SƯ PHỤ TÔI LÀ THẦN TIÊN

Thần Long Giá nằm ở hướng Tây thành phố Trùng Khánh, tiếp giáp với huyện Vu Sơn. Rạng sáng ngày hôm sau, bảy người Dương Bách Xuyên xuyên qua Thần Long Giá, đi đến một đỉnh núi ở Tam Hiệp huyện Vu Sơn. 

Đây cũng chính là nơi cần đến của chuyến đi này, Vu Sơn. 

Thật ra Vu Sơn chỉ là tên của dãy núi, từng xuất hiện trong lịch sử nhiều vùng khác nhau của Hoa Hạ, bây giờ chủ yếu nói đến các dãy núi liên Nam-Bắc ở ngã ba tỉnh Hồ, Trọng Sơn cà phía đông Hồ Nam, bồn địa Ba Thục. 

Vì nhiều lý do khác nhau, luôn có người trông mặt bắt hình dong, cho rằng “Vu Sơn” chính là những ngọn núi ở huyện Vu Sơn, và “Vu Hiệp” là một trong Tam Hiệp của sông Dương Tử, nằm ở huyện Vu Sơn thành phố Trùng Khánh và huyện Ba Động tỉnh Hồ Bắc. Dẫn đến sự hiểu lầm lớn của một số người, nghĩ lầm “núi Vu” là Vu Hiệp ở huyện Vu Sơn. 

Trên thực tế, Vu Hiệp chỉ là một phần của khe nửa Tam Hiệp chạy theo hướng Đông-Tây, và “núi Vu” là những ngọn núi chạy hướng Nam-Bắc. Ngay cả toàn bộ Tam Hiệp của sông Dương Tử cũng chỉ là một phần của “núi Vu”. 

Lúc này, nơi đám người Dương Bách Xuyên đang đứng chính là một trong những ngọn núi của Tam Hiệp huyện Vu Sơn. 

Dựa theo lời nói của đạo trưởng Trường Linh và đám người Bách Sơn, lần này trong những người đi đến đỉnh núi này, thực lực ít nhất là bẩm sinh mới có thể đi. 

Thực lực của Dương Bách Xuyên đã đủ để có thể sánh ngang với võ cổ giả bẩm sinh, hơn nữa có Bách Sơn và Hạ Lộ ở đây Dương Bách Xuyên không cần phải lo gì cả. 

Trên thực tế, mục đích thứ hai của đại hội võ cổ lần này chính là cao thủ bẩm sinh sẽ tổ chức một cuộc thám hiểm. 

Khe núi nhỏ của huyện Vu Sơn này có một nơi nguy hiểm mà mấy tông môn cổ xưa nắm giữ trong tay, cũng là một chỗ có nhiều cơ duyên quan trọng của bọn họ. 

Tóm lại là có chỗ lợi. 

Vì vậy Dương Bách Xuyên miễn cưỡng được coi là một thành viên trong số đó. 

Dựa theo lời nói của mấy người Trường Linh, nơi này là đạo tràng tu luyện của Vu Hàm thời đại Đường Nghiêu thượng cổ, vì vậy huyện Vu Sơn hay còn có tên khác là Vu Hàm. 

Vu Hàm là một nhân vật truyền thuyết của dân tộc Hán cổ đại, ở thời Đường Nghiêu, có thể giúp người cầu duyên không bệnh tật, biết được sinh tử tồn vong của một người, lấy năm tháng suy luận như thần, Nghiêu đế cung kính làm thầy cúng, đồng thời phong làm Lương tướng. 

Giáp Cốt Văn mà Vu Hàm viết là Hàm Mậu, ông ta giỏi chiêm tinh học, là người sáng lập thuật bói toán, là nhân vật đại biểu quyền thống trị. 

Quốc sư của hoàng đế nhà Thương, người sáng lập ra thuật bói toán, và là một nhà chiêm tinh nổi tiếng, người có công trị được nhà họ Vương, đã viết lên “Hàm Nghệ”. 

