DỊ NĂNG TRỌNG SINH: THIẾU NỮ BÓI TOÁN THIÊN TÀI

Văn Xương Tháp hay còn gọi là Văn Phong Tháp, Văn Bút Tháp, là một pháp khí rất được nhiều người tin dùng. Nó có lợi có việc học hành, công danh và sự nghiệp. Văn Xương nghĩa là trợ giúp để đường học hành, công danh thành đạt. Người xưa rất xem trọng việc học. Nếu để ý một chút sẽ thấy ở Trung Quốc có rất nhiều Văn Xương Tháp. Những thành phố có Văn Xương Tháp thường là những thành phố có rất nhiều văn nhân, danh sĩ nổi tiếng. Văn Xương Tháp cũng là pháp khí thường dùng trong phong thủy. Nếu để Văn Xương Tháp vào đúng Văn Xương Vị thì đầu óc sẽ trở nên minh mẫn hơn, tư duy cũng nhạy bén hơn. Đặc biệt, Văn Xương Tháp còn giúp cho giới văn phòng nâng cao hiệu suất làm việc, giúp sự nghiệp thăng tiến. Còn đối với trẻ con trong độ tuổi đi học thì có thể giúp chúng thông minh, nhanh nhạy, tiếp thu bài nhanh, thành tích học tập tiến bộ. Ngoài ra, nếu để Văn Xương Tháp vào đúng vị trí của sao trợ giúp trong việc sinh con đẻ cái thì chủ nhân sẽ sớm có quý tử ẵm bồng. Cũng chính vì có nhiều tác dụng như thế nên người xưa hết mực xem trọng Văn Xương Tháp. Thông thường, Văn Xương Tháp có bảy tầng, chín tầng hoặc mười ba tầng. Số tầng càng nhiều, càng cao thì uy lực trợ giúp cho việc thành đạt càng lớn.

Văn Xương Tháp nếu làm bằng đồng thì tốt nhất là nên làm mười ba tầng. Nam nữ đều có thể dùng, nhưng phải chắc chắn là làm bằng đồng thật. Nếu chất liệu để làm tháp là ngọc thì tháp chín tầng là tốt nhất. Nữ có thể dùng bạch ngọc, hoàng ngọc hoặc nam ngọc để làm tháp, còn nam thì nên dùng hắc thạch, đồng, long quy, thủy tinh, nam ngọc để làm tháp sẽ hợp hơn cả.

Văn Xương Tháp trước khi được đặt vào Văn Xương Vị phải được khai quang điểm nhãn. Văn Xương Tháp nếu chưa được khai quang điểm nhãn thì cũng chỉ là một vật trang trí bình thường, không có tác dụng phong thủy.

Không được đặt Văn Xương Tháp ở những nơi đối diện với nhà vệ sinh hoặc tượng Phật và các vật có góc, cạnh bén nhọn khác. Đồng thời cũng không được đặt ngay bên dưới xà ngang của nhà. Nếu người học không ở nhà thì có để Văn Xương Tháp trên bàn học của họ cũng không mang lại tác dụng gì. Đối với các học sinh, sinh viên ở ký túc xá thì có thể dùng móc khóa hình Văn Xương Tháp hoặc bút Văn Xương để hỗ trợ cho việc học hành của mình.

Đương nhiên, nếu vị trí học tập hoặc làm việc đã có nơi cố định rồi thì có thể để Văn Xương Tháp ở bên trái bàn học hoặc bàn làm việc của mình để nó có thể phát huy tác dụng tốt nhất.

Nghe chị mình nói thế, Dương Tử Hi cũng tạm yên tâm. Cô bé có vẻ tự tin hơn, nói:

- Chị, vậy em nhất định sẽ thi thật tốt. Em phải để cho các bạn trong lớp biết là tuy em chuyển từ quê lên nhưng thành tích của em hoàn toàn có thể tốt hơn các bạn ấy.

- Đương nhiên rồi.

