Trịnh Ngôn Khánh cười cười:
- Bệnh tình của lão phu nhân nói dễ cũng không phải là dễ, mà khó cũng không phải là khó, chỉ cần mười ngày một lần phục dụng dã linh chi đồng thời tiến hành điều trị thích hợp là có thể khỏi.
Những lời này của Trịnh Ngôn Khánh giống y như đúc như các y sinh.
Hám Lăng không khỏi cúi đầu xuống.
Hắn làm sao không biết chỉ cần điều dưỡng bằng dã linh chi cho tốt là được.
Nhưng vấn đề là hắn chịu nổi hao tổn như vậy sao? Một lạng dã linh chi cũng phải đến mười quan, một tháng ít nhất cũng phải tốn tới 30 quan, 100 quan cũng chỉ đủ cho hắn tốn tới 3-4 tháng mà thôi.
Trịnh Ngôn Khánh không để ý đến Hám Lăng mà khẽ cầm bàn tay thô ráp của lão phu nhân.
- Lão phu nhân ta có một đề nghị.
- Ở huyện dịch này tuy an ổn nhưng mà cướp đường đạo tặc cũng không ít, bất kể là nhân lực hay vật lực cũng không đủ.
- Hám Lăng theo ta, lão phu nhân nếu không yên ổn thì hắn cũng không yên tâm.
Cho nên Trịnh mỗ có một ý nghĩa, đưa phu nhân đi Củng huyện dưỡng bệnh, ở đó có người chiếu cố hơn nữa khoảng cách từ Huỳnh Dương tới Lạc Dương cũng không xa, tìm y quán cũng dễ, mua thuốc cũng vì vậy mà dễ hơn nhiều. Lão phu nhân có thể an dưỡng tuổi già mà Hám Lăng cũng yên tâm làm việc.
Hám Lăng nghe được lập tức nảy sinh hi vọng.
Hắn nhìn lại về phía lão phu nhân, mà lão phu nhân cũng lâm vào trầm tư.,
Lão phu nhân có lẽ không biết chữ cũng không hiểu thi từ ca phú nhưng có kinh nghiệm mấy chục năm, làm sao không nhận ra tâm ý của Ngôn Khánh?
Tiểu oa nhi này muốn mời chào A Lăng.
Tuy nhiên đây cũng không phải là một chuyện xấu.
Những năm gần đây A Lăng vì chiếu cố mình mà chịu đau khổ, ăn cũng không đủ no, mặc không đủ ấm, tuy rằng nó không nói ra nhưng bà làm sao có thể không biết.
Hiện tại có một cơ hội cho A Lăng đổi vận.
Vị Trịnh công tử này dù sao cũng là nhà thế gia, thanh danh bên ngoài rất tốt, tiền đồ cũng vô cùng sáng rọi, nếu như A Lăng theo hắn không chừng có thể làm ra một thân sự nghiệp, mà mình cũng có người chiếu khán, đối với A Lăng miễn đi rất nhiều phiền toái.
Đây chính là chuyện tốt.
Lão phu nhân nói:
- Trịnh công tử đã nói vậy, lão phu nhân sao đành cự tuyệt?
A Lăng nhà ta sau này nhờ công tử chiếu khán, A Lăng, con theo Trịnh công tử cho tốt, đừng phụ tâm ý của công tử.
Hám Lăng nói:
- Mẹ cứ yên tâm, hài nhi nhất định sẽ làm việc thật tốt.
- Hám Lăng, ta đã nói với huyện lệnh Hoàng Văn Thanh, mời hắn xuất ra một chút nhân thủ hộ tống lão phu nhân trở về Củng huyện.
Xe ngựa đã tới, tùy thời có thể lên đường, lão phu nhân có lời gì cứ nói ra, hiện tại quân vụ bận rộn, tại hạ trở về quân doanh trước.
Vào buổi trưa, Hám Lăng sau khi đưa mẫu thân ra khỏi huyện Dịch mới tới quân doanh của Ngôn Khánh báo danh.
Trịnh Ngôn Khánh ủy nhiệm hắn trở thành hữu tùy tùng.
Hôm nay Trịnh Ngôn Khánh ở trong quân doanh chỉ có chức lữ soái, dựa theo đạo lý thì hắn chưa đạt tới mức phân phối tùy tùng, nhưng Dương Quảng đã phong hắn là Vân Kỵ Úy, theo tước vị hắn cũng có thể chọn lựa tùy tùng.
Ngôn Khánh xuất thân ở An Viễn đường nên cũng tiếp nhận danh hào mãnh hổ.
Hùng Đại Hải là tả tùy tùng, Hám Lăng là hữu tùy tùng.
