẻ kia là con của hắn, đặc biệt là người con thứ hai Lưu Diệu đã bị sốt mấy ngày rồi. Xa hơn về phía bắc là ranh giới mà bộ tộc Hung Nô sinh sống và điều kiện chữa bệnh bên ngoài phía bắc Trường Thành thì không thể so sánh với nhà Tấn. Vì vậy, Lưu Uyên đã hạ lệnh ở lại Tấn Dương vài ngày để mời các thầy thuốc giỏi nhất trong thành đến khám.

Nhiều năm sau, khi Thẩm Cẩm Tú hồi tưởng lại, bà đã hối hận biết bao khi ngày đó đã đến thế chỗ cho người cha già đang đau ốm của mình để chữa bệnh. Bắt đầu từ đây, vận mệnh của bà đã có bước rẽ ngoặc dữ dội, cảnh đời thì lênh đênh trôi dạt và suốt một đời phải sống trong sự thống khổ bi thương.

Thẩm Cẩm Tú nhớ rất rõ lần đầu tiên khi nhìn thấy Lưu Uyên. Đó là năm bà mười bảy tuổi, lúc ấy bà đã có đính ước với sư huynh của mình và ba tháng nữa sẽ là ngày tốt để cử hành hôn lễ. Theo lý mà nói, nữ nhân sắp gả đi thì không nên xuất đầu lộ diện, nhưng cha của bà lại đang lâm trọng bệnh, huynh trưởng và sư huynh đều đang khám chữa bệnh ở nơi khác. Bà là người duy nhất trong nhà họ Thẩm có thể đảm đương việc này, vì nhà họ Thẩm nổi tiếng chuyên về các bệnh nội khoa ở Tấn Dương, thiên về bấm huyệt chữa bệnh trong và ngoài theo phương pháp Kinh Dịch. Từ khi còn là một đứa trẻ, bà đã có thiên phú hơn người, mặc dù còn nhỏ nhưng so với huynh trưởng và sư huynh thì năng lực khám chữa bệnh của bà thực sự là chân truyền của gia tộc và bà đã nổi danh khắp thành Tấn Dương khi ấy. Người Hung Nô đã kính cẩn mời bà đến, bà cũng không chút do dự mà xách hòm thuốc bước ra ngoài. Trong suy nghĩ của Thẩm Cẩm Tú thì lương y như từ mẫu, không nên phân biệt sĩ tộc và thứ tộc, người Hoa và người di (man rợ). Bà nghĩ rằng lần này cũng sẽ giống như vô số lần đi khám bệnh trước, nhưng không ngờ, chuyến đi lần này lại là con đường không thể quay trở về của bà.

*****

Thẩm Cẩm Tú được dẫn vào một gian phòng, nàng chú ý đến vị phu nhân đang khóc sướt mướt bên cạnh, còn có một nam nhân mặc y phục Trung Hoa. Người nam này khoảng ngoài ba mươi tuổi, tướng mạo được xem là khôi ngô tuấn tú, xương gò má cao ngất, lông mày dài rậm, ngũ quan rõ ràng, vẻ mặt thì lạnh lùng nghiêm nghị, hắn cứ ung dung thản nhiên nhìn nàng như vậy. Không hiểu sao trước cái nhìn của hắn, Thẩm Cẩm Tú cảm thấy rùng mình ớn lạnh.

Sự chú ý của nàng nhanh chóng bị thu hút bởi đứa trẻ đang nằm trên giường. Đứa trẻ này mới bảy, tám tuổi, mặt mày thì đang đỏ bừng. Nàng bảo đứa trẻ thè lưỡi ra, trên lưỡi có những nốt đỏ sậm, cổ họng thì sưng phù, đau và có dấu hiệu lở loét. Cộng với làn da đỏ bừng, mạch phù và yếu, ngay lập tức nàng chẩn đoán là sốt phát ban. Do để chậm trễ nên tình trạng của đứa trẻ hiện giờ khá nguy cấp.

