ĐẠO TRƯỞNG TIÊN SINH

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Sau khi ăn xong bữa sáng, chờ già Lý dọn dẹp nhà cửa xong, Hạ Tuy liền đi theo ông tìm bà Hải thần, Lý Hải Sinh và Ngô Mục Dương cũng đi theo, Ngô Mục Dương chính là tên đầy đủ của Tiểu Mục.

Tên này có thể nói là vô cùng phù hợp với con người của Tiểu Mục, già Lý nói đây là do thôn trưởng Ngô lão đầu đi nhờ bà Hải thần đặt tên.

Bà Hải thần cũng không phải là tên riêng của một người, mà chính là cách gọi chung của những người như bà cốt hay thầy mo.

Bà Hải thần coi như là một nghề nghiệp đặc trưng của vùng duyên hải nơi đây, tục truyền rằng bà Hải thần chính là người thông linh của Hải thần.

Bà Hải thần cũng có thể truyền thừa y bát, nhưng mà cần phải ở một độ tuổi nhất định đến xin chỉ dẫn của Hải thần, nếu người truyền thừa được lựa chọn, trên ấn đường sẽ xuất hiện một nốt ruồi đen.

Có điều người được chọn không nhiều lắm, rất nhiều người không được chọn đã tự vẽ lên ấn đường của mình một nốt ruồi đen, cũng coi như bản thân đã đi theo nghề này rồi.

Nhưng xã hội hiện đại phát triển quá nhanh, rất nhiều người làm bà Hải thần, vậy nhưng cũng không muốn để con cháu trong nhà mình làm người thừa kế, lại thêm biển cả bị con người khai thác vô tội vạ, nhưng Hải thần lại chưa xuất hiện lần nào, cho nên nghề này dần dần xuống dốc, bây giờ cũng chỉ còn thôn Câu Lặc tương đối hẻo lánh là vẫn còn bà Hải thần.

"Bà cốt Cung là người được lựa chọn, bà biết rất nhiều chuyện về biển cả và Hải thần, năm đó mỗi khi chúng tôi ra khơi đều sẽ mang lễ vật đến nhờ coi ngày, mỗi lần đều rất chính xác.

"

Trên đường già Lý vừa đi vừa nói về chuyện của bà Hải thần.

Bà cốt Cung vốn là một phụ nữ hơn bốn mươi tuổi góa bụa không nơi nương tựa, sau đó lại bị người ta vu oan lấy trộm đồ, bị đánh đuổi, bà Cung nhảy xuống biển, kết quả ba ngày ba đêm sau lại quay về, giữa trán lại có thêm một nốt ruồi đen, một thân một mình dọn nhà rời đi, đến tại một hang động hẻo lánh chỗ vách đá sống một mình.

Đó là những năm đầu xây dựng lại đất nước, không ai dám hành nghề phong kiến mê tín, bà Cung cũng không nói mình là bà Hải thần, có điều những người già trong thôn đều biết, đối với bà Cung rất kính trọng.

Người khác muốn giúp đỡ bà, bà Cung cũng sẽ âm thầm giúp người đó tránh đi một ít tai họa, chờ đến thời kỳ mở cửa mọi chuyện không còn nghiêm khắc như vậy nữa, bà Cung liền được một vài thôn dân có quan hệ tốt giúp đỡ xây một cái nhà bằng đá, còn giúp bà khai khẩn một mảnh đất nhỏ.

Từ đó về sau bà cốt Cung sống ở đó, cũng càng thân thiết với người dân thôn Câu Lặc.

"Nói như vậy, bà cốt Cung bao nhiêu tuổi rồi?"
Hạ Tuy nghe già Lý nói, âm thầm tính toán, phát hiện hình như tuổi có chút lớn.

Già Lý cười cười, "Khi đó là năm 64 (1964), tính đến nay bà cốt Cung đã gần tròn một trăm tuổi rồi!"
Người già trăm tuổi thì thôi, nhưng từ trước đến giờ bà Cung vẫn sống một mình, có thể hoàn toàn lo liệu chuyện sinh hoạt, mảng đất trước nhà năm xưa thôn dân giúp bà khai khẩn vẫn có thể trồng rau màu, hiếm khi thấy bà đi mua thức ăn.

Có thể nói bà cốt Cung ở thôn Câu Lặc là một nhân vật truyền kỳ, đáng tiếc bà Cung là người yêu ghét phân minh, những người hại bà năm xưa là người thôn Phổ Lạp, mấy năm nay thôn Phổ Lạp giống như một khối u ác tính, mười mấy năm trước thôn Phổ Lạp liên tục có người chết, thôn dân cũng đến qùy cầu xin bà Cung ra tay giúp đỡ.

Đáng tiếc bà Cung không có chút động tĩnh, chỉ cười lạnh nói do đời trước của bọn họ tạo nghiệp, đời sau lại không tích đức, là một đám người đã hư thối từ trong rễ, đó là tự làm tự chịu.

