Nhiếp Minh Quyết đi từ cửa sau vào trong một cái sân lớn, tromg sân có vài nam nhân mặc cùng một dạng y bào màu ngà, kẻ cầm chổi quét sân, người cầm kéo tỉa lá. Nhiếp Minh Quyết đi vào, cố ý né tránh bọn họ, mà bọn họ cũng không mấy để ý đến hắn. Lam Hi Thần ôm một bụng thắc mắc, hắn không phải trước nay luôn đường đường chính chính sao? Sợ cái gì mà không đi thẳng trước mặt?
Lúc đi ngang qua bọn họ, Lam Hi Thần nghe bọn chúng thì thầm gì đó, loáng thoáng là nói về Nhiếp Minh Quyết, nhưng khoảng cách xa quá nên cái y nghe được là chữ có chữ không.
Nhiếp Minh Quyết đem y ôm tới một gian nhà nhỏ, bên trong chứa toàn củi, có hai cái lò lớn rất nhiều xoang nồi, bình bát, đây chắc là nhà bếp của tiên phủ. Không biết cái tiên phủ này rộng bao nhiêu, nhưng cái nhà bếp này khá lớn, củi chất đầy đến nỗi nấu một năm liền cũng không hết.
Hắn đặt y lên một cái kệ, nói "Ngươi đợi ta một chút".
Lam Hi Thần gật đầu, nhìn hắn như kiểu "Không sao cả".
Sau đó Nhiếp Minh Quyết lấy một ít cây cỏ khô xếp chồng cao lên, đặt gần cái lò nấu, hình dạng giống như một cái tổ chim, hắn cởi chiếc áo ngoài ra, gói lại vuông vức để lên đống cỏ kia. Lam Hi Thần tròn mắt. Lớp áo ngoài gỡ ra, một chiếc áo trung y mỏng manh đã để lộ phần da thịt trầy trụa những vết thương dài ngắn, những đường kim may đen ở khắp những nơi mà trước kia bị phân thây được chắp vá lại. Xương đòn vai, hai tay, có lẽ là cả hai chân và sống lưng, đều lộ ra nhưng mũi sắt nhọn đâm lòi ra đầu da thịt.
Lẽ ra những đường khâu và mũi sắt y có thể hiểu được từ đâu mà có.
Nhưng mà những vết thương kia......
Ngụy Vô Tiện từng nói qua hung thi cấp cao cho dù bị đâm một kiếm cũng sẽ tự động lành không để lại một dấu vết. Vậy những đường ngang đường dọc kia là sao? Ở đâu ra?
Đại ca, ngươi rốt cuộc đã trải qua những gì?
Lam Hi Thần muốn đứng dậy, muốn chạy tới hỏi hắn, nhưng mà vết thương ở chân đau quá, đứng lên một cái đã loạng choạng ngã xuống khiến cho cái kệ xếp bát sứ kêu lẻng kẻng.
Nhiếp Minh Quyết xoay người lại, nhíu mày "Ngươi đau đến vậy sao? Chờ một chút cũng không được? Loài hồ ly sao mà yếu đuối thế?".
Hắn đi tới kệ, ôm lấy Lam Hi Thần đặt xuống nơi hắn vừa lót áo "Chỗ này tuy là tiên phủ nhưng cũng có phân biệt, ta không thể kiếm đệm bông chăn cỏ, ngươi miễn cưỡng coi đây là giường đi".
Nói đoạn hắn đứng dậy, đi ra ngoài một lát, Lam Hi Thần cứ tưởng thế là xong, ai ngờ chừng một khắc sau Nhiếp Minh Quyết quay trở lại, trên tay cầm một cái bát và một cái khăn. Hắn ngồi xuống, lấy khăn lau cái chân bị thương của y.
Nhiếp Minh Quyết xưa nay không phải người nhẹ nhàng làm việc gì, hoặc là do y nghĩ vậy, nên khi lau sơ qua máu trên chân Lam Hi Thần, tay hắn dùng lực không khác gì lúc Lam Hi Thần lần đầu tiên giặt đồ. Cũng may y là người, đổi lại là một con hồ ly thực sự, nhất định đã la ầm ĩ, có khi còn dùng bản năng cắm ngược lại hắn ấy chứ!
Nhiếp Minh Quyết lau xong thì nắn nắn nhẹ cái chân bị thương của y, nói "Ở đây là chỗ mà mọi người đều là tiên, rất ít khi dùng thuốc. Chủ nhân của tòa tiên phủ này luôn muốn các tiên trong phủ là một vị tiên đắc đạo từ những vết thương, cho nên không cho phép dùng thuốc. Nếu mà Tự San tiên đồng không kiếm được lá cây gì đó cầm máu, ta cũng không biết nên kiếm thuốc ở đâu ra để phục dược cho ngươi. Ngươi là cửu vỹ hồ, vẫn còn chưa mất cái đuôi nào nên một vết thương cũng không thể khiến ngươi chết. Thôi thì chịu khó để nó tự phục hồi vậy".
