SƯ PHỤ TÔI LÀ THẦN TIÊN

Bỗng Triệu Nam chầm chậm nói: “Tuy hiện tại tôi đang ở gia tộc võ cổ, hiểu về võ thuật hơn người bình thường rất nhiều, nhưng chỉ biết đại khái, đặc biệt là tu luyện võ giả cổ, tôi hoàn toàn không biết.   

Trước đây từng nghe người nhà nói qua, từ xa xưa võ cổ truyền đã được truyền thừa, trải qua nền văn minh mấy nghìn năm ở Trung Quốc, mỗi một triều đại đều sinh ra những bậc anh tài hơn người, sáng tạo ra rất nhiều loại võ công và chiêu thức mới để tu luyện cơ thể.   

Ví dụ như trong Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà, các chiêu thức được tạo ra theo năm loại linh thú, phương pháp tu luyện bên trong dựa vào kinh mạch khiếu huyệt của cơ thể con người để sáng tạo ra, được gọi là Thuật dẫn thể!  

Cho nên võ giả cổ cũng được xem là võ công, còn có tên gọi khác là Thuật dẫn thể, mục đích chính là giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng, rèn luyện thể lực, cũng có người nói tu luyện cho tới khi nội lực đủ mạnh để bay lên trời chui xuống đất, nhưng đó chỉ là một cách nói mà thôi.  

Có thể bay lên và độn thổ hay không, không ai tận mắt thấy, đều là đồn đoán truyền miệng lẫn nhau.  

Một chiêu thức nếu không có nội công cùng lắm chỉ được gọi là võ thuật, không được gọi là võ công, cũng không được xem là võ giả cổ, loại mà hôm nay Diệp Khai và Mặc Hành sử dụng chính là võ giả cổ, bọn họ tập luyện toàn bộ chiêu thức cộng thêm việc tu luyện nội công.  

Khắp nơi ở Trung Quốc, những loại võ công được lưu truyền và gìn giữ một cách trọn vẹn cho đến tận bây giờ không nhiều, ở Yên Kinh có bốn gia tộc võ giả cổ lớn, trừ chúng tôi là nhà họ Triệu và nhà họ Diệp, còn có nhà Vương và nhà họ Niếp.  

Ngoài ra ở các tỉnh khác trên vùng đất của Trung Quốc cũng có gia tộc võ cổ, ví dụ như Tây Bắc có nhà họ Mã, ở khu vực Vân Quý thì đứng đầu là dòng họ võ giả cổ Mộ Dung...  

Ở những gia tộc trên, nghe nói là còn có Tông môn lợi hại hơn, nhưng lợi hại hơn ở điểm nào thì tôi cũng không biết.  

Trước đây tôi từng nghe ông nội nói qua, trong giới võ giả cổ, gia tộc cổ võ chỉ là cấp bậc võ công sơ đẳng, Tông môn mới thực sự lớn mạnh, sự truyền thừa của Tông môn lại càng phong phú hơn gia tộc về mọi mặt.  

Người trong giới võ giả cổ cũng phân theo từng cấp bậc, cấp thấp nhất là Minh Kình một tầng, cuối cùng là Minh Kình chín tầng, đạt được tới Minh Kình chín tầng, sẽ được gọi là tiểu tông sư, nội lực có thể đạt đến cấp bậc kinh khủng, một quyền hay một chưởng đã có thể đá một cái cây vụn thành từng mảnh.  

Diệp Khai - người đấu với anh hôm nay chính là người có võ công thuộc cấp bậc Minh Kình chín tầng, ở Yến Kinh, người này được mệt danh là một kẻ điên, nổi tiếng điên loạn, rất ít ai dám đụng chạm tới anh ta.  

Còn cấp bậc trên Minh Kình là Ám Kình, ông nội tôi từng nói qua, võ công khi bước vào cấp bậc Ám Kình mới chính là từng bước đi sâu vào trong, nội lực có sự biến đổi mạnh mẽ, cụ thể là gì thì tôi cũng không biết, dù sao thì ông nội tôi cũng đã nói, Ám Kình vô cùng khó khăn, xác suất cứ một nghìn người chỉ được một người có võ công đạt đến trình độ Ám Kình.  

Cấp bậc Ám Kình còn được mọi người gọi là Đại tông sư. Trong toàn bộ Trung Quốc những người xuất sắc có võ công đạt cấp độ Ám Kình cũng không có bao nhiêu, đa phần mọi người chỉ dừng lại ở cấp độ Minh Kình, khoảng cách từ Minh Kình chuyển sang Ám Kình là rất lớn.”  

Triệu Nam từ tốn nói, trong đôi mắt ánh lên vẻ hào quang rực rỡ, tựa như một niềm khao khát đối với thế giới võ giả cổ.  

Mà trong lòng Dương Bách Xuyên cũng đang có tính toán, chính anh cũng tu luyện tu vi Luyện Khí kỳ một tầng, rốt cuộc nó thuộc loại nào trong các loại võ giả cổ.  

Nếu dựa vào phán đoán của Triệu Nam, Diệp Khai chính là Minh Kình tầng chín, như vậy anh tu luyện tu vi Luyện Khí kỳ, chẳng phải là tương đương với Minh Kình tầng chín hay sao?  

Nhưng trong giới tu chân, Luyện Khí kỳ cũng giống như tầng chín trong Minh Kình tầng chín vậy, vậy nếu anh bước vào Luyện Khí kỳ tầng hai, chẳng phải cũng giống như Ám Kình của võ giả cổ hay sao?  

Bình luận

Truyện đang đọc