QUAY VỀ CỔ ĐẠI: TAY TRÁI KIỀU THÊ TAY PHẢI GIANG SƠN

Trống đánh ba tiếng!

Pháo hoa cũng bản ba lần!

Tang lễ mới chính thức kết thúc.

Kim Phi dẫn theo nhân viên hộ tống, tiểu đoàn Thiết Hổ và tướng sĩ của quân Uy Thắng hành lễ trước nghĩa trang, sau đó hạ lệnh cho. quân đội trở về doanh trại.

Dân chúng cũng theo về trại tuyển chọn.

Trên phần đất trống của trại tuyển chọn dựng một sân khấu rất lớn.

Hàn Phong và Thạch Lăng Vân không mặc đồ cưới truyền thống mà mặc đồ nhân viên hộ tống mới làm, đứng thẳng ở chính giữa sân khấu.

Kim Phi và Cửu công chúa đảm nhận vị trí người chứng hôn, tổ chức hôn lễ cho hai người trên sân khấu.

Cuối cùng dân chúng cũng được thấy tân nương anh hùng trong truyền thuyết.

Cũng chứng kiến hôn lễ đủ để đi vào sử sách này.

Thời phong kiến, ma chay cưới hỏi đều có quy trình lễ nghỉ nghiêm ngặt. Nhưng ngày nay, dù là đám tang hay hôn lễ cũng khác nhiều so với Đại Khang.

Tuy nhiên không có ai quan tâm những chỉ tiết nhỏ này, sự chú ý của dân chúng đều dịch chuyển theo sự dẫn dắt của Kim Phi.

Khi tham dự đám tang, dân chúng bị cuốn theo không khí trang nghiêm, đau buồn, trong lòng chứa nhiều cảm xúc tiêu cực.

Nhưng tới hôn lễ, dưới sự säp xếp tận tâm của Kim Phi, tâm trạng của dân chúng được kéo. lên, tất cả những cảm xúc tiêu cực tích tụ lại được giải tỏa

Hôn lễ vô cùng náo nhiệt. Nhà bếp trở thành nơi bận rộn nhất hôm nay.

Gần một trăm cái lò xếp thành một hàng cùng đốt lửa.

'Từng lồng bánh bao chấm đỏ được binh lính cầm đến bên đường, mọi người dân đều có thể tới lấy ăn.

Có người gần đây làm ở lò gạch kiếm được. tiền, lấy bánh bao xong thì ném hai đồng vào lồng.

“Người anh em, Kim tiên sinh nói rồi, hôm nay không cần trả tiền bánh bao, cứ ăn đi!"

Binh lính cầm lồng bánh bao nói: “Cầm tiền của ngươi về đi.”

“Đây không phải tiền bánh bao mà là tiền mừng cưới!”

Người dân cầm bánh bao vừa cười vừa nói: “Ta biết hai đồng hơi ít, nhưng đây là chút tấm lòng của ta, chúc tân lang tân nương giống như: trong câu chuyện, hòa thuận vui vẻ đến bạc đầu răng long!”

Nói xong, người đó cầm bánh bao đi mất.

Binh lính cầm lồng bánh bao muốn đuổi theo nhưng không được, chỉ đành cầm hai đồng đặt lên bàn.

Có người làm thì sẽ có người bắt chước.

Chẳng mấy chốc, hầu như tất cả người dân tới lấy bánh bao đều ném vài đồng vào lồng rồi thêm vài câu chúc.

Ít tiền thì ném một hai đồng, nhiều tiền thì ném một năm.

Có mấy nhà khá giả ném thẳng bạc vụn với bạc thỏi.

Phát xong lồng bánh bao, tiền cũng gần che mất đáy lồng.

Kim Phi nhận được tin này cũng vô cùng bất ngờ.

"Trước kia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, Tây Xuyên gần như chết, rất nhiều người dân mấy tháng liền không kiếm được tiền.

Sở dĩ lần này y phát bánh bao miễn phí, ngoại trừ tạo không khí cho hôn lễ ra thì cũng là muốn trợ giúp những người dân khó khăn một chút, giúp họ tiết kiệm được bữa nào hay bữa đó, cố gắng trữ lương thực trong nhà chuẩn bị cho mùa đông.

Vì vậy, y chuyển tạm mấy thuyền lương thực, chuẩn bị để hôm nay hấp bánh bao phát cho mọi người.

Tây Xuyên là thủ phủ Xuyên Thục, tuy giàu có hơn Quảng Nguyên, nhưng những nhà có bánh bao để ăn cũng không nhiều.

Kim Phi còn nghĩ phát bánh bao miễn phí sẽ dẫn tới tranh giành, còn cố ý sắp xếp nhân viên hộ tống và binh lính duy trì trật tự.

Không ngờ dân chúng không chỉ không tranh giành mà còn chủ động bỏ tiền.

Điều này khiến cho Kim Phi vừa kinh ngạc vừa cảm động.

Bình luận

Truyện đang đọc