ĐẠI ĐƯỜNG ĐẠO SOÁI

[Lan Đình tập tự] rất ngắn, không hề dài, chỉ ngắn ngủi một trang, hai mươi tám dòng, ba trăm hai mươi bốn chữ nhưng đạt tới đại thành của thư pháp. Phàm là nhà thư pháp, chỉ cần thấy qua phiên bản của [Lan Đình tập tự] đều nói là cổ kim đệ nhất.

Đó là bọn họ chỉ mới thấy được bản mô phỏng của [Lan Đình tập tự].

Bút tích sau khi được Lý Thế Dân cất giữ thì sau đó không rõ.

Dù phỏng chế cùng bút tích thực có khác biệt rất lớn nhưng dù thế thì qua 1500 năm cũng không có một vị thư pháp danh gia có thể vượt qua, được xưng là Trung Quốc thư pháp đệ nhất thiếp, cổ kim đệ nhất hành thư. Giá trị của bút tích thực không cần phải nói.

Hôm nay Đỗ Hà có may mắn xem qua [Lan Đình tập tự] do chính tay Vương Hy Chi ghi lại.

Trước kia hắn cho là chữ mình tuy kém Thư Thánh Vương Hi Chi nhưng không kém bao nhiêu, hôm nay tận mắt nhìn thấy mới biết ngoài người có người, thiên ngoại hữu thiên, chính mình cơ hồ trở thành ếch ngồi đáy giếng.

Nhìn xem [Lan Đình tập tự] trong tay, trong đầu Đỗ Hà hiện ra một câu thơ của Tào Thực “Phiên nhược kinh hồng, uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu chũn tùng. Phảng phật hề nhược khinh vân chi tế nguyệt, phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết”. Đây là câu thơ tả mỹ nữ trong [Lạc Thần phú] nhưng có thể dùng cho chữ của Vương Hi Chi. Nhất bút nhất họa tràn ngập tú khí, xuất phát từ tự nhiên, dùng bút tù mị phiêu dật; Thủ pháp đã bình thản lại kiệt xuất, lớn nhỏ tinh tế, không hề gò bó. Trong đó, phàm là chữ giống nhau đều có thủ pháp không tương đồng, nhất là chữ “chi”, có tới hai mươi chữ nhưng không hề tương tự.

Ngay cả Đỗ thể tự của Đỗ Hà vẫn tự ngạo đoan trang hùng vĩ, hào hùng khí thế nhưng so ra còn kém khí thế phiêu dật trang nghiêm trong [Lan Đình tập tự].

- Ai!

Đỗ Hà thận trọng đem [Lan Đình tập tự] trả lại cho Lý Khác, tự giễu nói:

- Tự cao tự đại chính là ta!

Hắn được truyền thừa hai vị thư pháp đỉnh cấp đời sau là Nhan Chân Khanh, Tô Thức, luận kiểu chữ tinh mỹ đại khí, không người có thể so sánh, trong nội tâm khó tránh khỏi có ý kiêu ngạo, lúc này mới như tỉnh mộng. Chữ của Vương Hi Chi gấp 10 lần hắn.

Lý Khác đem [Lan Đình tập tự] bỏ vào trong hộp, nói:

- Ta xem không hiểu thứ này, bất quá chữ của em rể có thể được phụ hoàng cùng rất nhiều văn hào khen ngợi, sao có thể nói là ếch ngồi đáy giếng? Có lẽ hiện tại xác thực thua Vương Hữu Quân một bậc, nhưng chưa hẳn vĩnh viễn sẽ dưới.

Đỗ Hà đi nhanh đi về trước, nói:

- Điện hạ nhìn sai Đỗ Hà rồi, ta còn không đến mức vì thế mà mất đi tin tưởng, chán chường uể oải...... Đi thôi, trở về phục mệnh, đừng làm cho nhạc phụ đại nhân sốt ruột.

Có người hỏi Lưu Bang, Hạng Vũ ai là anh hùng. Một trăm người có 99 người sẽ trả lời là Hạng Vũ, nhưng cuối cùng sẽ có một người nói là Lưu Bang, người này đúng là Đỗ Hà.

Đỗ Hà vẫn cho rằng thất bại so với thành công càng thêm khảo nghiệm người, Hạng Vũ lãnh binh phá Tần, bách chiến bách thắng: trong cuộc chiến Cự Lộc đập nồi dìm thuyền, lấy yếu thắng mạnh; Cuộc chiến Bành Thành dùng ba vạn quân suy yếu thắng 56 vạn liên quân uy chấn thiên hạ, là anh hùng không thể nghi ngờ.

Trái lại Lưu Bang, đầu cơ trục lợi, bách chiến trăm bại, nhất là chiến dịch Bành Thành là minh chủ liên quân, tay cầm 56 vạn đại quân, lại để cho ba vạn binh suy yếu của Hạng Vũ đánh cho rơi hoa nước chảy, quân lính tan rã, cuối cùng phải ném vợ bỏ con, biến thành trò cười thiên hạ. Người bình thường bị đả kích như vậy không nói nản lòng thoái chí, ít nhất trong ngắn hạn ý chí chiến đấu mất sạch, không dám đối địch với Hạng Vũ. Mà Lưu Bang không giống, hắn trở lại hang ổ, vỗ vỗ bờ mông, như chưa hề phát sinh chuyện gì, tiếp tục tác chiến với Hạng Vũ.