Cộng thêm cả Thẩm Quang nữa, Trịnh Ngôn Khánh đã có một hổ trướng. Lần này Trịnh Ngôn Khánh dùng tiền của chính mình để trả lương cho Hùng Đại Hải và Hám Lăng, cho nên công lao của Trịnh Ngôn Khánh càng lớn, địa vị của bọn hắn càng cao.
Đây cũng là thủ đoạn mà các thế gia thường dùng nhất.
Trịnh Ngôn Khánh một phương diện ở huyện Dịch lo tiếp nhận đồ dùng ở nơi khác chuyển tới, một phương diện thì phân phối cho hơn hai trăm quan binh cùng với 300 tông đoàn của Tạ gia sát nhập lại, ngày đêm luyện tập.
Tạ Khoa thuở nhỏ đọc thuộc lòng binh pháp, so sánh lại còn nhiều hơn cả Trịnh Ngôn Khánh.
Tuy nhiên hắn không giỏi điều binh khiển tướng, cho dù đọc nhiều cũng chỉ là lý luận suông.
Cho nên Trịnh Ngôn Khánh vô cùng tực giác đem vị trí của mình hạ thấp xuống.
500 người này tạo thành hộ quân, lấy Tạ Ánh Đăng làm chủ mà Trịnh Ngôn Khánh thì làm tư mã trong quân, hiệp trợ Tạ Khoa.
Lúc nhàn hạ hắn mang theo ba người Thẩm Quang đi quanh huyện Dịch thăm Hoàng văn Thanh hoặc các danh sĩ ở địa phương.
Huyện Dịch chính là Lai Châu Sơn ĐSu này.
Ở nơi đây thắng cảnh không ít, ở thời kỳ Tùy Đường nổi tiếng nhất chính là dãy núi Vân phong ở phía Nam huyện dịch, phong cảnh vô cùng tươi đẹp.
Tháng hai hạ tuần, Ngôn Khánh được lệnh áp giải lương thảo theo thuyền biển tiến về phía Sa Ti thành tập kết.
Đồng thời Tùy quân cũng đã đến bờ sông Liêu thủy, hướng về phía Cao Ly hung hãn công kích.
Sa Ti thành chính là Kim huyện thuộc Liêu Ninh đời sau.
Ngôn Khánh lúc đến Sa Ti thành thì đã là cuối tháng hai.
Tiền quân thủy quân và trung quân cũng đã xuất kích.
Hậu quân thì còn khoảng hai ba vạn người do Chu Pháp tọa trấn, Ngôn Khánh cùng với Tạ Khoa đem lương thảo tới lập tức tiến vào trong quân trướng báo danh.
- Trịnh lữ soái, Tạ công tử, hai người vừa vặn tới.
Chu Pháp nhìn thấy Trịnh Ngôn Khánh và Tạ Khoa cao hứng vô cùng:
- Đại tướng quân đã vượt biển xuất kích, ta cũng mười ngày sau lãnh binh xuất chinh.
Hôm nay đúng lúc hai người tới, giảm cho ta một tâm sự.
Trịnh Ngôn Khánh nghe được lời này thì trong lòng không khỏi trầm xuống.
Đại tướng quân Lai Hộ Nhi vẫn không muốn gặp hắn?
Hắn mang theo bọn người Trịnh Tỉnh Mạch Tử Trọng đi trước vào Sa Ti thành, cho nên không tiếp kiến vào Trịnh Ngôn Khánh, chuyện này cũng có thể hiểu được, nhưng sau đó bỏ Trịnh Ngôn Khánh ở huyện Dịch, thậm chí ngay cả lễ tuyên thệ trước khi xuất quân cũng không cho Trịnh Ngôn Khánh tham gia.
Hiện tại biết Trịnh Ngôn Khánh đến đây, lại làm ra điều này cho thấy nếu hắn không chán ghét cực điểm tuyệt sẽ không như vậy.
Hiển nhiên hắn đoán chắc về sau Trịnh Ngôn Khánh sẽ tới Sa Ti thành, tốt xấu gì Trịnh Ngôn Khánh cũng có chức quan Vân Kỵ úy, đồng thời ở trong sĩ lâm vô cùng nổi danh, Lai Hộ Nhi dùng cách này để đối phó với Trịnh Ngôn Khánh, thậm chí đem hắn biên giới hóa. Đúng vậy Trịnh Ngôn Khánh không muốn tham gia chiến sự nhưng Lai Hộ Nhi làm như vậy cho thấy Trịnh Ngôn Khánh vô cùng bị khinh thị.
Hắn từ sau khi làm ra Vịnh ngỗng thể chưa từng bị lãnh đạm như vậy.
Nghĩ tới đây lông mày của Trịnh Ngôn Khánh liền nhăn lại.