Vu Hàm còn phát minh ra thuật chiêm tinh “Vu Hàm Chiêm”, một cuốn sách viết từ thời Chiến Quốc đến Hán sơ, truyền thừa học thuật của Vu Hàm. Trong công trình chiêm học cổ đại này, lần đầu tiên đề cập đến đơn vị thiên văn, vì vậy người ta đặt tên núi Vu Sơn theo tên của Vu Hàm, cũng như đền Vu Hàm và lăng mộ Vu Hàm. 

Vu là người đảm nhiệm nhiệm vụ môi giới giữa thiên giới và hạ giới, làm vu mậu, tức là vu y trong truyền thuyết, thần ở Đường Nghiêu, sử dụng Hồng Thuật, có thể ban phước, chữa lành bệnh tật cho mọi người, chúc cây cây khô, chúc chim chim rơi. 

Theo ghi chép của “Thượng Thư”, Vu Hàm là một hiền thần bên cạnh Mậu Đế thời Thương. Con của ông ta là Vu Hiền, sau khi tôn tử Ất của Mậu Đế đăng cơ, đã lên làm Tể tướng, cũng có cái danh hiền thần. Trong Giáp Cốt Văn có ghi là Hàm Mậu, có học giả cho rằng Vu Hàm là đại thần của Mậu Đế. 

Nơi cần đến lần này không phải là mộ của Vu Hàm, mà là đạo tràng Vu Hàm, nơi nắm giữ các điển tịch của các tông môn cổ xưa. Làm vu y thượng cổ, ở trong mắt các võ cổ giả thì ông ta chính là một vu thuật giả cường đại. 

Ở Hoa Hạ cổ đại, cổ vu  cũng không phải là vu sư, đó là một loại truyền thừa cực kỳ cổ xưa thần bí, gồm cả vu thuật vu y ở trong đó… 

Vu Hàm có thể làm đế sư thượng cổ, ở trong mắt các tông môn cổ xưa, vu thuật vu y của ông ta giống như bảo bối vậy. Lần này đi đến đạo tràng Vu Hàm, chính là nơi ghi lại công pháp chung của các tông môn cổ xưa, là sự tồn tại chân thật. 

Chẳng qua bình thường không vào được, cũng không tìm được. 

Chỉ có võ giả cấp bậc bẩm sinh mới có thể vào được nơi đó. 

Dựa theo lời giới thiệu của Bách Sơn, đạo tràng Vu Hàm hàng năm tràn ngập khói độc, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, có lẽ có trận pháp bảo vệ. 

Cứ mười năm một lần mới có thể gặp được thời điểm sương mù tản ra, lần này lại trùng với thời gian đó. Vì vậy bọn họ rời núi là vì gần đây nghe đồn thế tục xuất hiện đan Bồi Nguyên, thuận tiện đến chủ trì đại hội võ cổ, tìm kiếm một vài đệ tử có thiên phú không tồi cho tông môn. 

Thứ hai là đạo tràng Vu Sơn, hy vọng có thể đi vào thử thời vận. 

Theo lời của Bách Sơn, hắn ta cũng chưa từng đi qua đó, dựa theo lời kể của một trưởng bối Võ Đang đã từng đi qua đạo tràng Vu Sơn, Vu Hàm làm vu y cổ đại, nên linh dược trải rộng trong đạo tràng, ngay cả linh dược vạn năm hiếm có cũng không phải không có. 

Có thể nói đây là một nơi mọi chỗ là bảo. 

Đạo tràng Vu Hàm chân chính, có một động phủ ngay cả người của giới võ cổ cũng không vào được, chính là cánh cửa ở động phủ, không thể vào được nó. 

Mấy ngàn năm trôi qua, giới võ cổ chưa bao giờ từ bỏ việc thăm dò đạo tràng, mong có thể đi vào cánh cửa chân chính của động phủ, đạt được truyền thừa vu thuật vu y của Vu Hàm. 

Vì vậy mỗi mười năm, cao thủ bẩm sinh đều sẽ đi vào thăm dò một lần, chưa bao giờ từ bỏ.

Bình luận

Truyện đang đọc