Người ở thôn Phổ Lạp nghe bà Cung nói vậy rất giận dữ, đêm đến có người xách thùng dầu muốn đốt nhà của bà Cung, đáng tiếc dọc đường đi mấy người đó lại mất tích, ngày hôm sau lại bị sóng biển đánh dạt vào Tử Nhân Khẩu.

"Dù sao chuyện này cũng làm ầm ĩ rất lớn, rất nhiều người đều nói bà cốt Cung dùng tà thuật hại người, người ở thôn khác không dám đến tìm bà Cung, chỉ có thôn cũng chúng tôi là không tin.

"
Già Lý còn kể năm xưa khi ông còn bé bà Cung đã từng cho đám trẻ con bọn họ ăn kẹo, những viên kẹo thời xưa quý hiếm biết chừng nào, già Lý đến từng tuổi này vẫn còn nhớ mãi vị ngọt ngào của năm đó.

"Phụ nữ trong thôn chúng tôi đến tuổi lấy chồng, sinh con đều đến nhờ bà Cung đỡ đẻ, trẻ con bị bệnh bị thương đều đến tìm bà Cung, tôi nhớ ông nội của Tiểu Mục lúc còn bé đạp vỏ sò chân đứt một đường lớn, khóc đến không ra hơi, bà Cung cho ông ấy ăn kẹo, sau đó dùng tay chấm vào nước đọc thần chú gì đó, vỗ một cái vào chân của lão Ngô, dòng máu đang chảy ròng ròng đã ngừng chảy.

"
Tiểu Mục lần đầu tiên được nghe chuyện về ông nội của mình lúc còn bé, vô cùng hứng thú, lúc này thuận miệng cảm khái, "Trách không được ông nội cháu ba ngày hai bữa lại bảo cháu đến nhà bà Cung tặng đồ, bà nội cũng vậy, nấu món gì ngon cũng sẽ mang qua đó.

"
Hoặc là nói những người cùng thời với già Lý còn ở lại thôn Câu Lặc đều có thói quen này, lúc họp chợ sẽ mua đồ ăn nhiều một chút, đồ dùng sinh hoạt cũng thuận tiện mua thêm một chút, thường ngày sẽ mang qua chỗ bà Cung.

Lý Hải Sinh thì không có ấn tượng gì, nhưng đã từng về thôn, cũng được ông nội mang đến cho bà Cung xem tướng, lần cuối cùng bà Cung còn khuyên nhủ Lý Hải Sinh và cha mẹ cậu nên ở lại trong thôn.

Có điều cha mẹ của Lý Hải Sinh cũng không để tâm lắm, sau đó thì xảy ra chuyện ngoài ý muốn, "Sau khi Tiểu Hải xảy ra chuyện tôi cũng từng đến tìm bà Cung, bà chỉ nói cả đời này bà không thể rời khỏi đảo đánh cá, không giúp được Tiểu Hải.

"
Trên đường Hạ Tuy xem như từng chút một biết về bà Hải thần, chờ khi đến nơi cũng coi như biết được đại khái bà là người thế nào.

Nói là ở thôn Câu Lặc, kỳ thật cũng không gần, đi theo hướng thôn Phổ Lạp bốn mươi phút, trên đường phải đi qua rất nhiều con đường nhỏ quanh co.

Nhà của bà Hải thần ngay tại một hốc núi ba mặt vây quanh là vách đá, xung quanh bốn phía cũng chỉ có nơi này là có được một mảnh đất bằng phẳng, cũng không biết năm đó làm thế nào mà chọn được nơi này.

Nghe già Lý nói qua một ngã rẽ nữa là tới, sau khi rẽ vào lối nhỏ Hạ Tuy ngẩng đầu trông từ xa, đập vào mắt là một mảnh đất nhỏ bằng phẳng trong hốc núi, phía trước căn nhà bằng đá là một đám rau màu khá tươi tốt, trước cửa nhà có một con chó cỏ đang nằm úp sấp đã nhìn thấy bọn họ, từ xa đã bắt đầu sủa gâu gâu cảnh báo với chủ nhân.

"Đừng lo lắng, Đại Hoàng sẽ không tùy tiện cắn người.

"
Già Lý trấn an cháu trai bị chú chó cỏ dọa sợ, lại nhìn Tiểu Hắc đang được Hạ Tuy ôm trong lòng.

Tiểu Hắc lúc nghe thấy tiếng chó sủa còn duỗi cổ nhìn nhìn, chờ lúc nhìn thấy bộ dạng của Đại Hoàng, Tiểu Hắc lập tức không còn hứng thú rụt đầu trở về.

Tiểu Mục thường xuyên lại đây, từ xa gọi một tiếng "Đại Hoàng", chú chó cỏ liền ngừng sủa, cũng không vẫy đuôi mừng rỡ, mà lạnh nhạt nhìn một chút, sau đó lại xoay người nằm úp sấp dưới mái hiên.