Không bôi dược nhất định rất lâu lành, hơn nữa sẽ để lại sẹo!
Mà thôi, nghe nói Ngụy Vô Tiện năm đó còn lấy thân mình cứu La Thanh Dương, bản thân hắn bị in một vết sẹo lớn trên ngực, bất quá của y chỉ là một vết sẹo nhỏ, không đáng là bao. Sau này mặc tay áo có ống dài hơn một chút là được rồi.
Nhiếp Minh Quyết để y nằm đó, đứng dậy xếp đống củi từ trong giỏ chất vào ngay ngắn, sau đó thổi lửa, bắt nước đun một cái ấm lớn, rồi ngồi xuống quạt quạt thổi thổi. Vì nằm gần cửa lò, sức nóng từ trong lò phả ra khiến Lam Hi Thần nóng muốn chết, thầm nghĩ nếu mà ở đây dài lâu, kiểu gì cũng sẽ trở thành một con hồ ly nướng. Y nhìn sang Nhiếp Minh Quyết không chảy một giọt mồ hôi nào, thầm cản thán làm hung thi cũng có điểm lợi, nóng lạnh gì cũng không cảm nhận được.
Một lát sau có tiếng bước chân truyền đến, sau đó là tiếng của Tự San rôm rả nói "Đây đây, kiếm được rồi!".
Lam Hi Thần ngẩn đầu nhìn dáng người thiếu niên hào hứng chạy vào. Tự San cầm trên tay mấy cái lá không rõ là lá gì, hắn nhìn quay nom như muốn tìm gì đó, Nhiếp Minh Quyết thấy hắn lóng ngóng liền hỏi "Ngươi muốn tìm gì?".
Tự San nói "Cối, chày, để giã nhuyễn lá này rồi mới đắp lên vết thương được. Mf hình như ở đây không có thì phải?".
Nhiếp Minh Quyết chỉ khẽ gật đầu, sau đó nói "Ngươi đưa cho ta".
Tự San khó hiểu "Để làm gì?".
Nhiếp Minh Quyết nói "Không có cối có chày thì dùng lực tay để nghiền nhuyễn".
Tự Khâm nói "Đúng rồi! Vậy mà ta cũng không nghĩ ra. Ngươi dùng lực chắc là không nhẹ, vậy làm ngươi làm đi".
Nhiếp Minh Quyết đón lấy mấy cái lá trên tay Tự San rồi dùng tay chà xát. Đoạn, hắn ngồi xuống, lấy một tay xé đi một góc áo thành mảnh vài nhỏ, kế đó đem bã của lá cây đã giã nhuyễn kia đắp lên vết thương trên chân của Lam Hi Thần.
Chẳng hiểu lá kia là lá gì mà khi đắp lên lại đau rát không sao tả xiết! Đợi khi Nhiếp Minh Quyết quấn vòng vải cuối cùng để giữ chặt dây băng, Lam Hi Thần hốc mắt đã vì đau mà ươn ướt.
Tự San xuýt xoa "Tội quá! Ngươi hẳn là đau lắm phải không?".
Đau. Tất nhiến là đau muốn chết! Ngươi thử bị xem là biết liền!
Những lời đó Lam Hi Thần thật muốn nói nhưng lại không cách nào nói được, chỉ có thể lẳng lặng gật đầu.
Tự San chớp mắt "Nè Nhiếp Minh Quyết, nó hiểu lời ta nói sao?".
Nhiếp Minh Quyết tỏ vẻ không quan tâm lắm, hắn xoay người đẩy một que củi vào bếp lò, chậm rãi nói "Có thể".
Tự San nói "Ta thấy con hồ ly này có linh tính đó. Nhìn hình dạng thì chắc cũng là một tiểu hồ tu được hơn hai trăm năm. Ta sống với giáo chủ ở đây từ lúc mới là một hạc con biết bay, đên giờ cũng đã hơn sáu bảy trăm năm mà chauw từng thấy ở núi Tử Chi này có cửu vỹ hồ xuất hiện. Nếu nó không phải đến từ chỗ Quỷ tộc thì đúng là từ nơi nào đó lưu lạc đến đây. Hay là đặt cho nó một cái tên đi?".
Nhiếp Minh Quyết nói "Tên à?".
Tự San nói "Đúng! Giáo chủ nói muôn vật sinh ra đều có tên gọi, bởi vậy Thiên Địa này mới phân chia ra đủ thứ bậc".
Nhiếp Minh Quyết nói "Ta không thạo văn chương cho lắm, ngươi thấy tên nào hay thì gọi đi".