Vị phu nhân nghe đến tên bệnh thì sợ xanh mặt, nhưng vị nam nhân kia thì lại khá bình tĩnh, hắn điềm nhiên sắp xếp các việc khác nhau rồi cho người hầu dọn dẹp gian phòng chính để Thẩm Cẩm Tú nghỉ ngơi. Thẩm Cẩm Tú biết nàng phải ở lại đây mấy ngày để chăm sóc cho đứa trẻ ấy, nhất là đêm đầu tiên sau khi uống thuốc là nguy hiểm nhất, thế nên nàng đã bảo người tùy tùng về nhà báo tin bình an để cha mẹ nàng yên tâm, rằng nàng chưa thể về sau ba đến năm ngày nữa. Về sau, nàng đã hối hận vô số lần, khi cha mẹ phát hiện ra đã qua mấy ngày nàng chưa trở về nhà, họ liền đến khách đi.ếm để tìm người thì bên trong đã trống trơn rồi, rất khó để đuổi kịp nữa.

Ngày đó, nàng luôn ở bên cạnh đứa trẻ để theo dõi tình hình dùng thuốc, người khác không ai dám tới gần, duy chỉ có cha của đứa trẻ là không sợ lây nhiễm mà còn thường xuyên đến thăm nom. Mặc dù hắn có nói chuyện với nàng đôi lần, nhưng chẳng qua đều dừng lại ở bệnh tình của con mình. Trình độ tiếp thu văn hóa của hắn về người Hán rất sâu sắc, cách ăn nói và cư xử của hắn cũng rất nhã nhặn, không giống như những người ngoại tộc thô lỗ ở bên ngoài phía bắc Trường Thành. Ngoài những điều này ra thì Thẩm Cẩm Tú không biết gì về Tả bộ soái của năm bộ người Hồ.

Vào buổi tối hôm ấy, quả nhiên đứa trẻ phát sốt, Thẩm Cẩm Tú trước sau vẫn không hề rời đứa trẻ nửa bước. Lưu Uyên cũng lo lắng đứng sang một bên, ngọn đèn dầu chập chờn rọi đến sắc mặt anh tuấn của hắn vẻ âm u bất định. Một người hầu bước vào nói nhỏ vào tai Lưu Uyên vài câu, sắc mặt hắn liền biến đổi rồi nhanh chóng rời đi.

Vào đêm khuya như vậy, có một vị khách bí ẩn đã bất ngờ đến khách đi.ếm. Lưu Uyên bước vào gian phòng lớn, nhìn đến bóng người nam mặc áo choàng đứng chắp tay sau lưng kia, Lưu Uyên kêu mọi người lui xuống, người nam này liền cởi áo choàng ra, hóa ra là Vương Di, là cháu của Nhữ Nam thái thú. Khi ở Lạc Dương, Lưu Uyên và người này đã qua lại thân thiết với nhau khá nhiều năm, hai người cũng xấp xỉ tuổi nhau, cũng đều là người thông minh uyên bác và có tham vọng không muốn sống dưới quyền người khác. Vương Di vội đến vào lúc này, thì chắc hẳn đã xảy ra chuyện hệ trọng gì đó.

Quả nhiên, ngay đến một câu chào Vương Di cũng không kịp nói, mà đã vội vào thẳng vấn đề: "Huynh cần phải tức khắc lên đường quay trở về Hung Nô!"

Lưu Uyên giận tái mặt: "Bệ hạ nuốt lời rồi phải không?"

"Tề Vương Tư Mã Du đã góp ý lên với bệ hạ rằng: Người Hung Nô đa phần đều dũng mãnh gan dạ, không biết sợ là gì. Lưu Uyên lại là người hiểu rõ binh pháp, một khi thả hắn quay về thì giống như thả hổ về rừng, sau này hắn sẽ trở thành đại họa đối với nhà Tấn chúng ta."

Lưu Uyên đập bàn: "Ta ở Lạc Dương ngày ngày đều chơi trò mở yến tiệc, ăn chơi phóng túng, đã đem lại biết bao nhiêu lợi ích cho những người Tư Mã đó, vậy mà bọn họ vẫn không chịu buông tha cho ta." Hắn nghĩ đến đứa con trưởng của mình liền cảm thấy tức ngực khôn tả: "Còn có Hạ nhi của ta......Nếu sớm biết như vậy, ta đã không sắp xếp để Hạ nhi ở lại Lạc Dương, ở gần Tư Mã Viêm đến thế!"

