SOÁN ĐƯỜNG

Lý Ngôn Khánh theo tiếng ho mà nhìn lại thì thấy sau lưng của Tiết Vạn Triệt và Đậu Phụng Tiết còn có một tráng niên nam tử, hắn cao ước chừng tám thước lộ ra khí tức nho nhã, tuy nhiên đôi mắt lại lộ ra vẻ lập lòe nham hiểm, thần sắc lộ vẻ kiêu căng, ngưng mắt nhìn Lý Ngôn Khánh.

- Dưỡng Chân ta giới thiệu vị này chính là.

- Ta chính là Lý Hiếu Cung, phụng mệnh của hoàng thượng tới đây có chuyện.

Lý Hiếu Cung?

Lý Ngôn Khánh cả kinh, cao thấp dò xét người này.

Người này rất khó lường, ở trong 24 công thần trong thời Đường hắn đứng hàng thứ hai, thậm chí trong lịch sử còn đánh giá hắn cao hơn cả Trưởng Tôn Vô Kỵ.

Luận bối phận, Lý Hiếu Cung là đường huynh của Lý Ngôn Khánh, so với Lý Ngôn Khánh thì lớn hơn bảy tuổi.

Luận xuất thân, phụ thân của Lý Ngôn Khánh là Lý Hiếu Cơ cùng với cha của hắn là Lý An có quan hệ với nhau. Lý Hiếu Cơ cả đời trốn chạy, đừng nói là công day, ngay cả tên cũng không lộ ra ngoài, mà phụ thân của Lý Hiếu Cung là Lý An là tả lĩnh quân đại tướng quân trong thời Khai Hoàng.

Tổ phụ của hắn là Lý Úy, chính là con thứ bảy của Lý Hổ.

Mà bàn về phẩm tính, trên sử sách đánh giá người này khoan dung độ lượng.

Tuy nhiên Lý Ngôn Khánh lại có ấn tượng không tốt với Lý Hiếu Cung, không chỉ bởi ánh mắt của hắn mà còn là vì tên của hắn, theo đạo lý mà nói, Lý Hiếu Cung là chất nhi của Lý Hiếu Cơ, vậy mà trong tên lại có một chữ Hiếu.

Nếu như không giải thích rõ ràng thì người ngoài còn tưởng Lý Hiếu Cung là huynh đệ của Lý Hiếu Cơ.

Gia phiệt Lý tộc lớn như vậy, tuy cầu xuất thân và công danh nhưng cũng hiểu được luân lý, cha của Lý Hiếu Cung đặt cho con mình cái tên như vậy cho thấy muốn làm nhục Lý Hiếu Cơ, nếu như Lý An và Lý Hiếu Cơ có quan hệ tốt với nhau, Lý An quả quyết không đặt cho con mình cái tên như vậy.

Điều này cho thấy, Lý Hiếu Cơ và Lý An, hoặc Lý Hiếu Cơ cùng với Lý Hiếu Cung không hòa thuận với nhau.

Đầu óc của Ngôn Khánh nhanh chóng xoay chuyển, hắn từ trong một cái tên đơn giản mà cảm thấy rất nhiều ẩn tình ở trong đó.

Tuy nhiên bề ngoài hắn vẫn không lộ vẻ gỉ, chỉ hơi chắp tay mà nói:

- Lý lang quân đến hà không đón tiếp từ xa, xin thứ tội nhiều.

Phụ thân của Lý Hiếu Cung hiện tại là Tây An vương.

Theo phẩm trật thì kém so với Lý Hiếu Cơ.

Cha của ngươi không bằng cha của ta, ta cũng không cần phải khách khí với ngươi.

Trong mắt của Lý Hiếu Cung hiện ra một vẻ không hài lòng nhưng sau đó liền biến mất.

Hắn mỉm cười chắp tay với Lý Ngôn Khánh sau đó không mở miệng nữa.

Lý Ngôn Khánh đem mọi người dẫn tới trúc lâu, phân chủ khách ngồi xuống, Đậu Phụng Tiết cảm khái nhìn bài trí xung quanh rồi khẽ nói:

- Trúc lâu này có phần giống với trúc lâu trước kia.

- Ngươi không nói ta còn không nhận ra, Dưỡng Chân không phải đã chuyển trúc viên tới đây chứ?

Tiết Vạn Triệt cũng thế, Đậu Phụng Tiết cũng thế đều đã sinh hoạt ở trúc lâu dưới núi Long Môn, đặc biệt là Đậu Phụng Tiết, hắn nhớ rất rõ bài trí ở trong trúc lâu này so với trúc lâu trước kia cũng không có khác nhiều.

Lý Ngôn Khánh nở ra nụ cười:

- Nơi đó là trúc viên ở Lạc Dương.

Còn nơi này sau khi ta định cư đã mô phỏng trúc lâu ở Long Môn mà xây dựng, trúc lâu trước kia ngày nay có lẽ đã trở thành phế tích.

- Điều này cũng thật đáng tiếc.

Đậu Phụng Tiết cảm khái nói một câu rồi thở dài.

- Phụng Tiết, ngươi tại sao lại trở nên giống con gái như vậy?