Trong phòng có một người chống gậy chậm rì rì đi ra, đứng im bất động bên cạnh Đại Hoàng, tựa hồ là đang chờ bọn Hạ Tuy đi qua.

Chờ đến bọn người Hạ Tuy đi hết con đường nhỏ bước vào nhà mới biết được Cung đúng là đang chờ bọn họ.

Bà Cung là một bà lão tóc bạc trắng, đã gần tròn một trăm tuổi rồi, thân thể này đã xem như rất khỏe mạnh, trên mặt rất nhiều nếp nhăn, khóe mắt cũng rũ xuống, nhưng khí chất cả người lại rất bình thản, lập tức khiến Hạ Tuy nghĩ tới biển cả, sau đó nghĩ đến con trai ngọc màu trắng kia.

Bà Cung nhìn thấy bọn họ cũng không kinh ngạc, ân cần chào hỏi Hạ Tuy và Tiểu Hắc nằm trong lòng hắn, đúng vậy, bà Cung còn cố ý chào hỏi Tiểu Hắc một tiếng.

Tiểu Mục và già Lý cũng không kinh ngạc, phỏng chừng bà Cung làm những chuyện kỳ lạ như vậy cũng không phải lần đầu.

"Thằng Ba trở về lâu chưa? Lần này chuẩn bị lúc nào thì quay lại thành phố?"
Già Lý tên là Lý Đại Quý, nếu dựa theo phong tục của đảo Tạp, cũng không thể gọi Tiểu Đại được, cho nên già Lý mới có tên cúng cơm như vậy.


Rất nhiều năm không có ai gọi tên cúng cơm của mình nữa, già Lý có chút ngượng ngùng nhìn bọn Hạ Tuy, sau đó cười kính cẩn trả lời bà Cung.

Ánh mắt bà Cung nhìn bọn người già Lý là ánh mắt trưởng bối thương yêu con cháu, đối đãi Hạ Tuy và Tiểu Hắc, lại có ý tôn trọng.

Bà Cung sớm biết bọn họ sẽ tới, đã chuẩn bị sẵn trà nước, còn chuẩn bị cho Tiểu Hắc một chén đồ ăn toàn đồ quý hiếm, có hải sâm có san hô còn có vỏ sò trân châu thậm chí còn có cục đá đen như mực, thoạt nhìn giống như là tùy tiện nhặt được trên bãi cát
Tiểu Hắc lại biết đó là đồ tốt, một con chó ngồi xổm trên chiếc bàn nhỏ bà Cung chuẩn bị cho nó mà ăn vô cùng vui vẻ.

Trên thực tế những cái đó đều là đồ tốt mà mấy năm nay bà Cung tìm được ở trong biển, bản thân không dùng được, không nghĩ tới hôm nay ngược lại có thể sử dụng để chiêu đãi khách quý.

Tiểu Mục nhìn thấy tư thế của Tiểu Hắc, nhìn xem cũng trợn mắt há hốc mồm, lúc này câu "Chó trong thành phố quả nhiên khác thường" cũng nói không nên lời, mặc dù cậu chưa từng lên thành phố, nhưng cũng biết chó trong thành phố cũng sẽ không ăn cục đá hay là vỏ sò đâu.

Còn có trân châu nữa, chính là trân châu thiên nhiên, bên trong thậm chí còn có trân châu hồng nữa, viên nào cũng to hơn ngón tay cái, vậy mà cũng bị Tiểu Hắc ngậm vào miệng nhai răng rắc.

Tiểu Mục cảm thấy bản thân có thể đã xuyên không rồi, xuyên đến một thế giới khác không phải Trái đất, mà bà Hải thần chính là người ở thế giới khác đó.

Tại sao thường ngày lại không phát hiện ra?
Tiểu Mục liền ngây ngốc ngồi ở đó nhìn Tiểu Hắc ăn, già Lý thì giới thiệu sơ lai lịch của Hạ Tuy với bà Hải thần, còn nói rõ ý đồ đến đây, lúc này mới đứng dậy mang theo Tiểu Mục khờ khạo đi ra sau nhà giúp bà Hải thần chẻ củi.

Đừng nhìn già Lý hơn năm mươi tuổi, nhưng thân thể còn rất tốt, người già trong thôn bọn họ đều khỏe mạnh như vậy, già Lý như vậy mọi người đã nhìn quen rồi, đến khi bảy mươi tuổi thì người trong thôn Câu Lặc mới được xem như người cao tuổi.

Bà Cung nhìn Tiểu Hắc ăn vui vẻ, trên mặt lộ ra một nụ cười hiền lành, không còn chút gì vẻ yêu ghét phân minh thời còn trẻ nữa, phỏng chừng là lớn tuổi cuộc sống cũng an nhàn, tính tình dần trầm tĩnh lại.

"Tình trạng của thôn Phổ Lạp, thay vì nói là phong thủy xấu, chi bằng nói là do con người không tốt.

"
Bà Cung cũng không
.


Bình luận

Truyện đang đọc