Vương Di hừ một tiếng: "Chỉ trách là huynh không nên tự tiến cử bản thân với bệ hạ trong cuộc nổi loạn của người Tiên Ti cùng việc sẵn sàng triệu tập năm đạo quân Hung Nô lên cho bệ hạ."

Nói đến việc này, Lưu Uyên càng ôm một bụng tức: "Bệ hạ không đồng ý sao?" Nếu như kế hoạch có thể thực hiện thì tại sao phải mất vài tháng mới để hắn ra khỏi Lạc Dương?

"Tào Ngụy chia Hung Nô thành năm bộ để họ sống ở các vùng khác nhau là vì ông ta không muốn thế lực người Hung Nô quá lớn mạnh. Bệ hạ cũng tiếp tục chính sách đó của Tào Ngụy đối với người Hung Nô, nhưng do việc tự tiến cử của huynh đã làm bệ hạ nảy sinh nghi ngờ."

Lưu Uyên sững sờ.

Vương Di tiếp tục: "Nếu không phải do bệ hạ tiêu diệt Đông Ngô và đang trên đà thống nhất thiên hạ, thì làm sao bệ hạ có thể rộng lượng ưng thuận cho huynh rời đi?"

Cả người Lưu Uyên run lên: "Ông ta muốn bắt ta trở về?"

Vẻ mặt Vương Di nghiêm nghị: "Kị binh đã lên đường rồi, ước tính lịch trình thì chắc không ở xa huynh đâu."

Lưu Uyên đột ngột đứng dậy, hướng về phía Vương Di kính cẩn đại lễ: "Đệ đã liều chết đến báo nguy cho ta, lòng tốt này ta sẽ luôn ghi nhớ trong lòng, sau này ta nhất định sẽ trả lại cho đệ."

Đêm hôm đó, thê thiếp của Lưu Uyên ngủ rất say, sau bao ngày di chuyển tròng trành nghiêng ngả thì cuối cùng họ cũng đến được Đại Thành, là nơi họ có thể ngủ yên giấc trên một chiếc giường tốt, sau này đến ranh giới Hung Nô rồi, có khả năng không còn được thoải mái như vậy nữa. Nhưng không ai trong số những thê thiếp ấy ngờ rằng, sáng sớm ngày hôm sau, một khách đ.iếm rộng lớn như vậy lại trống rỗng, ngoại trừ họ và các a hoàn. Lưu Uyên đã biến mất chỉ trong một đêm cùng với những người và một số đồ vật mà hắn nghĩ rằng mình cần phải mang theo.

Thẩm Cẩm Tú chỉ nhớ được rằng, nàng đã ngồi trong chiếc xe ngựa nghiêng ngả lắc lư khoảng vài ngày. Ngoài ra, vào những lúc cần thiết thì tay của nàng luôn bị trói lại. Lúc đầu họ còn nhét miếng vải vào miệng nàng, nhưng sau đó thì không nhét nữa, bởi vì họ đã đến ranh giới Hung Nô rồi, nàng có kêu gào khản cổ họng cũng vô ích mà thôi.

Trong xe ngựa, Thẩm Cẩm Tú nhìn đứa trẻ mặt đỏ hỏn vì mắc bệnh sởi, cả người sưng tấy, yếu ớt đến mức khóc không ra tiếng. Nàng tức giận nói với nam nhân mặt lạnh đó: "Bệnh này cần phải cách ly và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nhưng suốt ngày phải ngồi trên xe ngựa bôn ba khắp nơi thế này thì làm sao có thể khỏi bệnh được."

Lưu Uyên nhìn nhi tử, trong mắt hắn thoáng hiện lên tia do dự, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đã biến mất, hắn lạnh lùng đe dọa nàng: "Xe ngựa sẽ không dừng lại, còn ngươi phải trị khỏi bệnh cho con ta! Bằng không, cả cuộc đời này của ngươi đừng hòng quay trở lại Tấn Dương!"