Mặc dù bách chiến trăm bại, nhưng lại thủy chung không nhận thua không chịu thua, trăm bại bách chiến, kiên nhẫn, cuối cùng một trận chiến định thiên hạ.

Có loại tinh thần này, Lưu Bang là một vị anh hùng đáng giá kính trọng.

Đỗ Hà không học được sự uất ức của Lưu Bang nhưng lấy loại tinh thần đó làm gương, thất bại nhận thua cũng không có nghĩa là bỏ cuộc.

Ngu phủ.

Trí Vĩnh lúc nãy không hề ngó tới bài tiểu phú của Đỗ Hà, giờ lại chăm chú nhìn vào như thưởng thức rượu ngon, thỉnh thoảng lại buột miệng khen “chữ tốt”, biểu hiện như là hai người.

Ngu Thế Nam vân vê chòm râu nói:

- Trí Vĩnh đại sư, ngươi làm cái gì đó? Chữ của Đỗ hiền chất như đao gọt rìu đục, phảng phất đại khí. Ở điểm này toàn bộ Trường An chưa có người so sánh. Trí Vĩnh đại sư trước mặt hắn chẳng thèm ngó tới, bây giờ lại tán thưởng, ta thật sự nghĩ mãi mà không rõ nguyên do.

Trí Vĩnh vẫn nhìn vào tác phẩm của Đỗ Hà tựa hồ không chán, đối mặt với nghi vấn của Ngu Thế Nam không trả lời, một lát sau mới nói:

- Thế nam, ngươi nhìn xem, bức chữ này ngoại trừ tinh túy của Đỗ thể tự là cái gì?

- Ngạo khí!

Nghiên cứu về thư pháp của Ngu Thế Nam cũng không kém Trí Vĩnh, rất nghiêm túc ngắm nghía trong chốc lát, đưa ra đáp án.

Phân tích bút tích là một môn khoa học, có nguyên vẹn hệ thống lý luận cùng phương pháp.

Hết thảy hành động một người đều nằm trong vòng tâm tư, bút tích viết cũng là một loại hành động nhân thể, tất nhiên cũng sẽ biểu hiện nội tâm, phân tích bút tích chính là tìm hiểu thế giới bên trong một người.

Đương nhiên vào thời cổ đại chưa tồn tại khoa học này nhưng với các đại gia thư pháp có thể thông qua bút tích để nghĩ được tâm cảnh người viết.

Chữ của Đỗ Hà ngoại trừ có đủ đao gọt rìu đục, đại khí thì còn có một đặc điểm, chữ viết vô cùng lớn, có chút phóng túng, có ngạo khí.

Trí Vĩnh cười nói:

- Ngươi thấy loại ngạo khí này thế nào?

Ngu Thế Nam nói:

- Người trẻ tuổi, khí thịnh một chút, có thể lý giải. Lúc còn trẻ ai không có vài phần ngạo khí, nhớ lúc trước chẳng phải Trí Vĩnh đại sư cũng có ngạo khí? Lúc ấy, ngạo khí của ngài tựa hồ càng sâu hơn, cái này theo tuổi tác sẽ mất đi.

Trí Vĩnh nghiêm nghị nói:

- Vậy ngươi cũng biết, vì ngạo khí này khiến ta nhiều năm không có tiến bộ về mặt thư pháp, đến khi gặp một vị lão giả vô danh chỉ điểm thì mới đại triệt đại ngộ. Ngươi nhớ lúc trước ta đi không từ giã sao?

Ngu Thế Nam nhớ lại năm đó, gật đầu nói:

- Nhớ, lúc trước chúng ta đề nghị cùng đi Tây Hồ, nhưng đợi đã lâu không thấy tung tích đại sư, về sau mới nghe nói đại sư về tới Vĩnh Hân tự, bế quan tu luyện. Chẳng lẽ......

- Không sai.

Trí Vĩnh gật đầu nói:

- Ngày đó ta đến sớm nhất. Lúc gần Tây Hồ gặp một vị kỳ nhân. Hắn dùng nhánh cây vẽ tranh, đề mấy câu của danh nhân nhã sĩ. Ta cao hứng viết bài thơ bên cạnh. Ai ngờ lão giả kia chỉ là bình thản nhìn qua rồi mượn bút, theo dạng viết một lần. Cùng một chữ thì dưới ngòi bút hắn vượt gấp mười lần ta. Vốn tưởng rằng gặp được cao nhân, hỏi ra mới biết chỉ là một lão nhân gia quét đường, không biết được mấy chữ.

Ngu Thế Nam vẻ mặt kinh ngạc, nói không ra lời.