Tự San vuốt cằm, gãi đầu, suy nghĩ một lúc lâu vẫn chưa nghĩ ra. A Dứu bỗng nhiên hừ một tiếng, đi tới nắm một đuôi của Lam Hi Thần kéo lại gần nó, sau đó vỗ vào bộ lông trên người y mà nhìn Tự San, cậu ta bất ngờ reo "Phải rồi nhỉ! Con sóc ngươi cũng có lúc thông minh đấy! Minh Quyết, vậy gọi nó là Tiểu Lam được không?".
Nhiếp Minh Quyết đang nghiêng đầu thổi cho lửa cháy thì khựng lại, quay qua nhìn chằm chằm y một lúc, lẩm bẩm "Tiểu Lam? Lam.....".
Tự San không để ý lắm, cậu ta ngồi xuống, cẩn trọng chỉ vào người Lam Hi Thần, nói "Bởi vì bộ lông trên người nó có màu lam rất đẹp. Xưa nay có ra ngoài ta cũng chỉ thấy bạch hồ, hắc hồ, xích hồ chứ chưa từng thấy con hồ nào màu lam cả. Mà con hồ ly này thân mình bé nhỏ như mèo con ấy, người ở Nhân giới của ngươi không phải vẫn gọi mấy con vật nhỏ như mèo bắt đầu bằng chữ "tiểu" sao? Ta nghĩ mãi cũng không thấy cái tên nào phù hợp, chi bằng lấy màu lông và ngoại hình của nó gọi thành tên luôn?".
Nhiếp Minh Quyết trầm ngâm trong vài khắc, sau đó hình như là thở dài, hờ hững nói "Cũng được" rồi tiếp tục công việc thổi bếp.
A Dứu thấy hắn cứ phồng má lên thổi, chạy loạn lên gác bếp mặc cho Tự San la í ới, nó lôi xuống một cây quạt giấy đưa cho Nhiếp Minh Quyết. Hắn nhận lấy, vuốt đầu nó nói một tiếng cảm ơn. Con vật chừng như phấn khởi lắm, gật đầu liên tục.
Tự San thấy vậy chỉ bĩu môi một cái, lúc này bỗng dưng có tiếng sôi ồn ột. Mới đầu còn tưởng ấm nước đun đã sôi, nhưng mà khi âm thanh đó lần nữa reo lên, mọi ánh mắt mới hướng về Lam Hi Thần, còn y thì tự nhìn xuống bụng mình, bỗng dưng thấy xấu hổ muốn chết!
Tự San nhìn Lam Hi Thần hỏi "Tiểu Lam ơi Tiểu Lam, ngươi đói bụng rồi sao?".
Lam Hi Thần hơi che mặt gật đầu. Hiện tại y đúng là rất đói. Từ lúc đấu với Thiết Thử, bị ném tới Bách Quỷ giới rồi trôi dạt đến đây, y đã có miếng gì vào bụng đâu?
Tự San nghiền ngẫm "Hồ ly thì ăn gì nhỉ? A! Hình như là trứng gà! Tiểu Lam ngươi đợi ta một lát".
Sau đó một hồi lục lọi, Tự San đem tới đặt trước mặt Lam Hi Thần ba quả trứng gà. Y trợn mắt nhìn mấy quả trứng rồi lại nhìn Tự San. Cậu ta nhướn mày "Ăn đi! Không phải ngươi đói bụng sao?".
Ta đương nhiên rất đói! Nhưng mà cái này là trứng sống! Làm sao mà ta có thể ăn trứng sống?
Tự San gãi đầu "Kỳ lạ, ta nhớ món khoái khẩu của hồ ly là trứng gà mà, sao Tiểu Lam ngươi lại không ăn? A! Hay là ngươi ăn chay?".
Lam Hi Thần lắc lắc đầu, không biết diễn tả làm sao cho cậu ta hiểu là phải luộc trứng rồi mới ăn được, mà chưa kịp tìm cách diễn đạt đã bị A Dứu túm miệng mở ra, kế đó bị nó nhét một quả vào miệng. Lam Hi Thần giãy dụa nhả quả trứng ra, bất chấp vết thương mà nhảy tới chỗ Nhiếp Minh Quyết, hắn vội túm y đứng dậy. May mà hắn nhanh nhẹn, không thì một góc đuôi của y sẽ bị lửa trong lò đốt cho cháy sém.
Nhiếp Minh Quyết đặt y để lên bàn, trừng mắt nhìn với vẻ rất không vui. Lam Hi Thần rất sợ hắn cảm thấy mình phiền phức sẽ ném mình ra ngoài để tiếp tục lang thang ở cánh rừng nọ, nhưng mà cũng khổ sở muốn nói cho hắn biết là y muốn ăn trứng luộc lại không biết nói làm sao, chỉ có thể rụt cổ, ủy khuất nhìn hắn.