Tiết Vạn Triệt nghe được thì vỗ tay cười to:

- Dưỡng Chân nói lời này không sai, Phụng Tiết tình tính quá mềm yếu, ở Trường An mọi người đều gọi hắn là nương tử đó.

Đậu Phụng Tiết đỏ mặt bừng bừng hung dữ liếc nhìn Tiết Vạn Triệt.

- Thang Mục tam lang, ngươi câm miệng cho ta.

Dứt lời hắn hướng về phía Lý Ngôn Khánh mà nói:

- Dưỡng Chân, ngươi không biết, hắn sau khi thành thân, Đan Dương công chúa còn nói hắn quá mức thô lỗ.

- Tam ca thành thân rồi sao?

Tiết Vạn Triệt nhếch miệng gật đầu:

- Năm ngoái ta cùng với phụ thân tới nương tựa ở Thái Nguyên, bệ hạ đã gả cho ta thập ngũ công chúa.

Vốn ta cũng định phái người báo cho ngươi biết nhưng chỉ sợ không tiện, nếu như ta sớm biết thân phận của ngươi thì đã bảo ngươi làm mấy bài thi từ rồi.

- Thập ngũ nương tử?

- Chính là Đan Dương công chúa hiện tại.

Lý Ngôn Khánh nhớ mang máng, Tiết Vạn Triệt hình như có một công chúa.

Tuy nhiên đối với địa vị của công chúa kia, hắn ấn tượng không sâu, trên thực tế, Ngôn Khánh đối với công chúa nhà Đường trên cơ bản không có nhiều hảo cảm, kể cả Lý Vĩnh Gia công chúa, thê tử của Đậu Phụng Tiết cũng ương ngạnh vô cùng.

Đây là chuyện mà khi Lý Hiếu Cơ đến Củng huyện đã nói chuyện với Lý Ngôn Khánh.

Lý Hiếu Cung ở bên cạnh một mực không cho ý kiến giống như không có hắn ở đây vậy.

Tuy nhiên Ngôn Khánh biết rõ, Lý Hiếu Cung đang vụng trộm quan sát mình, giống như hắn cũng đang vụng trộm quan sát Lý Hiếu Cung.

Hàn huyên một lúc Ngôn Khánh hỏi:

- Hai người các ngươi không ở Trường An làm phò mã cho tốt mà chạy tới Huỳnh Dương làm gì?

Lý Hiếu Cung lúc này mới ho khan, trầm giọng nói:

- Chúng ta lần này tới đây là phụng ý chỉ của bệ hạ, bệ hạ nói chúng ta mang một câu cho ngươi.

- Sao?

- Bệ hạ nói, Dưỡng Chân, ngươi chuẩn bị xong chưa?

Chỉ một câu nói này khiến cho Lý Ngôn Khánh giật nảy mình.

Lời nói này ẩn ý rất sâu, không cẩn thận thì không thể minh bạch lời nói của Lý Uyên là có ý gì.

Nhưng Ngôn Khánh lại biết, Lý Uyên hỏi hắn đã chuẩn bị tốt để quy tông nhận tổ chưa?

Lý Uyên đưa câu hỏi này cho thấy Lý Uyên đã quyết định dùng binh ở sông Lạc, chuẩn bị thu phục Lạc Dương.

Lời nói của Tiết Thu vẫn ở bên tai của Lý Ngôn Khánh.

Lý Đường dùng kỳ binh...

Tất cả mọi người cho rằng Lý Đường năm nay vô lực tái chiến thì Lý Uyên lại đột nhiên dùng binh, Lý Ngôn Khánh không biết đây có phải là chủ ý của Lý Uyên hay không, nếu vậy thì xem ra trong lịch sử đánh giá Lý Uyên dường như hơi kém một chút.

Hắn khoát tay lại để cho Thẩm Quang lặng yên rời khỏi đại đường.

Lý Ngôn Khánh trầm giọng hỏi:

- Bệ hạ khi nào thì xuất binh?

Lý Hiếu Cung cũng cả kinh, hoảng sợ nhìn Ngôn Khánh, trong mắt lộ ra vẻ khó tin.

Hắn tại sao lại biết hoàng thượng sắp xuất binh tới Lạc Dương?

Vũ Sĩ Ược ở phía dưới sắc mặt cũng đỏ lên, hô hấp dồn dập, hắn bắt đầu ngẩng đầu chờ câu trả lời của Lý Hiếu Cung.

- Vốn phụ hoàng không định xuất binh ở năm nay.

Đậu Phụng Tiết nói:

- Tuy nhiên Tần vương khuyên can, tất cả mọi người đều cho rằng Quan Trung năm nay không còn chiến sự, cả Vương Thế Sung cũng nghĩ như thế.

Trong lúc tất cả mọi người cho rằng không xuất binh mà xuất binh lúc đo Vương Thế Sung không có phòng bị, Quan Trung một lần xuất binh có thể phá được.

- Phụ hoàng cân nhắc hồi lâu cuối cùng cũng đồng ý với chủ ý của Tần vương, quyết ý xuất binh

Bình luận

Truyện đang đọc