Trí Vĩnh cười khổ nói:

- Lúc ấy ta cũng lại càng hoảng sợ, hỏi thêm mới biết được lão giả xuất thân bần hàn, không có tiền mua sách, nhưng hắn ưa thích vẽ tranh, hay tìm các chỗ du khách đề thơ ở các di tích bắt chước. Liên tiếp hơn ba mươi năm, bất tri bất giác lại tập hợp được sở trường mọi người tự thành nhất mạch, ta theo không kịp. Lúc ấy ta nản lòng thoái chí, liền rời Tây Hồ. Cuối cùng ta nghĩ thông suốt, thư pháp một đường, quen tay hay việc, khó có đường tắt mà theo. Vì vậy, ta bế quan Vĩnh Hân tự, thề không thành tuyệt không xuất quan. Từ đó phỏng theo thư thiếp tổ tiên, một hơi luyện ba mươi năm. Chính là bởi vì lão giả vô danh giết ngạo khí của ta, mới thúc đẩy ta đại triệt đại ngộ, thư pháp của Đỗ Hà muốn cố gắng cho giỏi hơn, không giết ngạo khí của hắn, làm sao có thể thành?

Ngu Thế Nam hiểu ra:

- Thì ra là thế...... Bất quá muốn giết ngạo khí của hắn thật là không dễ. Nhìn khắp Trường An, không một người làm được điều này.

Hắn khó hiểu hỏi:

- Nhưng Trí Vĩnh đại sư sao không noi theo kỳ nhân năm đó, tự mình động thủ, ngược lại mượn tay người khác, dùng [Lan Đình tập tự]?

Trí Vĩnh lắc đầu nói:

- Thư pháp của ta đã đi vào ngõ cụt, nào có tư cách chỉ điểm kỳ tài ngút trời như thế.

Chữ của Trí Vĩnh trong lịch sử khen chê không đồng nhất, không hề nghi ngờ hắn là một nhà thư pháp đỉnh cấp. Ba mươi năm khổ luyện, khiến cho chữ của hắn kế thừa được phong cách tổ tiên Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi, phi thường tinh mỹ. Nhưng cũng vì thế mà hắn lâm vào chỗ không thể xoay người.

Bắt chước thủy chung là bắt chước, chữ của Trí Vĩnh dù giống Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi thế nào cũng là vô dụng, tinh túy thư pháp ở chỗ siêu việt, ở chỗ sửa cũ thành mới, ở chỗ tập hợp sở trường người khác tự thành nhất mạch. Nói thí dụ như Ngu Thế Nam, thư pháp Ngu Thế Nam học với Trí Vĩnh, cũng khởi nguồn từ Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi nhưng hắn không ngừng cải tiến, tự thành nhất mạch, đã có phong cách của mình. Đỗ Hà cũng giống như vậy, thư pháp của hắn học tại Nhan Chân Khanh, Tô Thức, nhưng hơn mười năm luyện tập, đã có phong cách của mình. Loại phong cách này vô luận là tốt là xấu đều là một loại tiến bộ, là của bản thân.

Trí Vĩnh lại vô tình mất đi phong cách của mình, hoàn toàn kế thừa thư pháp của Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi.

Không có người nói chữ của hắn không tốt, nhưng hắn toàn thủ Vương thị thư pháp, khuyết thiếu sáng tạo. Đã mất đi phong cách của mình, tựa như đã mất đi linh hồn, cho nên Tô Thức đánh giá thư pháp của Trí Vĩnh, đã nói hắn “cốt khí sâu ổn, thể kiêm chúng diệu, tinh có thể đã đến, sáng tạo lại nhạt.”

Một câu trực chỉ Trí Vĩnh lại đi đường xưa của Vương Hi Chi, tuy ghi tuyệt không thể tả, nhưng theo khuôn phép cũ, cũng không kỳ thái.

Trí Vĩnh sau khi phát giác thì đã trễ, muốn sửa đổi đã không có khả năng rồi.

Ngu Thế Nam không rõ nguyên do trong đó nhưng người già thành tinh, cũng không hỏi thêm, chỉ là tràn ngập tò mò với [Lan Đình tập tự] trong truyền thuyết, hỏi:

-Trí Vĩnh đại sư, có thể khẳng định [Lan Đình tập tự] nhất định có thể giết ngạo khí của Đỗ Hà?

Trí Vĩnh cười ha hả, tựa hồ nghe một câu hỏi rất ngốc nghếch:

- Tổ tiên khi còn bé tập viết, một thân siêng năng. [Lan Đình tập tự] được viết khi hắn 50 tuổi, là lúc đỉnh phong. Hắn viết ra vô số thư pháp nhưng [Lan Đình tập tự] là tốt nhất. Tác phẩm tốt nhất của Thư Thánh lại không thể để cho Đỗ Hà mới gần tâm phục khẩu phục, sao xứng với danh tiếng Thư Thánh? Kỳ thật...... Lần này ta đến Trường An là vì Đỗ Hà.

Bình luận

Truyện đang đọc