Dương Tử Mi cười nói.

Tuy nhiên, cô biết, em gái mình tuy siêng năng nhưng đầu óc thì lại không linh hoạt cho lắm. Khả năng tiếp thu của Dương Tử Hi trước giờ khá kém, chỉ cần gặp đề khó hơn một chút là cô bé sẽ không biết làm.

Thế nên, Dương Tử Mi muốn tự tay làm cho em gái mình một cây bút Văn Xương bằng ngọc nhằm giúp tư duy của cô bé được linh hoạt hơn.

Nghĩ thế nên sau khi tan học, Dương Tử Mi đến Ngọc Thạch Hiên của Mộ Dung Vân Thanh.

Nhân viên trong tiệm cho cô biết là Mộ Dung Vân Thanh có việc ra ngoài đã hai ngày rồi, hiện không có ở tiệm.

Mộ Dung Vân Thanh có mặt hay không không liên quan gì đến Dương Tử Mi cả. Vì cô đến tiệm chỉ để mua bút ngọc thôi.

Ngọc Thạch Hiên có bán bút Văn Xương bằng ngọc. Chất ngọc và kích thước khác nhau giá cả cũng khác nhau. Rẻ cũng mấy trăm đồng, đắt cũng mấy trăm ngàn một cây.

Dương Tử Mi muốn mua bút cho em mình chứ không phải mua để sưu tập thế nên cô cũng chỉ chọn một cây bút giá một trăm sáu mươi tám đồng thôi.

Với cây bút đó, chỉ cần cô truyền chút pháp lực vào đó thì giá trị của nó còn cao hơn rất nhiều so với các cây bút có giá mấy trăm ngàn kia.

Khi đang xem bút, Dương Tử Mi đột nhiên chú ý đến một vật bằng đồng có hình dáng như một chiếc gương được trưng bày cách đó không xa. Trên có dán hàng chữ giới thiệu là “.

Chiếc gương nọ phát ra một luồng khí giúp hỗ trợ học tập màu vàng nhạt.

Dương Tử Mi liền hỏi nhân viên trong tiệm để biết rõ hơn về chiếc gương kia.

Nhân viên nọ cũng giải thích đại để như sau:

“Gương Chiếu Thần đã xuất hiện từ thời Hán với tên là Gương Tiên Sơn. Sau này kỹ thuật làm gương dần bị thất truyền. Đến thời Hán, Đường, người Nhật lại mang kỹ thuật chế tạo gương về nước họ, từ đó cho đến cuối thời Edo ở Nhật, kỹ thuật làm gương vẫn được lưu truyền. Phần lớn các chiếc Gương Chiếu Thần Tám Thước đều được đặt trong các Thần Xã của người Nhật. Bình thường, nếu có người nào đó có thể thỉnh chiếc gương nọ về để vào Văn Xương Vị trong nhà mình thì nó có tác dụng làm thay đổi vận số của họ.”

Nghe nhân viên nói thế, Dương Tử Mi liền muốn mua ngay chiếc gương nọ cho em gái mình. Chiếc gương kia có thể trợ giúp việc học hành, hơn nữa nó còn phát ra luồng khí may mắn như vậy nên chắc chắn nó sẽ có tác dụng hơn nhiều so với các Văn Xương Tháp bình thường khác.

Chiếc gương kia có giá năm trăm ngàn. Tuy đắt, nhưng gần đây Dương Tử Mi cũng có rủng rỉnh tiền trong tay, thế nên chỉ cần em cô vui thì đắt thế nào cô cũng mua. Thế là, chiếc Gương Chiếu Thần Tám Thước kia đã được Dương Tử Mi mua về để ngay Văn Xương Vị trong phòng của Dương Tử Hi.

Ngày hôm sau, khi dự thi, đầu óc của Dương Tử Hi thông minh và minh mẫn hơn thường ngày rất nhiều. Toán thi được điểm tuyệt đối và đứng nhất lớp.

Bình luận

Truyện đang đọc