Ngang ngược vô lý như vậy đấy, Thẩm Cẩm Tú không có lựa chọn nào khác ngoài việc hối hận. Thời tiết thì càng ngày càng lạnh, cảnh vật bên ngoài xe càng ngày càng ảm đạm. Lưu Uyên không còn trói nàng nữa, vì bọn họ đã tiến sâu vào khu vực người Hung Nô tụ tập rồi, dân cư nơi này khá thưa thớt. Nàng lại không có đủ thức ăn nước uống và không biết đường, liệu nàng, một nữ nhân yếu đuối, có thể trốn đi đâu? Cho dù may mắn không bị sói ăn thịt và bị lũ man di bắt trên lưng ngựa, thì nàng cũng không dám tưởng tượng nổi hậu quả sẽ ra sao.

Xe ngựa chạy ròng rã suốt ngày đêm về phía Tây Bắc, cuối cùng một thành trì hùng vĩ đã xuất hiện ở đằng chân trời. Nhìn bức tường thành màu đen được phác họa bởi ánh nắng mặt trời vàng rực, từ xa trông thành lũy giống như một con rồng mạnh mẽ khí thế đang uốn lượn trên sườn núi, Lưu Uyên và những người đi theo hắn đều reo hò thỏa thích. Thành lũy này đã được xây dựng qua biết bao thế hệ Đại Thiền Vu, cũng đã hao tốn rất nhiều nguồn tài lực và nơi này chính là quê hương của Lưu Uyên, là cố hương mãi quẩn quanh trong giấc mộng của hắn, mang tên Tả Quốc Thành.

Ở phía đông của Tả Quốc Thành là Lang Sơn, hướng ra sông Bắc Xuyên, thành lũy này được xây dựng men theo triền núi. Vào những năm đầu của thời Đông Hán, tổ tiên của Lưu Uyên là Nhật Trục Vương Bỉ đã dẫn quân xuống phía nam và xây nên Tả Quốc Thành rồi tự xưng là Nam Thiền Vu. Nơi đây đã trở thành vương đình của người Nam Hung Nô. Người Hung Nô đã định cư ở nơi này qua nhiều thế hệ. Vào những năm cuối của triều đại Đông Hán, khi thiên hạ còn đang đại loạn, mượn danh nghĩa đánh dẹp quân Hoàng Cân và nhân lúc loạn lạc như vậy, người Hung Nô đã mở rộng thêm không ít lãnh thổ về phía nam. Sau khi Tào Tháo nổi dậy, những người Hung Nô này khiếp sợ thế lực của ông nên không thể không cúi đầu quy phục.

Để phân chia quyền lực của người Hung Nô, Tào Tháo đã chia Hung Nô thành năm bộ: Tả, Hữu, Nam, Bắc và Trung. Bọn họ sống trong năm khu vực rộng lớn. Ban đầu, Thiền Vu Nam Hung Nô là Lưu Báo bị buộc phải giao nộp lãnh thổ và chỉ nhận được một phần, khi ấy Tào Tháo đã phong cho ông là Tả bộ soái để ông ở Tả Quốc Thành cai quản Tả Hung Nô. Đối với bốn bộ còn lại, mỗi bộ cũng có một chỉ huy. Tất cả đều là thành viên trong dòng tộc của Lưu Báo. Và Lưu Uyên chính là con của Lưu Báo, người có xuất thân dòng dõi quý tộc, hậu duệ của các Thiền Vu Hung Nô.

Khi Tấn Vũ Đế lên ngôi, triều đình vẫn còn lo lắng về các bộ tộc Hung Nô, vì vậy ông đã yêu cầu Lưu Báo gửi Lưu Uyên đến Lạc Dương. Người Hung Nô thì không chú trọng đến văn hóa, thậm chí bọn họ còn không có chữ viết, thế nên cách viết và cách đọc của Lưu Uyên đều bắt đầu từ Lạc Dương. Chỉ sau khi đọc được sử sách, Lưu Uyên mới biết rằng người Hung Nô trước đây hùng mạnh đến mức nào, bọn họ đã bao vây Hán Cao Tổ của nhà Hán, trêu đùa cả tình cảm của Lữ Thái hậu và thiêu rụi luôn toàn bộ hành cung của Hán Văn Đế. Thủ lĩnh của Hung Nô lúc bấy giờ có viết một bức thư gửi cho hoàng đế nhà Hán, mở đầu thư có câu "Thiền Vu Hung Nô mà trời lập nên......" 