Bất chợt Nhiếp Minh Quyết nhắm mắt hít sâu một tiếng như đè xuống cơn bực bội, xoay người đến cuối góc bếp lấy một cái nồi nhỏ, rồi đổ nước, rồi thả trứng vào, rồi bắt lên bếp, rồi nấu sôi, cuối cùng là vớt trứng để trước mặt Lam Hi Thần. Y như chỉ chờ có vậy, định bóc vỏ trứng ra ăn nhưng quên mất hiện tại tay của y không phải tay người, móng vừa cụt vừa nhỏ, một bên lại mới băng bó xong chạm phải vật nóng liền phát tác cơn đau khiến Lam Hi Thần nhảy dựng.
Y nâng mắt thảm hại nhìn Nhiếp Minh Quyết như một sự cầu xin giúp đỡ. May quá, hắn không chê y phiền phức, chậm rãi lột vỏ một quả trứng rồi đưa trước miệng Lam Hi Thần.
Vì quá đói, y cắn một miếng mà quên thổi nguội, làm hại chính mình bị dộp miệng, hà hơi liên tục.
Tự San bỗng nhiên cười khanh khách "Coi kìa, đói thì cũng phải chú ý một chút chứ!".
Lam Hi Thần xấu hổ cúi đầu, lại nghe tiếng Nhiếp Minh Quyết thấp giọng "Mau ăn đi, ta còn việc phải làm".
Không thể làm phiền hắn, cũng không được để hắn thấy phiền, nếu không thì chính mình sẽ bị ném ra ngoài mất!
Vì cái ý nghĩ đó mà Lam Hi Thần không dám chậm trễ, dùng hết sức ăn cho xong một quả trứng. Đến quả thứ hai, y bị nghẹn, nhưng mà vẫn phải cố ăn.
Tự San tặc lưỡi "Tiểu Lam ơi ăn từ từ thôi! Hắn không cho ngươi ăn thì ta cũng có thể cho ngươi ăn mà! Con sóc mày cũng đâu có giành ăn với ngươi? Nè Minh Quyết, nếu không có chín cái đuôi ta còn tưởng nó là mèo ấy chứ! Khó chiều khó chuộng".
Lam Hi Thần nghe vậy, lập tức quay qua chỉ vào mình rồi chỉ ra ngoài cửa, rồi lại dậm chân, miệng thì ngâm ngâm mấy tiếng. Diễn tả một buổi trời đại ý là muốn nói y vốn đâu phải mèo, y là hồ ly, à không, là người bị hóa thành hồ ly, khi y là người y cũng rất tao nhã chứ không phải như thế này. Ấy mà hành động kia vào mắt Tự San lại biến thành con mèo đang dỗi, cậu ta đẩy y về chỗ Nhiếp Minh Quyết, nói "Được rồi được rồi, mau ăn đi, hắn còn có việc không thể ở đây chỉ để cho ngươi ăn đâu".
Cắn môi như suy nghĩ cái gì đó, hồi lâu Tự San mới vỗ vai Nhiếp Minh Quyết, hỏi "Minh Quyết, ngươi dự tính sao với Tiểu Lam?".
Nhiếp Minh Quyết nhìn cậu ta tỏ vẻ không hiểu, Tự San thở dài một hơi, nói "Ý ta là ngươi cũng định để nó đi theo mình giống như con sóc A Dứu này, hay là đợi nó hồi phục vết thương xong sẽ đuổi nó đi?".
Nghe đến đây, bỗng dưng Lam Hi Thần thoáng một tia hoảng sợ, khựng lại nhìn Nhiếp Minh Quyết, chỉ thấy hắn vuốt đầu y một cái, nói một câu không liên quan "Mau ăn đi".
Tự San nói "Minh Quyết, ta đang hỏi ngươi đấy!".
Nhiếp Minh Quyết nói "Ta chưa biết".
Tự San nói "Cái gì mà chưa biết? Ta nói này, tốt nhất là ngươi nhận nuôi nó. Bất quá đi xin phép giáo chủ một tiếng là được rồi. Nếu không để Tiểu Lam đi, ta lại cảm thấy không ổn thế nào ấy".
Nhiếp Minh Quyết nói "Giáo chủ không thích thú vật đến vậy sao?".
Tự San nói "Không phải không thích, mà là ông ấy sợ nhìn thấy sẽ đau lòng".
Nhiếp Minh Quyết nói "Đau lòng? Tại sao lại đau lòng?".
Tự San nói "Ngươi không biết đâu, trước đây hai ngàn hai trăm đệ tử của Bích Du cung, đa phần đều là các loài thú đến đây học đạo".