Chỉ riêng ý nghĩa của câu ấy đã nói lên, người Hung Nô bọn họ là con cưng của trời, là bầy sói ngang ngược chạy loạn trên thảo nguyên không hề biết sợ hãi, thậm chí không xem hoàng đế nhà Hán ra gì. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm, người Hán đã dùng đến chính sách cây gậy và kẹo, cùng với sự chia rẽ nội bộ của các bộ phận người Hung Nô, khiến bọn họ không ngừng tấn công lẫn nhau, thế nên người Hung Nô không còn cường thịnh và hùng mạnh như trước nữa. Những người Nam Hung Nô này đành phải di chuyển đến phía nam và sống chung với người Hán.

Ngày nay người Hung Nô không còn có chí khí và đã trở thành nước chư hầu của nhà Hán, mỗi khi nhắc đến triều Hán đều phải thốt lên "Ân đức của nhà Hán", đối với một người kiêu căng ngạo mạn như Lưu Uyên thì làm sao có thể chịu đựng được sự lăng nhục và áp bức này. Mỗi lần đọc sử sách, hắn đều nắm chặt tay thở dài ngao ngán, chỉ mong xây dựng được cơ nghiệp như tổ tiên Mặc Đốn Thiền Vu. Còn Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm thì cho rằng, mười năm cuộc đời và sự nghiệp của ông đã khiến cho Lưu Uyên mất đi ý chí chiến đấu, ông bảo sao hắn nghe vậy và chỉ một lòng cam tâm với nhà Hán. Tuy nhiên, ông không bao giờ ngờ rằng mình đã bồi dưỡng nên một thủ lĩnh Hung Nô am tường binh thư, thông thạo Hán ngữ và tràn đầy tham vọng.

Bây giờ, cuối cùng Lưu Uyên đã trở lại với người Hung Nô, như thuồng luồng nhập biển, như hổ nhập rừng. Lưu Uyên lúc này vẫn còn đang chìm đắm trong niềm vui sướng tột độ, song khi nhìn đến nữ nhân nhà Hán bị hắn bắt cóc đang ngồi rụt rè kế bên, nét mặt của nàng có vẻ lo lắng và buồn bã, nửa muốn nói nửa lại không. Hắn nhìn đến khuôn mặt yêu kiều thanh tú cùng dáng vẻ ấy của nàng, không hiểu vì sao hắn lại mềm lòng dao động. Lần đầu tiên, hắn nói chuyện với nàng bằng vẻ mặt ôn hòa: "Có chuyện gì sao?"

Thẩm Cẩm Tú do dự hồi lâu nhưng chỉ nghiến răng nói ra ba chữ: "Diệu công tử......", thật khó để nói ra điều gì tiếp theo, nàng chỉ có thể ra hiệu bằng một cái lắc đầu buồn bã thương xót.

Lưu Uyên lập tức hiểu ra, hắn nhanh chóng xuống ngựa và sải bước đến chiếc xe ngựa của đứa trẻ. Trên tấm thảm mềm trải trong xe, Lưu Diệu tám tuổi gầy yếu trơ xương đã thở không ra hơi nữa rồi. Cho đến lúc này, cảm giác tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái tự nhiên nảy sinh, hắn run rẩy bế lấy cơ thể nhỏ bé nhẹ bẫng đó, cơn đau nhói nơi lồng ngực hắn trào dâng.

"Tả bộ soái, ta thực sự đã cố gắng hết sức......" Đứa trẻ lẽ ra đã được cứu, nhưng ở giai đoạn như hiện nay, ai là người đáng trách đây? Ngày đêm tròng trành nghiêng ngả trong xe ngựa, cộng với việc mấy ngày gấp rút lên đường vất vả khó mà sắc thuốc được, việc đứa trẻ vẫn sống sót đến ngày hôm nay cũng đã là một kỳ tích rồi.

Lưu Uyên không ngừng rơi nước mắt, hắn thấp giọng dặn dò thuộc hạ: "Mang công tử an táng trọng thể."

Thẩm Cẩm Tú biết rằng, bây giờ không thích hợp để nhắc đến việc này, nhưng nàng vẫn mở miệng: "Đây là một bệnh dịch và không nên chôn cất trong đất."

Lưu Uyên còn đang đau lòng thương tâm, khi nghe nàng nói ra lời như vậy quả nhiên hắn thực sự phẫn nộ. Hắn nắm lấy cổ áo nàng và kéo đến ngay trước mặt hắn. Mặc dù Thẩm Cẩm Tú sợ hãi nhưng nàng vẫn run rẩy nói ra: "Tả bộ soái, ta là một lương y nên buộc phải có trách nhiệm đối với việc này."

Hắn nhìn chằm chằm vào khuôn mặt nàng, với làn da trắng trẻo nhẵn mịn ấy, tựa như nếu thổi một hơi hay đánh một phát là có thể vỡ tan ngay lập tức. Nàng có ngũ quan thanh tú đẹp đẽ, dáng người thì yêu kiều thướt tha, ngực nàng vì sợ hãi mà phập phồng nhấp nhô dữ dội. Những hình ảnh này của nàng đầy cám dỗ đối với Lưu Uyên, vì nàng đang gần kề hắn trong gang tấc.

Sau một lúc hắn đột nhiên buông tay, đẩy Thẩm Cẩm Tú ra xa rồi nhảy xuống xe ngựa và phân phó: "Chuẩn bị củi lửa đi, chúng ta sẽ hỏa táng......ở ngoại thành."

Thẩm Cẩm Tú hét to sau lưng hắn: "Tả bộ soái, bây giờ trách nhiệm của ta đã hoàn thành, xin ngài hãy để ta quay trở về!"

Lưu Uyên chỉ dừng lại một lúc, không ngoảnh đầu lại, cũng không ra chỉ thị gì mà cứ thế bước đi. Thẩm Cẩm Tú không biết rốt cuộc Lưu Uyên đã có những dự tính gì với nàng, thế nên nàng buộc lòng phải đi cùng với những người khác tiến vào Tả Quốc Thành và tạm thời ở lại cung điện của Thiền Vu. Nàng còn tràn đầy hy vọng cho rằng nếu nàng cố gắng hết sức thì Lưu Uyên sẽ không gây khó dễ gì với nàng. Về sau nàng mới nhận ra, khi ấy nàng thật ngây thơ. Vào đêm hôm đó, Thẩm Cẩm Tú đã giật mình tỉnh dậy từ trong mộng vì bị thân hình cao to của hắn đè chặt và cướp đi trinh tiết bất chấp việc nàng vùng vẫy liều chết đến thế nào.

Sau khi thỏa mãn cơn tham ăn, Lưu Uyên ngồi dậy và đối mặt với đôi mắt sưng húp vì khóc của nàng: "Từ nay về sau ngươi sẽ làm thê thiếp của ta, ở trong cung điện này mà trị bệnh cho mọi người."

Hóa ra hắn chưa từng có ý định buông tha cho nàng: Có lẽ vì nàng là một nữ nhân vừa xinh đẹp trắng trẻo, lại vừa có thể giải quyết vấn đề hóc búa khi người Hung Nô đang thiếu một thầy thuốc giỏi. Lưu Uyên đã trù tính hết mọi việc từ sớm rồi. Hắn sẽ không quan tâm việc hắn đã thay đổi cuộc đời của một nữ nhân như nàng ra sao kể từ đây.

*****

*Chú thích:

- Thế chân vạc Tam quốc: là cuộc phân tranh giữa ba nước Ngụy - Thục - Ngô vào thời kỳ Tam Quốc (220 - 280).

- Quân Hoàng Cân: hay Loạn Hoàng Cân, còn gọi là Khởi nghĩa Khăn Vàng, là một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Hán vào năm 184. Cuộc khởi nghĩa có tên này là do các lãnh tụ và binh lính đã đeo khăn vàng trên đầu.

- Đứa trẻ đã mất, tên Diệu là chữ này: 耀 - Nghĩa là "Vinh quang chói lọi."

- Còn nam chính Lưu Diệu có chữ Diệu này: 曜 - Nghĩa là "Mặt trời chiếu rọi."

Bình luận

Truyện đang đọc